Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản văn: Hồi ấy và Bây giờ

02/11/201413:25(Xem: 3890)
Tản văn: Hồi ấy và Bây giờ
white_lotus_7

Tản văn
 
HỒI ẤY & BÂY GIỜ.







 


Thời gian trôi xa nay đã hơn 7 mùa trăng thu lồng lộng duới bao lớp huyền suơng nơi xứ nguời (từ năm 2006-2014) Tuy  nhiên, nhìn lại chỉ còn là một thoáng như bóng mây qua cửa, như dòng nuớc có khi thanh thản, có lúc nặng nề vẩn đục lặng lẽ trôi và trôi xa.

 

Nay có dịp trở lại cảnh xưa, nơi mà truớc đây đã có một thời sinh hoạt nhịp nhàng cùng với Tăng-ni phật tử, an hòa trong không khí tuơng hợp bình yên, mặc dù có biết bao việc dồn dã đuổi theo với thời gian, nhưng không đến nỗi phải ồn náo thô kệch tâm tư, mặc dù trong mỗi tự thân không ít lo toan những điều phía truớc và ngay bây giờ, nhưng cũng khéo dấu đi những nỗi lao xao tranh đấu hơn thua nầy nọ nơi chốn thiền môn…

 

Hồi ấy, phần nhiều ai nấy cũng thuộc lòng thời khóa mỗi ngày ở trong chùa, ngoài việc tự tu, tự học, kinh kệ công phu sớm chiều của mỗi nguời xong, còn có những công việc chung tay, chung sức cho đạo tràng, như huớng dẫn phật tử mỗi khi đến ngày trở về tu học, tập lần nếp sống huớng thiện để đuợc tích tụ phuớc lực và công đức lành, cho có đuợc một đời sống an lạc thân tâm hiện tại và mai sau, ngoài ra còn chăm bón những chậu hoa, cắt tỉa chậu kiểng (bonsai), làm sạch đẹp con đuờng, lối cỏ ngoài sân vuờn, đế toát lên một cảnh quang mà trong đó có lồng vào bao ý niệm, hơi thở bình an từ phía con nguời.

 

Hồi ấy, khi phật tử đến chùa nghe kinh, tu học, kết duyên Tam Bảo, nào phải của riêng ai hay nào phải ai riêng của mình chi đâu, và nếu có chăng, thì chỉ lặng lẽ dấu kín một thoáng nơi tâm tư thôi, rồi cũng sớm phôi phai, chỉ vì nhận ra lẽ vô thuờng, khổ, vô ngã, không ta, không của ta. Nhờ vậy mà dễ tạo nên một nếp sinh hoạt thuần tín, tuởng chừng trong trẻo như tiếng chim hót báo thức bình minh, như ngọn gió mới ru êm mang theo bao huơng cỏ, hương hoa về khắp nẻo đuờng cát bụi, nghe nhẹ rơi rơi như tiếng chuông thanh thoát suơng mai, chầm chậm cho tan nỗi niềm u ẩn để tỉnh lòng triêu mộ.

 

Phải chăng chính vì lẽ ấy mà cổ đức để lại lời cảnh tỉnh cho con nguời dù từ ngàn xưa cho đến tận bây giờ :

 

                                         “Ngộ thinh, ngộ sắc như thạch thượng tài hoa.

                                          Kiến lợi, kiến danh như nhãn trung truớc tiết”

 

Phải chăng, con nguời muốn có một đời sống trên quang lộ giác ngộ, an lạc, hạnh phúc, thì phải nên biết nhận thức ra rằng: những âm thanh, những sắc tuớng ảo huyền suơng khói, những dục lạc ở đời như hoa mọc trên đá, như bụi bặm vuớng vào mắt, để rồi ta phải trôi lăn bạt ngàn trải qua bao đời kiếp phải chịu khổ bứt trong dòng sanh tử. Cũng chỉ vì sự hấp dẫn bọt bèo, những vị ngọt nguy hiểm đánh lừa, gây mê trên buớc hoang lộ lãng du, rồi chợt đến chợt đi, lúc vui lúc buồn, khi mừng khi giận, bớt bạn thêm thù, mãng bám víu lao vút vào cung đuờng chập chờn muôn sắc màu mộng tuởng phù du. Nên chẳng biết đâu là :

 

                                                                   “Thanh sơn y cựu tại

                                                                     Cơ độ tịch duơng hồng”

                                                                   (núi cây muôn đời xanh biếc,

                                                                  Bóng chiều mấy độ tà duơng.)

