Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

VII. Cầu Siêu Cũng Là Cơ Hội Đem Lại Sự An Lành Cho Người Sống

13/12/201018:43(Xem: 14541)
VII. Cầu Siêu Cũng Là Cơ Hội Đem Lại Sự An Lành Cho Người Sống

 

Trong các ngày cầu nguyện cho thân nhân qua đời, chúng ta nên tránh việc sát sinh, cố gắng ăn chay, niệm Phật, nói lời hòa nhã với mọi người để lòng được thanh tịnh làm gia tăng sức mạnh khi hộ niệm. Thực hành được điều ấy thì chính người sống cũng như kẻ qua đời đều hưởng được nhiều lợi lạc.

Có người sẽ hỏi: “Như thế thì chúng ta chẳng cần tu hành lúc còn sống. Cứ đợi đến khi chết nhờ gia đình thỉnh quý thầy làm cho các lễ cầu siêu là được giải thoát.” Nói như thế thật sai lầm, vì thực hành đạo Phật lúc còn sống là hưởng được nhiều an lành hạnh phúc và khi qua đời chắc chắn sẽ vãng sinh về thế giới chư Phật. Cầu siêu là phương tiện cấp bách cuối cùng mà chúng ta thực hiện do lòng thương yêu người thân qua đời, và vì chúng ta không còn cách nào khác.

Nếu chúng ta biết trước những khổ đau họ phải đối diện sau khi chết thì hẳn chúng ta đã cố gắng tạo ra những duyên lành cho họ thực hành đạo Phật trong khi họ còn sống để chắc chắn họ được vĩnh viễn an vui. Còn chủ trương lúc sống cứ làm mọi điều ác, lúc chết chỉ cần làm vài lễ cầu siêu là họ được giải thoát là quan niệm sai lầm, vì những kẻ làm ác thì sức mạnh của nghiệp lực (sức mạnh do các hành vi họ làm) sẽ đẩy họ vào các cảnh giới khổ đau để nhận chịu quả báo. Chẳng khác gì cây to khi đã nghiêng quá nhiều thì những lời cầu nguyện của thân nhân trong các lễ cầu siêu chỉ như những sợi dây nhỏ, không đủ sức kéo cho thẳng được và cây sẽ đổ ầm xuống đất.

Sau khi một người thân qua đời thì chúng ta thương tiếc, cố gắng làm những gì tốt đẹp nhất cho họ. Chúng ta đâu có phê phán họ là hiền hay dữ, chúng ta chỉ mong muốn họ được mọi điều an lành khi qua thế giới bên kia. Lòng thương yêu đó không những đối với thân nhân mà còn đối với cả những người quen biết hay không quen biết. Do đó, dù trong hoàn cảnh nào, khi một thân nhân qua đời, điều tốt hơn hết là chúng ta làm lễ cầu siêu cho họ. Lễ cầu siêu rất có ích lợi cho những người mới qua đời, là dịp cuối cùng cho họ đạt được sự giải thoát mà về với chư Phật.

Tuy nhiên, đối với những người chủ trương làm các việc ác độc, gây khổ đau cho nhiều người khác, thì chính vì sự tham lam, sân hận và mê mờ của họ sẽ làm cho họ khó cảm nhận được ánh sáng từ bi tỏa chiếu của chư Phật hiện ra sau khi họ chết, họ sẽ sợ hãi trốn chạy những luồng ánh sáng trong lành và lao mình vào những luồng ánh sáng khác hấp dẫn họ hơn, tùy theo lòng ham muốn của họ để chuyển thành những đời sống kế tiếp tương ứng với nghiệp báo. Đó là phần nghiệp báo của họ mà họ phải gánh chịu.

