Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổng Thống Barack Obama phát biểu chia tay Nhà Trắng

13/01/201716:12(Xem: 5374)
Tổng Thống Barack Obama phát biểu chia tay Nhà Trắng


Toàn văn phát biểu chia tay của Obama

Tổng thống Barack Obama phát biểu chia tay Nhà Trắng tại thành phố quê nhà Chicago vào tối ngày 10/1, tức sáng ngày 11/1 giờ Hà Nội. Dưới đây là nội dung bài phát biểu của ông:

"Xin chào Chicago

Thật vui khi trở về nhà. Cảm ơn tất cả mọi người.

Michelle và tôi cảm thấy rất xúc động vì những lời chúc mà các bạn đã gửi tới chúng tôi trong hai tuần qua. Nhưng tối nay, đến lượt tôi nói lời cảm ơn. Dù chúng ta đã từng nhìn hòa thuận hay không hề đồng tình với nhau, những cuộc trao đổi giữa tôi với các bạn - người dân nước Mỹ, trong các phòng khách, nông trại, nhà máy, các bữa tiệc hay những tiền đồn quân sự xa xôi, đã giúp tôi trung thực, giúp tôi có nguồn cảm hứng và tiếp tục công việc. Mỗi ngày tôi đều học được từ các bạn.

Các bạn đã giúp tôi trở thành tổng thống tốt hơn, một người đàn ông tốt hơn.

Tôi lần đầu tiên đến Chicago khi mới ngoài 20 tuổi, đang cố tìm hiểu xem mình là ai, vẫn đang tìm kiếm mục đích của đời mình. Tôi bắt đầu làm việc trong một nhóm nhà thờ, gần một nhà máy thép đã đóng cửa ở gần đây. Trên những con phố đó, tôi đã chứng kiến sức mạnh của lòng tin, cùng phẩm chất thầm lặng của những người lao động khi đối mặt với khó khăn, mất mát.

Đây chính là nơi tôi học được rằng thay đổi chỉ có thể diễn ra khi những người bình thường được tham gia, cùng nhau đòi hỏi điều đó. Sau 8 năm làm
tổng thống của các bạn, tôi vẫn tin tưởng vào điều đó.

Đó không chỉ là niềm tin của tôi, đó là nhịp đập của lý tưởng Mỹ chúng ta, trải nghiệm của chúng ta về chế độ tự quản.

Đó là niềm tin rằng chúng ta đều sinh ra bình đẳng, tạo hóa ban cho chúng ta quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Cần phải thừa nhận rằng những quyền đó dù là hiển nhiên nhưng không thể tự nhiên mà có. Chúng ta - người dân, thông qua công cụ của nền dân chủ, có thể tạo nên một thể thống nhất hoàn hảo hơn.

Đó là món quà lớn mà những bậc khai quốc đã trao cho chúng ta. Quyền tự do theo đuổi những giấc mơ của bản thân bằng mồ hôi, lao động và trí óc, cùng nghĩa vụ phải phấn đấu cùng nhau, nhằm đạt được những điều tốt đẹp hơn.

Trong 240 năm, lời kêu gọi của đất nước với người dân đã mang lại công việc và mục đích cho mỗi thế hệ mới. Đó là điều khiến những người yêu nước chọn nền cộng hòa chứ không phải sự chuyên chế, khiến những người tiên phong đi về phía Tây, những người nô lệ lên những đường sắt tạm bợ để đến với tự do. Đó là những điều khiến người nhập cư và tị nạn vượt đại dương và sông Rio Grande. Đó là điều thúc đẩy phụ nữ yêu cầu quyền bầu cử, thôi thúc người lao động làm việc và những người lính Mỹ sẵn sàng hiến dâng cuộc sống tại bãi biển Omaha, Iwo Jima, Iraq và Afghanistan và lý do đàn ông và phụ nữ từ Selma đến Stonewall cũng sẵn sàng làm vậy.

Vì vậy, đó là những gì chúng tôi ám chỉ khi nói rằng nước Mỹ rất đặc biệt. Không phải là đất nước này hoàn mỹ ngay từ đầu mà chúng ta đã thể hiện được năng lực thay đổi và làm cho cuộc sống tốt hơn . Đúng, sự tiến bộ của chúng ta đã không đồng đều. Công việc của nền dân chủ luôn khó khăn và gây tranh cãi, đôi khi còn đẫm máu. Cứ bước hai bước về phía trước, chúng ta lại có cảm giác có một bước lùi. Nhưng lịch sử dài của Mỹ đã được xác định bởi nỗ lực tiến về phía trước, được xác định bởi sự tiếp nối tín điều lập quốc là nước Mỹ mở rộng vòng tay với tất cả mọi người chứ không chỉ là một số.

Nếu tôi đã nói với bạn cách đây 8 năm rằng nước Mỹ sẽ đảo ngược cuộc suy thoái lớn, khởi động lại ngành công nghiệp ôtô và mở ra nhiều việc làm nhất trong lịch sử. Nếu tôi đã nói với các bạn rằng chúng ta sẽ mở ra một chương mới với người dân Cuba, chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Iran mà không phải nổ một phát súng nào và tiêu diệt kẻ chủ mưu vụ 11/9. Nếu tôi nói với các bạn rằng chúng ta sẽ thắng trong cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng trong kết hôn và đảm bảo quyền được chăm sóc y tế cho thêm 20 triệu đồng bào.

Nếu tôi nói với các bạn rằng, các bạn có thể nghĩ tầm nhìn của chúng ta hơi cao. Nhưng đó là những gì chúng ta đã làm, các bạn đã làm. Các bạn chính là sự thay đổi. Các bạn đáp lại niềm hy vọng của người dân, và chính nhờ các bạn cùng gần như tất cả những biện pháp đó, nước Mỹ là đã trở nên hùng mạnh hơn trước đây, khi chúng ta khởi đầu.

Trong 10 ngày nữa, thế giới sẽ chứng kiến một bước ngoặt trong nền dân chủ của chúng ta. Việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình sẽ diễn ra giữa một tổng thống dân bầu cho người kế nhiệm. Tôi cam kết với Tổng thống đắc cử Trump rằng chính quyền của tôi sẽ đảm bảo quá trình chuyển giao thuận lợi nhất có thể, giống như những gì Tổng thống Bush đã từng làm cho tôi.

Bởi vì tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đảm bảo cho chính phủ có thể đối phó được với những thách thức mà chúng ta vẫn đang đối mặt. Chúng ta có những thứ cần thiết để làm như vậy. Chúng ta có mọi thứ để đáp lại những thách thức đó.

Rốt cuộc, chúng ta vẫn là quốc gia giàu có nhất, hùng mạnh nhất, được tôn trọng nhất trên thế giới. Sức trẻ, động lực, sự cởi mở và đa dạng, khả năng chấp nhận mạo hiểm và tái tạo vô tận của chúng ta đồng nghĩa với việc tương lai sẽ thuộc về chúng ta. Nhưng ý chí đó chỉ có thể trở thành hiện thực khi nền dân chủ của chúng ta hoạt động, nếu nền chính trị của chúng ta phản ánh tốt hơn nguyện vọng của nhân dân.

Chỉ khi tất cả chúng ta, bất kể đảng phái hay lợi ích, cùng góp tay vào mục tiêu chung, chính là thứ mà chúng ta đang rất cần đến. Đó chính là điều mà tôi muốn tập trung đề cập tối nay. Tình trạng nền dân chủ của chúng ta.

Dân chủ không có nghĩa là tất cả đều có ý kiến như nhau. Những bậc khai quốc của chúng ta cũng đã tranh luận, cãi nhau, nhưng cuối cùng họ đã thỏa hiệp, họ kỳ vọng chúng ta cũng làm như vậy. Nhưng họ biết rằng nền dân chủ cần đến nền tảng cơ bản của sự đoàn kết, với niềm tin rằng dù có những khác biệt, tất cả chúng ta đều cùng chung một đất nước. Dù trỗi dậy hay đi xuống, chúng ta luôn đồng hành cùng nhau.

Có những thời khắc trong lịch sử, sự đoàn kết đó đã bị đe dọa. Thời kỳ đầu của thế kỷ này là một trong những thời khắc như vậy. Một thế giới suy thoái, sự bất bình đẳng gia tăng, thay đổi nhân khẩu học và sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố. Những thế lực đó không chỉ thử thách an ninh, thịnh vượng của chúng ta, mà còn thách thức nền dân chủ.

Cách chúng ta đối phó với những thách thức của nền dân chủ sẽ quyết định khả năng giáo dục con em, tạo ra công ăn việc làm, và bảo vệ đất nước. Nói cách khác, nó sẽ quyết định tương lai của chúng ta.

Nền dân chủ của chúng ta sẽ không hoạt động nếu không có niềm tin rằng mọi người đều có cơ hội về kinh tế. Tin tốt là kinh tế chúng ta đang tăng trưởng trở lại, lương, thu nhập, giá trị nhà đất và tiền hưu trí cũng tăng, trong khi đói nghèo đang giảm bớt.

Người giàu đang phải trả một khoản thuế công bằng. Thị trường chứng khoán đang phá vỡ các kỷ lục. Tỷ lệ thất nghiệp ở gần mức thấp nhất trong 10 năm. Tỷ lệ người không có bảo hiểm chưa bao giờ thấp hơn thế.

