Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19. Một nguồn thơ bất tuyệt

31/01/201206:22(Xem: 14471)
19. Một nguồn thơ bất tuyệt

MỘT NGUỒN THƠ BẤT TUYỆT 

Giáo Sư Bửu Ý

Mặc Giang không phải là một người du lịch, chẳng phải là một kẻ hiếu kỳ, càng không phải là một nhà chép sử, nhưng trái tim của ông vươn tới cùng khắp mọi vùng miền, tìm thấy qua đó những điểm chung nhất, chẳng hạn khắp nơi đều thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, xương máu của từng thế hệ cha ông đã đổ ra để dành giật, vun đắp và con người đã vật lộn triền miên với nghèo đói, thiên tai, vùi mình trong những tháng ngày bom đạn tưởng chừng khó lòng thấy lóe sáng ở cuối đường hầm.

Có lẽ đất nước từng trải qua lắm giai đoạn chia cắt, vùng miền manh múm, thân sơ tứ tán, ranh giới nứt nẻ ra ngay giữa lòng gia đình, nghe ra nhiều nỗi đứt đoạn trong không gian và thời gian, đến nỗi giọng nói của người anh em cũng nghe ra lạ tai, cho nên tất cả mọi người mong gặp lại nhau trong những mơ ước chung, dù nhỏ bé, học tập lại những bài học vỡ lòng làm con, làm anh em, cha mẹ, công dân, mới có thể yêu thương mảnh đất dòng sông nuôi nấng mình, yêu thương mái nhà xiêu lệch đầu đời để từ đó học tập yêu thương người khác. Và muốn được vậy, con người phải biết đóng ngoặc lại bao nhiêu mảng tối trong bức tranh lập thể toàn cảnh, ý phải phóng xa hơn lực, tâm phải dạt dào hơn ý.

Với Mặc Giang, người đọc cảm nhận rằng thơ không phải làm bằng chữ nghĩa, thơ làm bằng cảm xúc. Và cảm xúc luôn ở vào tư thế sẵn sàng.

Mặc Giang là con người ly hương lâu năm nhưng thường trực theo dõi nhịp đập trái tim đất mẹ, buồn vui lẫn lộn với thời cuộc mà không ngừng nói lên những cảm xúc theo cách riêng của mình. Nhưng nhà thơ đã phát nguyện không bỏ lỡ cơ hội trở về sống với thực tế để từng lúc so dây tình cảm:

“Tôi là một con thuyền đi muôn thuở

Cỡi phong trần góp nhặt bụi phù sinh”.

Thơ Mặc Giang có nhiều nét riêng biệt.

Thứ nhất là thơ của ông lai láng, tưởng chừng khó cạn nguồn.

Tiếp đến là nguồn thơ lai láng ấy trải dài, trải rộng ra đến bốn phương trời đất nước, như thể nhà thơ muốn ôm trọn tất cả vào lòng.

Đứng trước một biển thơ như vậy, người đọc nào cá nhân chủ nghĩa nhất cũng phải mềm lòng và vui lòng thu rút cái cá nhân của mình lại để chan hoà vào cảnh chung.

Một nét khác nữa mà người đọc dễ dàng ghi nhận ở thơ Mặc Giang là cái nét bộc phát ở một số câu thơ, khiến cho ta có cảm tưởng như câu chữ bắn vọt ra từ búp sen thơ, và bài thơ trở nên một cuộc phối ngẫu giữa vần điệu và cảm xúc cùng chữ nghĩa. Cho nên những vần thơ này không tròn trĩnh, không trau chuốt đẽo gọt, và nhờ vậy gần với người, gần với đời.

Bất cứ một cái gì một khi đã thành thơ đều trở nên bớt thật, nhưng đó không phải là một sự xô lệch thực tế, điều ấy có một ý nghĩa chuyển hoá làm cho sự vật trở nên gần lại với con người trong một mối tương thân làm hoà hoãn những sắc cạnh giữa đời và đồng thời giúp con người dễ dung nạp thực tế hơn.

Con người ta, dù dọc ngang hải hồ, danh vang hiển hách, cũng trở thành nhỏ bé vô cùng trước non sông đất tổ và những lẽ thường hằng của trời đất.

Nhà thơ của chúng ta mơ ước đem hết tâm tư của mình ra đo đạc mọi chiều của đất nước quê hương “để nâng niu từng cái nhỏ mảy may”.

