Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Đạo Phật Nói Gì Về Cảnh Giới Sau Khi Chết

13/12/201018:38(Xem: 16353)
III. Đạo Phật Nói Gì Về Cảnh Giới Sau Khi Chết

 

Các tôn giáo thường nói về thiên đàng hay địa ngục sau khi chết. Phật giáo đã mô tả rất rõ những hình ảnh và cảm xúc người qua đời sẽ trải qua vào các ngày đầu tiên. Chúng ta thử tìm hiểu những điều đạo Phật nói trong các kinh điển có liên hệ gì với các khám phá mới mẻ của thế kỷ 20 này hay không.

Trong các bộ kinh như kinh Đại Bảo Tích, kinh A-di-đà, nhất là các kinh văn bí mật của Phật giáo Tây Tạng, có nói rất rõ ràng về các hình ảnh mà người chết sẽ thấy khi họ vừa qua đời và liên tiếp qua những ngày sau đó, cũng như sự an vui cực kỳ hạnh phúc của thế giới chư Phật.

Hàng triệu người chết đi rồi sống lại đã thấy những hình ảnh của ánh sáng rực rỡ hay những hình ảnh làm cho họ khiếp sợ, chỉ là một phần rất nhỏ bé của thế giới bên kia. Cũng như bác sĩ Ritchie, họ chỉ chết độ năm hay mười phút, còn trạng thái thân trung ấm (tức là thân của chúng sinh sau khi chết và trước khi thọ sinh vào một đời sống mới) kéo dài đến 49 ngày đêm. Trong thời gian ấy thân trung ấm còn nghe rất nhiều âm thanh, nhìn thấy rất nhiều loại ánh sáng và hình ảnh có thể làm cho họ sung sướng vô cùng hay khiếp hãi dữ dội, tùy theo nghiệp lực của họ.

Những kinh sách trên nói rõ các luồng ánh sáng trắng, vàng, đỏ, xanh, rực rỡ hay êm đềm, sâu đậm, xuất hiện mỗi ngày cùng hình ảnh các vị Phật trong hào quang thanh tịnh chiếu sáng bao la khi các ngài xuất hiện để cứu độ các thân trung ấm.

Các sách vở cùng những cuộc nghiên cứu về kinh nghiệm cận tử (near death experience, gọi tắt là N.D.E) vốn còn rất sơ lược, rất ít ỏi khi so với những điều đạo Phật nói về sự chết. Điều ấy cũng dễ hiểu, vì những người có kinh nghiệm chết rồi sống lại đó chỉ trải qua trạng thái chết một thời gian rất ngắn nên họ chỉ thấy biết một phần rất ít so với những gì mà đạo Phật nói về thế giới bên kia. Đó là sự mầu nhiệm và hiểu biết đặc biệt làm cho các nhà nghiên cứu phải ngạc nhiên thích thú khi tìm hiểu về đạo Phật vậy.

Một cách tổng quát, đạo Phật xác nhận đời sống vẫn tiếp diễn sau khi chúng ta qua đời, nhưng dưới một hình thức khác. Mạng sống con người gồm hai phần: thể chất và tâm linh. Khi tim ngưng đập phổi ngưng thở, óc không còn hoạt động thì đó là cái chết của thể xác. Phần tâm thức là cái vẫn còn thấy biết dù không còn thể xác, vẫn còn tồn tại. Phật giáo không dùng chữ linh hồn vì muốn diễn tả rõ ràng hơn trạng thái người qua đời qua các giai đoạn khác nhau. Một trong cái giai đoạn ấy là khoảng thời gian ở giữa lúc vừa chết và trước khi thọ sinh để trở thành một sinh mạng mới. Đạo Phật gọi cái thân không có thể xác ấy là thân trung ấm. Thân này khác với thân thể của chúng ta. Những người đã có kinh nghiệm về cái chết trong những tác phẩm cận tử cũng nói rõ là thân lúc họ ra khỏi xác không giống thân lúc còn sống, nhưng không thể mô tả rõ ràng được.

