Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đa Tạ và Tri Ân, Những nhà dịch thuật kinh sách Nam Tông, Bắc Tông và Mật Tông

03/08/201821:09(Xem: 3472)
Đa Tạ và Tri Ân, Những nhà dịch thuật kinh sách Nam Tông, Bắc Tông và Mật Tông

minh_chauĐA TẠ VÀ TRI ÂN

Những nhà dịch thuật kinh sách Nam Tông, Bắc Tông và Mật Tông

 

Không hiểu từ bao giờ khi đã bước vào thế giới triết học, khoa học và tôn giáo của Đạo Phật, mặc dù nghe rất nhiều pháp thoại đủ mọi trình độ tôi vẫn không tin có THỜI MẠT PHÁP. Vì sao vậy? Có lẽ lý do tôi biện minh sẽ không được nhiều người chấp nhận, nhưng theo thiển ý của tôi, từ khi nền công nghệ văn minh vi tính hiện đại phát triển, ta không cần chờ đợi một quyển sách được in ra và chờ đợi có phương tiện thích nghi để giữ nó trong tủ sách gia đình, ta vẫn có thể theo dõi qua mạng những bài kinh luật luận được dịch từ tiếng Pali hay Sankrit hoặc những bản Anh Ngữ, Pháp ngữ mà người đọc dù có trình độ học vấn vào mức trung trung vẫn không tài nào hiểu rõ từng lời của bản gốc. 

Bài viết này xin được tri ân những nhà dịch giả của thế kỷ 20 và 21, trong đó phải kể đến những người tôi hằng ngưỡng mộ như HT Thích Bảo Lạc, HT Thích Như Điển, Thượng tọa Thích Nguyên Tạng, Sư Tâm Pháp, Giáo Sư Trần Tuấn Mẫn và dĩ nhiên những bậc Thầy thượng thặng như Cố HT Thích Minh Châu, Cố Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải, Cố Giáo Sư Phạm Công Thiện hoặc những dịch giả nổi tiếng như Dr Hoàng Phong, Thầy Đặng Hữu Phúc, Thầy Tuệ Uyển.

Có ai đã từng bỏ nhiều giờ trong ngày để đọc hết một chương trong BA BỘ KINH PHÁP HOA của Nikkyo Niwano, do Giáo Sư Trần Tuấn Mẫn dịch chưa để có thể hiểu rõ ràng và phân biệt thế nào là Bổn Môn, Tích Môn, hay mừng mừng tủi tủi để được biết thêm các công đức ta sẽ có được khi học Kinh Pháp Hoa, mà dù Đức Phật có tuyên thuyết suốt vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp? Hoặc THE WAY OF ZEN của Alan W Watts do Cố Ni Sư Thích Nữ Trí Hải dịch, để biết được rằng ta phải rèn luyện một tâm thức bất động như một kiếm sĩ khi đứng trước đối phương, hoặc nghệ thuật nghe trọn vẹn một khúc hòa âm khi phải để hết tâm trí vào sự tuôn chảy của dòng nhạc ...

Có ai đã rưng rưng khi đọc tự truyện của Thân mẫu Đức Đạt Lai Lạt Ma do Thầy Thích Nguyên Tạng dịch chưa? Và còn nhiều quyển sách khác đã được các nhà dịch thuật đem hết tâm trí mình làm cho lời văn súc tích hơn, gẫy gọn hơn hầu giúp người đọc dễ hiểu hơn.

Hẳn nhiên người dịch thuật ngoài trình độ văn hóa thế tục, phải có thêm một nội lực thâm sâu, một sự tu tập công phu về giáo lý Phật Pháp kèm theo một sự thân chứng ...( Chẳng  hạn khi đọc các bài dịch của Sư Tâm Pháp như Bản đồ hành trình tâm linh, Cuộc đời là một trường học hay Thái độ tiêu cực và Chánh niệm của Thiền Sư Sayadaw U Jotika, người đọc đã rút tỉa rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân mình và nối kết liên hệ với sự tu tập vào cuộc sống).

Thực tế có những người tìm giác ngộ qua ngôn từ và tư tưởng, có thể chẳng minh triết hơn, đó là vì họ đã lẫn lộn sự minh triết của Thánh hiền với những học thuyết của Bậc Thánh mà chẳng chịu tư duy và thực hành, vì bất cứ những điều được nói ra và dịch lại chỉ là BẢN ĐỒ DẪN ĐƯỜNG. 

Phải nói rằng những người tự cho mình chỉ chuyên về một tông phái riêng mà bỏ qua những bài dịch thuật khắp bốn phương thì sẽ không thể nào có một tư lương đầy đủ. 

