Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

28. Thơ Mặc Giang như những dòng sông

31/01/201206:22(Xem: 16179)
28. Thơ Mặc Giang như những dòng sông

Thơ Mặc Giang như những dòng sông

Lý Thừa Nghiệp

Bạn hãy đọc thơ của Mặc Giang, như những kẻ nhàn du, không hề vướng bận chuyện Đời cũng như chuyện Đạo. Bạn hãy thong dong, thư thả bước vào cõi thơ mênh mang của thi sĩ Mặc Giang. Bạn sẽ đọc bài thơ thứ nhất, rồi tiếp qua bài thơ thứ hai. Những cảm xúc thơ Mặc Giang có sức lôi cuốn bạn đọc tiếp thêm nữa, thêm nữa. Sức hấp dẫn đó hồn nhiên lắm, tươi thắm lắm, dẫn dắt bạn, đưa đẩy bạn trôi đi ngọt ngào vào những vần thơ như những dòng sông, và bạn sẽ đẫm mình trong những ngọn thủy triều tâm thức thơ ca của Thi nhân.

Đọc thơ Mặc Giang, có thể trong thoáng chốc, bạn cảm nhận được mình đang phiêu du ở những bến bờ xa xăm lắm, trong cái không gian mênh mông bạt ngàn của từng cội nguồn cảm hứng, khởi hiện từ trong tâm thể rộng lớn, thi nhân đã chấp cánh cho những vần thơ bay lên. Và thực sự Thơ Mặc Giang đã bay đi rất xa mà bạn đọc khó hình dung được đâu là bờ mé của một tâm lượng vô hạn.

Trong cái uốn lượn phiêu bồng sương khói, bạn ý thức được mình đang trôi về đâu đó, êm đềm trên những con sông dài lấp lánh núi rừng mây nước bao la. Cõi thơ của Mặc Giang như thế đó, phiêu bạt bốn phương trời, như những suối nguồn với tất cả sinh lực hùng tráng thiên nhiên của thời hồng hoang khai thiên lập địa, những mạch nguồn được kết tụ bởi một thần lực và tuôn trào thành những dòng sông. Những dòng sông trôi đi, khai phá và sáng tạo.

Toàn thể Thi phẩm Quê Hương Còn Đó của Mặc Giang được kết tập bằng 70 bài thơ, và mỗi bài thơ của Mặc Giang như một dòng sông chảy về một phương trời riêng biệt.

Sau đây chỉ là vài nét chấm phá trong một bức tranh lớn rộng khôn cùng. Hãy nghe nhà thơ chấm bút cho thơ bay lên trong đêm bát ngát trăng ngàn qua bài Ta Cùng Em Hiện Hữu Vô Cùng :

Thanh thiên như thể trăng ngàn

Huyền vi như thể đạo vàng chân tâm

Hiện sinh nào có kiếm tầm

Em là chân thể uyên thâm bóng hình.

Trong khoảnh khắc thanh tịnh, bỗng thấy muôn vật hài hòa nhất như, chẳng hề chướng ngại bao giờ như trong bài Em Là Ai? Thi Sĩ!

Trăng sao lấp lánh

Hiện về muôn sắc tường vân

Tình tang tích tịch muôn vần

Tuôn như nước chảy có ngần ngại chi.

Thời gian vẫn nhịp nhàng gõ nhịp cùng mây bay nước chảy, hành giả vẫn an nhiên tự tại giữa cuộc phong trần biến thiên phù tạp triền miên “Dòng sông, tôi gọi tên em”:

Nhìn trông ngày lại ngày qua

Thời gian nào gõ nhịp xa nhịp gần

Nhìn trông một áng phù vân

Lửng lơ khắp chốn phong trần sá chi ! 

Cuộc thao thức truy tìm có thể đo bằng những tiền kiếp, lang thang qua từng chặng luân hồi âm u, trôi chìm dưới những tầng tâm thức mây mù trần gian. Rồi một sớm tinh sương, bỗng bừng tỉnh bởi một hồi chuông từ thiên cổ vọng về. Những câu thơ như niềm tâm cảm mà Thi sĩ muốn chia sẻ cùng tha nhân trong bài Tôi Chỉ Là Một Ông Thầy Tu:

Lặng tìm từ cõi thâm u

Lòa lên ánh chớp mây mù trần gian

Lặng tìm từ cõi mơ màng

Vẽ lên dấu ngọc leo thang trở về

Lặng tìm từ cõi u mê

Rung chuông đánh thức, đã về hay chưa ?