Như thế, thân trung ấm có mặt ở giữa hai giai đoạn thân có thể xác này chết đi (tử hữu) và một thân khác được sinh ra (sinh hữu) và có mặt trong thời gian chuyển tiếp là 49 ngày. Do đó, lễ cầu siêu trong Phật giáo kéo dài bảy tuần lễ, cộng chung là 49 ngày. Đạo Phật không những nói rõ thân trung ấm trải qua những trạng thái nào sau khi chết, mà còn nói rõ là thân ấy có thể thấy, nghe những bà con than khóc nhưng không thể làm gì được, đồng thời cũng nhìn thấy các hình ảnh và ánh sáng khác nhau. Đạo Phật cũng chỉ dạy cách làm thế nào để giúp thân trung ấm giải thoát khỏi mọi sự đau đớn, sợ hãi, buồn giận, tiếc thương, hối tiếc, để có thể được sinh về thế giới chư Phật, cho dù trong lúc còn sống đã không có được nhiều thiện duyên với Phật pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/08/2017(Xem: 6674)
Cách đây ít lâu, một nhóm Phật tử tại Hà Nội sang Đài Loan đảnh lễ Pháp sư Tịnh Không, được ngài ban cho một bộ sách gồm 7 quyển, ân cần dặn dò nên tìm người dịch sang tiếng Việt để lưu hành rộng rãi. Bộ sách ấy có tên là Thánh học căn chi căn (聖學根之根), với ý nghĩa là những nền tảng căn bản nhất trong cái học được các bậc thánh nhân từ xưa truyền lại. Sách do cư sĩ Nhân Duyên Sinh tuyển soạn từ kinh sách của cả Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo, nhằm mục đích hình thành một bộ sách giáo khoa thích hợp và bổ ích nhất cho các em ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng.
30/07/2017(Xem: 5121)
Có cách nào nói ngắn gọn về tuyển tập “Đạo Phật: Đất Nước, Cuộc Sống & Tâm Linh” của tác giả Đào Văn Bình? Hình như không thể nói kiểu đơn giản cho dễ nhớ, vì sức quyến rũ rất lạ kỳ; nơi đây độc giả khi mới đọc qua vài trang là sẽ được thu hút vào một thế giới rất riêng –văn phong rất cư sĩ như một Bồ tát vào đời, rất yêu nước đằm thắm để quên những nỗi đau tư riêng, rất thâm sâu như nhìn suốt hết những uẩn khuất trong lòng người, và rất ẩn mật trong một cõi tâm linh ẩn sĩ.
24/07/2017(Xem: 5171)
Hải Vân hải môn lữ thứ là bài thơ của vua Lê Thánh Tông được sáng tác trong chiến dịch Bình Chiêm vĩ đại năm 1470 khi nhà vua kéo quân ngang qua vịnh Đà Nẵng. Lê Thánh Tông (1442 -1497 ) tên thật là Tư Thành, lên ngôi vua năm 1460, mười năm đầu lấy niên hiệu là Quang Thuận, sau đổi niên hiệu là Hồng Đức. Ba mươi tám năm trị vì, với trí tuệ sáng suốt và đức độ của mình ông đã đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển đất nước trên nhiều lĩnh vực : chính trị, quân sự, kinh tế ,giáo dục, văn học, nghệ thuật v.v..và dựng lên một vương triều thịnh vượng nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
20/07/2017(Xem: 26442)
Do duyên lành thù thắng, được Chư Tôn Đức cùng Thiện-hữu Tri-thức gần xa hết lòng hỗ trợ và khuyến khích nên từ ngày 9. 9. 2009, chúng con đã khởi soạn “Thi hóa TRƯỜNG BỘ KINH” gồm 3 Tập, chuyển thể thơ tất cả 34 Kinh, đã được hoàn tất vào ngày 15. 7. 2011. Ba Tập đã lần lượt được ấn hành do Nhà Xuất Bản Phương Đông (Saigon, Việt Nam).
11/07/2017(Xem: 5286)
Vần-Âm Việt Ngữ - Tài liệu hổ trợ học tiếng Việt qua Thơ-Văn_Ngọc - Quân
04/07/2017(Xem: 5332)
Cầm quyển sách Khảo Luận dày 370 trang của Hòa Thượng Thích Phước An viết trong nhiều năm tại Việt Nam, và tháng 11 năm 2016 vừa rồi nhà Xuất Bản Hồng Đức đã cho in ấn phát hành. Sách do Đạo hữu Nguyên Trí mang tay qua Đức và có cả chữ ký của Tác giả nữa. Xin vô vàn niệm ân Hòa Thượng. Lâu nay chỉ được nghe danh chứ chưa được diện kiến, Hòa Thượng lại sinh cùng năm 1949 với tôi và hiện nay Ngài đang ở tại chùa Hải Đức, Nha Trang. Đây cũng là một niềm vui, vì mùa An Cư Kiết Hạ năm 2017 nầy tôi có nhiều thời gian để đọc kinh sách, vì lẽ sách viết năm nay đã xong và các Phật tử đang hoàn thiện khâu đánh máy cho quyển “Phóng tác lịch sử tiểu thuyết về cuối Lý đầu Trần và mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa”. Sang năm 2018 quý vị sẽ có sách nầy để đọc.
28/06/2017(Xem: 3876)
Con đường nhỏ từ nhà bước ra vườn trước. Từ vườn trước lại có con đường nhỏ không tên dẫn ra đường lớn. Từ đường lớn của khu vực dẫn đến con đường lớn hơn. Rồi từ con đường lớn hơn lại dẫn vào con đường chính của thành phố. Những con đường không tên. Những con đường có tên. Nhiều vô kể. Một đời loanh quanh, đi tới đi lui những con đường. Vẫn những con đường ấy, nhưng mỗi ngày, mỗi giờ, xe qua lại khác nhau. Những người lái xe cũng khác nhau. Xe cũ, xe mới. Người cũ, người mới. Và tuổi già, đến nhanh như xe vọt trên xa lộ. Xe cộ mười năm, người trăm năm.
22/06/2017(Xem: 3400)
Với đời giúp đỡ yêu thương Là con gián tiếp Cúng Dường Như Lai ( Thơ của Như Nhiên) Với người con mở vòng tay Không gây thù oán đắng cay cõi lòng .
21/06/2017(Xem: 4486)
Vừa ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất, tiếng ồn như ong vở tổ. Trời nóng và ai cũng mệt mỏi sau hơn 19 tiếng bay. Mới đó mà đã 12 năm kể từ khi đưa Nàng về Quê để giới thiệu Bà con họ hàng một năm sau ngày cưới. Lần đó, cũng như lần trước, thật nhiều tâm trạng. Đợt này cũng không kém. Lần này, mình hộ tống Ba và đưa gia đình về để cho các con biết về cội nguồn tổ tiên của mình.
21/06/2017(Xem: 3625)
Khi đang ngủ nếu như không thức dậy Đừng buồn lo xin hãy cứ mừng đi Vì đời ta chẳng có một thứ gì Ngoài Phật Pháp chẳng còn chi mong cả .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]