Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

66. Điểm sách Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe (Nguyên Đạo Văn Công Tuấn dịch)

17/06/201408:53(Xem: 21308)
66. Điểm sách Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe (Nguyên Đạo Văn Công Tuấn dịch)

Điểm sách

Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe. Nếp Chùa Việt trên đất khách

Vom Mekong an die Elbe Buddhistisches Klosterleben in der vietnamesischen Diaspora.

Đức ngữ: Nguyễn Tiến Đức

Dịch ra Việt ngữ: Nguyên Đạo Văn Công Tuấn

blank

Hiện nay có khoảng 140.000 người gốc Việt Nam đang sinh sống tại nước Đức, trong số đó có khoảng 90.000 người mang quốc tịch Việt. Cho dù họ đến Đức bằng con đường thuyền nhân tỵ nạn hay qua cách hợp tác lao động, người Việt đều mang trong mình một nền văn hóa chung và đạo Phật là một trong những ảnh hưởng lớn trên nền văn hóa đó. Truyền thống văn hóa ấy được duy trì và phát huy trong từng gia đình, trong từng cộng đồng hay trong những ngôi Chùa ở địa phương. Từ trước tới nay rất ít tác phẩm nào viết bằng tiếng Đức về sự tín ngưỡng của người Việt Nam và truyền thống đạo Phật của họ. Những công trình nghiên cứu về Phật Giáo Việt Nam cũng rất hiếm hoi. Chính vì thế cuốn sách „Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe. Nếp Chùa Việt trên đất khách, Vom Mekong an die Elbe. Buddhistisches Klosterleben in der vietnamesischen Diaspora“ là một là tác phẩm bù đắp lại khoảng trống đó. Cuốn sách này nghiên cứu về lịch sử và nguồn gốc của Phật Giáo ở Việt Nam, lấy ví dụ từ thành phố Hamburg để diễn tả những khó khăn mà người Việt Nam đã vất vả, bền bỉ xây dựng ngôi Chùa Bảo Quang. Cuốn sách tả cuộc sống hàng ngày của các Sư cô và miêu tả các nghi lễ trong chùa. Ngoài ra sách còn giải thích sự khác biệt giữa những Phật Tử người Việt và Phật Tử người Đức.

Hai tác giả Olaf Beuchling và Văn Công Tuấn đã làm một mẫu mực khi viết cuốn sách này bằng hai ngôn ngữ Đức và Việt. Họ không những miêu tả được cách nhìn từ bên ngoài vào mà còn có cả cách nhìn của những người trong cuộc của cộng đồng người Việt Nam trên đất Đức. Niềm ước mong của hai tác giả là tả lên được một Nếp Chùa Việt trên Đất khách, truyền bá cho mọi người hiểu biết được về Phật Giáo Việt Nam và biết được các sinh hoạt hàng ngày của các Sư Cô trong chùa. Ngoài ra sách còn là một tài liệu ghi lại lịch sử về quá trình hình thành Cộng đồng Phật Giáo của người Việt Nam trên đất khách, để cho các thế hệ sau của người Việt Nam trên nước Đức cũng như sinh sống ở các nước khác bên kia đại dương (tr. 148). Như đã được nói ở phần trên cuốn sách được ra đời do sự hợp tác của hai tác giả người Đức và người Việt, nguyên tắc này được hai tác giả rất tôn trọng. Chính vì thế họ mời được hai nhân vật nổi tiếng là Giáo sư Tiến sĩ Michael Zimmermann, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật học của Viện Đại Học Hamburg và Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác - ngôi Chùa Phật Giáo Việt Nam đầu tiên trên nước Đức - để viết Lời Giới Thiệu cho cuốn sách. Trong Lời Giới Thiệu, giáo sư Tiến sĩ Zimmermann hy vọng rằng cuốn sách sẽ là một bước khởi đầu góp phần đưa Phật Giáo Việt Nam chuyển mình ra khỏi bóng mờ của chính mình trong các công trình nghiên cứu khoa học, có vị trí xứng đáng trong tôn giáo và xã hội của Đức (tr. 139-141). Hòa Thượng Thích Như Điển ví sự đa nguyên tôn giáo ở Đức như một vườn hoa mà Phật Giáo là hoa sen. Hoa sen sẽ góp hương cho vườn hoa tôn giáo của Đức đẹp hơn và thơm hơn (tr. 142-144).

