Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IV. Nội Dung Ngày Lễ

13/12/201018:50(Xem: 15068)
IV. Nội Dung Ngày Lễ

 

Chúng ta có thể tự hỏi, hình thức lễ lạt như vậy chỉ là tập quán một cuộc tụ họp vui vẻ hay còn có một ý nghĩa nào khác? Tại sao người Phật tử xem lễ vía đức Phật Di-lặc vào ngày mồng một Tết là quan trọng trong đời sống tu tập? Muốn hiểu điều này, chúng ta phải đi sâu hơn vào sự mầu nhiệm của tâm uyên nguyên nơi mỗi chúng ta.

Phật giáo đề cập đến ba thân Phật: Pháp thân, Báo thân và Hóa thân.

Pháp thân Phật là thân tròn đầy và bao trùm khắp vũ trụ. Trong tự tánh giác ngộ, Phật và chúng sinh không có gì khác nhau. Phật tánh luôn luôn hiện hữu nơi chúng ta, chiếu sáng tràn đầy, nhưng chúng ta bị các ham muốn, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền che mờ nên không nhận biết được Phật tánh ấy.

Báo thân Phật là hình tướng tốt đẹp, trang nghiêm của những vị Phật đã thành Chánh giác. Báo thân ấy cũng hiển lộ nơi mỗi chúng sinh thành thân tâm tràn đầy niềm an lạc, hạnh phúc bao la khi họ thực hành sự tu tập.

Hóa thân Phật (cũng gọi là Ứng thân hay Ứng hóa thân) là thân của các ngài thị hiện trong thế gian để cứu giúp kẻ khổ đau cùng hướng dẫn chúng sinh trên con đường an vui và hạnh phúc.

Ba thân Phật này luôn luôn hiện hữu mà không ngăn ngại nhau. Chúng sinh vì mê tánh giác (không biết được Phật tánh nơi chính mình) nên sống trầm luân trong khổ đau, còn đức Phật là người thấy rõ tất cả các hiện tượng vật chất và tâm lý đều nương tựa vào nhau mà có, mà hiện hữu (vạn pháp do duyên khởi), có tính cách vô thường và vô ngã, nên tuy sống trong thế giới đảo điên nhưng vẫn luôn an nhiên tự tại.

Sự tinh tấn thực hành đạo Phật giúp ta kinh nghiệm được niềm an vui kỳ diệu vốn rộng lớn bao la và mãi mãi có mặt, trong sáng, tinh sạch. Đó là tính cách chân thường, chân ngã, chân lạc và chân tịnh của con người chân thật, của chân tâm hay Phật tánh của mỗi chúng sinh. Do đó, khi đi chùa vào dịp đầu năm, nhiều người muốn cầu phúc, cầu lộc, nhưng những người Phật tử hiểu được lời Phật dạy thì luôn bày tỏ lòng mong ước tu hành tinh tấn và hướng về sự giải thoát an vui vô cùng.

Phật giáo chú trọng đến sự trong sạch của tâm, tức là buông xả tất cả các vọng niệm (những ý tưởng phân biệt, so đo, hiềm khích, khen chê, hay dở.v.v...) Khi tâm buông xả tất cả mọi tạp niệm gây ra phiền não thì tự nó sẽ trở nên trong sạch, chiếu sáng rỗng lặng. Tánh tự nhiên của ta, con người chân thật của ta, cái bản lai diện mục (mặt mũi từ xưa nay) tự nó hiển lộ, tự nó tỏa sáng. Lúc đó, tâm ta đi vào cõi bình an rộng lớn. Chúng ta được uống ngụm nước đầu nguồn của dòng suối hạnh phúc uyên nguyên trong chính mình.

Khi tâm đã an bình như thế thì chúng ta tức khắc hiểu được thực tại một cách trực tiếp, không qua các lời nói hay chữ viết, nói theo ngôn ngữ của kinh Lăng-già, sự mầu nhiệm đó có thể diễn tả qua bài kệ ca ngợi tâm giác ngộ của Bồ Tát Đại Huệ như sau:

Thế gian lìa sinh diệt,
Ví như hoa hư không.
Trí chẳng thấy có không,
Mà khởi tâm đại bi.

Các pháp đều như huyễn,
Xa lìa nơi tâm thức.
Trí chẳng thấy có không,
Mà khởi tâm đại bi.
Xa lìa chấp đoạn thường,
Thế gian hằng như mộng.
Trí chẳng thấy có không,
Mà khởi tâm đại bi.

Biết nhân pháp vô ngã,
Phiền não và sở tri,
Thường thanh tịnh không tướng,
Mà khởi tâm đại bi.