 

Cái tốt, cái đẹp đuợc sinh ra và tăng truởng từ lòng nhân ái đạo đức thiện luơng, như đại thụ xanh tròn bóng mát và bình yên tồn tại cho muôn loài và muôn đời. Cái ác quấy, tàn bạo, tham lam, lạc nẻo chánh chơn, xu hướng thế thời, chẳng khác nào sự tàn lụi như bóng chiều u ẩn, le lói tạc vào tâm hồn mụt nát, hun hút nỗi sầu bất tận. lạc mất vào cung điệu tang thuơng bên trời khổ lụy.

 

Ngôi chùa ấy, và bao ngôi ngôi chùa khác nữa, tự nó phải đâu là miếng mồi chung đỉnh, thế mà đã biết bao đợt nguời đến, nguời đi, tranh chấp, giành giựt, hơn thua phải quấy, lập toan bao thế thần mưu chuớc.v.v… để rồi một khi lòng tham đã bén rễ vào gốc lợi danh, thì đạo nghĩa, trí nhân, tàm quí… nào có ra gì ! dù có cố vẽ vời tô phết bao lớp phấn son tín nguỡng thấp kém phù phiếm, để gọi là “giữ gìn truyền thống” nếu phải, thì nó là một thông điệp đạo lý Bi-Trí của chư Phật, bằng trái lại, nó chỉ là khẩu hiệu đuợc trình bày, giới thiệu phía bên trên diễn đàn sân khấu phù hoa, âu cũng chỉ là tấn tuồng bi hài theo dòng thế sự của tự muôn đời đấy thôi !

 

Vẫn biết rằng trong tận thâm tâm của con nguời, hay cả chúng sanh đều mong muốn tìm cầu hạnh phúc để đuợc vuợt thoát khổ đau nơi cõi đất bùn lem lấm. Thế nhưng, trong ấy vẫn biết không ít những nguời lại thấy biết và nhận  ra rằng : Cuộc tìm cầu hạnh phúc cho mình và cho nguời, chỉ có và đến với những hành động tốt, không có sự chạy trốn đau khổ nào khi còn tồn đọng tuơng ứng những ý niệm ác quấy… Mấu chốt giá trị nhân tính đạo đức đích thực là ở chỗ đó, phải đâu nhứt thiết y cứ vào danh phận địa vị, chức quyền, thứ dân, giàu nghèo, hay học vị nầy nọ thấp cao, lớn nhỏ.v.v…

 

Nán lại 5 hôm, chạnh lòng khi thấy cái cảnh bây giờ mà nghĩ về hồi ấy, nhớ hồi ấy khi thấy cảnh bây giờ, lối cũ sân vuờn hắt hiu hồn hoa cỏ, lưa thưa mấy cọng lau xa, mỏng manh mấy chiếc lá vàng chao nghiêng trong gió, thanh âm lạc giọng của tiếng chim chiều, có chủ nhưng vô hồn lạc điệu.

 

Một chiều dừng lại thành phố Punta gorda, phía nam của Florida, bên thềm chiều mang mang mây trắng, ánh nắng rót vàng lên những ngọn thông xanh vững vàng giữa cảnh rừng chồi hoang dã, một thoáng chợt nghĩ : dám đâu hồi ấy nay không phải là bây giờ, nhưng thực ra bây giờ có giống chi đâu hồi ấy…!

 

Để kết thúc bài viết nầy, chúng ta cùng đọc lại lời phát biểu của một vị đạo sư :” Sự tu tập, chính là sự duy trì chánh niệm trong mọi hoàn cảnh, không trốn tránh thế gian và cũng không nắm giữ lại những gì…”

 

                                                                               Florida, tháng 10.2014.

