Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

57. Mấy năm làm Thị Giả… (Thích Hạnh Bổn)

17/06/201408:40(Xem: 23467)
57. Mấy năm làm Thị Giả… (Thích Hạnh Bổn)

blank
(Thời công phu khuya hằng ngày của Sư Phụ và Chư Tôn
Đức tại Đại tháp ở Bồ Đề Đạo Tràng)

Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Tháng Tư vừa qua con nhận được mail của Sư Phụ báo tin cho biết, ngày 28 tháng 6 sắp đến Sư Phụ làm lễ kỷ niệm 50 năm xuất gia hành đạo và tổ chức sinh nhật 65 tuổi. Số báo Viên Giác tháng 6 đặc biệt sẽ ghi về những kỷ niệm của sự kiện nầy. Sư Phụ không tổ chức gì lớn, chỉ muốn ghi lại những dấu ấn của một thời gian xuất gia hành đạo và độ chúng, nên mong quý Thầy, quý Cô, chúng đệ tử xuất gia cũng như tại gia, viết lên “cảm nghĩ của mình” đối với Sư Phụ, một mặt nhằm góp phần cho số “báo Viên Giác đặc biệt” trong tháng 6, mặt khác để Sư Phụ có thể đọc được những cảm nghĩ của tất cả mọi người, như Sư Phụ đã viết trong E-Mail: “Thầy muốn đọc những cảm nghĩ của tất cả mọi người kể cả Cư Sĩ khi Thầy còn sống, chứ không phải chờ đến lúc chết mới viết bài. Lúc ấy Thầy chẳng đọc được gì cả. Đây là một cơ hội cho quý Thầy và quý Cô vậy”.

Hai hôm trước, tức ngày 20 tháng 5, Sư Phụ viết E-Mail cho con: “Báo Viên Giác số 201 đã có 55 người viết bài, rất hay và đặc biệt, Hạnh Bổn nên viết một bài về việc đi hầu thất Sư Phụ mấy năm ở Úc và làm Thị Giả, cũng vui thôi. Hay chỉ viết về kỷ niệm là được rồi và nếu có vài hình ảnh ở Đa Bảo lại càng tốt. Bây giờ không viết thì không có cơ hội nào để viết nữa đâu. Thời gian chỉ còn cho đến 20.5 hay tối đa là 25.5 mà thôi”.

Mặc dù ngày thi đã gần kề, và thời gian nộp bài viết cho Sư Phụ chỉ còn ba ngày, lòng con không biết làm gì hơn là viết một bài ngắn vừa kể lại chuyện hầu thất, vừa nói lên cảm nghĩ của mình, nhưng khi ngồi lại viết, tưởng đâu là dễ, ngờ đâu viết bài rất khó, mong Sư Phụ thông cảm và sửa chỗ sai cho con.

Tháng 7 năm 2004 con vào chùa, được Sư Phụ làm lễ thế phát ngày 28.8.2004, nhằm ngày vía Đại Thế Chí Bồ Tát, là ngày đánh dấu cuộc đời tu học theo chúng xuất gia, bắt đầu tập sự làm tịnh hạnh nhơn. Tuổi đã hơn ba mươi, tập khí huân tập ngoài đời đã khá nhiều, nên khi mới vào chùa theo đại chúng tu học, con gặp rất nhiều khó khăn, cũng may là có quý Thầy, quý Sư Cô và quý Bác động viên tinh thần, Sư Huynh Hạnh Giả là một trong quý Thầy đã khuyên con đừng nãn lòng, hãy nhẫn một thời gian nữa, là chuyện gì cũng qua thôi. “Nhẫn” thật là một pháp vi diệu, rồi ba tháng trôi qua và thêm một dịp may lại đến, đó là được Sư Phụ cho con theo sang Úc để hầu thất, một sự may mắn lớn nhất trong những điều may mắn cho cuộc đời xuất gia tu học Phật pháp của con.

Cuộc hành trình

theo hầu thất Sư Phụ

Trước khi sang Úc nhập thất dịch kinh, viết sách, Sư Phụ thường đến Ấn Độ trước. Tại Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề, mỗi ngày khoảng 4 giờ 10 phút là Sư Phụ có mặt ở Đại tháp và bắt đầu thời khóa Công Phu Khuya, mặc dù Trung Tâm Tu Học Viên Giác vẫn có Chánh điện rất là trang nghiêm, nhưng Sư Phụ vẫn dắt con ra Đại tháp tụng Kinh Công Phu Khuya.