Gật gù tôi dạ tôi thưa

Đời tôi ư hữ !!! Thầy Chùa, thế thôi !!!

Thi phẩm Quê Hương Còn Đó được thể hiện bằng nhiều thể loại. Nhưng một khi người đọc bất chợt bước vào một bài thơ nào, bằng thể loại thơ lục bát, là y như thể trôi vào một vùng cảm xúc hưng phấn dịu dàng, đằm thắm mênh mang. Nhẹ nhàng và thanh thản xiết bao của một bề mặt tâm thức đã thuần thành, như biển đã yên và chỉ còn lại tiếng sóng êm đềm rào rạt miên viễn khôn nguôi. Lục bát của Thi sĩ Mặc Giang hay là sự thành công cao ngất của một sở trường nghệ thuật.

Xin hãy dạo qua thêm một vùng sông biển với những cảm hứng ngọt ngào Lục Bát, một thể thơ tinh hoa, truyền thống của Thi ca Việt Nam.

Lắng nghe gió gọi trên ngàn

Tìm mây mấy lớp dọc ngang lưng trời

Tôi tìm từng kiếp luân hồi

Tinh nguyên bóng dáng của tôi nơi nào

Tôi tìm từng giấc chiêm bao

Tịch không vô ảnh thảo nào mộng mơ

“Tôi Gọi Tên Tôi” 

Mỗi bài thơ là một tâm huyết của Mặc Giang, tiếng thơ dấy lên từ tấm lòng tha thiết với vạn sự tha nhân. Giữa trời đất thênh thang sương gió, cảm khái thay những bậc ly gia với chiếc áo hoại sắc vẫn lấp lánh trên những nẻo đường mờ ảo của thế gian. Có phải đó là bàn trường thi cổ lai thanh trầm trác tuyệt, hiển bày từ bản tâm của trí huệ nguyên thường.

