Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiếc Thương

01/06/201520:09(Xem: 2967)
Tiếc Thương

 nguyen hanh


Tiếc Thương

 

 

      Kim Tiếng thương mến,

 

      Vẫn biết rằng "Đời là vô thường". Nhưng mình vẫn bàng hoàng xúc động khi hay tin Kim Tiếng đã ra đi. Chỉ trong vòng có hai ngày mà trường Sương Nguyệt Anh thân yêu của chúng ta đã mất đi hai Thầy Cô:

 

     - Cô Dương Kim Tiếng:   5-5-2015

     - Thầy Giáp Bằng Phan:   6-5-2015

 

      Đã đành rằng sự ra đi này là con đường giải thoát tốt, tránh khỏi những đớn đau vật vã nhất, nhưng mình cũng như đại gia đình Sương Nguyệt Anh vẫn vô cùng đau xót, vẫn là một mất mát lớn lao của một đời người.

      Trường Sương Nguyệt Anh của chúng ta là một trường Tổng hợp đầu tiên tại Sàigòn, ngoài các môn học như các trường Phổ thông khác, trường còn có thêm các môn nhiệm ý như doanh thương, kinh tế gia đình (nấu ăn, may vá, làm hoa vải), hội họa, âm nhạc, nhiếp ảnh, võ thuật. Ngoài ra còn có phòng thính thị trang bị đầy đủ máy móc. Có phòng thí nghiệm để học sinh thực tập Lý Hóa, mổ xẻ sinh vật. Kinh phí được tài trợ từ cơ quan Usaid và hội phụ huynh học sinh.

     Năm 1973, Bà Hiệu trưởng Kim Chi phải qua Pháp theo chồng, Kim Tiếng đã lên thay. Cô Kim Tiếng người Gò Công, du học Mỹ năm 1960. Một con người đơn giản, không cầu kỳ, đằm thắm; đến với đồng nghiệp, với học trò bằng tất cả tình yêu thương, ân cần chăm sóc.

     Ngày đó thật là vui. Chúng ta đã đến với nhau bằng tất cả tình bạn chân thành, gắn bó với nhau trong những sinh hoạt của trường; những lần tổ chức văn nghệ, ủy lạo thương binh, vui buồn đều có nhau.

     Rồi cơn lốc 30-4-1975 đã làm cho chúng mình lao đao lận đận! Cái thời mà chúng mình phải đi học tập chính trị mỗi lúc hè đến tuy rất bất mãn nhưng cuối cùng lại thấy vui; mấy ông báo cáo viên tha hồ nói dóc, còn tụi mình ở dưới này tha hồ tán gẫu đủ mọi thứ!

      Bây giờ ngồi ngẫm lại thời đó, mình thấy tụi mình bị "bóc lột quá sức". Nhất là những bạn có chồng đi học tập cải tạo, cứ lăn xả ra làm việc như trâu để mong được chứng nhận công tác tốt, hầu mong chồng được thả về sớm. Sau này mới biết tất cả chỉ là những chiêu bài  gạt gẫm đàn bà, con nít. Với chiêu bài "Lao động là vinh quang", thầy trò vác chổi đi quét đường, hốt rác để làm sạch đường phố. Rồi ban lao động nhà trường lại có thêm sáng kiến "nuôi heo" để tăng thu nhập cho trường; bắt các Thầy Cô phải luân phiên nhau tắm rửa cho nó. Buổi sáng đi dạy, buổi chiều vô trường tắm heo, cho heo ăn. Mình nhớ có một lần vì không "chuyên nghiệp" nên khi tắm heo xong, nó hứng chí chạy xổng ra ngoài, phải vội vàng đuổi theo vì lỡ nó chạy mất, tiền đâu mà đền. Hình ảnh các Thầy Cô đuổi theo con heo, la hét om sòm quanh sân trường, tạo nên một cảnh tượng cười ra nước mắt!  Nhìn lại mình, trời ơi, sao mà thảm não vô cùng! Quần ống cao ống thấp, áo thì chỗ ướt chỗ khô, mặt thì phờ phạc vì đuổi theo nó mệt quá!

      Ngày trước đến trường đi dạy, lúc nào các cô cũng tươm tất lịch sự trong những chiếc áo dài tha thướt. Cách mạng vô, áo trắng quần đen là chủ yếu, giống như đồng phục của những đứa trẻ mồ côi trong viện Dục Anh, trông thật thảm hại!

     Đúng như khẩu hiệu "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm",  nên buổi sáng đi dạy, buổi chiều đi lao động, buổi tối đi dạy bổ túc văn hóa rồi còn phải đi trực đêm ở trường để giữ an ninh. Mà tụi mình lại vốn nhát gan, sợ ma, sợ bóng tối, giữ nổi gì, đến trường là bật đèn sáng suốt đêm, chui vào văn phòng đóng chặt cửa lại, ăn trộm có vào gỡ hết gạch ngói cũng không hề hay biết.

      Những chuyện vui buồn đó làm sao chúng ta quên được, có một điều đáng quí là tụi mình vẫn biết đùm bọc, yêu thương nhau khắn khít. Còn nhớ những buổi chiều Kim Tiếng đạp xe tới mình, chia cho nhau từng củ khoai, khúc sắn. Một thời gian khổ, mình đã cùng sống, cùng chia sớt với nhau những cảnh xếp hàng cả ngày (XHCN) để mua từng kilo gạo đầy sạn về ăn độn với bobo, từng miếng thịt hôi, từng con cá ươn... Thầy cô đi dạy về, trên xe đạp tòn ten xâu thịt, mớ rau, trông thật tội nghiệp:

 

                “Xưa sao phong gấm rũ là,

 Giờ sao tan tác như hoa giữa đường!“

  ( Nguyễn Du )

 

      Sau 75, cái thời mà người ta phải nhắm mắt lăn đời mình qua những thương đau, vất vả khó nhọc, nhưng cũng có lúc ấm áp tình người khi học trò nhìn cô giáo với ánh mắt cảm thông, khi bạn bè đồng nghiệp giúi cho nhau từng gói đậu nhỏ để thêm một chút lương thực vào hành trang ngày mai đi thăm chồng cải tạo. Đúng là những tình cảm thiết tha, trong sáng vẫn còn hoài trong mỗi chúng ta!