Lần đầu tiên đến Đại tháp, con có một cảm giác rất quen thuộc, dường như đã từng đến đây rồi không chừng. Không khí ở Đại tháp rất đặc biệt, vào trong đây con cảm nhận có một lực rất mạnh, có thể đây là năng lực của Chư Phật, Chư Bồ Tát và của đại chúng đang tu tập ở đây. Một năng lượng rất vi diệu khiến con không nhiếp tâm cũng không được.

Như đã nói, ở Bồ Đề Đạo Tràng, là nơi thanh tịnh trang nghiêm, có nhiều đoàn hành hương thường làm lễ tụnh kinh nơi tượng Bồ Tát Quán Thế Âm.

Không khí tu tập ở Bồ Đề Đạo Tràng thật đặc biệt, vì sao? Vì khi vào đây chúng ta sẽ thấy rất nhiều tông phái khác nhau qua màu sắc y phục, ngôn ngữ, nghi lễ, hành trì v.v..., các vị hành giả, mỗi vị tự thực hành theo phương pháp của mình, có vị tu Thiền, có vị tu Tịnh Độ, có vị tu Mật, v.v..., nhưng không ai trở ngại ai cả, trên gương mặt các hành giả trông rất tự tại và an lạc.

blank

(Phái đoàn hành hương các nơi đến chiêm bái BĐĐT)

Tự tại vì nụ cười của các vị tu tập ở đây rất là tự nhiên, và an lạc vì mỗi vị chỉ tập trung trong sự hành trì của mình, không có nói chuyện và rất hoan hỷ, khi có ai đến chào họ hoặc cúng dường một ly trà sữa hay một cái bánh mì. Do đó mỗi lần được theo Sư Phụ về Bồ Đề Đạo Tràng là con rất vui, về đến đây, hễ có thời gian là con xin phép Sư Phụ để ra Đại tháp lễ bái, nhiễu quanh tháp Phật (*):

“Hữu nhiễu ư tháp, đương nguyện chúng sanh,

Sở hành vô nghịch, thành nhất thiết trí”.

Nam mô tam mãn đa một đà nẩm, án đỗ ba đỗ ba sa bà ha“.

blank

(Phái đoàn Chùa Pháp Bảo thăm viếng TT Tu Học Viên Giác)

Và chỉ ngồi và quan sát các vị đang tu tập, đặc biệt là các vị Lạt Ma Tây Tạng, tâm con cũng vui rồi, vì vậy về Bồ Đề đạo tràng như được nạp thêm năng lượng.

Nhiều đoàn hành hương từ khắp nơi trên thế giới thường tập trung về đây chiêm bái Thánh tích, dưới đây là hình chụp của phái đoàn từ Việt Nam, từ Sydney, Úc Châu vào tháng 10 năm 2005.

Sư Phụ dẫn chúng con viếng thăm các thánh tích như: Khổ hạnh lâm, Linh Thứu Sơn, v.v...

blank

(Chiêm bái Linh Thứu Sơn tháng 10.2005)

blank

(Chiêm bái đài tưởng niệm Tỳ Kheo Ni Sanghamitta)

Đài tưởng niệm Tỳ Kheo Ni Sanghamitta, con gái của vua A Dục, mang một cây Bồ Đề được chiết từ cây Bồ Đề tại Bồ Đề đạo tràng sang trồng ở Capital, Anuradhapura Kandy Srilanka.

Nhờ xuất gia làm thị giả và theo hầu thất cho Sư Phụ, con được đi đó đây để quan sát đời sống của con người ở các quốc gia khác, nhờ đó tầm nhìn của con được mở rộng thêm; và suy nghĩ về sự diễn biến thăng trầm của sự sống con người theo thời gian, bị chi phối bởi thiên tai, chiến tranh, v.v...

Thất Đa Bảo Campbelltown

Thất Đa Bảo nằm trên đồi núi cao thuộc thành phố Campbelltown, là một thành phố vệ tinh lịch sử của Sydney. Campbelltown nằm 50 km về phía tây nam của trung tâm thương mại Sydney và là trung tâm hành chính đối với các khu vực chính quyền địa phương của thành phố Campbelltown.

blank

(Mỗi sáng Sư Phụ dịch Đại Tạng Kinh)

Thời Công Phu Khuya ở Đa Bảo cũng giống như ở chùa Viên Giác, vẫn đều đặn mỗi ngày.