Những điều nói trên được giải thích trong quyển Tử thư Tây Tạng (The Tibetan Book of the Death). Sách này nói rất rõ về trạng thái thân trung ấm.[6]Về phần chúng ta, hãy sống với tâm Phật, mong muốn đem lại hạnh phúc cho mọi chúng sinh, thực hành hạnh nguyện từ bi và đem lòng thành mà nguyện cầu cho người đã chết được mọi điều tốt đẹp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/08/2017(Xem: 6673)
Cách đây ít lâu, một nhóm Phật tử tại Hà Nội sang Đài Loan đảnh lễ Pháp sư Tịnh Không, được ngài ban cho một bộ sách gồm 7 quyển, ân cần dặn dò nên tìm người dịch sang tiếng Việt để lưu hành rộng rãi. Bộ sách ấy có tên là Thánh học căn chi căn (聖學根之根), với ý nghĩa là những nền tảng căn bản nhất trong cái học được các bậc thánh nhân từ xưa truyền lại. Sách do cư sĩ Nhân Duyên Sinh tuyển soạn từ kinh sách của cả Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo, nhằm mục đích hình thành một bộ sách giáo khoa thích hợp và bổ ích nhất cho các em ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng.
30/07/2017(Xem: 5121)
Có cách nào nói ngắn gọn về tuyển tập “Đạo Phật: Đất Nước, Cuộc Sống & Tâm Linh” của tác giả Đào Văn Bình? Hình như không thể nói kiểu đơn giản cho dễ nhớ, vì sức quyến rũ rất lạ kỳ; nơi đây độc giả khi mới đọc qua vài trang là sẽ được thu hút vào một thế giới rất riêng –văn phong rất cư sĩ như một Bồ tát vào đời, rất yêu nước đằm thắm để quên những nỗi đau tư riêng, rất thâm sâu như nhìn suốt hết những uẩn khuất trong lòng người, và rất ẩn mật trong một cõi tâm linh ẩn sĩ.
24/07/2017(Xem: 5169)
Hải Vân hải môn lữ thứ là bài thơ của vua Lê Thánh Tông được sáng tác trong chiến dịch Bình Chiêm vĩ đại năm 1470 khi nhà vua kéo quân ngang qua vịnh Đà Nẵng. Lê Thánh Tông (1442 -1497 ) tên thật là Tư Thành, lên ngôi vua năm 1460, mười năm đầu lấy niên hiệu là Quang Thuận, sau đổi niên hiệu là Hồng Đức. Ba mươi tám năm trị vì, với trí tuệ sáng suốt và đức độ của mình ông đã đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển đất nước trên nhiều lĩnh vực : chính trị, quân sự, kinh tế ,giáo dục, văn học, nghệ thuật v.v..và dựng lên một vương triều thịnh vượng nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
20/07/2017(Xem: 26442)
Do duyên lành thù thắng, được Chư Tôn Đức cùng Thiện-hữu Tri-thức gần xa hết lòng hỗ trợ và khuyến khích nên từ ngày 9. 9. 2009, chúng con đã khởi soạn “Thi hóa TRƯỜNG BỘ KINH” gồm 3 Tập, chuyển thể thơ tất cả 34 Kinh, đã được hoàn tất vào ngày 15. 7. 2011. Ba Tập đã lần lượt được ấn hành do Nhà Xuất Bản Phương Đông (Saigon, Việt Nam).
11/07/2017(Xem: 5286)
Vần-Âm Việt Ngữ - Tài liệu hổ trợ học tiếng Việt qua Thơ-Văn_Ngọc - Quân
04/07/2017(Xem: 5332)
Cầm quyển sách Khảo Luận dày 370 trang của Hòa Thượng Thích Phước An viết trong nhiều năm tại Việt Nam, và tháng 11 năm 2016 vừa rồi nhà Xuất Bản Hồng Đức đã cho in ấn phát hành. Sách do Đạo hữu Nguyên Trí mang tay qua Đức và có cả chữ ký của Tác giả nữa. Xin vô vàn niệm ân Hòa Thượng. Lâu nay chỉ được nghe danh chứ chưa được diện kiến, Hòa Thượng lại sinh cùng năm 1949 với tôi và hiện nay Ngài đang ở tại chùa Hải Đức, Nha Trang. Đây cũng là một niềm vui, vì mùa An Cư Kiết Hạ năm 2017 nầy tôi có nhiều thời gian để đọc kinh sách, vì lẽ sách viết năm nay đã xong và các Phật tử đang hoàn thiện khâu đánh máy cho quyển “Phóng tác lịch sử tiểu thuyết về cuối Lý đầu Trần và mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa”. Sang năm 2018 quý vị sẽ có sách nầy để đọc.
28/06/2017(Xem: 3876)
Con đường nhỏ từ nhà bước ra vườn trước. Từ vườn trước lại có con đường nhỏ không tên dẫn ra đường lớn. Từ đường lớn của khu vực dẫn đến con đường lớn hơn. Rồi từ con đường lớn hơn lại dẫn vào con đường chính của thành phố. Những con đường không tên. Những con đường có tên. Nhiều vô kể. Một đời loanh quanh, đi tới đi lui những con đường. Vẫn những con đường ấy, nhưng mỗi ngày, mỗi giờ, xe qua lại khác nhau. Những người lái xe cũng khác nhau. Xe cũ, xe mới. Người cũ, người mới. Và tuổi già, đến nhanh như xe vọt trên xa lộ. Xe cộ mười năm, người trăm năm.
22/06/2017(Xem: 3400)
Với đời giúp đỡ yêu thương Là con gián tiếp Cúng Dường Như Lai ( Thơ của Như Nhiên) Với người con mở vòng tay Không gây thù oán đắng cay cõi lòng .
21/06/2017(Xem: 4486)
Vừa ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất, tiếng ồn như ong vở tổ. Trời nóng và ai cũng mệt mỏi sau hơn 19 tiếng bay. Mới đó mà đã 12 năm kể từ khi đưa Nàng về Quê để giới thiệu Bà con họ hàng một năm sau ngày cưới. Lần đó, cũng như lần trước, thật nhiều tâm trạng. Đợt này cũng không kém. Lần này, mình hộ tống Ba và đưa gia đình về để cho các con biết về cội nguồn tổ tiên của mình.
21/06/2017(Xem: 3625)
Khi đang ngủ nếu như không thức dậy Đừng buồn lo xin hãy cứ mừng đi Vì đời ta chẳng có một thứ gì Ngoài Phật Pháp chẳng còn chi mong cả .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]