Chương một „Dẫn nhập“ đưa độc giả trước tiên đến khu phố mà Chùa đã được xây dựng lên ở đây. Chương này đưa độc giả đi thăm quan khu công nghiệp Billbrook Hamburg. Từ đó chương mở đầu về đề tài chính của Phật giáo Việt Nam trên đất khách cũng như về địa điểm của ngôi Chùa này. Hai tác giả cho biết rằng, ở một thành phố cảng phong phú và giàu có như Hamburg thì sự đa dạng về tôn giáo được tỏ ra rất rõ nét. Cuốn sách chỉ nghiên cứu và viết lên được một phần nhỏ của sự đa dạng tôn giáo của nước Đức qua ví dụ từ thành phố này mà thôi (tr. 145).

Chương hai „Tôn Giáo Toàn Cầu Hóa và Phật Giáo Ly Hương“ nghiên cứu và giải thích về quá trình Phật Giáo Toàn Cầu Hóa. Tương tự như lý thuyết của ông Giáo sư Martin Baumann về quá trình phát triển Phật Giáo, nó bao gồm bốn thời kỳ mà bây giờ người ta có thể nói là thời kỳ Phật Giáo Toàn Cầu Hóa. Nhiều dữ kiện về văn hóa, xã hội, kinh tế và truyền tin đã chứng minh cho sự kiện Phật Giáo Toàn Cầu Hóa này. Tất nhiên khi nghiên cứu về Phật giáo Toàn Cầu Hóa các tác giả có gặp một số trở ngại khó khăn về các dữ kiện về số lượng Phật tử hay nơi sinh sống của họ (như hiện giờ có bao nhiêu Phật tử trên thế giới? Bao nhiêu Phật tử sống ở nước Đức?). Ngoài ra chương này cũng nghiên cứu sâu về Phật Giáo ở nước Đức, tìm hiểu những dị biệt và tương đồng của hai nhóm Phật tử: các Phật tử từ nước ngoài di dân đến Đức và các Phật tử là người bản xứ. Chương này cũng tả lên quang cảnh đa nguyên tôn giáo của thành phố Hamburg.

Chương ba phân tích về đạo Phật của người Việt Nam trên đất khách. Trước hết chương này miêu tả quá trình lịch sử Phật Giáo Việt Nam cũng như tình hình Phật Giáo hiện nay tại Việt Nam. Tất nhiên đạo Phật cũng như các tín ngưỡng của người Việt Nam không phải là một đạo khép kín chặt chẽ mà có tính cách phóng khoáng chấp nhận các đạo và các tín ngưỡng khác nữa. Sau đó tác giả đưa ra những tài liệu và bình luận về các thông số của các Tôn giáo ở Việt Nam mà đã được nhà nước công bố. Đoạn cuối của chương này qua tiêu đề „Dấn bước tha hương: Quá trình toàn cầu, Bối cảnh địa phương“ miêu tả nhiều hoàn cảnh của người Việt Nam sống ở nước ngoài. Một bảng thống kê các dữ kiện chính về số lượng những người Việt Nam sống ở đất khách được nêu ra ở đây và chỉ chọn lọc ở các nước tiêu biểu.