Chi phí y tế đang tăng với tốc độ chậm nhất trong 50 năm. Nếu ai có thể vạch ra kế hoạch tốt hơn so những cải tiến chúng tôi đã làm được với hệ thống y tế - đáp ứng được nhiều người với chi phí ít hơn - thì tôi sẽ công khai ủng hộ nó.

Bởi vì sau tất cả, đó là lý do chúng tôi phục vụ đất nước, không phải để ghi điểm hay được kể công, mà là để cho cuộc sống của người dân tốt hơn. Nhưng với tất cả các tiến bộ thực sự mà chúng tôi đã làm được, chúng tôi biết như thế là chưa đủ. Nền kinh tế không thể hiệu quả và phát triển nhanh khi sự giàu có của một vài người lại gây ảnh hưởng đến tầng lớp trung lưu và nấc thang cho những người muốn được vào tầng lớp trung lưu.

Đó là lý luận về mặt kinh tế, nhưng sự bất bình đẳng rõ rệt cũng làm xói mòn tư tưởng dân chủ. Trong khi nhóm 1% tích lũy được lượng của cải và thu nhập lớn thì rất nhiều gia đình, các khu vực nghèo khó, cộng đồng thiểu số và vùng nông thôn bị bỏ lại phía sau.

Những công nhân nhà máy, bồi bàn hay nhân viên y tế bị sa thải gặp quá nhiều khó khăn để xoay xở cuộc sống tin rằng cuộc chơi chống lại phía họ, rằng chính phủ chỉ phục vụ cho lợi ích của những người quyền lực và điều đó càng làm tăng thêm sự hoài nghi và phân cực chính trị.

Không có cách nhanh chóng để sửa chữa xu hướng đã kéo dài này. Tôi đồng ý rằng thương mại của chúng ta nên công bằng chứ không chỉ tự do. Nhưng làn sóng tiếp theo của sự phân rã kinh tế sẽ không đến từ nước ngoài, nó sẽ đến từ tốc độ tự động hóa không ngừng khiến rất nhiều công việc của tầng lớp trung lưu trở nên lỗi thời.

Vì vậy, chúng ta phải có một sự sắp xếp xã hội mới để đảm bảo tất cả trẻ em đều nhận được sự giáo dục chúng cần, để cho người lao động đấu tranh yêu cầu thu nhập cao hơn, để củng cố lưới an toàn xã hội, để phản ánh cách chúng ta sống và tiến hành nhiều cải cách thuế hơn, nhằm khiến các công ty và cá nhân hưởng lợi nhiều nhất từ ​​nền kinh tế mới này không trốn tránh được nghĩa vụ của họ với đất nước đã giúp họ làm nên thành công.

Chúng ta có thể tranh luận về cách để đạt được những mục tiêu đó tốt nhất.

Nhưng chúng ta không thể tự mãn về những mục tiêu đó, bởi nếu chúng ta không tạo cơ hội cho tất cả mọi người, sự bất mãn và chia rẽ cản trở tiến bộ sẽ chỉ càng sâu sắc hơn trong những năm tới.

 

Nền dân chủ của chúng ta còn phải đối mặt với mối đe dọa thứ hai, mối đe dọa có từ ngày đầu lập quốc. Sau khi tôi đắc cử, đã có nhiều tranh luận về một nước Mỹ không còn nạn phân biệt chủng tộc. Viễn cảnh đó, dù rất được kỳ vọng, đã không trở thành hiện thực.

Chủng tộc vẫn là một thế lực gây chia rẽ trong xã hội chúng ta. Tôi đã sống đủ lâu để biết rằng quan hệ giữa các sắc tộc hiện nay đã tốt hơn rất nhiều so với 10 hay 20 năm trước, dù ai nói gì đi chăng nữa.

Bạn có thể thấy điều đó qua các con số thống kê, qua thái độ của thanh niên Mỹ thuộc các trường phái chính trị. Nhưng chúng ta vẫn chưa đạt được mục tiêu mong muốn.

Tất cả chúng ta phải nỗ lực hơn nữa. Nếu tất cả vấn đề kinh tế đều được quy về như cuộc đấu tranh giữa tầng lớp trung lưu da trắng lao động miệt mài và cộng đồng thiểu số không xứng đáng thì người lao động thuộc mọi sắc tộc sẽ phải giành nhau từng miếng ăn, trong khi giới nhà giàu rút sâu thêm vào những ốc đảo của họ.

Nếu chúng ta không muốn đầu tư vào con cái của người tị nạn chỉ vì họ không giống chúng ta, chúng ta sẽ tước bỏ sự thịnh vượng của chính con em mình, bởi những đứa trẻ da màu kia sẽ gánh vác một phần ngày càng lớn trong lực lượng nhân công của Mỹ.

Chúng ta đã cho thấy nền dân chủ của mình không phải là trò chơi “người thắng hưởng tất”. Năm ngoái, mức thu nhập tăng lên với mọi chủng tộc, mọi lứa tuổi, giới tính. Thế nên nếu chúng ta nghiêm túc về vấn đề chủng tộc, chúng ta phải củng cố những điều luật chống lại nạn phân biệt chủng tộc trong tuyển dụng lao động, trong cung cấp chỗ ở, giáo dục và trong hệ thống tư pháp.

Đó là điều Hiến pháp và những lý tưởng cao nhất của chúng ta đòi hỏi.

Nhưng chỉ luật pháp thôi là chưa đủ. Trái tim cũng phải đổi thay. Chúng không thể thay đổi chỉ trong một đêm. Thái độ xã hội thường phải mất nhiều thế hệ mới đổi khác.

Nhưng nếu nền dân chủ của chúng ta hoạt động theo đúng đường đi của nó trong một quốc gia ngày càng đa dạng, mỗi chúng ta cần phải nỗ lực lưu tâm đến lời khuyên của nhân vật Atticus Finch (trong tác phẩm "Giết con chim nhại"), người nói rằng bạn không bao giờ thực sự hiểu một người cho đến khi bạn nhìn nhận sự việc từ quan điểm của người đó, cho đến khi bạn "khoác trên mình tấm da của người đó".

Đối với người da màu và các nhóm thiểu số khác, điều đó có nghĩa là gắn kết cuộc đấu tranh cho công lý với những thách thức mà rất nhiều người dân ở nước này phải đối mặt, không chỉ là người tị nạn, di dân, người nghèo nông thôn hay người chuyển giới Mỹ mà còn cả những người nam giới da trắng trung niên. Bên ngoài họ có vẻ có lợi thế nhưng họ lại thấy thế giới của mình đảo lộn bởi sự thay đổi về kinh tế, văn hóa và công nghệ.

Đối với người Mỹ da trắng, điều đó có nghĩa là thừa nhận rằng những ảnh hưởng của chế độ nô lệ và Jim Crow (chế độ giai cấp đặt cơ sở trên màu da) không đột nhiên biến mất trong những năm 1960. Đó là nhờ các nhóm thiểu số đã cất tiếng nói bất mãn, tham gia vào việc đảo ngược nạn phân biệt chủng tộc hay thực hành chính trị đúng đắn. Khi họ tiến hành biểu tình ôn hoà, họ không đòi hỏi được đối xử đặc biệt mà họ muốn sự đối xử công bằng mà những bậc khai quốc đã hứa hẹn.

Đối với người Mỹ bản địa, điều đó có nghĩa là nhắc nhở mình rằng những thành kiến ​​giờ họ nói về người nhập cư cũng giống như những thành kiến năm xưa được quy chụp cho những người gốc Ireland, Italy hay Ba Lan - những người được cho là sẽ hủy hoại giá trị cơ bản của Mỹ. Cuối cùng thì nước Mỹ không bị suy yếu bởi sự hiện diện của những người mới đến, họ chấp nhận tín điều của dân tộc này và nó càng được củng cố.

Thế nên dù ở đâu chăng nữa, chúng ta đều phải nỗ lực hơn. Chúng ta phải khởi đầu với tiền đề rằng mỗi công dân đều yêu mến đất nước này nhiều như chúng ta, họ cũng trân trọng giá trị của lao động và gia đình như chúng ta. Con em của họ cũng tò mò, tràn đầy hy vọng và đáng được yêu thương như con em chúng ta.

Đó không phải là điều dễ dàng. Nhiều người trong chúng ta cảm thấy an toàn hơn với việc rút vào bong bóng của riêng mình, dù là ở khu phố hay trường đại học, nơi thờ tự hay trên mạng xã hội, nơi được bao quanh bởi những người có ngoại hình giống chúng ta, cùng chia sẻ quan điểm chính trị và không bao giờ chất vấn những giả thuyết của chúng ta. Sự trỗi dậy của lòng trung thành trần trụi với đảng chính trị, sự gia tăng phân tầng kinh tế và khu vực, sự phân mảnh của truyền thông để đáp ứng mọi thị hiếu – tất cả khiến thái độ phân loại này trở nên tự nhiên, thậm chí là không thể tránh khỏi.

Chúng ta ngày càng trở nên an toàn trong bong bóng của mình đến mức bắt đầu chỉ chấp nhận những thông tin phù hợp với quan điểm của mình, dù thông tin đó có đúng sự thật hay không, thay vì xây dựng quan điểm dựa trên những bằng chứng thực tế.

