Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiếng vọng từ Tâm

12/06/202019:03(Xem: 2867)
Tiếng vọng từ Tâm

Hoa Cuc Chau Phi (1)

Tiếng vọng từ Tâm

Sau một ngày mệt nhoài trong, ngoài việc Đạo, việc đời tôi thường tìm đến thứ vui âm nhạc để thả hồn lâng lâng theo những giọng hát mà mình cảm thấy rất là ... còn mãi với thời gian . ( dù đôi khi là những bài hát tình cảm lãng mạn )

Chợt nhớ đến lời của HT Thích Thiện Trí thường gặp trong những bài pháp thoại “ Tăng sĩ xuất gia hành đạo cũng phải là những diễn viên thật đại tài không phải chỉ ở trí tuệ sâu sắc có được mà còn vào hình tướng oai nghi tế hạnh “

Trong mùa đại dịch này, phải nói là có một điều lợi ích cho người muốn tu học Phật Pháp là các giảng sư uyên bác đã xuất hiện trên YouTube hoặc qua Livestream và tuỳ theo căn cơ cao thấp của mình người tu học có thể cảm thông và tiến tu .

Lại nhớ đến lời phê bình của các bạn tôi về những nhà thơ người soạn nhạc đại tài như sau
“Người nghệ sĩ thật sự là người có thể đem hết tâm hồn mình ra qua thơ, văn, âm nhạc hay giọng hát và người thưởng thức sẽ đánh giá qua tâm tình ấy .
Và họ cũng khó có thể so sánh với ai đó hay đặt trên bàn cân để cân xem ai hay hơn ai ?

Miễn là nó làm sao truyền cảm đến tận đáy lòng và làm mình ghi nhớ mãi không quên. Đó chính là sức cảm thông của mỗi người ở mỗi lần
thưởng thức . “
Do vậy không thể nói bài giảng nào hay, hoặc trác tuyệt hơn bài giảng nào , có chăng là mức độ cảm thông của người nghe giảng đó , có đặt hết chú tâm vào bài pháp thoại trong 30 phút đó hay 45 phút để rồi ngồi ghi lại những cảm nghĩ của mình .

Và lạ quá điều này hôm nay lại vang vọng lên từ chính nơi sâu thẩm nhất trong tâm tôi.
Có lẽ sáng hôm qua sau khi một niệm thiện phát khởi đối với Cô Chủ biên một tờ báo mạng Phật Giáo tôi đang cộng tác, tôi mới nhớ lại lời chỉ dạy nghiêm khắc của Giảng Sư Đại Học Trần Ngọc Tiếng từ ngày trước khi còn thực tập : “ Con có thông minh nhưng điều quan trọng nhất cho con là phải tập nghe lời phê bình khiển trách và phải thấy lỗi mình trước khi thấy lỗi người khác . Và cũng đừng khứ khư ôm lấy định kiến chủ quan con về một vấn đề gì hay lạm dụng lòng tốt của người khác đối với con do một mối duyên tình nào. Do đó Thầy sẽ rất nghiêm khắc với con để chặn bớt những nông nổi của tiềm năng nầy “

Gần một tháng nay lời ấy đã được lập lại từ một vị Thầy mà tôi kính trọng và có lẽ kiếp trước đã phước phần quy y Tam Bảo hay sao mà sáng nay sau bài pháp thoại phẩm Tôn Đạo thứ 34 trong kinh Ma Ha Bát Nhã , bao nhiêu nông nổi bồng bột của tuổi trẻ ngày xưa sao lại xuất hiện gần đây trong tôi , và đã tự hiện ra trước mắt như một cuốn phim và tôi tự hứa thầm kể từ hôm nay cho đến những ngày cuối tuần tôi sẽ không làm gì cả và tự mình sám hối và chép đi chép lại 4 loại chấp thủ (Dục thủ-Kiến thủ -Chấp thủ những tập tục - Chấp thủ những quan niệm của bản ngã mình ) cùng với phẩm Đại Minh Bảo Tháp và Tôn Đạo mà người tu thường gặp trong cuốn Cẩm Nang Nhân Sinh của Ngài Phật Sứ (Buddhadasa Bhikkhu)và của Kinh Ma Ha Bát Nhã để đọc đi đọc lại và chiêm nghiệm lỗi mình và cúng dường Tam Bảo và cũng để thành  tâm sám hối với Thầy, tôi đã viết lên những tiếng vọng từ đáy tâm: 


Niềm hỷ lạc kéo dài vui khó tả
Tàm quý thật sự đã về lại trong ta
Thẹn thùng ...nhiều năm giờ mới thấy ra
Ồ! Thất thánh tài từ lâu hằng mong ước ,

Đại minh chú xoá tan bao hệ phược
Lỗi ta trước mắt ... mong đạt mong cầu
Quên hết đi mười pháp dạy chăn trâu
Đôi phút lơ đãng canh chừng ... lạc mất


Phút sâu lắng ngộ chẳng ai Ma, Phật !
Tự ta tạo rồi trách lỗi cho người
Đừng so sánh, đủ sao được tám, mười
Sự cảm thông chỉ đến khi tỉnh thức !