Chương bốn mang tựa đề „Tha Hương bên bờ sông Elbe“ mô tả về lộ trình và động cơ của hàng chục ngàn người Việt tỵ nạn đã đặt chân tới Đức. Đề tài về nhóm người tỵ nạn nhân đạo này không phải là một đề tài trọng tâm chỉ trong chương này mà còn rải rác khắp nơi trong toàn cuốn sách. Tiếp theo đó là phần mô tả về người Việt ở Hamburg với đầy đủ những số liệu thống kê, những hình ảnh của họ trên các phương tiện truyền thông và đại chúng cũng như những bước đầu của những người tỵ nạn này ở khu vực Hamburg-Jenfeld. Đó cũng chính vì lý do ấy mà ngôi Phật đường đầu tiên này đã có mặt tại đây.

Chương năm mô tả chi tiết về quá trình thành lập Chùa Bảo Quang. Đầu tiên chương sách viết về những hoạt động của Phật Giáo Việt Nam, về tiểu sử của Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm, người từ những ngày đầu tiên đã tổ chức xây dựng các sinh hoạt tôn giáo tại địa phương Hamburg này, và cho đến bây giờ là vị lãnh đạo của ngôi Già lam ở đây. Tiếp theo là quá trình hình thành và xây dựng của ngôi Chùa qua nhiều giai đoạn khác nhau, bắt đầu ở Hamburg-Jenfeld (1984-1986), Hamburg-Horn (1987-1990), Hamburg-Billstedt (1991-2008) đến hôm nay ở Hamburg-Billbrook (từ 2008 đến nay). Chương sách mô tả về nhu cầu tu tập của Phật tử ngày càng cao, đòi hỏi những cơ sở vật chất rộng rãi hơn. Ở đây sách cũng nói về những khó khăn về các quy chuẩn xây dựng ở Đức mà những Phật tử đã gặp phải và việc Bộ Xây Dựng nhiều lần từ chối dự án sửa Chùa. Sau đó một kiến trúc sư người Đức (và cũng là Phật tử) đã giúp đỡ và can thiệp để Chùa có được giấy phép của Bộ Xây Dựng cho sửa chữa ngôi Chùa.

Chương sáu nói về một Nếp sống nhà Chùa trong một tu viện Phật Giáo. Chương này miêu tả rõ những sinh hoạt bên trong của một tu viện, giải thích những thuật ngữ Phật Giáo và nói rõ về hệ thống tổ chức sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam. Chương sách này cũng nói về những buổi Lễ cũng như những ngày Lễ quan trọng nhất.

Chương bảy mang tựa đề là „Tóm tắt và Kết Luận“. Trong chương này hai tác giả đã dẫn chứng cho giới nghiên cứu rõ hơn về những quan điểm khác biệt giữa Phật tử Việt Nam và Phật tử Tây phương. Các tác giả đã xử dụng các thuật ngữ „Phật tử thẩm thấu - enkulturierte Buddhisten“, „Phật tử hội nhập - akkulturierte Buddhisten“ và „quá trình chuyển hóa - transkulturelle Prozessen“ để giải thích thêm về những hiện tượng này.

