Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chim hót bên khung cửa sổ

27/09/201622:52(Xem: 7348)
Chim hót bên khung cửa sổ

chim hot

CHIM HÓT BÊN KHUNG CỬA

     Không bíết từ bao giờ những chú chim đã quây quần về đây càng ngày càng đông, nhảy nhót ca vang trên cành cây bên cạnh nhà mỗi ngày khi mặt trời chưa ló dạng. Nằm nướng vào những ngày cuối tuần, hay những hôm trời mưa rỉ rã, lúc trời đất giao mùa nghe chúng riú rít gọi nhau đi tìm mồi mình cũng thấy vui  vui.

     Những chú chim sẽ, chim bồ câu đang đứng trên cổng gỗ chờ cho ăn, thấy có người ra là chúng sà xuống, chúng nó đến thật đúng giờ, khoảng 6:40 sáng chưa thấy ai cho ăn là chúng kêu như đòi mẹ cho bú vậy. Chỉ cần một vốc gạo phà ra là những chú chim bay tới, vui mừng khôn xiết, nhưng có một điều làm mình có lúc hơi bực mình, chú ăn rồi chú ỉ đầy trắng cả cửa, gặp trời mưa xuống thì mùi hôi thâm thẩm, khó chịu.

     Toàn là dân lang thang nên vô cùng dễ nuôi, đi đâu thấy cơm nguội hay gạo cũ người ta cho đều đem về, lần đầu tiên cho ăn gạo lức màu nâu những chú chim không dám ăn, đứng nhìn hồi lâu, suy nghĩ một chặp, nó bay tới tha thử một hột, cẩn thận cắn thử rồi mếm, rồi nhã ra. Bay tới bay lui như đang suy nghĩ có nên ăn hay không, một con bay tới tha gạo đi, con khác cũng vậy, chúng nó nhìn nhau, nói gì mình không hiểu nhưng cũng có thể nghĩ rằng chúng đã nói: “An toàn cứ ăn đi.” Sau một hồi chúng đã lượm sạch, rồi nhảy nhót chờ đợi xin thêm. Ở xóm này thật yên tĩnh, nghe chim kêu mở mắt là trời đã sáng, không để cho mình được yên các chú đòi ăn, để còn cùng nhau bay đi khắp nơi đem tiếng hót ca làm đẹp cuộc đời.

       Cũng có khi phải đi xa, thương chúng lắm, đã để thức ăn lại thật nhiều, nhưng khi trở về lương thực đã hết, những chú chim đã ra đi, tìm về một vùng đất mới khác. Cứ mỗi buổi sáng thức dậy không còn nghe tiếng chim hót, cảm thấy như đang thiếu thốn một điều gì vô cùng quan trọng trong cuộc sống đời thường. Bâng khuâng, ngẩn ngơ… thiếu tíếng chim hót bên cửa sổ vào mỗi sáng mai, có một nỗi buồn  trong tâm thức đang len lén hiện khởi. Không biết chúng ở đâu mà tìm, nhưng hình như có sự giao cảm giữa người và chim, khoảng ba ngày sau chúng lại trở về vui mừng nhảy nhót, đòi ăn khi mặt trời vừa ló dạng. Có những chú mạnh dạn hơn bay vào trong phòng, nhưng đưa tay ra là chú vội bay đi, để cho biết rằng nghiệp sát của mình còn quá nặng, chúng sanh không thể tự tại gần gũi được.