Thấy được lỗi mình chính là thần lực,
Đừng chờ ai tha thứ với bao dung,
Tự mình sám hối thành tín khiêm cung.
Trí tuệ sẽ đến khi không chờ không đợi! 
Hạnh phúc tìm nơi lợi tha hơn tự lợi

Kính xin chia sẻ cùng các bạn hữu và ước ao ai cũng nghe được tiếng vọng này  . Phải chăng đó là Tàm Quý , một trong 7 thánh tài mà kinh thường dạy


 Huệ Hương 







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2020(Xem: 13302)
Mô Phật- Xin thầy giảng giải về sự khác nhau giữa Phước đức và Công đức? - Công đức là sự xoay nhìn lại nội tâm,(công phu tu hành) dùng trí sáng suốt, thấu rõ sự thật, dứt trừ mê lầm phiền não. - Công đức có thể đoạn phiền não, có thể chứng được bồ đề, còn phước đức thì không. Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người… - Phước đức không thể đoạn phiền não cũng không thể chứng bồ đề, chỉ có thể mang đến cho bạn phước báu. “Do đó chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng công đức và phước đức.”
12/07/2020(Xem: 8273)
Mẹ từ giã cõi đời vào những ngày cuối năm biến không khí đón tết vui tươi giờ đây càng thêm lặng lẽ. Nhìn Cha già ngồi niệm Phật, cúng lễ phẩm mỗi ngày 3 lần cho Mẹ, trông ra phía trước sân những chậu vạn thọ hoa đã nở tròn, khiến tôi càng thấy buồn và nhớ Mẹ nhiều hơn. Tôi ngồi xem mấy món đồ Mẹ để lại được đựng trong chiếc hộp gỗ đã bạc màu, lòng tôi cảm xúc dâng trào khi nhìn thấy xâu chuỗi bằng hạt bồ đề tự tay tôi làm và những lá thư tôi viết gởi về thăm Mẹ cũng như những bài thơ võ vẽ tập làm từ tuổi ấu thơ. Những bài thơ từ khi tôi viết đến khi Mẹ qua đời đã gần hai mươi năm, tưởng chừng đã hư mất thuở nào nhưng được Mẹ gói trong mấy lớp bao ni lông thì giờ đây cũng đã ố vàng. Đây là rất ít số bài thơ còn sót lại trong thời tuổi thơ của tôi. Cảm xúc nhớ Mẹ dâng trào theo từng câu chữ, những kỷ niệm thuở ấu thơ bên Mẹ hiền đầm ấm, hồn nhiên, hạnh phúc biết bao. Đặc biệt, “Đôi Gánh trên vai Mẹ” là một trong những hình ảnh thiêng liêng của cuộc đời và là nguồn động lực vô cùng lớn
03/07/2020(Xem: 4753)
Trong cuộc sống hiện thực có rất nhiều người không hề biết trân quý một cái bánh bao, một bát cơm, một tờ giấy hay một ly nước. Họ cho rằng bỏ đi một chút thức ăn, nước uống cũng chỉ là chuyện nhỏ mà thôi. Nhưng, hôm nay chúng ta lãng phí một chút, ngày mai lại lãng phí một chút, cả một đời tích cóp lại sẽ là một con số không nhỏ.
26/06/2020(Xem: 4317)
Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng. Tin học đã đem con người khắp hành tinh gần lại với nhau, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chính nó bị con người lạm dụng để bóp méo, biến dạng sự thực cho những mục tiêu bất chính của cá nhân, bè phái. Kỹ nghệ thông tin toàn cầu ở thế kỷ 21 đã cung cấp phương tiện nhanh chóng và thuận lợi cho người dùng đến nỗi từ lời nói, hành động, cho đến ý nghĩ... người ta phó mặc hoặc mượn người khác nói giùm, làm giùm, thậm chí suy nghĩ giùm. Nghĩa là khỏi cần phải xét lại xem thông tin trên mạng có đúng không, lời nói của người kia có đáng tin không, hành động của người nọ có thật không. Thông tin nào không thuận với ý kiến, quan điểm của mình thì lập tức bác bỏ, cho rằng tin giả, không cần kiểm tra sự thật; thông tin nào hợp ý nghĩ, lập trường của mình thì tin ngay, khỏi cần biết có hợp lý hay không trên thực tế.