Đối với những chuyên gia người Đức, muốn thu thập đầy đủ những dữ kiện và tư liệu về những nhóm người di dân nói chung trong một tầm vóc đầy đủ tính hệ thống khoa học thật là một điều khó thực hiện được. Hơn nữa bản tính người Việt Nam thường rất e dè thận trọng khi phát biểu về cuộc sống cá nhân riêng tư của họ, trừ phi họ gặp những đối tượng mà họ hoàn toàn tin tưởng. Nhà nghiên cứu xã hội học Tiến sĩ Olaf Beuchling đã rất thành công trong việc miêu tả cộng đồng tôn giáo này, kể cả từ góc độ khách quan cho đến góc nhìn chủ quan nội bộ. Những tác phẩm của ông đã minh chứng hùng hồn rằng, ông đã tiếp cận được với cộng đồng người Việt và đã được họ tin tưởng nơi ông. Cùng với một đồng nghiệp người Việt Nam, ông Kỹ sư Văn Công Tuấn, hai tác giả đã thiết lập được một mẫu mực: từ hai quan điểm và hai hậu cảnh khác nhau để kiểm tra và bổ sung cho nhau. Cuốn sách được xuất bản bằng cả tiếng Đức (tr.9-118) và tiếng Việt (tr.131-233). Hình thức song ngữ này rất ít thấy trong các tác phẩm nghiên cứu hay văn học. Việc xuất bản sách song ngữ tạo thế thuận lợi cho độc giả Việt Nam không những chỉ ở nước Đức mà cả cho công đồng người Việt trên toàn thế giới. Khoảng giữa hai phần của cuốn sách còn có thêm 29 bức ảnh, chủ yếu là ảnh màu có ghi lời chú thích thuyết minh rất rõ ràng. Mặc dầu cuốn sách là một tác phẩm theo tiêu chuẩn nghiên cứu khoa học nhưng ngôn ngữ trình bày trong sách tương đối dễ đọc dễ hiểu, bởi thế nó không phải chỉ dành cho giới nghiên cứu mà ngay cả những độc giả có quan tâm đến đề tài này vẫn có thể đọc được. Trong sách có rất nhiều thuật ngữ chuyên môn, cả tiếng Đức lẫn tiếng Việt, nhưng ông Văn Công Tuấn đã rất tài tình xử dụng những từ ngữ, vừa gói trọn được những ý nghĩa chuyên môn nhưng về mặt ngôn ngữ cũng rất văn hoa bóng bẩy, chuyên chở được hết tất cả những lời văn và ý nghĩa bên trong.

Từ lâu nay nhiều người Việt Nam vẫn mong muốn có một tài liệu để giới thiệu cho những người bạn Đức, hay cả cho con cái của chính họ, về văn hóa và tôn giáo của người Việt Nam. Thì đây, cuốn sách song ngữ này ra đời để đáp ứng đúng niềm mong ước đó. Do đó, đây là một món quà lý tưởng để những người Việt Nam có thể tặng bạn bè người Đức hay cho chính con cái của mình. Có điều tiếc là ở trang bìa không thấy in tiêu đề bằng tiếng Việt, nó sẽ mất đi một hiệu ứng quảng cáo cho độc giả người Việt Nam, nếu họ không biết tiếng Đức [Chú thích của Tòa soạn Tạp chí IDE-Journal: đúng vậy, trong số 100 ấn bản đầu tiên thiếu phần nhan đề tiếng Việt. Những ấn bản sau, mà hiện nay được bày bán tại các hiệu sách đều đã có nhan đề tiếng Việt].

Cuốn sách mang giá trị là một công trình nghiên cứu rất thâm thúy, giới thiệu những tin tức quan trọng từ phía nhìn nội bộ và những thông tin giá trị về Phật Giáo ở nước Đức cũng như về Phật Giáo Việt Nam nơi đất khách quê người. Tác phẩm đó không những giúp người ta mở mang trí tuệ mà còn thể hiện sự tôn trọng và kính nể những người có nền văn hóa và tôn giáo khác.

Người viết phê bình: Nguyễn Tiến Đức

Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Nhà nước về Hội nhập của Tiểu Bang Sachsen-Anhalt Đức Quốc.

Nhân viên của Hội Caritas tỉnh Magdeburg.

Tác giả cuốn sách: Các Đặc điểm Văn hóa của người Việt ở Đức. Cẩm nang Hướng dẫn Đối thoại Đức Việt.

(Bài điểm sách này được trích từ Tạp Chí International Dialogues on Education: Past and Present . IDE – Online Journal – Volume 1 52014. S.108-111

(Đối Thoại Quốc Tế về Giáo Dục: Quá Khứ và Hiện Tại).

