Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuốn Lưu Bút Tình Cờ

05/08/201820:12(Xem: 3523)
Cuốn Lưu Bút Tình Cờ

luu but

  CUỐN LƯU BÚT TÌNH CỜ

 

Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, mới đó mà đã mấy chục năm theo bốn mùa thay lá thay hoa và đời riêng của mỗi người có quá nhiều đổi thay.

Ngồi nhớ lại những kỷ niệm thời còn đi dạy trường Sương Nguyệt Anh, biết bao nhiêu vui buồn lẫn lộn ngập tràn làm xao xuyến cả tâm tư!

Hình ảnh buổi lễ bế giảng năm học 1978 bỗng rõ lên trong ký ức tôi như một đóm lửa nhóm trong vườn khuya.

Năm đó tôi dạy tới ba bốn lớp 12, lớp thi nên cả Thầy trò mệt nhoài. Không đủ giờ ở lớp nên nhiều khi tôi phải vừa dạy thêm vào sáng Chủ Nhật, vậy mà các em vẫn đi học đầy đủ. Tới ngày bế giảng Cô trò mới tạm hoàn tất chương trình, như trút được gánh nặng ngàn cân !

Hôm đó, tôi lại được Ban Giám Hiệu phân công trông coi trật tự lớp 12C1, có nghĩa là phải quan sát bắt các em ngồi ở sân trường phải yên lặng chăm chú theo dõi chương trình buổi lễ, nghe huấn từ của ban Giám Hiệu.

Tuổi của các em là tuổi hồn nhiên, thích nhìn ngắm trời xanh mây trắng, thích nói chuyện nhỏ to, nhất là con gái, nhưng cũng may các em vẫn còn ngoan ngoãn, còn biết sợ Cô giáo nên chỉ rầm rì nhỏ to mà thôi.

Các em còn bảo nhau mình đừng làm phiền lòng Cô; tôi nghe như cởi tấm lòng. Vậy là các em cũng đã hiểu được tâm trạng tôi phần nào; chồng tôi đi cải tạo, một mình phải bươn chải để chống đỡ mà nuôi bốn đứa con, tôi luôn luôn cảm thấy:

"Có điều gì gần như tuyệt vọng,

Rơi xuống trong tôi .... rơi xuống bên đời "

(TCS)

Nhưng may mắn là hàng ngày tôi vẫn đến trường đến lớp, tiếp xúc với thế giới hồn nhiên của các em, nên tôi lấy được chút yêu đời của các em để chôn đi nổi đau hay niềm cay đắng hầu đứng vững trong cảnh quá khó khăn lúc bấy giờ!

Xin cám ơn các em học sinh thân yêu của Cô! Tôi đang lan man trong dòng suy tưởng của mình, bỗng nghe nhiều tiếng lao xao:

- "Tao muốn viết lưu bút cho Cô"

- "Tao cũng vậy!"

- "Hôm nay là ngày cuối, tụi mình phải viết cho Cô mới được"

Một giọng khác cất lên "hôm nay là lễ bế giảng nên đâu có đứa nào mang cặp theo"

Nhiều tiếng Ồ nổi lên, tức thiệt !

Sau đó các em chụm đầu vào nhau, bàn bạc tìm cách giải quyết bế tắc một lúc. Em trưởng lớp đi từ đầu đến cuối hàng của lớp để nghe sáng kiến đề nghị của các bạn, rồi sau đó chạy đi mất. Một lát sau em chạy về, mặt mày hớn hở, trên tay cầm một xấp giấy màu vàng nói với các bạn:

-" Giấy ít quá, không đủ cho mỗi đứa mỗi tờ, nên mình sẽ xé một tờ ra làm hai, may ra mới đủ. Tụi bây phải viết cô đọng, chất lượng nên viết ít thôi."


Sau đó, cứ hai em lảnh một tờ, xếp đôi lại rồi xé ra mỗi đứa một nửa. Xong rồi mỗi em ngồi mỗi kiểu khác nhau mà viết. Có em quên không đem viết cứ giục bạn mình viết mau để mượn.

Nhìn hình ảnh các em ngồi lum khum dưới sân trường, trong nắng gắt của Saigon ban trưa, cắm cúi kê trên lưng nhau mà viết những dòng chữ trên mảnh giấy xé vội, lòng tôi xúc động dạt dào, cổ họng như nghẹn lại. Đúng là "Trời không có mưa mà vẫn ướt mềm", lòng tôi mềm đi vì đã được những ân tình của các em tưới đậm, như một vườn cây khô cạn lâu ngày mà được gặp cơn mưa rào đổ xuống. Hình ảnh này đã ghi đậm nét trong hồn tôi và tôi đã mang nó theo mãi mãi trong suốt cuộc đời của mình.

Một lát sau, trưởng lớp đứng lên đi thu lại giấy của các bạn vì sắp hết giờ buổi lễ bế giảng. Em nào cũng vội vàng kết thúc để nộp lại, trưởng lớp chạy biến đi và khi trở lại trên tay cầm một cuốn lưu bút màu vàng, được đóng lại vội vàng với tờ ngoài bìa trang trí đơn sơ.