24/06/2020(Xem: 10152)
Là người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi. Trong hơn 7 tỷ người trên toàn thế giới , thì loài người chúng ta có thấm gì đâu so với loài súc sanh, chỉ một loài kiến thôi , thì loài người chúng ta đã không sánh bằng , huống gì các loài côn trùng nhỏ khác cho đến loài lớn trong trái đất này; Thế mới biết sự nguy hại đến cỡ nào trong vòng luân hồi sinh tử. Đức Phật dạy chúng sanh sau khi chết, số người sinh lên cõi người và trời thì ít như sừng bò, chúng sanh sinh vào cõi khổ thì nhiều như lông con bò là vậy .
20/06/2020(Xem: 6848)
Mẹ ơi ! nỗi cảm niềm thương Con về thăm lại mảnh vườn ngày xưa Vu Lan, hoa nở dậu thưa Hương thơm biết mấy nắng mưa tạo thành Đây rồi, gốc khế gốc chanh Ươm trời vào đất cho xanh thuở nào.
04/06/2020(Xem: 7070)
HOA VẪN NỞ-TÂM KINH MẶT TRỜI của Hoà Thượng THÍCH THIỆN ĐẠO do Nhà xuất bản HỒNG ĐỨC ấn hành Tháng 4- 2020 đúng vào Mùa Khánh Đản Phật lịch 2546 . Đóa hoa nơi HOA VẪN NỞ là một đóa hoa ẩn dụ; và DỤ là một trong mười hai thể loại kinh điển Phật giáo . Hoa trong HOA VẪN NỞ là : “ Đóa hoa tình thương và giác ngộ,là hương vị của chánh pháp “. Là tinh hoa tư tưởng Phật giáo . Tác phẩm HOA VẪN NỞ chia làm ba phần, mỗi phần căn bản đều là những pháp thoại ngắn gọn, súc tích. Mỗi pháp thoại được ghi một chữ số . Nội dung tư tưởng mỗi phần tương dung, tương nhiếp, tương liên lẫn nhau; … Vì thế , cần thiết có những dẫn nhập cho một số những chủ đề bàng bạc trong HOA VẪN NỞ .
02/06/2020(Xem: 8422)
Sáng thức dậy mở cửa nhìn ra đường thấy cảnh nhiều người qua lại tấp nập, xe cộ dập dìu xuôi ngược không hề ngưng như dòng nước chảy mãi không dứt; dòng đời cũng chỉ như thủy triều lên xuống mỗi ngày hai lượt liên lỉ kéo dài. Quan sát dòng người tất bật di chuyển ấy ta có thể tạm phân ra hai thành phần: thành phần khá giả và thành phần nghèo khó qua cách ăn mặc và phương tiện giao thông của họ rất dễ nhận ra. Có khi nào quí bạn tự hỏi tại sao nhìn số đông người lại biết thừa hay thiếu?
31/05/2020(Xem: 12633)
Nhà Thơ Phật tử Tánh Thiện Thế Danh: Đoàn Phước Sinh năm Ất Mùi (1955) tại Sài Gòn, Việt Nam Vãng sanh lúc 10:50am ngày 1/4/ Canh Tý (23/5/2020 tại Dalas, Texsas, Hoa Kỳ Hưởng thọ: 66 tuổi
27/05/2020(Xem: 3790)
Thế gian này hiện hữu trong mối tương quan tương duyên. “Cái này có nên cái kia có. Cái này không nên cái kia không.” Cõi này vì vậy có thiện mà cũng có ác, có tốt mà cũng có xấu. Biên tế giữa thiện và ác, tốt và xấu chỉ nằm trong đường tơ kẽ tóc của ý niệm, hay nói theo nhà Phật là một mống tâm. Cùng một hành động, một việc làm, một sự việc nhưng khác nhau xa lắc xa lơ ở tâm thiện hay tâm ác. Không cần phải suy nghĩ và tìm kiếm đâu xa, chỉ nhìn vào cuộc khủng hoảng đại dịch vi khuẩn corona đã và đang xảy ra trên toàn cầu thì cũng thấy rõ được điều đó. Đảng và nhà nước Cộng Sản Trung Quốc vì cái tâm âm mưu thao túng để làm bá chủ toàn cầu đã bất chấp đến sự nguy hại khôn lường của vi khuẩn corona phát xuất từ Vũ Hán nên giấu nhẹm lúc ban đầu. Sau khi để cho vi khuẩn này truyền nhiễm khắp thế giới rồi cũng vì cái tâm mưu đồ mà ra tay ban phát ân huệ cho những nước bị đại dịch bằng những viện trợ lấy có. Hành động sau này được TQ khoa trương như thể họ vì lòng vị tha mà ra tay cứu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]