                                                                                MẶC PHƯƠNG TỬ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2018(Xem: 3861)
Đọc Thơ Tuyển của Cư sỹ Đào Văn Bình, Tình cờ chúng tôi có được tập sách Tổ Ấm Cuối Cùng, Thơ tuyển và Kịch bản, của cư sỹ Đào Văn Bình xuất bản năm 1987, gởi tặng cố Hòa thượng Thích Thiện Trì, chùa Kim Quang tại thủ phủ Sacramento, CA. Tập sách có hai phần: Phần 1 là Thơ tuyển mà tác giả cho biết là "Sáng tác ròng rã qua 9 năm lưu đày tù ngục và 1 năm phiêu linh qua các trại tỵ nạn". Phần 2 là Kịch bản Tổ Ấm Cuối Cùng (Sáng tác từ tại tỵ nạn Sungei Besi). Ở đây tôi chỉ viết cảm hứng của mình khi đọc vài bài thơ trong lúc bị tù đày của một cư sỹ lão thành luôn có tâm với đạo pháp và dân tộc.
12/01/2018(Xem: 4600)
Nhớ lại 3 năm trước, tôi đến Seattle vào một chiều Thu cuối tháng Mười. Vừa rời khỏi sân bay, cảm nhận đầu tiên của tôi đối với đô thị xa hoa có nhịp sống bận rộn này là cái se se lạnh của tiết trời đang độ giữa Thu. Trong tôi lúc đó vẫn còn nỗi bồn chồn lo lắng, tâm trạng của một người vừa xa quê, bước chân vào một đất nước xa lạ. Sự mát lạnh của khí trời như xoa dịu phần nào nỗi lo lắng trong tôi. Có lẽ đó là lý do vì sao tôi vẫn nhớ như in cảm xúc đầu tiên ấy, và dần dần, tôi nhận ra mình có cảm tình với mùa Thu ở Washington.
15/12/2017(Xem: 6275)
Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển. Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
15/12/2017(Xem: 86869)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 136665)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 3985)
Đọc “Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế” của Thích Tín Nghĩa, Nhân dịp Nguyên Giác và tôi ra mắt sách ở Chùa Bát Nhã, Nam California, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa- Viện Chủ Từ Đàm Hải Ngoại Irving, Texas không về dự được nhưng đã có thư cáo lỗi. Từ việc làm hết sức cẩn trọng và khéo léo đó, tôi sinh lòng cảm mến và làm quen với hòa thượng qua điện thư và được hòa thượng ưu ái tặng cho bốn cuốn sách của chính hòa thượng, bao gồm:
07/11/2017(Xem: 3694)
Nhà thấp nhất trong xóm. Mái tole. Cửa gỗ. Sàn gác gỗ sao. Nó khiêm tốn lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng khang trang, kiên cố với beton cốt thép, cửa sắt, cửa kính chịu lực... Diện tích gian dưới của căn nhà cấp 4 này chỉ 24 mét vuông, chia thành hai gian, bếp và nhà vệ sinh chiếm hết gần một nửa, còn lại chừa cho gian phòng khách chật chội với bàn ghế, divan, tủ sách, chỗ để hai chiếc xe máy... Vậy mà vào lúc sáng sớm, khi cơn bão Damrey dữ tợn bắt đầu đổ bộ vào đất liền, hung hăng sấn vào lòng thành phố biển Nha Trang, căn nhà khiêm tốn trong hẻm nhỏ này là nhà duy nhất mở cửa để đón nhận 15 người khách lỡ đường chui vào nương trú để tránh bão. Duy nhất. Vì mọi nhà xung quanh đều đã cửa đóng then cài kín bít từ đầu tối hôm trước.
05/11/2017(Xem: 24371)
Cách Đọc Tên và Phát Âm 23 Chữ Cái, Hiện nay tại Việt Nam cách gọi tên và cách phát âm 23 mẫu tự tiếng Việt vô cùng lộn xộn. Thí dụ: Trên chương trình Thời Sự Quốc Phòng, thiết vận xa M.113 có cô đọc: em mờ 113. Có cô đọc mờ 113. -Chữ N có nơi đọc: en nờ (âm nờ hơi nhẹ). Có nơi đọc nờ.
12/10/2017(Xem: 11447)
Viết về anh Bùi Giáng là một việc làm cần lòng can đảm. Thậm chí cần rất nhiều can đảm, có khi phải nói nôm na là liều mạng mới dám viết. Những người có thời gần gũi và thương mến anh ai cũng có lần cảm nhận điều đó. Anh thích người ta đọc sách anh, thưởng thức thơ văn anh, nghiền ngẫm tư tưởng của anh. Nhưng ngược lại anh hay nổi nóng nếu ai hiểu sai ý anh. Anh rất giận khi có ai viết sai một chữ, kể cả sai một dấu phẩy, những câu thơ của anh. Có rất nhiều khi anh cho đó là một sự xuyên tạc có hậu ý. Dù sao, anh và tôi đã từng sống chung gần ba năm trời ở Vạn Hạnh chả lẽ không có gì để nói, lâu nay tuy rất muốn viết nhưng tôi vẫn cố tránh, cho đến khi có người nhắc.
13/08/2017(Xem: 6594)
Cách đây ít lâu, một nhóm Phật tử tại Hà Nội sang Đài Loan đảnh lễ Pháp sư Tịnh Không, được ngài ban cho một bộ sách gồm 7 quyển, ân cần dặn dò nên tìm người dịch sang tiếng Việt để lưu hành rộng rãi. Bộ sách ấy có tên là Thánh học căn chi căn (聖學根之根), với ý nghĩa là những nền tảng căn bản nhất trong cái học được các bậc thánh nhân từ xưa truyền lại. Sách do cư sĩ Nhân Duyên Sinh tuyển soạn từ kinh sách của cả Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo, nhằm mục đích hình thành một bộ sách giáo khoa thích hợp và bổ ích nhất cho các em ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]