Em cầm hai tay, đưa cuốn lưu bút cho tôi: " Mong Cô nhận mà không chấp nơi hình thức của nó". Tôi đưa tay nhận mà cảm động không nói được lời nào!

Trong đời tôi, chưa bao giờ tôi nhận được một cuốn lưu bút với hình thức đơn sơ hơn thế, một cuốn lưu bút tình cờ mà tự nguyện, phát xuất từ tấm lòng, không vì ép buộc hoặc nể nang mà viết, nó chan chứa những tấm lòng chân thật và vô tư. Tất cả những tình cảm mà các em dành cho tôi đã tràn ra trên trang giấy.

Đó là cuốn lưu bút "VÀNG" của đời tôi. Không phải vì giấy màu vàng mà vì những tấm lòng vàng của những em học trò một thời yêu dấu, bởi những phút sắp xa nhau là những phút giây người ta dễ nói thật lòng mình, không cần che dấu, xúc cảm tuôn tràn.

Các em đã viết cho tôi quá nhiều điều cảm động, lời lẽ chân tình, đôi khi ngây ngô nhưng chân thật vô cùng!

Trong cuộc đời buồn tênh nơi xứ người, vật chất tràn đầy nhưng tình người hiu quạnh, bước chân đi vẫn cảm thấy bơ vơ lạc lõng. ??? Khi có cơ hội được trở lại khu vườn kỷ niệm xưa, tôi bỗng thấy lòng mình lóe lên một thứ hạnh phúc êm đềm ấm áp!

Xin cám ơn các em, cám ơn mọi người đã cho tôi cơ hội cất lên tiếng hát yêu cuộc đời hôm nay !!!

 