Melbourne 2005 - Lý Thừa Nghiệp
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2018(Xem: 4408)
Đó là tên được đặt cho tác phẩm nhiếp ảnh đầu tiên của tôi. Ảnh chụp năm 1993, bằng Máy ảnh Pentax cũ, mua được từ Tòa soạn Báo Khánh Hòa đợt thanh lý, với giá thời điểm đó là 100.000 đồng. Người mẫu: "Con gái rượu" Tịnh Thủy lúc được 2 tuổi.
10/05/2018(Xem: 4056)
Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tròn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Thì cũng chính vào những năm tháng thơ mộng nhất của đời tôi, tôi lại trực nhận rõ rằng cuộc đời quả là khổ, quả là vô thường !
10/05/2018(Xem: 4009)
Như vậy là Thầy đã thực sự xa lìa cõi trần ai tục lụy nầy hơn một năm rồi mà hình như trong lòng con vẫn không thấy có sự gì thay đổi hay khác biệt giữa mất và còn cũng như xa với gần, lạ và quen…Bởi thế mà hôm nay con mới có bức thư này xin gởi đến Thầy. Con vẫn thấy như còn mãi đó, trước mắt con, dáng dấp của Thầy với chiếc cà sa màu vàng rực, bờ vai trần và nụ cười thật hiền hòa luôn nở trên môi, làm cho khuôn mặt của Thầy càng thêm rạng rỡ. Con xin nói rõ hơn, dù Thầy không còn nhưng những gì con đã học được từ Thầy, đã được đọc, được nghe, qua những bài giảng dạy, thuyết pháp, những bài báo, bài viết, bài dịch thuật, qua các công trình đóng góp đồ sộ của Thầy mà Thầy đã được trân trọng vinh danh như là ngài Huyền Trang của nước Việt mình, thì trong lòng con, hình ảnh Thầy vẫn mãi sống động, hiển hiện và không bao giờ mất cả.
28/04/2018(Xem: 14794)
Có thể nói: Cuộc đời của Bùi Giáng không thuộc về khái niệm trong ý nghĩa của sự sống chưa thoát khỏi những ranh giới định kiến phân biệt trần gian. Ở ông, hình như cái ranh giới mà tạm gọi là khùng điên và thiên tài không thể nào hiểu hết được. Nếu mượn những khái niệm thường tình: hèn- sang, nghèo- giàu, điên- tỉnh, ghét- yêu, buồn- vui…để Bùi Giáng, hện tượng của ý nghĩa sự sống vô tận, Thích Tâm Tôn, nói cái bất tận của cuộc đời Bùi Giáng thì chỉ là ý nghĩ ngây thơ cạn cợt. Thơ ông không phải để bàn, nhưng lạ thay, lâu nay người ta vẫn thích bàn và bàn chưa thể hết những gì thuộc về thơ của ông. Có lần ông bộc bạch, ông làm thơ đơn giản chỉ vì: “Thơ tôi làm ra là để tặng chuồn chuồn, châu chấu, xin các ngài học giả hãy xa lánh thơ tôi”. Xin mượn tạm chút ngôn ngữ của những khái niệm thường tình mà nói đôi dòng về ông trong ý nghĩa sự sống mà ông đã đi qua và đã lưu dấu lại trong cuộc đời này.
28/04/2018(Xem: 5771)
“Tấc Hơi Phụng Sự Còn Khiêm Tốn “Lòng Vẫn Cưu Mang Trải Kiếp nầy “Non Thẳm Ngàn Trùng Dâng Bất Tận “Nước Nguồn Đại Việt Ngọt Ngào Thay… Tôi hân hạnh được tiếp xúc với nhà văn Chu Tấn trong rất nhiều trường hợp, qua sự sinh hoạt với nhiều Hội đoàn, Đoàn thể trong cộng đồng người Việt tại miền Bắc California, kể cả các tổ chức Văn hoá, Chính trị, Xã hội v.v… nhất là trong Quân lực Việt Nam Cộng Hoà thuộc binh chủng Không Quân. Là một cựu Sĩ quan với cấp bậc Trung tá, bằng “Trách nhiệm, Danh dự, Tổ quốc”, mà Quê hương và Dân tộc Việt Nam, đang bịđoạđày dưới chếđộ bạo tàn Cộng sản Việt Nam .
26/04/2018(Xem: 3884)
Ngược dòng Mekong về hướng Thượng Lào. Nơi ngã ba sông Nam Khan chảy nhập vào dòng Mekong tạo nên một cảnh quang rất đặc trưng của cố đôLuangprabang cổ kính. Dòng sông với nhiều khúc quanh tạo nên những dãi uốn lượn có phần chảy xiết xuôi về hướng hạ Làokhiến con sông trông càng thêm đẹp. Nép dọc hai bờ, những rạng rừng núi nguyên sơ với những tàn cổ thụ rợp mát. Nhịp sống vẫn êm ả,sự thư thảcủa dân Lào có phần chậm lại vốn dĩ tạo nên nét rất đặc biệt nơi đây so với tất cả những danh thắng du lịch ở nơi khác. Và giữa rộn ràng của thói quen với những gì của thế giới hiện đại mà con người tiếp cận thường ngày, một quán Cà Phê trong không gian chỉ dành cho sự yên tĩnh của một người Pháp rất khéo ẩn dưới những bóng cây bên ghềnh đá của ngã ba con sông. Không có sự hiện diện của bất cứ một phương tiện nhộn nhịp nào của thế giới hiện đại được chào đón trong không gian mang tính thư giản này. Nơi ấy, không Wifi, không tiếng nhạc,hoạtđộng nhẹ nhàng của nhân viên phục vụ, chỉ có tiếng trải lòng
21/04/2018(Xem: 5033)
Nhớ Mãi Trong Đầu Một Chữ...Duyên (đôi dòng tướng nhớ Ninh)
21/04/2018(Xem: 6735)
Nhớ Thầy Là Nhớ Pháp, Kính dâng Hòa Thượng Thích Phước Đường, ( Bài của Nhật Duyệt Lê Khắc Thanh Hoài, do PT Diệu Danh diễn đọc)
21/04/2018(Xem: 13205)
Hoa Đàm Ngát Hương_HT Thích Bảo Lạc_2007
17/04/2018(Xem: 3625)
Qui thương mến, Dù biết cuộc đời là vô thường, nhưng chị vẫn bàng hoàng xúc động khi hay tin Qui đang bệnh nặng. Mấy hôm nay email của bạn bè và các em Sương Nguyệt Anh tới tấp gởi về, nhìn tấm hình Qui đang nằm mê man trên giường bịnh với ống dây chằng chịt mà xót xa cả lòng! Chị đã cầu an cho Qui mỗi ngày qua những thời kinh tụng niệm, mong Qui qua khỏi căn bệnh ngặt nghèo. Dậy đi qui ơi! Con người năng nổ hay làm việc thiện như em thế nào cũng qua khỏi cơn hoạn nạn. Chị tin như vậy!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]