Xu hướng này tạo nên mối đe dọa thứ ba cho nền dân chủ. Chính trị là cuộc chiến về ý tưởng. Trong cuộc tranh luận lành mạnh, chúng ta ưu tiên những mục tiêu khác nhau, cùng những biện pháp khác nhau để đạt được các mục tiêu đó. Nhưng khi không có nền tảng cơ bản dựa trên sự thật, không có thái độ sẵn sàng tiếp nhận thông tin mới, cùng sự thừa nhận rằng đối thủ của bạn đang đưa ra quan điểm đúng, không dựa trên khoa học và lý lẽ, chúng ta sẽ liên tục cướp lời nhau, khiến quan điểm chung và sự đồng thuận trở nên vô vọng.

Đó có phải là một phần nguyên nhân khiến mọi người nản chí vào chính trị? Làm sao các quan chức được bầu lại nổi giận về thâm hụt ngân sách khi chúng tôi đề xuất chi tiền cho trẻ em học mẫu giáo, nhưng lại không nói gì khi chúng tôi cắt giảm thuế doanh nghiệp? Làm sao chúng ta có thể bỏ qua những sai sót về đạo đức trong đảng của mình, nhưng lại sửng cồ khi đảng khác làm như vậy? Đó không chỉ là không trung thực, việc tự chọn lọc thực tế này chính là hành động tự đánh bại mình. Mẹ tôi thường nói với tôi rằng, sự thật luôn có cách để bám theo bạn.

Về thách thức của vấn đề biến đổi khí hậu. Chỉ trong 8 năm qua, chúng ta đã giảm một nửa sự phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài, tăng gấp đôi nguồn năng lượng tái tạo, dẫn dắt thế giới tới một thỏa thuận có thể cứu lấy hành tinh này. Nhưng nếu không có hành động quyết liệt, con em chúng ta sẽ không có thời gian để tranh luận về sự tồn tại của biến đổi khí hậu, chúng sẽ phải đối phó với hậu quả của nó: thảm họa môi trường, suy thoái kinh tế, cùng những làn sóng tị nạn khí hậu tìm nơi trú ẩn.

Chúng ta giờ đây nên tranh luận về cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Việc phủ nhận vấn đề một cách giản đơn không chỉ là hành động phản bội các thế hệ tương lai, nó còn đi ngược lai tinh thần đổi mới, giải quyết vấn đề một cách thực tế mà các bậc khai quốc đã đề ra.

Chính tinh thần đó đã biến chúng ta thành một cường quốc kinh tế, tinh thần đã giúp chúng ta chinh phục không gian, chữa trị các căn bệnh nan y và biến máy tính thành những thiết bị bỏ túi.

Tinh thần đó – lòng tin vào lý lẽ, vào doanh nghiệp và sự thắng thế của lẽ phải trước cường quyền, đã cho phép chúng ta chống lại sự cám dỗ của chủ nghĩa phát xít và tài phiệt trong thời kỳ Đại Suy thoái, xây dựng một trật tự hậu Thế chiến II cùng các nền dân chủ khác, một trật tự không dựa trên sức mạnh quân sự hay kéo bè kết cánh, mà dựa trên các nguyên tắc thượng tôn pháp luật, nhân quyền và các quyền tự do khác.

Trật tự đó giờ đây đang bị thử thách, đầu tiên là bởi những kẻ cuồng tín tự cho mình đại diện cho đạo Hồi, gần đây hơn là bởi những kẻ coi thị trường tự do, dân chủ cởi mở là những mối đe dọa đối với quyền lực của họ. Mối đe dọa đối với nền dân chủ của chúng ta không dừng lại ở một quả bom xe hay tên lửa. Nó thể hiện nỗi sợ phải thay đổi, nỗi sợ của những người nhìn, nói hay cầu nguyện khác nhau, sự phớt lờ quy tắc thượng tôn pháp luật vốn buộc các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm, và sự thiếu khoan dung với những tư tưởng tự do, bất đồng. Cùng với đó là niềm tin rằng súng gươm, bom đạn hay bộ máy tuyên truyền là kẻ phán xử cuối cùng cho sự thật và lẽ phải.

Nhờ lòng dũng cảm phi thường của những người lính, các sĩ quan tình báo, lực lượng thực thi pháp luật, các nhà ngoại giao, không tổ chức khủng bố nước ngoài nào có thể lên kế hoạch và thực hiện thành công một vụ tấn công trong lòng nước Mỹ suốt 8 năm qua. Dù vụ tấn công ở Boston và Orlando nhắc nhở chúng ta về mối nguy hiểm của sự cực đoan hóa, các cơ quan hành pháp Mỹ đang hoạt động hiệu quả và cảnh giác hơn bao giờ hết.

Chúng ta đã tiêu diệt hàng chục nghìn kẻ khủng bố, trong đó có Osama bin Laden. Liên minh toàn cầu chống IS mà chúng ta dẫn đầu đã lấy lại khoảng một nửa vùng kiểm soát của chúng. IS sẽ bị tiêu diệt và những kẻ đe dọa nước Mỹ sẽ không bao giờ được an toàn. Với những người lính phục vụ cho đất nước, việc tôi được làm Tổng Tư lệnh của các bạn là niềm vinh dự cả cuộc đời.

Nhưng để bảo vệ cuộc sống của chúng ta, quân đội là chưa đủ. Nền dân chủ có thể bị khuất phục khi chúng ta sợ hãi. Thế nên chúng ta, những công dân của nước Mỹ, cần phải duy trì cảnh giác với những mối đe dọa từ bên ngoài, đề phòng sự suy giảm những giá trị đã đưa chúng ta đến ngày hôm nay.

Đó là lý do trong 8 năm qua, tôi đã nỗ lực đặt cuộc chiến chống khủng bố trên nền tảng pháp lý vững chắc. Đó là lý do chúng ta chấm dứt tình trạng tra tấn tù nhân, nỗ lực đóng cửa nhà tù Gitmo, cải cách các điều luật về do thám để đảm bảo quyền tự do cá nhân và dân sự.

Đó là lý do tôi bác bỏ sự phân biệt chống lại người Mỹ theo Hồi giáo. Đó là lý do chúng ta không thể rút khỏi các cuộc chiến khắp toàn cầu – để mở rộng nền dân chủ, quyền con người, quyền phụ nữ, quyền của cộng đồng LGBT. Nếu tự do và sự tôn trọng pháp luật suy giảm trên khắp thế giới, nguy cơ nổ ra chiến tranh giữa các nước và trong lòng mỗi quốc gia sẽ tăng lên, khiến tự do của chúng ta cuối cùng sẽ bị đe dọa.

Vậy nên hãy cảnh giác, nhưng đừng sợ hãi. IS sẽ tìm cách giết hại người vô tội, nhưng chúng không thể đánh bại được nước Mỹ, trừ phi chúng ta phản bội lại chính Hiến pháp và các nguyên tắc của mình trong cuộc chiến. Các đối thủ như Nga và Trung Quốc không thể sánh được với chúng ta về tầm ảnh hưởng toàn cầu, trừ phi chúng ta từ bỏ những gì đang bảo vệ, tự biến mình thành một nước lớn khác chuyên đi bắt nạt những quốc gia láng giềng nhỏ hơn.

Tất cả chúng ta, dù thuộc đảng phái nào, cũng cần tham gia nỗ lực xây dựng lại các thể chế dân chủ của mình. Khi tỷ lệ đi bỏ phiếu xuống đến mức thấp nhất trong các nền dân chủ tiến bộ, chúng ta cần phải làm cho việc bầu cử trở nên dễ dàng hơn, chứ không phải khó khăn đi. Khi niềm tin vào thể chế xuống thấp, chúng ta cần phải giảm bớt ảnh hưởng của đồng tiền trong chính trị, bám vào các nguyên tắc minh bạch và đạo đức trong các cơ quan nhà nước. Khi quốc hội bị tê liệt, chúng ta cần khuyến khích các chính trị gia tuân theo giá trị chung chứ không phải những quan điểm cực đoan cứng rắn.

Tất cả những điều đó phụ thuộc vào sự tham gia của chúng ta, vào việc mỗi chúng ta chấp nhận trách nhiệm công dân của mình, dù cán cân quyền lực có nghiêng về bên nào đi chăng nữa.

 

Hiến pháp Mỹ là món quà tuyệt vời, nhưng nó cũng chỉ là một tấm giấy da dê. Nó không hề có quyền lực của riêng mình. Chúng ta, người dân Mỹ, trao quyền lực cho nó, với sự tham gia của mình, với những lựa chọn chúng ta đưa ra. Nó tùy thuộc vào việc chúng ta có đứng lên cho tự do của mình hay không, có tôn trọng và thực thi pháp luật hay không. Nước Mỹ không hề mong manh, nhưng những thành tựu của chúng ta trên hành trình tự do lâu dài vẫn chưa được đảm bảo.