Sau khi dùng sáng xong, Sư Phụ và quý Thầy nghỉ ngơi 30 phút, rồi bắt đầu vào công việc của mình. Riêng Sư Phụ và thầy Đồng Văn cùng làm việc chung vào mỗi buổi sáng trong thời gian nhập thất 2004, 2005.

Đa Bảo 2004

Sau khi nghỉ trưa xong, Sư Phụ bắt đầu vào công việc dịch thuật riêng của mình.

Mỗi buổi chiều Sư Phụ vẫn đều đặn hành trì, đọc tụng kinh Kim Cang.

blank

(Quý Hòa Thượng và Quý Thầy đến thăm Sư Phụ)

Ở Đa Bảo vào tháng 10 đến tháng 11, thời tiết vẫn ấm áp, do đó cỏ mọc cũng rất nhanh.

Ngoài việc dịch thuật, quý Thầy cũng chấp tác làm đẹp khuôn viên quanh thất.

Sư Phụ dịch xong một phần, liền giao cho con đánh máy vào Computer, khi đánh máy xong một cuốn sách, tiếp tục công việc dàn trang thành một cuốn sách để gởi đi in.

Thỉnh thoảng cũng có quý Hòa Thượng, quý Thầy đến thăm Sư Phụ.

blank

(Chim và thú tại Thất Đa Bảo cũng rất thân thiện với Sư Phụ)

Đa Bảo 12.2006

Vào dịp cuối tuần quý Phật tử Pháp Bảo đến Đa Bảo thăm Sư Phụ.

Thất Đa Bảo cũng có hoa, đặc biệt là thường có chim két, các chú thỏ, vịt trời, có cả Känguru. Phong cảnh ở đây rất đẹp và an lành.

Chùa Pháp Bảo 2004

blank

(Cổng Tam Quan Chùa Pháp Bảo tại Sydney, Úc Châu)

Mỗi cuối tuần vào sáng Chủ Nhật, con được về Pháp Bảo cùng học Qui Sơn Cảnh Sách với đại chúng chùa Pháp Bảo, Hòa Thượng Pháp Bảo giảng dạy chúng con rất là nghiêm khắc.

Ngoài việc dịch kinh ở thất Đa Bảo, Sư Phụ cũng dành thời gian về thăm Phật tử tại chùa Pháp Bảo và thuyết pháp.

blank

(Sư Phụ giảng pháp cho Phật tử tại chùa Pháp Bảo)

Về việc sang Úc nhập thất dịch kinh của Sư Phụ có nhiều lý do, vì muốn có một nơi yên tịnh để dịch kinh sách và muốn sang Úc thăm người anh ruột của mình, là Hòa Thượng thượng Bảo hạ Lạc. Có thể là vì hai anh em xuất gia lúc còn trẻ, thời gian sinh hoạt cùng sống chung không là bao, khi xuất gia thì lại ít gặp mặt nhau, nên bây giờ Sư Phụ tạo cơ hội để gần gũi anh của mình hơn.

Không chỉ riêng ở Nhật mới nhìn thấy hoa anh đào nở, mà chúng ta cũng được ngắm hoa anh đào ngay khuôn viên chùa Pháp Bảo.

blank

(Hai Hòa Thượng huynh đệ Thích Bảo Lạc

và Thích Như Điển)

blank

(Hòa Thượng Bảo Lạc, Thầy Phổ Huân, TS. Lâm Như Tạng và Phật tử Úc tiễn Sư Phụ và quý Thầy trở lại Đức Quốc)

Hòa Thượng Pháp Bảo, Thầy Phổ Huân, tiến sĩ Lâm Như Tạng cùng các bà con cô bác tiễn đưa đoàn về Đức.

Bốn năm theo Sư Phụ sang Úc làm thị giả và hầu thất, mỗi năm từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau, là những ngày tháng kỷ niệm quý nhất cho cuộc đời xuất gia của con, vì đó là kinh nghiệm thiết thực trang bị cho tinh thần và đời sống của con, khi xa thầy, sang Đài Loan du học con mới nhận ra được điều nầy. Con thành thật tri ân Sư Phụ, Hòa Thượng Pháp Bảo, Thầy Đồng Văn, Thầy Phổ Huân và quý Thầy quý Sư Cô cùng tất cả các cô, các chú và các bác.

