Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

35. Thơ Kính Dâng Thầy (Giác Hạnh)

17/06/201407:55(Xem: 20819)
35. Thơ Kính Dâng Thầy (Giác Hạnh)


blankAtlanta
– Hoa Kỳ, mùa hè 2014



Thầy kính mến!

Mới đó mà đã mười năm kể từ lần đầu con được đến thăm nước Đức và Chùa Viên Giác. Đôi khi nhìn lại những hình ảnh chuyến đi năm xưa, rồi nhắm mắt lại tưởng chừng như vẫn nghe lời Thầy nói, nghe tiếng xe chạy trên những con đường cao tốc Âu châu, nghe thanh âm trầm hùng của đại chúng Viên Giác trong những thời kinh, và ‘nghe’ cả những non nớt của mình ngày ấy.

Thầy quý kính! Có thể nói trong trùng trùng duyên khởi gặp Thầy là một phước duyên của đời con, nếu nói có duyên từ kiếp trước thì có người sẽ cho rằng sáo ngữ, nhưng với con điều ấy như một sắp xếp của định mệnh.

Con còn nhớ, mùa hè năm 2000 lần đầu con lên đường sang xứ Ấn tham học, tất cả mọi thứ đều bỡ ngỡ, chẳng biết phải làm gì cho lần đầu xuất ngoại bằng đường hàng không. Con đang hồi hộp xếp hàng chuẩn bị lên máy bay thì có một người phụ nữ đến hỏi: “Thầy đi đâu?”. Con trả lời: “Dạ, đi Ấn Độ”… Sau khi lên máy bay, người phụ nữ ấy lại chỗ con bắt chuyện. Cô ấy hỏi rất nhiều về hành trình và dự định của con như thế nào? Có biết Ngài Như Điển chùa Viên Giác không? Con trình bày và nói chưa biết… Và cô ấy kết thúc câu chuyện khi máy bay đáp xuống phi trường Bangkok: “Con là Diệu Hiếu ở Chicago, đệ tử Ngài Như Điển chùa Viên Giác Đức Quốc – Ngài là ân nhân của nhiều Tăng Ni du học bên Ấn Độ”. Và gần hai năm sau, con mới có dịp diện kiến Thầy trong lần khánh thành Trung Tâm Tu Học Viên Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng.

Mười hai năm kể từ lần có duyên gặp Thầy, con hiểu rằng trong hành trình cuộc đời bao kẻ đi qua mấy người dừng lại này Thầy là một trong những vị ân sư mà con hằng tôn kính!

Theo chân Thầy trong những lần du hóa, con nhận ra tâm lượng bao la của Thầy lo cho đàn hậu tấn. Thầy ưu tư cho cơ đồ đạo pháp, nhất là vấn đề giáo dục. Chú trọng vào lĩnh vực đào tạo những Tăng Ni có trình độ và khả năng kế thừa, Thầy dốc hết sức mình tạo mọi trợ duyên để Tăng Ni an tâm tu học. Hầu hết Tăng Ni du học xứ Ấn đều thọ ân Thầy. Xưa nay có mấy ai làm được những điều như Thầy từng làm?

Thầy làm việc không ngừng nghỉ: Thầy viết sách, dịch kinh, viết khảo luận không mệt mỏi… năm nào cũng có ít nhất một cuốn sách xuất bản. Bên Thầy con không thấy Thầy có một khoảng thời gian nào gọi là “rảnh”…

Huynh đệ vẫn thường nói rằng: Dù đường xa mệt mỏi, dù nóng lạnh khác thường, chưa bao giờ Thầy bỏ một thời kinh sáng. Việc hành trì của Thầy xuyên suốt và nghiêm mật như vậy mấy mươi năm qua. Ở đời, chuyện lý luận suông là việc quá dễ, chuyện thực hành những gì mình nói, mình nghĩ, mình theo đuổi mới là khó. Quý hóa thay!

Ở Thầy con nhận ra cung cách nghiêm minh nhưng gần gũi chân tình. Từ ngày con quyết định cuộc “hành trình phiêu bạc” trên đất Mỹ, vì không hợp với môi trường sinh hoạt mới, tất cả làm lại từ đầu, đôi khi cần lắm một câu thăm hỏi, nhưng có mấy ai… Con đã từng nhận những cuộc điện thoại để rồi phải suy nghĩ mấy ngày liền, những email “tan nát cõi lòng” từ những người mà con vẫn nghĩ là huynh đệ tình thâm, chuyển thành những đêm thức trắng. Để rồi cuối cùng con quyết định cắt bỏ điện thoại. Ngày Thầy nhắn tin từ nước Úc xa xôi, con vội chạy ra mở lại điện thoại… Đứng giữa khung trời giá lạnh hầu chuyện cùng Thầy qua đường dây viễn liên mà nghe lòng ấm áp vô cùng. Tri ân Thầy đã nhớ đến con! Tri ân Thầy đã cho con niềm tin vào cuộc sống!

Ngoài kia mùa hè đã về, gợi lại trong con cảm giác háo hức lần đầu chứng kiến những cánh đồng hoa vàng trên nước Đức, những cảnh trí như cõi tiên ở châu Âu, những ngày tháng an vui bên đại chúng Viên Giác. Con ngồi đây nhớ đến Thầy, nhớ đến bậc Thầy mô phạm đi vào cuộc đời trọn vẹn cái TÂM của đạo sư – cái TRÍ của hiền giả và cái TÌNH của một bậc tiền bối!