Trong diễn văn từ biệt của mình, George Washington viết rằng chế độ tự quản là xương sống cho sự an toàn, thịnh vượng, tự do, nhưng "vì những lý do khác nhau, chúng ta thường phải chấp nhận đau đớn để làm suy yếu tư tưởng bác bỏ sự thật này", rằng chúng ta cần phải bác bỏ "ngay từ trong trứng nước những nỗ lực nhằm tách bất cứ bộ phận nào của đất nước ra khỏi phần còn lại hay làm suy yếu mối ràng buộc thiêng liêng" đã giúp nước Mỹ là một thể thống nhất.

Chúng ta làm suy yếu những mối ràng buộc đó khi chúng ta cho phép những cuộc tranh luận chính trị trở nên tai hại khiến người tốt phải im lặng, những lời lẽ đầy hận thù đến mức những người Mỹ mà chúng ta không có cùng ý kiến không chỉ bị lầm lạc mà còn trở nên hận thù. Chúng ta làm suy yếu những ràng buộc đó khi chúng ta tự cho rằng mình "Mỹ" hơn những người khác, khi chúng ta coi toàn bộ hệ thống là sự thối nát không thể tránh khỏi, khi chúng ta đổ lỗi cho các lãnh đạo do mình bầu ra mà không tự xem lại vai trò của mình khi bỏ phiếu cho họ.

Mỗi chúng ta phải là những người bảo vệ chặt chẽ cho nền dân chủ, chấp nhận sứ mệnh mà chúng ta được trao để không ngừng nỗ lực cải thiện quốc gia vĩ đại này. Bởi vì dù tồn tại bất cứ bất đồng nào, chúng ta đều có chung một danh hiệu đáng tự hào: Công dân Mỹ.

Trên hết, đó là những điều nền dân chủ của chúng ta yêu cầu. Chúng tôi cần các bạn, không chỉ khi có bầu cử, không chỉ khi lợi ích riêng bạn bị đe dọa mà trong suốt toàn bộ cuộc đời. Nếu bạn đã phát chán tranh cãi với người lạ trên Internet thì hãy cố gắng nói chuyện với một người trong cuộc sống thực. Nếu có gì cần sửa chữa, hãy đứng dậy và làm việc đó. Nếu các quan chức dân cử làm bạn thất vọng thì hãy tự ra ứng cử. Hãy thể hiện. Nhiệt huyết. Kiên trì.

Đôi khi bạn sẽ thành công, đôi khi lại thất bại. Tin tưởng rằng người khác sẽ đối tốt với mình có thể là rủi ro và sẽ có những lúc quá trình làm bạn thất vọng. Nhưng đối với những người đủ may mắn để tham gia đóng góp vào công việc này, nhìn nó thật cận cảnh thì hãy để tôi nói với bạn, nó sẽ tiếp thêm sinh lực và truyền cảm hứng, niềm tin của các bạn vào nước Mỹ và người Mỹ sẽ được củng cố.

Và thực sự, niềm tin của tôi đã được củng cố. Trong suốt 8 năm qua, tôi đã nhìn thấy những gương mặt đầy hy vọng của sinh viên trẻ tốt nghiệp và những người lính mới. Tôi đã chia buồn với những gia đình đau khổ tìm kiếm câu trả lời và cầu nguyện ở nhà thờ Charleston (nơi xảy ra một vụ thảm sát năm 2015). Tôi đã nhìn thấy các nhà khoa học giúp một người đàn ông bị liệt lấy lại cảm giác và khiến các thương binh bước đi trở lại. Tôi đã nhìn thấy các bác sĩ và tình nguyện viên xây dựng lại cơ sở vật chất sau những trận động đất và ngăn chặn dịch bệnh. Tôi đã nhìn thấy những đứa trẻ nhắc nhở chúng ta về nghĩa vụ chăm sóc cho người tị nạn, làm việc trong hòa bình và trên tất cả là quan tâm đến nhau.

Từ lâu tôi đã đặt niềm tin vào sức mạnh của những người Mỹ bình thường rằng họ có thể mang lại thay đổi và niềm tin đó đã được đáp lại bằng nhiều cách mà tôi không thể tưởng tượng. Tôi hy vọng các bạn cũng như vậy. Một số bạn ở đây tối nay hoặc đang xem truyền hình ở nhà đã đồng hành với chúng tôi trong năm 2004, năm 2008, năm 2012 và có lẽ các bạn vẫn không thể tin rằng chúng ta lại làm được những điều đó.

Em không phải là người duy nhất nghĩ vậy, Michelle. Trong 25 năm qua, em không chỉ là người vợ và mẹ của các con mà còn là người bạn thân nhất của anh. Tuy em chưa từng yêu cầu phải được đảm nhận trọng trách này, em đã thực hiện nó với sự tinh tế, táo bạo, phong cách và sự hài hước. Em khiến Nhà Trắng trở thành nơi thuộc về tất cả mọi người. Thế hệ mới có tiêu chuẩn cao hơn bởi vì họ coi em là hình mẫu. Em đã làm anh tự hào. Em đã làm cho đất nước tự hào.

Malia và Sasha, trong một hoàn cảnh sống đặc biệt nhất, hai con đã trở thành những thiếu nữ tuyệt vời, thông minh, xinh đẹp và quan trọng hơn là tốt bụng, chu đáo và đầy đam mê. Các con đã gánh vác gánh nặng trở thành tâm điểm chú ý trong nhiều năm thật dễ dàng. Trong tất cả những điều bố đã làm trong đời, điều bố tự hào nhất là làm bố của các con.

Còn Joe Biden, cậu bé hay gây gổ ở Scranton trở thành người con đáng mến của Delaware – anh là lựa chọn đầu tiên và tốt nhất tôi đã quyết định khi làm ứng viên tổng thống. Không chỉ vì anh là một phó tổng thống tuyệt vời và còn bởi vì tôi đã có thêm một người anh em. Chúng tôi yêu quý anh và Jill giống như gia đình, tình bạn của anh là một trong những niềm vui lớn nhất trong cuộc sống của chúng tôi.

Gửi đến những nhân viên tuyệt vời của tôi, trong 8 năm qua tôi đã được truyền năng lượng từ các bạn và cố gắng phản ánh lại những gì các bạn thể hiện hàng ngày: nhiệt huyết, nghị lực và lý tưởng. Tôi theo dõi các bạn trưởng thành, lập gia đình, sinh con và tự bắt đầu hành trình tuyệt vời của mình. Ngay cả vào những thời điểm khó khăn và mệt mỏi, bạn không bao giờ để Washington khiến bạn đánh mất bản thân. Điều duy nhất khiến tôi tự hào hơn tất cả những điều tốt đẹp chúng tôi đã làm là suy nghĩ về những điều tuyệt vời các bạn sẽ làm được sau này.

Và với tất cả mọi người - những nhà tổ chức đã chuyển tới sống tại một thị trấn xa lạ và những gia đình tốt bụng đã chào đón họ, những tình nguyện viên đã gõ cửa từng nhà, những thanh niên đi bỏ phiếu lần đầu tiên, những người Mỹ đã sống và cảm nhận được những nỗ lực thay đổi - các bạn là những người ủng hộ và nhà tổ chức tốt nhất bất cứ ai có thể mong muốn và tôi sẽ mãi mãi biết ơn các bạn. Bởi vì các bạn đã thay đổi thế giới.

Đó là lý do khi tôi rời khỏi sân khấu này tối nay, tôi thậm chí còn lạc quan hơn về đất nước này khi tôi mới bắt đầu lãnh đạo đất nước. Bởi vì tôi biết công việc của chúng tôi không chỉ giúp đỡ mà còn truyền cảm hứng cho rất nhiều người Mỹ, đặc biệt là những người trẻ, để tin rằng bạn có thể tạo ra sự khác biệt, để cố gắng cống hiến cho điều gì đó lớn lao hơn bản thân mình.

Thế hệ sắp tới - những người không ích kỷ, vị tha, sáng tạo, yêu nước - tôi đã nhìn thấy các bạn trong mọi ngõ ngách đất nước. Các bạn tin vào sự công bằng, tin vào nước Mỹ bao dung, bạn hiểu rằng sự thay đổi liên tục đã là dấu ấn của nước Mỹ - đó không phải là điều đáng sợ hãi mà là điều phải dang tay đón nhận. Các bạn sẵn sàng thực hiện công việc khó khăn này để đưa nền dân chủ của chúng ta tiến về phía trước. Thế hệ các bạn sẽ sớm vượt qua chúng tôi và tôi tin tương lai sẽ nằm trong tay những người tài giỏi.

Những đồng bào Mỹ của tôi, niềm tự hào của đời tôi là được phục vụ các bạn. Tôi sẽ không dừng lại, tôi sẽ luôn ở bên các bạn với tư cách là một công dân trong những ngày sau này. Hiện giờ, cho dù các bạn tuổi còn trẻ hay tâm còn trẻ, tôi cũng có một đề nghị với các bạn với tư cách tổng thống.

Tôi đề nghị các bạn tin tưởng, không phải tin tưởng vào khả năng mang lại thay đổi của tôi mà là chính các bạn.

Tôi đề nghị các bạn giữ vững đức tin đã được viết thành văn bản lập quốc, những ý tưởng được thì thầm bởi những nô lệ và người theo chủ nghĩa bãi nô; những tinh thần được hô vang bởi những người nhập cư, những người sống trên đất nhà nước cấp và những người tuần hành đòi công lý; những tín điều đã được tái khẳng định bởi những người cắm cờ tại các chiến trường nước ngoài cho đến trên bề mặt mặt trăng - tín điều cốt lõi của mọi câu chuyện Mỹ còn chưa được viết.