Đệ tử Thích Hạnh Bổn

Kính ghi

(*) Nhiễu tháp, sách “Luật Sa di và Sa di ni”, trang 995

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2018(Xem: 3506)
Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn, Đọc: Hạt Nắng Bồ Đề Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn Chữ bay từng cánh chim ngàn Mỗi câu là mỗi Niết bàn hóa thân. Xin phép được “tựa” vào hai câu thơ của cố Giáo sư Vũ Hoàng Chương, để bước vào thế giới văn chương của Văn Công Tuấn. Vì rằng, có lẽ, anh đã có nhiều duyên lành để dung thông với tư tưởng uyên áo của các bậc Thầy khả kính nơi ngôi trường Vạn Hạnh của ngày xưa Sài Gòn. Cũng như sau nầy có nhiều thuận duyên để tìm hiểu thêm về tư tưởng các danh nhân trên thế giới. Trong đó anh đã dành cảm tình đặc biệt với văn hào Hermann Hesse. Người đã được thừa hưởng “gia tài tâm linh” của một “ông lái đò” qua câu chuyện dòng sông. (“Khi dòng sông phẳng lặng thì bóng dáng chân như sẽ hiển bày”).
01/04/2018(Xem: 15285)
Chánh Pháp, số 77, tháng 4.2018, ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ XUÂN ĐẾN VUI GÌ? (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ KHI GIỮA ĐỜI THƯỜNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 12 ¨ BẢN TÍNH CON NGƯỜI VỐN VỊ KỶ HAY VỊ THA? (Nguyên Hạnh dịch), trang 13 ¨ THƯ CUNG THỈNH CHỨNG MINH/THAM DỰ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2562 (TK. Thích Pháp Tánh), trang 15 ¨ HOÀI NIỆM HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ (Quách Tấn), trang 16 ¨ CÔ ĐỘC HÀNH, HOÀI HƯƠNG (thơ Phù Du), trang 18 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG, t.t. (Tuệ Uyển dịch), trang 19 ¨ KHÓC TỐ NHƯ (thơ Diệu Viên), trang 22 ¨ ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU: NI SƯ THÍCH NỮ NHƯ THỦY VIÊN TỊCH (Tổng vụ Ni Bộ), trang 23 ¨ TƯỞNG NIỆM NI TRƯỞNG THÍCH NỮ NHƯ THỦY (TN Như Đức), trang 24 ¨ NHỮNG BÀI HỌC TỪ CÁCH ỨNG XỬ (TN. Như Bảo), trang 26 ¨ MỘT VẦNG TRĂNG (thơ Vĩnh Hảo), trang 27 ¨ VEN. SANGHARAKSHITA (1925 -)
25/03/2018(Xem: 4126)
Khi dòng sông phút trước không còn là dòng sông phút sau, thì đời người phút trước cũng không giống đời người phút sau. Theo dòng thời gian, mọi thứ trôi qua còn nhanh hơn thế nữa. Nhưng thời gian có không, trong sự dịch chuyển của đơn vị vật chất nhỏ nhất (neutron, proton, quantum, photon...)? Một phần triệu giây, hoặc ngắn hơn! Có đơn vị thời gian nhỏ nhất hay không? Có tên gọi cho một khoảnh thời gian quá nhỏ nhiệm như thế không? Thời gian, đối với lý thuyết vật lý hiện đại, chỉ còn là một khái niệm, dường như có, dường như không, hoặc không hề tồn tại, hoặc tồn tại như một ảo tưởng, ảo giác từ tâm thức, hoặc như là một mộng ảo từ sự sinh diệt của một lượng tử, một hạt ‘ánh sáng’ hay ‘sóng’ mơ hồ tức-hữu tức-vô. Long Thọ (1) từ thế kỷ thứ hai chẳng đã từng nói là không làm gì có thời gian hay sao! (2) Vì thời gian do nơi vật thể mà có; mà vật thể như photon (hạt căn bản—elementary particle) còn không thể nói là có hiện hữu như là một “vật” thì thời gian làm gì hiện hữu? (3)
24/03/2018(Xem: 3858)