     Thời Đức Phật còn tại thế Ngài sống trong rừng cùng với chim muôn, khỉ vượn đều hái trái dâng Ngài độ nhật, những chú nai ngây thơ cho đến sư tử, voi hung dữ, tất cả đều an lành khi sống cạnh Đức Cồ Đàm. Lúc còn nhỏ những lần nghĩ đến Đức Phật lòng dâng lên một tình thương vô hạn, nghĩ rằng Ngài là một vị Đông cung thái tử sống trong cung vàng điện ngọc, trong nệm ấm chăn êm, bây giờ là một vị khất sĩ rày đây mai đó, sống đời du mục sống trong rừng sâu các thú dữ sẽ hại Ngài, muỗi mòng sâu bọ sẽ dốt Ngài. Khi lớn lên đọc kinh điển mới hiểu ra rằng, lòng từ bi của đức Phật đã bao trùm cảm hóa lòng hung dữ của tất cả chúng sanh, dù là một con người cực ác như Ương Quật Ma La, như Đề Bà Đạt Đa tìm nhiều cơ hội để hại Phật, như con voi say rượu, như kỹ nữ độn bụng lớn để vu oan cho Phật… nhưng đứng trước oai đức vô lượng từ bi, trí tuệ của Ngài tất cả đều bị khuất phục, mặc dù trong tay Đức Phật không hề có một vũ khí cho dù rất thô sơ. Lại nữa Kinh kể rằng có một chú chim bay tới đậu trên tay Ngài Xá lợi Phất thì run rẩy, khi bay qua đậu trên vai Đức Phật thì bình an, tôn giả Xá Lợi Phất bạch Phật, Ngài dạy vì nghiệp sát của ông vẫn còn dù rất vi tế nhưng  vẫn làm chúng sanh phải lo sợ khi gần gũi. Thế mới biết tu tập đã chứng quả vị nhưng vi tế sát nghiệp vẫn còn tiềm ẩn và hiện hành khi đủ nhân duyên.

     Trong vô lượng kiếp tiền thân Đức Như Lai là con chim Oanh Vũ, thương xót cha mẹ bị mù lò, hàng  ngày đi lượm thóc đem về nuôi cha mẹ, bay ngang qua một thưở ruộng nghe được lời phát nguyện của ông điền chủ hiến tất cả lúa cho chim muông, Oanh Vũ vui mừng hàng ngày đến lấy lúa đem về dâng cha mẹ không còn lo lắng đi xa nữa. Sau một thời gian chủ ruộng ra thăm đồng thấy tất cả lúa của mình đã bị sâu bọ chim chóc phá nát, tức giận ông đã giăng lưới bắt được chim Oanh vũ, nó khóc và nói “ Tôi còn cha mẹ bị mù, nếu ông bắt tôi thì cha mẹ tôi sẽ bị chết đói”. Phú hộ nghe xong cảm động vô cùng, tha chim và cho hàng ngày tự do lấy lúa đem về nuôi song thân. Do sự tích này mà trong gia đình Phật tử đặt tên cho các em thiếu nhi là ngành oanh vũ, gồm có mở mắt, cánh mềm, chân cứng và tung bay, nhắc cho các em biết chim mà còn hiếu thảo như vậy huống chi làm con nguời.

     Bây giờ đã đi thật xa nơi đó, không biết những chú chim thơ ngây bây chừ ra sao, chắc lớn rồi, đã có gia đình và có nhiều chim con, có con đã lên hàng ông bà rồi. Bất chợt một sáng mai thức giấc nghe tiếng chim hót, thì ra người xưa đã nói “ Đất lành chim đậu” nơi nào có sự bình an thì các động vật xuất hiện, cầm thú là loại có tánh linh rất cao. Những chú chim này tự tại hơn bay vào trong bếp để lượm cơm, gạo đổ, nhảy trong sân chùa, vô tư, nhí nhảnh và vụt bay nhanh khi bụng đã no, khi thấy cô mèo, chú cẩu xuất hiện. Có thể những con chim này là một trong những con chim trước kia mình đã từng cho nó ăn mỗi buổi sáng, nhưng vì phàm phu không nhận ra được nó mà thôi.

       Làm súc vật, làm chim ở trên đất Mỹ cũng là một hạnh phúc lớn, những chú vịt  tự do đi trong công viên, không phải sợ bị ai bắt ăn thịt. Chim bay từng đàn đến hàng ngàn con mỗi khi gió mùa đông bắc trở về làm đen nghịt một góc trời, chúng bay rất thứ tự, có con chim đầu đàn dẫn đường, chúng tìm đến những thành phố nắng ấm lánh nạn tuyết rơi, sau khi trời ấm chúng trở về quê cũ. 

     Những chú chim thân thương hót vào mỗi buổi sáng như hòa tấu bản thông diệp tình thương gởi đi khắp nơi theo làn gió, nhắc nhở mọi người hãy mở rộng tấm lòng chia xẽ những đau thương do thiên tai, động đất, khủng bố, tật bịnh, đói khát… đang lan tràn trên hành tinh này. Hãy cứu gấp hành tinh xanh đang bị những lò hạt nhân nguyên tử làm ô nhiễm, làm thủng bầu khí quyển, cấp cứu những cánh rừng bạt ngàn đang bị đốt cháy, đang bị đốn chặt một cách vô tư, cứu nguy lòng sông đang bị đào xới khai thác đến cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn cản không cho con nguời tùy tiện hủy hoại một cách vô tâm, làm giàu trên sự hủy diệt mầm sống của nhân loại.