Nói khác đi, khi buông xả tất cả các ý tưởng phân biệt, mâu thuẫn tương tranh, thì tâm ta đi vào chốn yên lặng sâu thẳm tự nhiên của nó. Từ chốn yên lặng sâu thẳm tự nhiên ấy mà lòng thương yêu rộng lớn (từ bi) và sự hiểu biết chân thật (trí tuệ) bừng dậy, đưa ta vào thế giới ban sơ, thế giới của tình yêu thương bao la ngời sáng không chủ thể, không đối tượng, tràn đầy yên vui. Đó chính là tâm chân thật, tâm Phật, hay còn gọi là tâm giải thoát. Và đó chính thật là mùa xuân Di-lặc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2010(Xem: 3504)
Tiểu sử chép: “Năm 19 tuổi Chân Nguyên đọc quyển Thực Lục sự tích Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang,chợt tỉnh ngộ mà nói rằng, đến như cổ nhân ngày xưa, dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, huống gì mình chỉ là một anh học trò”. Bèn phát nguyện đi tu. Thế là cũng như Thiền sư Huyền Quang, Chân Nguyên cũng leo lên núi Yên Tử để thực hiện chí nguyện xuất gia học đạo của mình. Và cũng giống như Huyền Quang, Chân Nguyên cũng đã viết Thiền tịch phú khi Chân Nguyên còn đang làm trụ trì tại chùa Long Động trên núi Yên Tử.
05/10/2010(Xem: 13711)
Trải vách quế gió vàng hiu hắt, Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng, Oán chi những khách tiêu phòng, Mà xui phận bạc nằm trong má đào.
01/10/2010(Xem: 14426)
Có, không chỉ một mà thôi, Tử, sinh đợt sóng chuyển nhồi tạo ra. Trăng nay, trăng cũng đêm qua, Hoa cười năm mới cũng hoa năm rồi. Ba sinh, đuốc trước gió mồi, Tuần hoàn chín cõi, kiến ngồi cối xay. Tới nơi cứu cánh sao đây ? Siêu nhiên tuệ giác, vẹn đầy “Sa ha” (Thích Tâm Châu dịch )
01/10/2010(Xem: 5101)
Là con người, ai cũng có đủ tính tốt và xấu, nên thực tế rất khó nhận định về tính cách của chính mình, của một người khác, huống chi là nói về tính cách của cả một dân tộc. Tuy vấn đề phức tạp và đôi khi mâu thuẫn, nhưng tôi cũng xin cố gắng đưa ra một số nét tiêu biểu của người Nhật.
28/09/2010(Xem: 7301)
Bao gồm nhiều ngạn ngữ dân gian phản ánh đời sống tâm lý của người dân TQ trong xã hội xưa, “ Tăng quảng hiền văn” là sự thể hiện tư tưởng của Nho Giáo, Đạo Giáo, Lão Giáo, mang tính triết lý cao. 1 Tích thì hiền văn, hối nhữ truân truân, tập vận tăng quảng, đa kiến đa văn. Lời hay thuở trước, răn dạy chúng ta, theo vần cóp nhặt, hiểu biết rộng ra. 2 Quan kim nghi giám cổ, vô cổ bất thành kim. Xem nay nên xét xa xưa, ngày xưa chẳng có thì giờ có đâu. 3 Tri kỷ tri bỉ , tương tâm tỷ tâm. Biết mình phải biết người ta, đem lòng mình để suy ra lòng người. 4 Tửu phùng tri kỷ ẩm, thi hướng hội nhân ngâm. Gặp người tri kỷ ta nâng cốc, thơ chỉ bình ngâm mới bạn hiền. 5 Tương thức mãn thiên hạ, tri tâm năng kỷ nhân. Đầy trong thiên hạ người quen biết, tri kỷ cùng ta được mấy người. 6 Tương phùng hảo tự sơ tương thức, đáo lão chung vô oán hận tâm. Gặp lại vui như ngày mới biết, chẳng chút ăn năn trọn tới già.
27/09/2010(Xem: 4226)
Có người không hiểu Phật, than Phật giáo tiêu cực, nói toàn chuyện không vui. Từ đó Tăng ni chỉ được nhớ tới trong những ngày buồn như đám tang, cúng thất, cầu an cho người sắp đi. Rồi thì người ta còn đi xa hơn, xuống thấp hơn một tí, là khi nói đến Tăng ni là họ tưởng ngay đến những người mất sạch, một cọng tóc cũng không có. Thậm chí họ cho mình cái quyền châm chọc khiếm nhã khi nhìn thấy Tăng ni đâu đó. Một chuyện mà có uống mật gấu họ cũng không dám làm đối với những người thế tục cạo trọc.
06/09/2010(Xem: 11491)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
01/09/2010(Xem: 3305)
Vườn hoa Phật Giáo mênh mông, với nhiều sắc thái thành muôn màu rực rỡ. Mỗi đóa hoa đều có sắc có hương, để thành vẻ đẹp đặc thù của Phật Giáo. Chúng ta thấy đại dương rào rạt bao la không bờ bến, nhưng giọt nước nào cũng mang vị mặn của muối. Chánh Pháp của Đức Như Lai vô lượng vô biên, nhưng pháp nào cũng đều mang hương vị của giải thoát.Mỗi Vị Tôn Đức hoằng pháp đều có một phong cách riêng, có những tư tưởng nhận định riêng. Vị nào còn trẻ khoẻ thì thích đi hoằng pháp các nơi.
28/08/2010(Xem: 2951)
Du Hôn (truyện ngắn của Nhật Hưng)
27/08/2010(Xem: 3349)
Tuy không phải là bạn thân nhưng tôi quen biết anh ấy từ lâu, thời còn ở trung tiểu học. Anh ấy thuộc một gia đình khá giả, bố mất sớm, thông minh học giỏi. Ra trường, làm việc cho một công ty lớn, được cấp nhà ở, và ai cũng có thể thấy ngay anh là một người thành đạt, có một tương lai xán lạn và là niềm hãnh diện cho gia đình. Nhưng…những chữ nhưng thường làm dang dở cuộc đời. Có nhiều chuyện thật oái oăm và không thể lường trước được có thể xảy ra làm thay đổi một cuộc đời. Và những chuyện không ngờ đó một hôm đã xảy ra, đã đưa anh vào cảnh tù tội một cách oan ức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]