Đúng vậy, chúng ta có thể làm được.

Đúng vậy, chúng ta đã làm được.

Đúng vậy, chúng ta có thể làm được.

Xin cảm ơn. Chúa phù hộ các bạn và xin Chúa tiếp tục phù hộ nước Mỹ".

Phương Vũ - Trí Dũng

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/toan-van-phat-bieu-chia-tay-cua-obama-3526819-p3.html


FAREWELL ADDRESS

President Obama’s Farewell Address to You
President Obama returned to Chicago to offer his grateful farewell to the American people


THE PRESIDENT: Hello, Chicago! (Applause.) It's good to be home! (Applause.) Thank you, everybody. Thank you. (Applause.) Thank you so much. Thank you. (Applause.) All right, everybody sit down. (Applause.) We're on live TV here. I've got to move. (Applause.) You can tell that I'm a lame duck because nobody is following instructions. (Laughter.) Everybody have a seat. (Applause.)

My fellow Americans — (applause) — Michelle and I have been so touched by all the well wishes that we've received over the past few weeks. But tonight, it's my turn to say thanks. (Applause.) Whether we have seen eye-to-eye or rarely agreed at all, my conversations with you, the American people, in living rooms and in schools, at farms, on factory floors, at diners and on distant military outposts — those conversations are what have kept me honest, and kept me inspired, and kept me going. And every day, I have learned from you. You made me a better President, and you made me a better man. (Applause.)

So I first came to Chicago when I was in my early 20s. And I was still trying to figure out who I was, still searching for a purpose in my life. And it was a neighborhood not far from here where I began working with church groups in the shadows of closed steel mills. It was on these streets where I witnessed the power of faith, and the quiet dignity of working people in the face of struggle and loss.

AUDIENCE: Four more years! Four more years! Four more years!

THE PRESIDENT: I can't do that.

AUDIENCE: Four more years! Four more years! Four more years!

THE PRESIDENT: This is where I learned that change only happens when ordinary people get involved and they get engaged, and they come together to demand it.

After eight years as your President, I still believe that. And it's not just my belief. It's the beating heart of our American idea — our bold experiment in self-government. It's the conviction that we are all created equal, endowed by our Creator with certain unalienable rights, among them life, liberty, and the pursuit of happiness. It's the insistence that these rights, while self-evident, have never been self-executing; that We, the People, through the instrument of our democracy, can form a more perfect union.

What a radical idea. A great gift that our Founders gave to us: The freedom to chase our individual dreams through our sweat and toil and imagination, and the imperative to strive together, as well, to achieve a common good, a greater good.

For 240 years, our nation's call to citizenship has given work and purpose to each new generation. It's what led patriots to choose republic over tyranny, pioneers to trek west, slaves to brave that makeshift railroad to freedom. It's what pulled immigrants and refugees across oceans and the Rio Grande. (Applause.) It's what pushed women to reach for the ballot. It's what powered workers to organize. It's why GIs gave their lives at Omaha Beach and Iwo Jima, Iraq and Afghanistan. And why men and women from Selma to Stonewall were prepared to give theirs, as well. (Applause.)

So that's what we mean when we say America is exceptional — not that our nation has been flawless from the start, but that we have shown the capacity to change and make life better for those who follow. Yes, our progress has been uneven. The work of democracy has always been hard. It's always been contentious. Sometimes it's been bloody. For every two steps forward, it often feels we take one step back. But the long sweep of America has been defined by forward motion, a constant widening of our founding creed to embrace all and not just some. (Applause.)

If I had told you eight years ago that America would reverse a great recession, reboot our auto industry, and unleash the longest stretch of job creation in our history — (applause) — if I had told you that we would open up a new chapter with the Cuban people, shut down Iran's nuclear weapons program without firing a shot, take out the mastermind of 9/11 — (applause) — if I had told you that we would win marriage equality, and secure the right to health insurance for another 20 million of our fellow citizens — (applause) — if I had told you all that, you might have said our sights were set a little too high. But that's what we did. (Applause.) That's what you did.

You were the change. You answered people's hopes, and because of you, by almost every measure, America is a better, stronger place than it was when we started. (Applause.)

In 10 days, the world will witness a hallmark of our democracy.

AUDIENCE: Nooo —

THE PRESIDENT: No, no, no, no, no — the peaceful transfer of power from one freely elected President to the next. (Applause.) I committed to President-elect Trump that my administration would ensure the smoothest possible transition, just as President Bush did for me. (Applause.) Because it's up to all of us to make sure our government can help us meet the many challenges we still face.

We have what we need to do so. We have everything we need to meet those challenges. After all, we remain the wealthiest, most powerful, and most respected nation on Earth. Our youth, our drive, our diversity and openness, our boundless capacity for risk and reinvention means that the future should be ours. But that potential will only be realized if our democracy works. Only if our politics better reflects the decency of our people. (Applause.) Only if all of us, regardless of party affiliation or particular interests, help restore the sense of common purpose that we so badly need right now.

That's what I want to focus on tonight: The state of our democracy. Understand, democracy does not require uniformity. Our founders argued. They quarreled. Eventually they compromised. They expected us to do the same. But they knew that democracy does require a basic sense of solidarity — the idea that for all our outward differences, we're all in this together; that we rise or fall as one. (Applause.)

There have been moments throughout our history that threatens that solidarity. And the beginning of this century has been one of those times. A shrinking world, growing inequality; demographic change and the specter of terrorism — these forces haven't just tested our security and our prosperity, but are testing our democracy, as well. And how we meet these challenges to our democracy will determine our ability to educate our kids, and create good jobs, and protect our homeland. In other words, it will determine our future.

To begin with, our democracy won't work without a sense that everyone has economic opportunity. And the good news is that today the economy is growing again. Wages, incomes, home values, and retirement accounts are all rising again. Poverty is falling again. (Applause.) The wealthy are paying a fairer share of taxes even as the stock market shatters records. The unemployment rate is near a 10-year low. The uninsured rate has never, ever been lower. (Applause.) Health care costs are rising at the slowest rate in 50 years. And I've said and I mean it — if anyone can put together a plan that is demonstrably better than the improvements we've made to our health care system and that covers as many people at less cost, I will publicly support it. (Applause.)

Because that, after all, is why we serve. Not to score points or take credit, but to make people's lives better. (Applause.)

But for all the real progress that we've made, we know it's not enough. Our economy doesn't work as well or grow as fast when a few prosper at the expense of a growing middle class and ladders for folks who want to get into the middle class. (Applause.) That's the economic argument. But stark inequality is also corrosive to our democratic ideal. While the top one percent has amassed a bigger share of wealth and income, too many families, in inner cities and in rural counties, have been left behind — the laid-off factory worker; the waitress or health care worker who's just barely getting by and struggling to pay the bills — convinced that the game is fixed against them, that their government only serves the interests of the powerful — that's a recipe for more cynicism and polarization in our politics.

But there are no quick fixes to this long-term trend. I agree, our trade should be fair and not just free. But the next wave of economic dislocations won't come from overseas. It will come from the relentless pace of automation that makes a lot of good, middle-class jobs obsolete.

And so we're going to have to forge a new social compact to guarantee all our kids the education they need — (applause) — to give workers the power to unionize for better wages; to update the social safety net to reflect the way we live now, and make more reforms to the tax code so corporations and individuals who reap the most from this new economy don't avoid their obligations to the country that's made their very success possible. (Applause.)

We can argue about how to best achieve these goals. But we can't be complacent about the goals themselves. For if we don't create opportunity for all people, the disaffection and division that has stalled our progress will only sharpen in years to come.

There's a second threat to our democracy — and this one is as old as our nation itself. After my election, there was talk of a post-racial America. And such a vision, however well-intended, was never realistic. Race remains a potent and often divisive force in our society. Now, I've lived long enough to know that race relations are better than they were 10, or 20, or 30 years ago, no matter what some folks say. (Applause.) You can see it not just in statistics, you see it in the attitudes of young Americans across the political spectrum.

But we're not where we need to be. And all of us have more work to do. (Applause.) If every economic issue is framed as a struggle between a hardworking white middle class and an undeserving minority, then workers of all shades are going to be left fighting for scraps while the wealthy withdraw further into their private enclaves. (Applause.) If we're unwilling to invest in the children of immigrants, just because they don't look like us, we will diminish the prospects of our own children — because those brown kids will represent a larger and larger share of America's workforce. (Applause.) And we have shown that our economy doesn't have to be a zero-sum game. Last year, incomes rose for all races, all age groups, for men and for women.

So if we're going to be serious about race going forward, we need to uphold laws against discrimination — in hiring, and in housing, and in education, and in the criminal justice system. (Applause.) That is what our Constitution and our highest ideals require. (Applause.)

But laws alone won't be enough. Hearts must change. It won't change overnight. Social attitudes oftentimes take generations to change. But if our democracy is to work in this increasingly diverse nation, then each one of us need to try to heed the advice of a great character in American fiction — Atticus Finch — (applause) — who said “You never really understand a person until you consider things from his point of view…until you climb into his skin and walk around in it.”