Hamburg: Abera Verlag. Paperback, 234 Seiten, 29 Farbfotos, 6 Tabellen. ISBN 978-3-939876-08-3, 19,95 €.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/05/2024(Xem: 3778)
Hằng năm cứ vào chủ Nhật tuần thứ hai của tháng năm dương lịch trùng hợp vào mùa Vesak của người con Phật( tháng tư âm lịch) là ngày lễ Hiền Mẫu ( nói chung cho đa số quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ, Úc, Anh , Đức , Canada, Ấn Độ , Miến Điện , Tân Tây Lan , Nhật Bản, Miến Điện, Thụy Sĩ, Hoà Lan, Phần Lan, Việt Nam và còn nhiều nữa ….) để biểu dương sự tri ân về triết lý sống và tình thương của Mẹ đã trở thành nguồn khởi hứng và hành trang cho những người con của Mẹ tiếp tục bước đi trên đường đời. Quả thật vậy, hình bóng người mẹ cao quý , thiêng liêng, cao cả, sự hy sinh vô bờ bến của tình mẫu tử, trái tim đầy nhân ái ….từ nghìn xưa cho tới nay, từ Đông sang Tây của bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều đã in sâu trong lòng người con từ lúc sinh ra cho đến khi lìa đời.
06/05/2024(Xem: 2325)
Đạo Phật có mặt ở thế gian này cũng đã hơn hai mươi lăm thế kỷ, ban đầu chỉ trong vùng bắc Ấn, rồi dần dần phát triển khắp lục địa Ấn và các nước đông nam Á. Ngày nay thì có mặt khắp năm châu, mỗi chủng tộc có cách tiếp cận và nhìn nhận đạo Phật qua lăng kính văn hóa của mình, bởi vậy nên có nhiều pha trộn và thay đổi để phù hợp với truyền thống, tập quán và căn cơ con người của địa phương, tuy nhiên cái căn bản và cốt lõi thì không hề sai biệt. Hầu hết các quốc gia và dân tộc trên thế giới đều công nhận đạo Phật là một tôn giáo từ bi, hòa bình.
06/05/2024(Xem: 938)
Thế là một tháng đã trôi qua kể từ khi mùa xuân mới về lại với phương bắc (quả địa cầu). Mùa xuân mang theo sự vui tươi rực rỡ của ánh nắng mặt trời, hoa thủy tiên và nghệ tây đã nở, tiếng chim ca mỗi buổi sáng rộn rã hơn. Rất dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu này của mùa xuân trôi trên tháng ngày. Chúng ta vẫn cảm nhận được sự tươi mát mới mẻ là món quà chào đón sau một mùa đông dài lạnh lẽo. Khi nhìn nhận cái quý báu của mùa xuân, tôi không thể làm gì hơn là không nghĩ đến những lời dạy của thiền sư Thích Nhất Hạnh về cái đẹp sâu sắc của của trái đất này. Trong những bài giảng, thầy luôn khuyến khích chúng ta trân quý và kết nối cái phút giây hiện tại ở đây (hiện pháp lạc trú) thông qua sự biết ơn sâu sắc đối với thế giới xung quanh chúng ta.
26/04/2024(Xem: 2499)
Được sự chỉ dạy của TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm chủ biên “trang mạng Phật Giáo online Trang nhà Quảng Đức” khi post PDF “Đạo Nghĩa Vuông Tròn “ do Thầy Thích Viên Thành thực hiện và được nhà xuất bản Hồng Đức phát hành, Phật tử Huệ Hương thật vinh hạnh được xem thật kỹ tác phẩm dầy hơn 380 trang kèm theo những hình ảnh theo từng giai đoạn.
26/04/2024(Xem: 1653)
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi- Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh- có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
23/04/2024(Xem: 3960)