        Tíếng chim hót bên cửa sổ, vừng hồng vừa ló dạng như thầm nhắc nhở mọi người ý thức được sự an nguy của trái đất, của sinh mạng mình. Khi con người không biết yêu chuộng, trân trọng thiên nhiên thì những gì đã và đang xảy ra không phải tự nhiên, mà hoàn toàn do con người dùng sự thông minh, hiểu biết thái quá của mình để hủy diệt trái đất này. Đến một ngày nào đó cát bụi sẽ trở về cát bụi, theo quy luật thành, trụ, hoại, không, mà con người phải hứng chịu với mọi hành động vô ý thức của chính mình.  Chim hót bên khung cửa vẫn là hình ảnh an lành thánh thiện mà thiên nhiên đã ban tặng, bạn hãy tận hưởng dù chỉ một phút giây ngắn  ngủi. Xin mời bạn nhé!

                                               Thích Nữ Giới Định

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/06/2024(Xem: 583)
Lời người chuyển ngữ: Thông thường khi nói đến ngồi thiền hay thực hành chánh niệm chúng ta lập tức nghĩ đến việc ngồi yên, ngồi một cách nghiêm trang và chú tâm vào hơi thở hay những cách khác (tùy theo phương pháp chỉ – quán…). Tuy nhiên chúng ta cũng nghe đến tứ oai nghi đi – đứng - nằm – ngồi, nghĩa là ta có thể giữ chánh niệm trong mọi hoàn cảnh và tư thế, điều này phụ thuộc vào năng lực, ý chí của mỗi cá nhân. Trong lá thư gởi độc giả của tạp chí Lion’s Roar (Sư Tử Hống), ngày 51/05/24 có đề cập đến việc ứng dụng và thực hành chánh niệm trong sự di chuyển động, trong lá thư này có dẫn lời của Francis Sanzaro một nhà leo núi chuyên nghiệp và cũng là một Phật tử đã áp dụng chánh niệm trong việc leo núi. Việc ứng dụng chánh niệm trong sự vận động hàng ngày đôi khi tôi cũng có chút xíu kinh nghiệm. Tôi thường chạy bộ, bơi lội… và giữ chánh niệm và cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn là khi ngồi nghiêm trang trước bàn thờ Phật. Tôi nhận thấy mọi người ai cũng có thể áp dụng thực hành chán
12/06/2024(Xem: 584)
Sống ở đời, mọi người chúng ta ai ai cũng đã từng ít nhất một lần buộc miệng than: “Sao khổ vậy trời? Sao khổ thế này?”. Khổ là bản chất của đời sống hiện hữu, khổ là tất yếu vì sự thay đổi của vô thường. Đã sanh làm người, đã sống trong đời thì không thể tránh khỏi khổ, cho dù đó là tỷ phú cực giàu, tổng thống cực quyền hay là kẻ ăn mày khố rách áo ôm. Khổ có vô vàn nhưng chung quy lại không ngoài: Sanh, già, bệnh, chết, muốn mà không được, thương phải chia lìa, ghét phải chung đụng, thân và tâm đầy phiền não như lửa cháy. Khổ vì sanh – tử là điều bất khả kháng, khổ vì những ác nghiệp đã chín muồi thì cũng không thể tránh được, duy cái khổ của sự mong cầu, ham muốn, thèm khát là điều mà chúng ta có thể làm giảm thiểu hoặc tránh được.
04/06/2024(Xem: 736)
Ta lên núi, học làm Tiên nhẫn nhục, Mặc thói đời nhân ngã với thị, phi! Mây có hẹn, mà quên về cũng được, Gió có lay, trăng nghiêng ngã hề chi!
02/06/2024(Xem: 1056)
Một trong những lời dạy của Tuệ Trung Thượng Sĩ thường được đời sau nhắc tới là hãy phản quan tự kỷ. Đó là pháp yếu Thiền Tông. Nghĩa là, nhìn lại chính mình. Câu hỏi chúng ta nêu ra nơi đây là, phản quan tự kỷ thế nào?
30/05/2024(Xem: 778)
Đại Trí Độ Luận nói: “Biển cả Phật pháp, tin thì vào được”. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín làm tay. Như người có tay, đến nơi trân bảo, tùy ý nhặt lấy. Nếu người không tay, chẳng được thứ gì”. Cũng có câu: “Vừa vào cửa tín, liền lên Tổ vị”. “Mũi Tên Xuyên Vách” ra đời góp một niềm tin nhỏ cho người sơ cơ, chắc không tránh khỏi lỗi lầm. Rất mong bạn đọc bốn phương bổ chính để được tốt hơn trong những lần tái bản tới. Xin thành thật tri ân.