For blacks and other minority groups, it means tying our own very real struggles for justice to the challenges that a lot of people in this country face — not only the refugee, or the immigrant, or the rural poor, or the transgender American, but also the middle-aged white guy who, from the outside, may seem like he's got advantages, but has seen his world upended by economic and cultural and technological change. We have to pay attention, and listen. (Applause.)

For white Americans, it means acknowledging that the effects of slavery and Jim Crow didn't suddenly vanish in the '60s — (applause) — that when minority groups voice discontent, they're not just engaging in reverse racism or practicing political correctness. When they wage peaceful protest, they're not demanding special treatment but the equal treatment that our Founders promised. (Applause.)

For native-born Americans, it means reminding ourselves that the stereotypes about immigrants today were said, almost word for word, about the Irish, and Italians, and Poles — who it was said we're going to destroy the fundamental character of America. And as it turned out, America wasn't weakened by the presence of these newcomers; these newcomers embraced this nation's creed, and this nation was strengthened. (Applause.)

So regardless of the station that we occupy, we all have to try harder. We all have to start with the premise that each of our fellow citizens loves this country just as much as we do; that they value hard work and family just like we do; that their children are just as curious and hopeful and worthy of love as our own. (Applause.)

And that's not easy to do. For too many of us, it's become safer to retreat into our own bubbles, whether in our neighborhoods or on college campuses, or places of worship, or especially our social media feeds, surrounded by people who look like us and share the same political outlook and never challenge our assumptions. The rise of naked partisanship, and increasing economic and regional stratification, the splintering of our media into a channel for every taste — all this makes this great sorting seem natural, even inevitable. And increasingly, we become so secure in our bubbles that we start accepting only information, whether it's true or not, that fits our opinions, instead of basing our opinions on the evidence that is out there. (Applause.)

And this trend represents a third threat to our democracy. But politics is a battle of ideas. That's how our democracy was designed. In the course of a healthy debate, we prioritize different goals, and the different means of reaching them. But without some common baseline of facts, without a willingness to admit new information, and concede that your opponent might be making a fair point, and that science and reason matter — (applause) — then we're going to keep talking past each other, and we'll make common ground and compromise impossible. (Applause.)

And isn't that part of what so often makes politics dispiriting? How can elected officials rage about deficits when we propose to spend money on preschool for kids, but not when we're cutting taxes for corporations? (Applause.) How do we excuse ethical lapses in our own party, but pounce when the other party does the same thing? It's not just dishonest, this selective sorting of the facts; it's self-defeating. Because, as my mother used to tell me, reality has a way of catching up with you. (Applause.)

Take the challenge of climate change. In just eight years, we've halved our dependence on foreign oil; we've doubled our renewable energy; we've led the world to an agreement that has the promise to save this planet. (Applause.) But without bolder action, our children won't have time to debate the existence of climate change. They'll be busy dealing with its effects: more environmental disasters, more economic disruptions, waves of climate refugees seeking sanctuary.

Now, we can and should argue about the best approach to solve the problem. But to simply deny the problem not only betrays future generations, it betrays the essential spirit of this country — the essential spirit of innovation and practical problem-solving that guided our Founders. (Applause.)

It is that spirit, born of the Enlightenment, that made us an economic powerhouse — the spirit that took flight at Kitty Hawk and Cape Canaveral; the spirit that cures disease and put a computer in every pocket.

It's that spirit — a faith in reason, and enterprise, and the primacy of right over might — that allowed us to resist the lure of fascism and tyranny during the Great Depression; that allowed us to build a post-World War II order with other democracies, an order based not just on military power or national affiliations but built on principles — the rule of law, human rights, freedom of religion, and speech, and assembly, and an independent press. (Applause.)

That order is now being challenged — first by violent fanatics who claim to speak for Islam; more recently by autocrats in foreign capitals who see free markets and open democracies and and civil society itself as a threat to their power. The peril each poses to our democracy is more far-reaching than a car bomb or a missile. It represents the fear of change; the fear of people who look or speak or pray differently; a contempt for the rule of law that holds leaders accountable; an intolerance of dissent and free thought; a belief that the sword or the gun or the bomb or the propaganda machine is the ultimate arbiter of what's true and what's right.

Because of the extraordinary courage of our men and women in uniform, because of our intelligence officers, and law enforcement, and diplomats who support our troops — (applause) — no foreign terrorist organization has successfully planned and executed an attack on our homeland these past eight years. (Applause.) And although Boston and Orlando and San Bernardino and Fort Hood remind us of how dangerous radicalization can be, our law enforcement agencies are more effective and vigilant than ever. We have taken out tens of thousands of terrorists — including bin Laden. (Applause.) The global coalition we're leading against ISIL has taken out their leaders, and taken away about half their territory. ISIL will be destroyed, and no one who threatens America will ever be safe. (Applause.)

And to all who serve or have served, it has been the honor of my lifetime to be your Commander-in-Chief. And we all owe you a deep debt of gratitude. (Applause.)

But protecting our way of life, that's not just the job of our military. Democracy can buckle when we give in to fear. So, just as we, as citizens, must remain vigilant against external aggression, we must guard against a weakening of the values that make us who we are. (Applause.)

And that's why, for the past eight years, I've worked to put the fight against terrorism on a firmer legal footing. That's why we've ended torture, worked to close Gitmo, reformed our laws governing surveillance to protect privacy and civil liberties. (Applause.) That's why I reject discrimination against Muslim Americans, who are just as patriotic as we are. (Applause.)

That's why we cannot withdraw from big global fights — to expand democracy, and human rights, and women's rights, and LGBT rights. No matter how imperfect our efforts, no matter how expedient ignoring such values may seem, that's part of defending America. For the fight against extremism and intolerance and sectarianism and chauvinism are of a piece with the fight against authoritarianism and nationalist aggression. If the scope of freedom and respect for the rule of law shrinks around the world, the likelihood of war within and between nations increases, and our own freedoms will eventually be threatened.

So let's be vigilant, but not afraid. (Applause.) ISIL will try to kill innocent people. But they cannot defeat America unless we betray our Constitution and our principles in the fight. (Applause.) Rivals like Russia or China cannot match our influence around the world — unless we give up what we stand for — (applause) — and turn ourselves into just another big country that bullies smaller neighbors.

Which brings me to my final point: Our democracy is threatened whenever we take it for granted. (Applause.) All of us, regardless of party, should be throwing ourselves into the task of rebuilding our democratic institutions. (Applause.) When voting rates in America are some of the lowest among advanced democracies, we should be making it easier, not harder, to vote. (Applause.) When trust in our institutions is low, we should reduce the corrosive influence of money in our politics, and insist on the principles of transparency and ethics in public service. (Applause.) When Congress is dysfunctional, we should draw our congressional districts to encourage politicians to cater to common sense and not rigid extremes. (Applause.)

But remember, none of this happens on its own. All of this depends on our participation; on each of us accepting the responsibility of citizenship, regardless of which way the pendulum of power happens to be swinging.

Our Constitution is a remarkable, beautiful gift. But it's really just a piece of parchment. It has no power on its own. We, the people, give it power. (Applause.) We, the people, give it meaning. With our participation, and with the choices that we make, and the alliances that we forge. (Applause.) Whether or not we stand up for our freedoms. Whether or not we respect and enforce the rule of law. That's up to us. America is no fragile thing. But the gains of our long journey to freedom are not assured.

In his own farewell address, George Washington wrote that self-government is the underpinning of our safety, prosperity, and liberty, but “from different causes and from different quarters much pains will be taken…to weaken in your minds the conviction of this truth.” And so we have to preserve this truth with “jealous anxiety;” that we should reject “the first dawning of every attempt to alienate any portion of our country from the rest or to enfeeble the sacred ties” that make us one. (Applause.)

America, we weaken those ties when we allow our political dialogue to become so corrosive that people of good character aren't even willing to enter into public service; so coarse with rancor that Americans with whom we disagree are seen not just as misguided but as malevolent. We weaken those ties when we define some of us as more American than others; when we write off the whole system as inevitably corrupt, and when we sit back and blame the leaders we elect without examining our own role in electing them. (Applause.)

It falls to each of us to be those those anxious, jealous guardians of our democracy; to embrace the joyous task we've been given to continually try to improve this great nation of ours. Because for all our outward differences, we, in fact, all share the same proud title, the most important office in a democracy: Citizen. (Applause.) Citizen.

So, you see, that's what our democracy demands. It needs you. Not just when there's an election, not just when your own narrow interest is at stake, but over the full span of a lifetime. If you're tired of arguing with strangers on the Internet, try talking with one of them in real life. (Applause.) If something needs fixing, then lace up your shoes and do some organizing. (Applause.) If you're disappointed by your elected officials, grab a clipboard, get some signatures, and run for office yourself. (Applause.) Show up. Dive in. Stay at it.

Sometimes you'll win. Sometimes you'll lose. Presuming a reservoir of goodness in other people, that can be a risk, and there will be times when the process will disappoint you. But for those of us fortunate enough to have been a part of this work, and to see it up close, let me tell you, it can energize and inspire. And more often than not, your faith in America — and in Americans — will be confirmed. (Applause.)