Thơ Mặc Giang chất chứa cái chiều tâm tư thống thiết ấy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2014(Xem: 14336)
Xưa có bầy khỉ nọ Lội xuống hồ vớt trăng Vớt mãi hoài không được Nên mặt mày.. nhăn nhăn.
10/06/2014(Xem: 8303)
Hai dì vãi chùa tôi tuổi đời đều đã trên 70. Về sự kính Ôn, trọng thầy, thương chú và đùm bọc điệu hai dì như nhau. Về sự siêng năng, chịu khó, tiết kiệm, giữ của cho chùa hai dì bằng nhau. Về vóc hình nhỏ nhắn hai dì giống nhau. Về chiều cao khiêm tốn hai dì ngang nhau. Thời Ôn (cố) còn sống, có mụ nhà quê lâu lâu mới lên thành phố tìm đến viếng chùa rồi gặp Ôn trú trì, sau khi đảnh lễ, mụ nói một câu tỉnh rụi về hai dì vãi chùa tôi: Ôn có “cặp sanh đôi” trông vui mắt, hí.
06/06/2014(Xem: 26670)
Thơ và Tạp Bút là tập sách mà chúng tôi kết hợp chia làm hai phần: Phần đầu là những bài thơ mà chúng tôi đã sáng tác sau khi tập thơ Hướng Dương ra đời. Phần hai là những bài viết rời rạc qua những chủ đề khác nhau. Chúng tôi kết hợp lại tất cả những bài viết đó để in chung trong tập sách. Chúng tôi đặt danh đề chung cho quyển sách là “Một Cõi Đi Về”. Vì chúng tôi thiết nghĩ, cõi đời có muôn vạn nẻo nhưng lối về nguồn chơn thì chỉ có một. Giống như trăm sông, ngàn suối tuôn chảy mỗi hướng có khác nhau, nhưng tất cả cũng đều chảy chung về biển cả. Nói cách khác, đứng về mặt hiện tượng sự tướng thì vạn pháp có ra muôn ngàn sai khác, nhưng bản thể thì chỉ có một. Đó là ý nghĩa của câu nói: “Vạn vật đồng nhứt thể hay vạn pháp quy nhứt”.
29/05/2014(Xem: 4458)
Suốt gần hai tuần đầu tháng Năm, những luồng gió quỷ (1) từ các hốc núi xa, liên tục quét qua rừng, thốc vào đồng bằng và đô thị, rồi tuồn ra đại dương. Những ngọn gió khô khốc, làm biến đổi khí hậu cả một địa vực rộng lớn. Một vài nạn cháy rừng xảy ra, lan vào một số gia cư trên các đồi cao.
15/05/2014(Xem: 7253)
Hôm nay ngày giỗ của Ba tôi, tự dưng lòng tôi thèm viết một chuyện gì đó về Ba tôi…như nhà văn Võ Hồng thường khuyên mọi người nên viết lại những kỷ niệm sinh hoạt của cha, của mẹ mình, những kỷ niệm mà mình nhớ hơn hết, đáng nhớ hơn hết…để nhân ngày k?giỗ của cha mẹ, tập trung về, cùng đọc, cùng nghe, cùng xúc động, hồi tưởng công ơn. Con cháu sẽ có dịp sống lại không khí đại gia đình, con nhớ thương cha mẹ, cháu gần gủi, quý trọng ông bà!
24/04/2014(Xem: 4256)
Tôi chợt ngộ ra. Cái ông mà chuyện gì cũng biết, rành rẻ mọi sự đời, mà ông bạn mới quen tôi nói có tên là ông Google. Tôi biết ông, biết rành nữa là khác. Ông từng là ân nhân của tôi trong nhiều trường hợp, nhưng mà tôi cũng ớn ông ấy lắm.
24/04/2014(Xem: 3792)
Tập truyện của 8 tác giả: Cộng tác viên của Báo Viên Giác. Đều là những Phật tử có Pháp danh và nhiều chị xuất thân từ nhà giáo. Sách trình bày đẹp trên giấy hoàng kim. Kỷ thuật bởi Hoa lan-Thiện giới. Tranh bìa và phụ bản: Trần Thị Hương Cau. Trình bày bìa: Gia Khánh. Viết Lời Giới Thiệu Thầy Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác. Viết “Thay Lời Tựa” bởi Đạo hữu Phù Vân Chủ Bút Báo Viên Giác.
02/04/2014(Xem: 17043)
Kim Dung đã tìm đến Kinh Phật để mong lý giải nguyên nhân cậu con trai Tra Truyền Hiệp tự tìm đến cái chết khi chưa tròn 20 tuổi. Kim Dung, tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Kim Dung được mệnh danh là “Thái Sơn, Bắc Đẩu” trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp.
29/03/2014(Xem: 16539)
Trời đất mênh mang sương khói, một thời thơ trẻ dại, bàng bạc nắng quái u buồn nơi quê nhà giữa hai đầu biển núi lung linh. Sinh năm 1952 ở Quán Rường, Tam Kỳ, thuộc tỉnh Quảng Nam, một chốn miền “Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm. Rượu hồng đào chưa nhấm đà say” ấy, Nguyễn Lương Vỵ lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học. Từ thuở nhỏ vốn bẩm sinh có năng khiếu làm thơ, đặc biệt được ông nội ( nguyên là một nhà Nho, có thời kỳ làm chánh tổng ) trực tiếp truyền dạy các loại thơ tứ tuyệt, Đường luật, nên biết mần thơ ngay từ lúc 12, 13 tuổi, thuở còn chạy rông chơi bên mấy cổ tháp rêu phong Chiên Đàn, cạnh dòng sông Tam Kỳ và bãi biển Tam Thanh xanh biếc mộng.
24/03/2014(Xem: 28183)
Nói đến chùa Thiên Ấn không ai còn lạ về ngôi chùa này, một thắng tích được xem là “đệ nhất thắng cảnh„ cách trung tâm 3,5km (độ 10 phút xe hơi) nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc của thành phố Quảng Ngãi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]