Cổ Đức thường dạy "Chỉ trích và biện minh đều là ngu xuẩn" 

Cũng như Alan W. Watts trong The Way of Zen cho rằng Thiền là cuộc sống, đuổi theo Thiền là đuổi theo cái bóng của mình và chỉ khi nào ta nhận thấy rằng ta không bao giờ bắt được bóng thì ta mới có thể .....tìm được cái Ngã chân thật của mình.

Dù biết rằng đừng biến mình thành ngục tù tư tưởng hay biến kinh điển thành những nấm mồ chôn vùi xác chết của trí tuệ Như Lai, nhưng chúng ta cần phải có được một tâm thức cao cấp mà trong đó con người tìm thấy sự hợp nhất tối hậu của Vũ trụ. 

Thời đại của thế kỷ 21 mỗi người con Phật, đều phải mang ơn những nhà dịch thuật đã đem tư tưởng của các danh Tăng, danh nhân, các Lạt Ma vĩ đại trên thế giới tạo nên một thế giới tâm linh, mà chỉ khi nào ta đắm mình say mê nghiền ngẫm và tu tập, để một lúc nào đó ta chợt nhận ra trong đó sinh tử và Niết Bàn là một, Niết Bàn là tại đây và bây giờ ngay giữa dòng sinh tử. Mọi sự đều tùy thuộc vào thực chứng trong tâm của mỗi người, hãy thấy ngay Niết Bàn trong mọi vật tầm thường của cuộc sống. 

Và đó là sự hiểu biết mà tôi đã đạt được nhờ những bài dịch từ những bậc anh tài. 

Kính xin tri ân và kính xin kính chúc các Ngài, các dịch giả luôn được pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, sự nghiệp hoằng pháp được viên mãn ...