24/05/2024(Xem: 8760)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúc và suy tưởng. Những bước chân đơn độc của Thầy đã đi bốn vòng đất nước trong nhiều năm qua, để tu hạnh đầu đà là điều khó làm, không phải ai làm cũng được. Một hình ảnh chưa từng nhìn thấy, dù là trong tiểu thuyết hay phim ảnh: hàng trăm người dân, có khi hàng ngàn người dân, cùng ra phố bước theo Thầy, lòng vui như mở hội, niềm tin vào Chánh pháp kiên cố thêm.
17/05/2024(Xem: 548)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ. Tháng năm là tháng năm nào? Năm nào cũng có tháng năm, nếu bảo mọi tháng đều là tháng năm thì cũng chẳng sai. Năm, tháng, ngày, giờ… là cái khái niệm con người chế ra, tạm gọi là thế, tạm dùng để đo, đếm cái gọi là thời gian. Bản thân thời gian cũng là một khái niệm như những khái niệm dùng để đo lường nó. Bản chất thời gian là gì thì ai mà biết, nó vốn vô hình, vô tướng, vô trọng lượng, vô sắc, vô thanh… Nó không đầu không cuối và dĩ nhiên cũng không thể nào biết đâu là chặng giữa. Con người, vạn vật muôn loài và thế giới này có hình thành hay hoại diệt thì nó vẫn cứ là nó. Nó chẳng sanh ra và cũng chẳng mất đi.
17/05/2024(Xem: 1382)
Phần này ghi lại vài nhận xét về bản chữ quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh, qua lăng kính của chữ quốc ngữ từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm đồng thời. Rất tiếc là chưa tìm ra bản Nôm Sấm Truyền Ca hay Lập Quốc Kinh, do đó bài này phải dựa vào các dạng chữ quốc ngữ viết tay còn để lại. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh (sđd) và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC)
12/05/2024(Xem: 1729)
Thế là ngày lễ mẹ lại về, thế nhân rộn ràng với bao lời chúc, với hoa tươi và những món quà… Những người con lại có phút giây xao lòng hay chạnh lòng nghĩ về mẹ, tưởng nhớ mẹ. Những nghệ sĩ lại viết thêm bài nhạc, bài văn hay bài thơ mới về chủ đề mẹ. Đời sống hiện đại hôm nay vô cùng hối hả và bận rộn, nhiều khi con người ta vô tình lơ đễnh quên đi ơn nghĩa mẹ cha. Ngày lễ mẹ là một ngày lễ đầy tính nhân văn cao cả, giúp đánh động tâm mọi người, nhắc nhở mọi người nhớ về mẹ ( về đấng sinh thành nói chung).
09/05/2024(Xem: 3618)
Hằng năm cứ vào chủ Nhật tuần thứ hai của tháng năm dương lịch trùng hợp vào mùa Vesak của người con Phật( tháng tư âm lịch) là ngày lễ Hiền Mẫu ( nói chung cho đa số quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ, Úc, Anh , Đức , Canada, Ấn Độ , Miến Điện , Tân Tây Lan , Nhật Bản, Miến Điện, Thụy Sĩ, Hoà Lan, Phần Lan, Việt Nam và còn nhiều nữa ….) để biểu dương sự tri ân về triết lý sống và tình thương của Mẹ đã trở thành nguồn khởi hứng và hành trang cho những người con của Mẹ tiếp tục bước đi trên đường đời. Quả thật vậy, hình bóng người mẹ cao quý , thiêng liêng, cao cả, sự hy sinh vô bờ bến của tình mẫu tử, trái tim đầy nhân ái ….từ nghìn xưa cho tới nay, từ Đông sang Tây của bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều đã in sâu trong lòng người con từ lúc sinh ra cho đến khi lìa đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com