Tháng 05 / 2018

Nguyên Hạnh HTD 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2020(Xem: 13321)
Mô Phật- Xin thầy giảng giải về sự khác nhau giữa Phước đức và Công đức? - Công đức là sự xoay nhìn lại nội tâm,(công phu tu hành) dùng trí sáng suốt, thấu rõ sự thật, dứt trừ mê lầm phiền não. - Công đức có thể đoạn phiền não, có thể chứng được bồ đề, còn phước đức thì không. Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người… - Phước đức không thể đoạn phiền não cũng không thể chứng bồ đề, chỉ có thể mang đến cho bạn phước báu. “Do đó chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng công đức và phước đức.”
12/07/2020(Xem: 8296)
Mẹ từ giã cõi đời vào những ngày cuối năm biến không khí đón tết vui tươi giờ đây càng thêm lặng lẽ. Nhìn Cha già ngồi niệm Phật, cúng lễ phẩm mỗi ngày 3 lần cho Mẹ, trông ra phía trước sân những chậu vạn thọ hoa đã nở tròn, khiến tôi càng thấy buồn và nhớ Mẹ nhiều hơn. Tôi ngồi xem mấy món đồ Mẹ để lại được đựng trong chiếc hộp gỗ đã bạc màu, lòng tôi cảm xúc dâng trào khi nhìn thấy xâu chuỗi bằng hạt bồ đề tự tay tôi làm và những lá thư tôi viết gởi về thăm Mẹ cũng như những bài thơ võ vẽ tập làm từ tuổi ấu thơ. Những bài thơ từ khi tôi viết đến khi Mẹ qua đời đã gần hai mươi năm, tưởng chừng đã hư mất thuở nào nhưng được Mẹ gói trong mấy lớp bao ni lông thì giờ đây cũng đã ố vàng. Đây là rất ít số bài thơ còn sót lại trong thời tuổi thơ của tôi. Cảm xúc nhớ Mẹ dâng trào theo từng câu chữ, những kỷ niệm thuở ấu thơ bên Mẹ hiền đầm ấm, hồn nhiên, hạnh phúc biết bao. Đặc biệt, “Đôi Gánh trên vai Mẹ” là một trong những hình ảnh thiêng liêng của cuộc đời và là nguồn động lực vô cùng lớn
03/07/2020(Xem: 4772)
Trong cuộc sống hiện thực có rất nhiều người không hề biết trân quý một cái bánh bao, một bát cơm, một tờ giấy hay một ly nước. Họ cho rằng bỏ đi một chút thức ăn, nước uống cũng chỉ là chuyện nhỏ mà thôi. Nhưng, hôm nay chúng ta lãng phí một chút, ngày mai lại lãng phí một chút, cả một đời tích cóp lại sẽ là một con số không nhỏ.
26/06/2020(Xem: 4327)
Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng. Tin học đã đem con người khắp hành tinh gần lại với nhau, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chính nó bị con người lạm dụng để bóp méo, biến dạng sự thực cho những mục tiêu bất chính của cá nhân, bè phái. Kỹ nghệ thông tin toàn cầu ở thế kỷ 21 đã cung cấp phương tiện nhanh chóng và thuận lợi cho người dùng đến nỗi từ lời nói, hành động, cho đến ý nghĩ... người ta phó mặc hoặc mượn người khác nói giùm, làm giùm, thậm chí suy nghĩ giùm. Nghĩa là khỏi cần phải xét lại xem thông tin trên mạng có đúng không, lời nói của người kia có đáng tin không, hành động của người nọ có thật không. Thông tin nào không thuận với ý kiến, quan điểm của mình thì lập tức bác bỏ, cho rằng tin giả, không cần kiểm tra sự thật; thông tin nào hợp ý nghĩ, lập trường của mình thì tin ngay, khỏi cần biết có hợp lý hay không trên thực tế.
24/06/2020(Xem: 10177)
Là người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi. Trong hơn 7 tỷ người trên toàn thế giới , thì loài người chúng ta có thấm gì đâu so với loài súc sanh, chỉ một loài kiến thôi , thì loài người chúng ta đã không sánh bằng , huống gì các loài côn trùng nhỏ khác cho đến loài lớn trong trái đất này; Thế mới biết sự nguy hại đến cỡ nào trong vòng luân hồi sinh tử. Đức Phật dạy chúng sanh sau khi chết, số người sinh lên cõi người và trời thì ít như sừng bò, chúng sanh sinh vào cõi khổ thì nhiều như lông con bò là vậy .
20/06/2020(Xem: 6878)
Mẹ ơi ! nỗi cảm niềm thương Con về thăm lại mảnh vườn ngày xưa Vu Lan, hoa nở dậu thưa Hương thơm biết mấy nắng mưa tạo thành Đây rồi, gốc khế gốc chanh Ươm trời vào đất cho xanh thuở nào.
12/06/2020(Xem: 2885)
Sau một ngày mệt nhoài trong, ngoài việc Đạo, việc đời tôi thường tìm đến thứ vui âm nhạc để thả hồn lâng lâng theo những giọng hát mà mình cảm thấy rất là ... còn mãi với thời gian . ( dù đôi khi là những bài hát tình cảm lãng mạn ) Chợt nhớ đến lời của HT Thích Thiện Trí thường gặp trong những bài pháp thoại “ Tăng sĩ xuất gia hành đạo cũng phải là những diễn viên thật đại tài không phải chỉ ở trí tuệ sâu sắc có được mà còn vào hình tướng oai nghi tế hạnh “ Trong mùa đại dịch này, phải nói là có một điều lợi ích cho người muốn tu học Phật Pháp là các giảng sư uyên bác đã xuất hiện trên YouTube hoặc qua Livestream và tuỳ theo căn cơ cao thấp của mình người tu học có thể cảm thông và tiến tu .
04/06/2020(Xem: 7111)
HOA VẪN NỞ-TÂM KINH MẶT TRỜI của Hoà Thượng THÍCH THIỆN ĐẠO do Nhà xuất bản HỒNG ĐỨC ấn hành Tháng 4- 2020 đúng vào Mùa Khánh Đản Phật lịch 2546 . Đóa hoa nơi HOA VẪN NỞ là một đóa hoa ẩn dụ; và DỤ là một trong mười hai thể loại kinh điển Phật giáo . Hoa trong HOA VẪN NỞ là : “ Đóa hoa tình thương và giác ngộ,là hương vị của chánh pháp “. Là tinh hoa tư tưởng Phật giáo . Tác phẩm HOA VẪN NỞ chia làm ba phần, mỗi phần căn bản đều là những pháp thoại ngắn gọn, súc tích. Mỗi pháp thoại được ghi một chữ số . Nội dung tư tưởng mỗi phần tương dung, tương nhiếp, tương liên lẫn nhau; … Vì thế , cần thiết có những dẫn nhập cho một số những chủ đề bàng bạc trong HOA VẪN NỞ .
02/06/2020(Xem: 8447)
Sáng thức dậy mở cửa nhìn ra đường thấy cảnh nhiều người qua lại tấp nập, xe cộ dập dìu xuôi ngược không hề ngưng như dòng nước chảy mãi không dứt; dòng đời cũng chỉ như thủy triều lên xuống mỗi ngày hai lượt liên lỉ kéo dài. Quan sát dòng người tất bật di chuyển ấy ta có thể tạm phân ra hai thành phần: thành phần khá giả và thành phần nghèo khó qua cách ăn mặc và phương tiện giao thông của họ rất dễ nhận ra. Có khi nào quí bạn tự hỏi tại sao nhìn số đông người lại biết thừa hay thiếu?
31/05/2020(Xem: 12659)
Nhà Thơ Phật tử Tánh Thiện Thế Danh: Đoàn Phước Sinh năm Ất Mùi (1955) tại Sài Gòn, Việt Nam Vãng sanh lúc 10:50am ngày 1/4/ Canh Tý (23/5/2020 tại Dalas, Texsas, Hoa Kỳ Hưởng thọ: 66 tuổi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]