Nghe, lắng nghe, và không nghe khác nhau ở điểm nào? Nghe. Dĩ nhiên là bằng đôi tai rồi. Nhĩ căn tiếp nhận, giao lưu với Thanh trần. Nhưng có kiểu nghe mà không nghe. Âm thanh vẫn chảy vào, chui vào, tấn công vào hai bên màng nhĩ, mình cảm nhận được là mình đang có nghe, nhưng mình chỉ biết là có nghe vậy thôi, chứ không rõ là mình đang nghe cái chi chi, cái gì gì. Nhà thiền có một công phu, thôi, gọi là phương pháp cho dễ hiểu, là phương pháp mở rộng hết, mở toang ra cả lục căn (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý) để đón nhận lục trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) trong cùng một lúc.
16/03/2018(Xem: 15362)
Bí Mật Xứ Tạng (sách pdf) Thích Minh Thế
13/03/2018(Xem: 14390)
Cùng là một tảng đá, một nửa làm thành tượng Phật, một nửa làm thành bậc thang. Bậc thang không phục hỏi tượng Phật rằng: - Chúng ta vốn dĩ cùng là đá, tại sao người ta chà đạp tôi, nhưng lại sùng bái người?! Tượng Phật trả lời: - Vì người chỉ chịu 4 nhát dao đã có được hình hài đó, còn ta lại trải qua trăm ngàn ngọn dao đục đẽo, đau đớn muôn vàn. Lúc đó bậc thang im lặng... Cuộc đời con người cũng thế: Chịu được hành hạ, Chịu được cô đơn,Gánh được trách nhiệm, Vác được sứ mệnh, Thì cuộc đời mới có giá trị...
12/03/2018(Xem: 6845)
Tắt máy. Xuống xe, Mỉm cười. Bình yên. Dạ thưa, con đã đi, mới vừa thượng sơn, và con đã đến. Lạy Phật. Lạy Pháp. Lạy Tăng. Những bước chân khẽ khàng, nhẹ bổng của con đi trên đất, qua sân chùa, theo Thầy từng bậc cấp lên gác chuông, đều cảm nhận được nguồn năng lượng của an lạc.
10/03/2018(Xem: 3901)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - sinh thì là chết?, Các phần trước của loạt bài "Sinh thì là chết?" (11.1, 11.2 và 11.3) đã ghi nhận khả năng liên hệ sinh 生 trong sinh thì với cách đọc Hán Việt thăng[2] 升 và phương ngữ ở phía Nam Trung Quốc (TQ) qua dạng sing/seng (shēng bình thanh, giọng BK bây giờ), hay là một cách dùng nhầm của tiếng Việt[3] (so với nghĩa sinh thì/sinh thời trong tiếng Việt hiện đại). Phần này bàn về khả năng sinh thì là kết quả thể hiện qua ngôn ngữ từ tư duy tổng hợp của người VN: kết hợp lòng tin Công giáo với truyền thống tôn trọng người đã ‘qua đời’ qua uyển ngữ Hán Việt (HV). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn
03/03/2018(Xem: 18168)
Vừa qua, bản thảo cuốn sách này, « Con Người và Phật Pháp » được tác giả Lê Khắc Thanh Hoài gởi đến cho tôi với lời đề nghị tôi có vài dòng đầu sách. Tôi có phần e ngại, vì có thể tôi không nắm rõ hết ý tưởng của tác giả và cũng có thể không nêu hết ý nghĩ của mình. Thế nhưng đối với một tác giả, một nữ cư sĩ Phật tử trí thức thuần thành, một nhà văn, một nhà thơ và là một nhạc sĩ mà tôi vẫn lưu tâm, cảm phục, cho nên tôi quên đi phần đắn đo mà mạnh dạn có mấy dòng, gọi là chút đạo tình và lòng trân trọng đối với chị Thanh Hoài.
01/03/2018(Xem: 11610)
- "Động Cửa Thiền" (ĐCT) là truyện ngắn đắc ý nhất của Tâm Không Vĩnh Hữu (TKVH), đã được rất nhiều trang web đăng tải, được người khác chuyển thể thành thơ lục bát, được vài tổ chức phi chính phủ đưa vào audio "đọc truyện", được đến 2 nhóm điện ảnh tự ý chuyển thể kịch bản phim để tham dự Liên hoan Phim Ngắn Quốc Tế, và cũng được nhiều tác "giả" tự tiện cải tên đổi hiệu lấy làm sáng tác của chính mình...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]