Huệ Hương 
Melbourne 3/8/2018

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2020(Xem: 13325)
Mô Phật- Xin thầy giảng giải về sự khác nhau giữa Phước đức và Công đức? - Công đức là sự xoay nhìn lại nội tâm,(công phu tu hành) dùng trí sáng suốt, thấu rõ sự thật, dứt trừ mê lầm phiền não. - Công đức có thể đoạn phiền não, có thể chứng được bồ đề, còn phước đức thì không. Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người… - Phước đức không thể đoạn phiền não cũng không thể chứng bồ đề, chỉ có thể mang đến cho bạn phước báu. “Do đó chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng công đức và phước đức.”
12/07/2020(Xem: 8298)
Mẹ từ giã cõi đời vào những ngày cuối năm biến không khí đón tết vui tươi giờ đây càng thêm lặng lẽ. Nhìn Cha già ngồi niệm Phật, cúng lễ phẩm mỗi ngày 3 lần cho Mẹ, trông ra phía trước sân những chậu vạn thọ hoa đã nở tròn, khiến tôi càng thấy buồn và nhớ Mẹ nhiều hơn. Tôi ngồi xem mấy món đồ Mẹ để lại được đựng trong chiếc hộp gỗ đã bạc màu, lòng tôi cảm xúc dâng trào khi nhìn thấy xâu chuỗi bằng hạt bồ đề tự tay tôi làm và những lá thư tôi viết gởi về thăm Mẹ cũng như những bài thơ võ vẽ tập làm từ tuổi ấu thơ. Những bài thơ từ khi tôi viết đến khi Mẹ qua đời đã gần hai mươi năm, tưởng chừng đã hư mất thuở nào nhưng được Mẹ gói trong mấy lớp bao ni lông thì giờ đây cũng đã ố vàng. Đây là rất ít số bài thơ còn sót lại trong thời tuổi thơ của tôi. Cảm xúc nhớ Mẹ dâng trào theo từng câu chữ, những kỷ niệm thuở ấu thơ bên Mẹ hiền đầm ấm, hồn nhiên, hạnh phúc biết bao. Đặc biệt, “Đôi Gánh trên vai Mẹ” là một trong những hình ảnh thiêng liêng của cuộc đời và là nguồn động lực vô cùng lớn
03/07/2020(Xem: 4773)
Trong cuộc sống hiện thực có rất nhiều người không hề biết trân quý một cái bánh bao, một bát cơm, một tờ giấy hay một ly nước. Họ cho rằng bỏ đi một chút thức ăn, nước uống cũng chỉ là chuyện nhỏ mà thôi. Nhưng, hôm nay chúng ta lãng phí một chút, ngày mai lại lãng phí một chút, cả một đời tích cóp lại sẽ là một con số không nhỏ.
26/06/2020(Xem: 4328)
Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng. Tin học đã đem con người khắp hành tinh gần lại với nhau, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chính nó bị con người lạm dụng để bóp méo, biến dạng sự thực cho những mục tiêu bất chính của cá nhân, bè phái. Kỹ nghệ thông tin toàn cầu ở thế kỷ 21 đã cung cấp phương tiện nhanh chóng và thuận lợi cho người dùng đến nỗi từ lời nói, hành động, cho đến ý nghĩ... người ta phó mặc hoặc mượn người khác nói giùm, làm giùm, thậm chí suy nghĩ giùm. Nghĩa là khỏi cần phải xét lại xem thông tin trên mạng có đúng không, lời nói của người kia có đáng tin không, hành động của người nọ có thật không. Thông tin nào không thuận với ý kiến, quan điểm của mình thì lập tức bác bỏ, cho rằng tin giả, không cần kiểm tra sự thật; thông tin nào hợp ý nghĩ, lập trường của mình thì tin ngay, khỏi cần biết có hợp lý hay không trên thực tế.
24/06/2020(Xem: 10179)
Là người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi. Trong hơn 7 tỷ người trên toàn thế giới , thì loài người chúng ta có thấm gì đâu so với loài súc sanh, chỉ một loài kiến thôi , thì loài người chúng ta đã không sánh bằng , huống gì các loài côn trùng nhỏ khác cho đến loài lớn trong trái đất này; Thế mới biết sự nguy hại đến cỡ nào trong vòng luân hồi sinh tử. Đức Phật dạy chúng sanh sau khi chết, số người sinh lên cõi người và trời thì ít như sừng bò, chúng sanh sinh vào cõi khổ thì nhiều như lông con bò là vậy .
20/06/2020(Xem: 6879)
Mẹ ơi ! nỗi cảm niềm thương Con về thăm lại mảnh vườn ngày xưa Vu Lan, hoa nở dậu thưa Hương thơm biết mấy nắng mưa tạo thành Đây rồi, gốc khế gốc chanh Ươm trời vào đất cho xanh thuở nào.
12/06/2020(Xem: 2885)
Sau một ngày mệt nhoài trong, ngoài việc Đạo, việc đời tôi thường tìm đến thứ vui âm nhạc để thả hồn lâng lâng theo những giọng hát mà mình cảm thấy rất là ... còn mãi với thời gian . ( dù đôi khi là những bài hát tình cảm lãng mạn ) Chợt nhớ đến lời của HT Thích Thiện Trí thường gặp trong những bài pháp thoại “ Tăng sĩ xuất gia hành đạo cũng phải là những diễn viên thật đại tài không phải chỉ ở trí tuệ sâu sắc có được mà còn vào hình tướng oai nghi tế hạnh “ Trong mùa đại dịch này, phải nói là có một điều lợi ích cho người muốn tu học Phật Pháp là các giảng sư uyên bác đã xuất hiện trên YouTube hoặc qua Livestream và tuỳ theo căn cơ cao thấp của mình người tu học có thể cảm thông và tiến tu .
04/06/2020(Xem: 7113)
HOA VẪN NỞ-TÂM KINH MẶT TRỜI của Hoà Thượng THÍCH THIỆN ĐẠO do Nhà xuất bản HỒNG ĐỨC ấn hành Tháng 4- 2020 đúng vào Mùa Khánh Đản Phật lịch 2546 . Đóa hoa nơi HOA VẪN NỞ là một đóa hoa ẩn dụ; và DỤ là một trong mười hai thể loại kinh điển Phật giáo . Hoa trong HOA VẪN NỞ là : “ Đóa hoa tình thương và giác ngộ,là hương vị của chánh pháp “. Là tinh hoa tư tưởng Phật giáo . Tác phẩm HOA VẪN NỞ chia làm ba phần, mỗi phần căn bản đều là những pháp thoại ngắn gọn, súc tích. Mỗi pháp thoại được ghi một chữ số . Nội dung tư tưởng mỗi phần tương dung, tương nhiếp, tương liên lẫn nhau; … Vì thế , cần thiết có những dẫn nhập cho một số những chủ đề bàng bạc trong HOA VẪN NỞ .
02/06/2020(Xem: 8447)
Sáng thức dậy mở cửa nhìn ra đường thấy cảnh nhiều người qua lại tấp nập, xe cộ dập dìu xuôi ngược không hề ngưng như dòng nước chảy mãi không dứt; dòng đời cũng chỉ như thủy triều lên xuống mỗi ngày hai lượt liên lỉ kéo dài. Quan sát dòng người tất bật di chuyển ấy ta có thể tạm phân ra hai thành phần: thành phần khá giả và thành phần nghèo khó qua cách ăn mặc và phương tiện giao thông của họ rất dễ nhận ra. Có khi nào quí bạn tự hỏi tại sao nhìn số đông người lại biết thừa hay thiếu?
31/05/2020(Xem: 12659)
Nhà Thơ Phật tử Tánh Thiện Thế Danh: Đoàn Phước Sinh năm Ất Mùi (1955) tại Sài Gòn, Việt Nam Vãng sanh lúc 10:50am ngày 1/4/ Canh Tý (23/5/2020 tại Dalas, Texsas, Hoa Kỳ Hưởng thọ: 66 tuổi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]