Mine sure has been. Over the course of these eight years, I've seen the hopeful faces of young graduates and our newest military officers. I have mourned with grieving families searching for answers, and found grace in a Charleston church. I've seen our scientists help a paralyzed man regain his sense of touch. I've seen wounded warriors who at points were given up for dead walk again. I've seen our doctors and volunteers rebuild after earthquakes and stop pandemics in their tracks. I've seen the youngest of children remind us through their actions and through their generosity of our obligations to care for refugees, or work for peace, and, above all, to look out for each other. (Applause.)

So that faith that I placed all those years ago, not far from here, in the power of ordinary Americans to bring about change — that faith has been rewarded in ways I could not have possibly imagined. And I hope your faith has, too. Some of you here tonight or watching at home, you were there with us in 2004, in 2008, 2012 — (applause) — maybe you still can't believe we pulled this whole thing off. Let me tell you, you're not the only ones. (Laughter.)

Michelle — (applause) — Michelle LaVaughn Robinson, girl of the South Side — (applause) — for the past 25 years, you have not only been my wife and mother of my children, you have been my best friend. (Applause.) You took on a role you didn't ask for and you made it your own, with grace and with grit and with style and good humor. (Applause.) You made the White House a place that belongs to everybody. (Applause.) And the new generation sets its sights higher because it has you as a role model. (Applause.) So you have made me proud. And you have made the country proud. (Applause.)

Malia and Sasha, under the strangest of circumstances, you have become two amazing young women. You are smart and you are beautiful, but more importantly, you are kind and you are thoughtful and you are full of passion. (Applause.) You wore the burden of years in the spotlight so easily. Of all that I've done in my life, I am most proud to be your dad. (Applause.)

To Joe Biden — (applause) — the scrappy kid from Scranton who became Delaware's favorite son — you were the first decision I made as a nominee, and it was the best. (Applause.) Not just because you have been a great Vice President, but because in the bargain, I gained a brother. And we love you and Jill like family, and your friendship has been one of the great joys of our lives. (Applause.)

To my remarkable staff: For eight years — and for some of you, a whole lot more — I have drawn from your energy, and every day I tried to reflect back what you displayed — heart, and character, and idealism. I've watched you grow up, get married, have kids, start incredible new journeys of your own. Even when times got tough and frustrating, you never let Washington get the better of you. You guarded against cynicism. And the only thing that makes me prouder than all the good that we've done is the thought of all the amazing things that you're going to achieve from here. (Applause.)

And to all of you out there — every organizer who moved to an unfamiliar town, every kind family who welcomed them in, every volunteer who knocked on doors, every young person who cast a ballot for the first time, every American who lived and breathed the hard work of change — you are the best supporters and organizers anybody could ever hope for, and I will be forever grateful. (Applause.) Because you did change the world. (Applause.) You did.

And that's why I leave this stage tonight even more optimistic about this country than when we started. Because I know our work has not only helped so many Americans, it has inspired so many Americans — especially so many young people out there — to believe that you can make a difference — (applause) — to hitch your wagon to something bigger than yourselves.

Let me tell you, this generation coming up — unselfish, altruistic, creative, patriotic — I've seen you in every corner of the country. You believe in a fair, and just, and inclusive America. (Applause.) You know that constant change has been America's hallmark; that it's not something to fear but something to embrace. You are willing to carry this hard work of democracy forward. You'll soon outnumber all of us, and I believe as a result the future is in good hands. (Applause.)

My fellow Americans, it has been the honor of my life to serve you. (Applause.) I won't stop. In fact, I will be right there with you, as a citizen, for all my remaining days. But for now, whether you are young or whether you're young at heart, I do have one final ask of you as your President — the same thing I asked when you took a chance on me eight years ago. I'm asking you to believe. Not in my ability to bring about change — but in yours.

I am asking you to hold fast to that faith written into our founding documents; that idea whispered by slaves and abolitionists; that spirit sung by immigrants and homesteaders and those who marched for justice; that creed reaffirmed by those who planted flags from foreign battlefields to the surface of the moon; a creed at the core of every American whose story is not yet written: Yes, we can. (Applause.)

Yes, we did. Yes, we can. (Applause.)

Thank you. God bless you. May God continue to bless the United States of America. (Applause.)


https://www.whitehouse.gov/farewell

Dân Chicago háo hức chờ nghe Obama phát biểu chia tay

Hàng nghìn người đứng ngoài đường, xếp hàng ở trung tâm hội nghị Chicago, thậm chí không ngủ chờ được vào nghe Tổng thống Obama phát biểu chia tay Nhà Trắng.

Crystal Williams và con trai London, 11 tuổi, tay cầm vé dự lễ phát biểu chia tay của Tổng thống Obama, xếp hàng đợi ở trung tâm hội nghị Cormick Place. London háo hức đến nỗi tối hôm trước không ngủ được.

"Cháu không ngủ tí nào. Ông là tổng thống gốc Phi đầu tiên và cháu rất ngưỡng mộ ông", William nói.

 

Đầu đội mũ in hình Tổng thống Obama và chính mình, Norris Allen nói chuyện điện thoại trong khi xếp hàng chờ ở trung tâm hội nghị Cormick Place. 

Tổng thống Barack Obama phát biểu chia tay Nhà Trắng tại thành phố quê nhà Chicago vào 21h giờ Miền Đông ngày 10/1, tức 9h sáng ngày 11/1 giờ Hà Nội.

 

 

Người dân xếp hàng ngoài Tòa án Harper ở công viên Hyde, nơi Tổng thống Mỹ và phu nhân sẽ dừng lại trước khi tới trung tâm hội nghị phát biểu chia tay.

 

Hàng trăm người xếp hàng từ sớm ở trung tâm hội nghị McCormick Place để đảm bảo họ là người đầu tiên bước vào khi cửa mở. 

 

Chicago có mưa. Người tới dự buổi phát biểu chia tay vội vã tìm chỗ trú bên ngoài trung tâm hội nghị.

 

Sân khấu nơi ông Obama phát biểu. 

Hơn 20.000 người dự kiến có mặt tại McCormick Place, trung tâm hội nghị lớn nhất vùng Bắc Mỹ và từng là nơi ông Obama phát biểu sau khi đánh bại đối thủ Mitt Romney trong cuộc bầu cử 2012. Vé xem buổi phát biểu được phát miễn phí và đã hết sạch nhưng hiện được rao bán trên mạng với giá hơn 1.000 USD mỗi vé.

 

Những người tới xem Tổng thống Obama phát biểu chia tay Nhà Trắng ổn định chỗ ngồi trong trung tâm hội nghị McCormick Place.

 

Người dân trong cửa hàng thực phẩm sạch Bonne Sante xem đoàn xe chở Tổng thống Obama tới trung tâm hội nghị McCormick Place.

 

Người dân Chicago giơ khẩu hiệu "Cảm ơn Obama", "Chào mừng về quê, Tổng thống" đứng trên một phòng triển lãm tranh ở công viên Hyde chờ xem đoàn xe chở ông Obama tới trung tâm hội nghị McCormick Place.

 

Kellie Petty chăm chú xem điện thoại bên ngoài trung tâm hội nghị McCormick Place trước buổi phát biểu chia tay Nhà Trắng của Tổng thống Obama. 

 

Hồng Hạnh (Ảnh: Chicago Tribune)


Obama sẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên phát biểu chia tay tại quê nhà

Barack Obama sẽ phá lệ khi phát biểu chia tay ở thành phố quê nhà Chicago, bang Illinois, thay vì tại Nhà Trắng theo truyền thống của các đời tổng thống Mỹ. 

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một bài phát biểu năm 2011 tại Nhà Trắng. Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một bài phát biểu năm 2011 tại Nhà Trắng. Ảnh: AP

Dù truyền thống phát biểu chia tay của các đời tổng thống Mỹ có từ thời George Washington (1796), đây là lần đầu tiên một tổng thống trở về quê nhà để phát biểu, ABC11 dẫn lời Jen Psaki, phát ngôn viên Nhà Trắng, hôm 9/1 cho biết. "Đó không phải chỉ là nơi ông lập gia đình, đó là nơi ông khởi đầu với tư cách một người tổ chức cộng đồng", Psaki nói. 

Bà cho biết khi nhân viên Nhà Trắng đề xuất về bài phát biểu chia tay với ông Obama cách đây 6 - 8 tháng, một trong những câu hỏi đầu tiên của ông là có nhất thiết phải thực hiện tại Nhà Trắng hay không. "Chicago là một nơi tự nhiên với ông, không chỉ bởi đó là quê nhà của ông, mà đó còn là nơi ông khởi đầu nghiệp chính trị". 

Obama sẽ phát biểu chia tay tối 10/1 (sáng 11/1 theo giờ Hà Nội) tại trung tâm hội nghị McCormick Place, Chicago. Hàng nghìn người cuối tuần trước xếp hàng trong tiết trời 3 độ C để nhận vé miễn phí dự sự kiện. Bài phát biểu cũng được truyền hình trực tiếp. 