Mười năm hẹn một lần trở lại nước Đức hầu kính thăm và đảnh lễ tạ ân Thầy, nhưng duyên chưa đủ. Nhân sinh nhật lần thứ 65 và kỷ niệm 50 năm xuất gia – hành đạo của Thầy, từ phương xa hướng về Chùa Viên Giác – Đức Quốc, thành tâm đảnh lễ và kính nguyện Thầy tứ đại mãi an hòa để hàng hậu bối chúng con còn có nơi quy ngưỡng!

Cung kính,

Con: Giác Hạnh – Lê Bích Sơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/01/2018(Xem: 3828)
Lễ Trao Giải Viết Về đạo Phật Ananda Viet Awards Lần Đầu, 3 Giải Chính, 5 Giải Khuyến Khích Tổng Trị Giá Các Giải Là 7000 MK
13/01/2018(Xem: 4078)
Đọc Thơ Tuyển của Cư sỹ Đào Văn Bình, Tình cờ chúng tôi có được tập sách Tổ Ấm Cuối Cùng, Thơ tuyển và Kịch bản, của cư sỹ Đào Văn Bình xuất bản năm 1987, gởi tặng cố Hòa thượng Thích Thiện Trì, chùa Kim Quang tại thủ phủ Sacramento, CA. Tập sách có hai phần: Phần 1 là Thơ tuyển mà tác giả cho biết là "Sáng tác ròng rã qua 9 năm lưu đày tù ngục và 1 năm phiêu linh qua các trại tỵ nạn". Phần 2 là Kịch bản Tổ Ấm Cuối Cùng (Sáng tác từ tại tỵ nạn Sungei Besi). Ở đây tôi chỉ viết cảm hứng của mình khi đọc vài bài thơ trong lúc bị tù đày của một cư sỹ lão thành luôn có tâm với đạo pháp và dân tộc.
12/01/2018(Xem: 4688)
Nhớ lại 3 năm trước, tôi đến Seattle vào một chiều Thu cuối tháng Mười. Vừa rời khỏi sân bay, cảm nhận đầu tiên của tôi đối với đô thị xa hoa có nhịp sống bận rộn này là cái se se lạnh của tiết trời đang độ giữa Thu. Trong tôi lúc đó vẫn còn nỗi bồn chồn lo lắng, tâm trạng của một người vừa xa quê, bước chân vào một đất nước xa lạ. Sự mát lạnh của khí trời như xoa dịu phần nào nỗi lo lắng trong tôi. Có lẽ đó là lý do vì sao tôi vẫn nhớ như in cảm xúc đầu tiên ấy, và dần dần, tôi nhận ra mình có cảm tình với mùa Thu ở Washington.
15/12/2017(Xem: 6410)
Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển. Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
15/12/2017(Xem: 88002)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138374)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 4043)
Đọc “Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế” của Thích Tín Nghĩa, Nhân dịp Nguyên Giác và tôi ra mắt sách ở Chùa Bát Nhã, Nam California, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa- Viện Chủ Từ Đàm Hải Ngoại Irving, Texas không về dự được nhưng đã có thư cáo lỗi. Từ việc làm hết sức cẩn trọng và khéo léo đó, tôi sinh lòng cảm mến và làm quen với hòa thượng qua điện thư và được hòa thượng ưu ái tặng cho bốn cuốn sách của chính hòa thượng, bao gồm:
07/11/2017(Xem: 3878)
Nhà thấp nhất trong xóm. Mái tole. Cửa gỗ. Sàn gác gỗ sao. Nó khiêm tốn lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng khang trang, kiên cố với beton cốt thép, cửa sắt, cửa kính chịu lực... Diện tích gian dưới của căn nhà cấp 4 này chỉ 24 mét vuông, chia thành hai gian, bếp và nhà vệ sinh chiếm hết gần một nửa, còn lại chừa cho gian phòng khách chật chội với bàn ghế, divan, tủ sách, chỗ để hai chiếc xe máy... Vậy mà vào lúc sáng sớm, khi cơn bão Damrey dữ tợn bắt đầu đổ bộ vào đất liền, hung hăng sấn vào lòng thành phố biển Nha Trang, căn nhà khiêm tốn trong hẻm nhỏ này là nhà duy nhất mở cửa để đón nhận 15 người khách lỡ đường chui vào nương trú để tránh bão. Duy nhất. Vì mọi nhà xung quanh đều đã cửa đóng then cài kín bít từ đầu tối hôm trước.
05/11/2017(Xem: 24914)
Cách Đọc Tên và Phát Âm 23 Chữ Cái, Hiện nay tại Việt Nam cách gọi tên và cách phát âm 23 mẫu tự tiếng Việt vô cùng lộn xộn. Thí dụ: Trên chương trình Thời Sự Quốc Phòng, thiết vận xa M.113 có cô đọc: em mờ 113. Có cô đọc mờ 113. -Chữ N có nơi đọc: en nờ (âm nờ hơi nhẹ). Có nơi đọc nờ.
12/10/2017(Xem: 11770)
Viết về anh Bùi Giáng là một việc làm cần lòng can đảm. Thậm chí cần rất nhiều can đảm, có khi phải nói nôm na là liều mạng mới dám viết. Những người có thời gần gũi và thương mến anh ai cũng có lần cảm nhận điều đó. Anh thích người ta đọc sách anh, thưởng thức thơ văn anh, nghiền ngẫm tư tưởng của anh. Nhưng ngược lại anh hay nổi nóng nếu ai hiểu sai ý anh. Anh rất giận khi có ai viết sai một chữ, kể cả sai một dấu phẩy, những câu thơ của anh. Có rất nhiều khi anh cho đó là một sự xuyên tạc có hậu ý. Dù sao, anh và tôi đã từng sống chung gần ba năm trời ở Vạn Hạnh chả lẽ không có gì để nói, lâu nay tuy rất muốn viết nhưng tôi vẫn cố tránh, cho đến khi có người nhắc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]