Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Sen

17/04/201806:27(Xem: 3006)
Mùa Sen



hoa_sen (24)

MÙA SEN

 

Vĩnh Hảo

 

 

 

Lá và cành khô đã gẫy đổ, giạt theo mặt hồ từ những ngày tàn xuân. Một số cành khác đã mục rữa từ dưới nước, nhưng vẫn gắng bám rễ nơi sình lầy, đong đưa những chiếc lá khô teo rúm cho đến khi thực sự bật gốc. Rồi một ngày, hai ngày, rồi nhiều ngày qua đi... khi nắng hạ oi ả nóng bức bắt đầu thiêu đốt những lá khô sót lại cuối mùa, những chồi xanh mơn mởn của lá sen vươn lên; từng lá, từng lá, mở ra tròn đầy, mạnh mẽ như thể đang chuẩn bị bảo vệ, chào đón sự xuất hiện phát tiết của những cành hoa. Và khi lá đủ lớn, màu trở nên xanh thẫm hơn, thì những nụ sen cũng vừa trồi khỏi mặt nước, đong đưa theo làn gió nhẹ trưa hè.

 

Thế gian như ao tù vẩn đục. Con người và chúng sinh lặn hụp trong ấy. Mịt mờ bụi đỏ, rêu xanh. Tìm vui trong những trò chơi tạm bợ. Tranh giành những điều vớ vẩn, vu vơ. Tham lam chiếm đoạt của người. Sân hận gieo rắc tai ương cho kẻ khác. Si mê đẩy xô nhau vào những hầm hố của khổ đau và nỗi chết. Hăm hở đốt cả tuổi thanh xuân cho những giấc mộng hão huyền. Quờ quạng một đời chỉ để vinh danh một cái tôi hay nhiều cái tôi giữa trùng trùng những cái tôi vô minh, điên đảo. Một đời, hai đời, rồi nhiều đời trôi qua... cho đến khi ánh triêu dương bừng lên sau đêm dài đằng đẵng u mê, Người đã hạ sinh nơi trần gian mộng mị nầy.

 

Không có sự mặc khải của thần linh hay sự ủy thác từ bất cứ quyền năng tối thượng nào, Người đã đến với những bước chân trần của con người, như bao nhiêu người, bao nhiêu sinh loại đã sinh ra nơi đây. Hình thể và tinh thần của Người cũng mượn hợp chất của đất, nước, gió, lửa, tâm thức, không gian, và thời gian trần thế; để từ đó, Người có thể cảm được nỗi thống khổ vô vàn của chúng sinh vạn loại. Người đã có ngai vị vững chắc của một vương quốc để trải nghiệm cuộc sống vương giả cao sang; đã bước xuống đời sống dân dã để chia sẻ cơn đói lạnh triền miên của những kẻ bần cùng hạ tiện. Người đã làm con, làm chồng, làm cha, để rung động xót xa về nỗi ly biệt của tình thường. Người đã dãi dầu trải thân dưới những cơn mưa tầm tã, dưới những ngày nắng bỏng cháy rát thịt da, dưới những đêm sương giá lạnh và những mùa tuyết phủ mênh mang, tê cóng đến tận xương cốt. Rồi một sớm tinh mơ nơi rừng già tịch lặng im vắng, Người đã nhìn ra tất cả sự thực của thế gian, của tất cả vạn loại chúng sanh, của tận cùng vô biên thế giới. Ánh đạo từ đấy bừng khai. Chân trần rảo khắp bao vương quốc và lãnh địa xa xôi. Từ hàng đế vương đến người hạ tiện, từ hàng tu sĩ đến kẻ cùng đinh, ai cũng được bình đẳng tiếp nhận và thực hành những sự thực cao cả (1) để vượt thoát khổ đau, đạt đến cảnh giới an vui tuyệt đối.

 

Lòng tràn ngập niềm hoan hỷ và tri ân sâu xa đối với Đức Phật và giáo pháp vi diệu của Ngài, tự cảm nhận đời mình thật hạnh phúc, quá hạnh phúc! Và cũng thật tuyệt vời khi nhận ra rằng chính mình và tất cả sinh loại nơi trần gian nầy đều bao hàm phẩm tính cao quý của Như Lai (2). Nghĩa là, không riêng Đức Phật, mà tất cả mọi người đều có khả năng đạt được toàn giác, nếu tri kiến, tư duy, sống và nỗ lực thực hành đúng đắn theo con đường Ngài đã đi qua.

Người đã một lần sinh ra, đã một lần đi qua cõi nầy với bước chân trần trụi của một du sĩ không nhà. Dấu chân năm ấy đã phai nhòa đi theo gió bụi trần gian, nhưng âm hưởng còn dội mãi đến ngàn sau. Sinh ra như thế, là bất sinh; đi qua như thế, là bất diệt.

 

Bầu trời trong vắt khi nắng hạ đầu mùa trở nên vàng hanh, thúc đẩy mầm sống của những gì khô chết, làm bừng lên nhịp sống từ những ao hồ và cánh đồng rộ nở muôn sen. Sinh ra và lớn lên từ nơi sình lầy ấy, những sen hồng, sen trắng, sen vàng, sen xanh..., khi thời tiết nhân duyên đến, sẽ lần lượt mãn khai.