Theo các trợ lý, Obama đang tự viết gần như toàn bộ bài diễn văn. Ông dự kiến không đề cập nhiều đến những thành tựu đạt được trên cương vị tổng thống, mà tập trung vào việc "truyền đuốc" cho thế hệ lãnh đạo mới, những người có thể dựa trên thành tựu của ông để xây dựng, đưa đất nước tiến lên phía trước. 

Trọng Giáp



Tổng thống Obama khóc khi nói lời chia tay các nhân viên

Người đứng đầu Nhà Trắng thừa nhận đã rơi lệ trong buổi chia tay nhân viên cao cấp và tin mình sẽ tiếp tục được bầu nếu tranh cử tổng thống lần ba. 

Obama thừa nhận đã rớt nước mắt trong bữa tiệc chia tay các nhân viên cấp cao. Ảnh: AFP

Obama thừa nhận đã rơi nước mắt trong bữa tiệc chia tay các nhân viên cấp cao. Ảnh: AFP

Trong cuộc phỏng vấn trên chương trình "Axe Files" với David Axelrod của CNN, Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận chính "trái tim" và "lý tưởng" của các nhân viên cấp cao trong chính quyền của mình đã truyền cho ông nguồn cảm hứng suốt hai nhiệm kỳ làm tổng thống. 

"Chúng tôi đã mời các nhân viên cấp cao dự tiệc tối. Tôi nói được khoảng 4 phút thì bắt đầu xúc động rơm rớm", ông Obama nói khi thừa nhận đã khóc trong bữa tiệc. 

Tuy hiến pháp Mỹ quy định mỗi tổng thống chỉ được phép giữ chức vụ trong hai nhiệm kỳ, ông Obama cho rằng có thể sẽ ngồi ở vị trí này lâu hơn nếu được phép. 

"Tôi tin tưởng vào khả năng đó bởi tôi tin rằng nếu tham gia tranh cử trở lại, tôi nghĩ mình có thể huy động được phần đông người dân Mỹ ủng hộ", Obama nói. 

Tuy vậy, tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ cũng chia sẻ ông đang mong chờ cuộc sống mới sau khi rời Nhà Trắng. Obama tiết lộ có thể sẽ đưa vợ đi nghỉ dưỡng một chuyến bởi "cô ấy xứng đáng được như thế". 

Hướng Dương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/06/2024(Xem: 3155)
Trong lúc dọn dẹp lại thư viện kinh sách bé nhỏ của mình, người viết vừa nâng niu, vừa bâng khuâng xao xuyến khi nhìn kỹ lại hơn 50 tác phẩm được biên soạn bằng chính năng lực, trí tuệ của quý danh tăng của thế kỷ 20 -21 đã ký tặng( mà người viết cho đấy là sách giáo khoa hàn lâm về Phật Giáo ) với những dòng chữ thật trân quý đầy tinh thần nhân văn cao cả của lý tưởng, lại mang đậm các giá trị đạo đức truyền thống trong Phật Giáo mà trong suốt đời tu học, khoảng 10 năm gần đây người viết mới được tiếp xúc những bậc hiền triết này.
15/06/2024(Xem: 1441)
Sau khi bang Niedersachsen của ông Tiến sĩ Albrecht thu nhận hơn 1.000 thuyền nhân từ chiếc tàu Hải Hồng, phân phối đi các vùng trong bang nhưng đông nhất vẫn là thành phố thủ phủ Hannover. Các thuyền nhân tỵ nạn này vừa từ cõi chết đi lên, nên rất cần một chỗ dựa cho tâm linh. Sau chuyến vượt biên thoát nạn, họ đã cầu nguyện Đức Mẹ Maria cứu vớt nếu là người Công giáo. Còn Phật giáo họ sẽ niệm Mẹ hiền Quán Thế Âm, hai hình tượng đã in sâu vào tâm thức, họ tin chắc hai Vị này đã ra tay cứu độ đưa họ đến bến bờ bình yên.
12/06/2024(Xem: 768)
Lời người chuyển ngữ: Thông thường khi nói đến ngồi thiền hay thực hành chánh niệm chúng ta lập tức nghĩ đến việc ngồi yên, ngồi một cách nghiêm trang và chú tâm vào hơi thở hay những cách khác (tùy theo phương pháp chỉ – quán…). Tuy nhiên chúng ta cũng nghe đến tứ oai nghi đi – đứng - nằm – ngồi, nghĩa là ta có thể giữ chánh niệm trong mọi hoàn cảnh và tư thế, điều này phụ thuộc vào năng lực, ý chí của mỗi cá nhân. Trong lá thư gởi độc giả của tạp chí Lion’s Roar (Sư Tử Hống), ngày 51/05/24 có đề cập đến việc ứng dụng và thực hành chánh niệm trong sự di chuyển động, trong lá thư này có dẫn lời của Francis Sanzaro một nhà leo núi chuyên nghiệp và cũng là một Phật tử đã áp dụng chánh niệm trong việc leo núi. Việc ứng dụng chánh niệm trong sự vận động hàng ngày đôi khi tôi cũng có chút xíu kinh nghiệm. Tôi thường chạy bộ, bơi lội… và giữ chánh niệm và cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn là khi ngồi nghiêm trang trước bàn thờ Phật. Tôi nhận thấy mọi người ai cũng có thể áp dụng thực hành chán
12/06/2024(Xem: 740)
Sống ở đời, mọi người chúng ta ai ai cũng đã từng ít nhất một lần buộc miệng than: “Sao khổ vậy trời? Sao khổ thế này?”. Khổ là bản chất của đời sống hiện hữu, khổ là tất yếu vì sự thay đổi của vô thường. Đã sanh làm người, đã sống trong đời thì không thể tránh khỏi khổ, cho dù đó là tỷ phú cực giàu, tổng thống cực quyền hay là kẻ ăn mày khố rách áo ôm. Khổ có vô vàn nhưng chung quy lại không ngoài: Sanh, già, bệnh, chết, muốn mà không được, thương phải chia lìa, ghét phải chung đụng, thân và tâm đầy phiền não như lửa cháy. Khổ vì sanh – tử là điều bất khả kháng, khổ vì những ác nghiệp đã chín muồi thì cũng không thể tránh được, duy cái khổ của sự mong cầu, ham muốn, thèm khát là điều mà chúng ta có thể làm giảm thiểu hoặc tránh được.
04/06/2024(Xem: 946)
Ta lên núi, học làm Tiên nhẫn nhục, Mặc thói đời nhân ngã với thị, phi! Mây có hẹn, mà quên về cũng được, Gió có lay, trăng nghiêng ngã hề chi!
02/06/2024(Xem: 1341)
Một trong những lời dạy của Tuệ Trung Thượng Sĩ thường được đời sau nhắc tới là hãy phản quan tự kỷ. Đó là pháp yếu Thiền Tông. Nghĩa là, nhìn lại chính mình. Câu hỏi chúng ta nêu ra nơi đây là, phản quan tự kỷ thế nào?
30/05/2024(Xem: 939)
Đại Trí Độ Luận nói: “Biển cả Phật pháp, tin thì vào được”. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín làm tay. Như người có tay, đến nơi trân bảo, tùy ý nhặt lấy. Nếu người không tay, chẳng được thứ gì”. Cũng có câu: “Vừa vào cửa tín, liền lên Tổ vị”. “Mũi Tên Xuyên Vách” ra đời góp một niềm tin nhỏ cho người sơ cơ, chắc không tránh khỏi lỗi lầm. Rất mong bạn đọc bốn phương bổ chính để được tốt hơn trong những lần tái bản tới. Xin thành thật tri ân.
24/05/2024(Xem: 9088)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúc và suy tưởng. Những bước chân đơn độc của Thầy đã đi bốn vòng đất nước trong nhiều năm qua, để tu hạnh đầu đà là điều khó làm, không phải ai làm cũng được. Một hình ảnh chưa từng nhìn thấy, dù là trong tiểu thuyết hay phim ảnh: hàng trăm người dân, có khi hàng ngàn người dân, cùng ra phố bước theo Thầy, lòng vui như mở hội, niềm tin vào Chánh pháp kiên cố thêm.
17/05/2024(Xem: 742)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ. Tháng năm là tháng năm nào? Năm nào cũng có tháng năm, nếu bảo mọi tháng đều là tháng năm thì cũng chẳng sai. Năm, tháng, ngày, giờ… là cái khái niệm con người chế ra, tạm gọi là thế, tạm dùng để đo, đếm cái gọi là thời gian. Bản thân thời gian cũng là một khái niệm như những khái niệm dùng để đo lường nó. Bản chất thời gian là gì thì ai mà biết, nó vốn vô hình, vô tướng, vô trọng lượng, vô sắc, vô thanh… Nó không đầu không cuối và dĩ nhiên cũng không thể nào biết đâu là chặng giữa. Con người, vạn vật muôn loài và thế giới này có hình thành hay hoại diệt thì nó vẫn cứ là nó. Nó chẳng sanh ra và cũng chẳng mất đi.
17/05/2024(Xem: 1617)
Phần này ghi lại vài nhận xét về bản chữ quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh, qua lăng kính của chữ quốc ngữ từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm đồng thời. Rất tiếc là chưa tìm ra bản Nôm Sấm Truyền Ca hay Lập Quốc Kinh, do đó bài này phải dựa vào các dạng chữ quốc ngữ viết tay còn để lại. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh (sđd) và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]