Năm 2024 là kỷ niệm 60 năm ngày xuất gia lần đầu, Mùng 8 tháng 2 năm Giáp Thìn (21/3/1964), cũng là đánh dấu 20 năm (2004-2024) sống trên một tiểu bang và đất nước “đáng sống”, “hạnh phúc nhất nhì thế giới” đó là Nam Úc. Nghĩ lại mình: “Đệ tử phước cạn nghiệp sâu, Chướng dày huệ mỏng, Nhiễm tâm dễ khởi, Tịnh đức khó thành, Nay xin một lòng, Tin thành sám hối”. Chắc do nghiệp chướng nhiều đời nhiều kiếp đã gieo tạo, nên khi sinh ra, lớn lên đều ở trong môi trường khiêm tốn về vật chất, còn tinh thần cũng nhiều bất hạnh với cuộc đời. Vừa bất hạnh, vừa nghèo, lại không tài giỏi, tưởng rằng sẽ phải chịu nhiều khốn khổ. Nhưng chắc nhờ ảnh hưởng bởi âm đức, có được bản tánh hiền lành, luôn hài hòa trong cuộc sống, sẵn sàng chịu thiệt thòi, cho mọi việc được hanh thông, tốt đẹp. Riêng với tự thân tin tưởng tuyệt đối vào luật nhân quả, thấm nhuần lời dạy của chư Tổ và hiểu được rằng: Phật Pháp rất nhiệm mầu. “Im lặng là vàng. Chịu thiệt là phúc. Nhẫn nhịn là bạc. Giúp người là đức”. Nên hằng
16/04/2024(Xem: 1024)
Chiều về trên sông vắng, dòng sông Long Hồ chảy xiết vào mùa nước lũ, bao bọc quanh cái huyện Long Hồ, nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Vĩnh Long, bị Sông Tiền chia cắt thành hai khu vực trông giống như hình một con chó bông nhìn nghiêng. Về vị trí địa lý Long Hồ giáp với nhiều huyện lỵ, tỉnh thành nổi tiếng như: phía Đông giáp huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp thành phố Vĩnh Long và huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp huyện Tam Bình và phía Bắc giáp 2 huyện Cái Bè và Cai Lậy tỉnh Tiền Giang với ranh giới là Sông Tiền. Một vùng sông nước liên kết như thế là nơi bà Mộng Chi chọn lựa để kinh doanh kiếm tiền trong thời buổi gạo châu củi quế hồi sau giải phóng 75.
15/04/2024(Xem: 2855)
Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát quan trai giới! Mỗi tháng một ngày, cho Phật Tử tại gia Gìn giữ trọn vẹn 8 giới Đức Phật đã chế ra (1) Phật tử còn ràng buộc gia duyên, cần phát nguyện, tinh tấn thực hành trọn vẹn(2) Sẽ tích lũy vô lượng công đức khi thực hiện ! Đặc biệt hôm nay 14/4/2024 nhân dịp chuyến du hành của HT Pháp Tông, trú trì chùa Huyền Không tại cố đô Huế /VN cũng là nhà Sư VIỆT NAM đầu tiên cũng là nhà sư nước ngoài đầu tiên được HOÀNG GIA THÁI LAN cúng dường TƯỚC HIỆU CAO QUÝ - CHAO KHUN (TĂNG CANG ĐỆ NGŨ PHẨM). Tu viện Quảng Đức đã dành cho các đạo hữu khoá tu bát quan trai một sự lợi lạc hoan hỷ vô cùng khi mời được HT Pháp Tông đến với bài pháp thoại chủ đề “Phật học tu tập” và sau đó là những câu hỏi của quý đạo hữu đã trải nghiệm và có chướng ngại gì để cùng Ngài thảo luận. Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát qua
08/04/2024(Xem: 1358)
Tết Thanh Minh không phải là ngày lễ tết lớn trong năm, nhưng nó lại mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tết Thanh Minh cũng không có ngày cố định thời gian, mà là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, nó có thể rơi vào mùng 4 hoặc mùng 5/4 dương lịch (sau khi kết thúc tiết Xuân phân). Tiết Thanh minh là 1 trong 24 tiết khí (theo quan niệm của các nước phương Đông). Tính từ đầu năm trở đi, tiết Thanh minh đứng thứ 5, trong 24 tiết khí sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân. Vào dịp Tiết Thanh minh trời mát mẻ quang đãng, thường bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông chí 105 ngày). Tiết thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]