 

California, ngày 15 tháng 4 năm 2018

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.info)

 

________

 

(1)  Tứ Diệu Đế hay Tứ Thánh Đế, là bốn sự thực (chân lý) cao cả — giáo lý cốt lõi được tất cả các truyền thống Phật giáo công nhận là nền tảng giáo pháp của Đức Phật, gồm: Khổ đế (chân lý về thực trạng khổ đau), Tập đế (chân lý về nguyên nhân của khổ đau), Diệt đế (chân lý về sự chấm dứt khổ đau) và Đạo đế (chân lý về con đường chấm dứt khổ đau).

(2)  Là một trong mười danh hiệu dùng để tôn xưng Đức Phật (Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật-Thế Tôn).

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2011(Xem: 3784)
Vài năm qua trên báo chí và sách vở xuất hiện một số thảo luận về câu niệm (Nam Mô) A Di Đà Phật hay (Nam Mô) A Mi Đà Phật. Có lẽ khởi đầu từ cuốn "Hương Sen Vạn Đức" của HT Thích Trí Tịnh1(2006), và "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ được ghi nhận trong bài viết trên mạng Thư Viện Hoa Sen (21/6/2011). Phần này chú trọng đến sự khác biệt ngữ âm giữa Di (trong A Di Đà Phật) và Mi (trong A Mi Đà Phật) và không đi vào chi tiết các giáo pháp liên hệ cũng như phạm vi tâm linh tín ngưỡng dân gian. Thanh điệu ghi bằng số ngay sau một âm như số 3 trong min3 hay mǐn (giọng Bắc-Kinh hay BK ghi theo hệ thống pīnyīn thông dụng hiện nay), không nên lầm với số ghi phụ chú (superscript) như min3; dấu hoa thị * (hình sao/asterisk) đặt trước một âm tiết để chỉ dạng cổ phục nguyên (reconstructed sound). Hi vọng bài này cho thấy phần nào khuynh hướng ngạc hóa nói riêng, văn hóa ngôn ngữ Phật giáo nói chung đã đóng góp không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại.
19/09/2011(Xem: 8907)
Những ai đã đạt được lòng từ bình đẳng tuyệt đối như vậy thì chẳng những đã đạt được an vui cho chính bản thân mình mà tình thương ấy còn lan toả đến tất cả, kể cả những kẻ khuất mặt đang sống trong tối tăm mà lòng lúc nào cũng sục sôi căm thù nữa.
28/08/2011(Xem: 3186)
Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước...
11/08/2011(Xem: 3400)
Em ơi, anh đã từng đọc những vần thơ đầy sự day dứt của nhà thơ Trụ Vũ khi ông mong muốn diễn đạt một tình yêu dành cho mẹ nhưng đành phải bất lực trước sự giới hạn của ngôn từ và hình ảnh:
29/06/2011(Xem: 8688)
Sách do nhà xuất bản Nguồn Sống ấn hành
02/06/2011(Xem: 3935)
Dù biết rằng rồi một ngày Thầy cũng phải ra đi nhưng con vẫn bàng hoàng xúc động khi nhận được hung tin ! Viết về Thầy, không biết con có diễn tả đầy đủ hết mọi ý nghĩ của mình bởi vì con cũng đã có nhiều kỷ niệm dễ thương về Thầy mà mỗi lần nhớ lại, lòng không khỏi dâng lên niềm xót xa !
30/05/2011(Xem: 11872)
Chùa tôi nho nhỏ bên làng Bên dòng sông quyện bên hàng thông xanh Có tre mấy lũy yên lành Có chim ca hót trên cành líu lo
25/05/2011(Xem: 3150)
Một lần nữa phải cám ơn Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác và anh Chủ bút Phù Vân đã cho chúng tôi có được cơ hội gặp nhau - cùng có chung một đứa con tinh thần - từ đó sợi dây thân ái càng ngày càng ràng buộc và lòng thương yêu nhau càng gắn bó nhiều với thời gian ! Chúng tôi - những cây bút nữ - mỗi đứa ở một phương trời đã quy tụ về dưới mái chùa Viên Giác vào một ngày tháng 8 năm trước, để rồi khi chia tay vẫn còn lưu lại trong lòng nhau những luyến lưu bịn rịn.
24/05/2011(Xem: 8438)
Lá Diêu Bông không hiện hữu trên trái đất này thì làm sao ai mà tìm thấy được và như thế thì chẳng khác nào người đẹp gieo cầu trong gió lớn, làm lỡ duyên người con gái thơ ngây! Tôi viết vài dòng về Lá Diêu Bông vì thấy lyric và nhạc của Trần Tiến mang tính mẫn cảm thật đẹp về tình yêu hơn lyrics và nhạc của Phạm Duy về cùng một bài thơ, Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm
23/05/2011(Xem: 3814)
Khi Phạm Thiên Sahampati biết được đức Phật đang phân vân lưỡng lự không muốn thuyết giảng giáo pháp mà Ngài vừa chứng ngộ dưới gốc cây Bồ Đề cho thế gian đau khổ này với lý do: “Con người còn vấn vương trong tham ái và sân hận, không dễ gì lãnh hội được giáo pháp mà Như Lai đã chứng ngộ. Người tham ái chìm đắm trong đêm tối, bị đám mây mù tham ái bao phủ, sẽ không thấy được giáo pháp, bởi giáo pháp đi ngượi lại tham ái, giáo pháp sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và tế nhị”[1].
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]