 Sau đó bọn mình may mắn đã thoát được, đến miền đất Tự do nhưng mỗi lần nhìn về cố quốc, vẫn thấy lòng xót xa ngậm ngùi vô cùng!

      Ngày mình bay qua Virgina thăm Kim Tiếng thật quá vui mừng và cảm động. Chúng mình đã có những ngày họp mặt thầy trò Sương Nguyệt Anh vô cùng đầm ấm, những ngày xa xưa như được sống lại! Rồi Kim Tiếng và anh Dương Tư Thông đưa mình đi thăm Luray Cavern, một hang động thạch nhũ quá đẹp làm mình ngẩn ngơ nhìn ngắm mà muốn quên đường về!

  Tuy nhiên, dù đang sống an bình trên xứ người nhưng trong tim mỗi người tha phương Việt Nam đều ấp ủ một chút gì đó "Tình tự Dân tộc" như lời một bài hát:

 

  "Đàn chim tha phương, lạc loài đôi cánh mỏng, mong ngày trở về cố hương..."

 

 Chúng ta vẫn hy vọng một ngày nào đó, khi quê hương thanh bìnhmở hội, mình sẽ cùng về gặp gỡ học trò, bạn bè, không phải một nơi nào trên xứ người nữa mà ở ngay trường xưa chốn cũ, ngôi trường Sương Nguyệt Anh- đường Hòa Hảo- mà lời nhạc của Lê Tín Hương như một tiếng than dài:

    "Có ai biết ngày này ta nơi đây! Một nơi không định đến! Một chốn ta phải về!"

     Phải về! Nhưng mà Kim Tiếngvà Thầy Phanđã thực sự bỏ cuộc đời rồi, bỏ lại gia đình, bỏ đồng nghiệp, bạn bè cũ ngày xưa:

 

    "Một đời cây có mấy lần chia lìa cành lá sầu rơi, một đời mưa có mấy lần xa rời làn mây bên trời, có mấy lần rơi lệ đưa tiễn người xa đời, giọt vơi rồi giọt đầy!"

  ( Ngày rời )

 

    Bây giờ Kim Tiếng và thầy Bằng Phanđã mãn phần, thoát khỏi mọihệ lụy trong cõi đời phù du; một màu tang trắng

phủ, nước mắt nào đong đầy, cho nỗi đau tìnhngười còn ở lại!

Kim Tiếng vẫn luôn luôn có một chỗ thật đẹp trong lòng mọi người; thôi thì ở một nơi chốn nào đó, Kim Tiếng "hãy thật sự bình thản"; ở đây ban bè và học trò sẽ cầu nguyện cho Kim Tiếng cũng như Thầy Bằng Phan được về chốn an bình. Khắp nơi đều có tổ chức lễ cầu siêu cho Kim Tiếng và Thầy Phan: Cali, Úc, VN, Paris, Canada, Đức... để cùng hướng lòng cầu xin cho hương linh người ra đi được thêm ấm áp tình thương mến và để gia đình Cô Thầy được an ủi trong nỗi mất mát lớn lao này! Vậy Kim Tiếng và Thầy Phan hãy mỉm cười nơi chín suối.

Tuy đã ra đi nhưng tình thương Kim Tiếng vẫn để lại cho đời, đúng là "Chỉ có tình thương để lại đời" sẽ không bao giờ còn gặp lại nhau được nữa nhưng ân tình mọi người vẫn còn trân trọng giữ lấy trong tim!

Thôi thế cũng xong một đời phiền muộn, tiễn đưa nào mà không buồn, huống chi đây là một cuộc chia xa vĩnh viễn lại càng đau lòng biết mấy!

     Chết là bắt đầu cho một cuộc viễn hành ở thế giới khác, thôi thì cứ tin như vậy và trong giờ phút này nén hương lòng thắp sáng, xin cầu nguyện hương linh Kim Tiếng và Thầy Bằng Phan kể từ đây rũ sạch nợđời, dù những cái nợ thật dễ thương - nợ tia nắng mai, nợ nụ cười ai đó để cõi Vĩnh hằng thong dong tự tại - Thế giới của yêu thương, của bao dung, của kỳ hoa dị thảo, của những gì thoát tục…

 

Ta nợ mặt trời từng tia nắng mai

Ta nợ nụ cười người quen sáng nay

  Nghe lòng nhẹ nhàng, bước chân phong trần.!!

   ( Vẫn nợ cuộc đời )

      Thôi xin trả nợ từ đây...

 

München, tháng 5/ 2015

Nguyên Hạnh HTD

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2010(Xem: 24418)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
10/12/2010(Xem: 9384)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
16/11/2010(Xem: 10993)
“Nam Kha nhất mộng đoạn, Tây Vức cửu liên khai, phiên thân quy Tịnh Độ, hiệp chưởng lễ Như Lai
30/10/2010(Xem: 3612)
Tiểu sử cho biết rằng, vào năm 1542 sau khi dâng sớ lên vương triều Mạc đòi chém 18 kẻ lộng thần, nhưng không được vua Mạc bấy giờ là Mạc Phúc Hải chấp thuận. Nguyễn Bỉnh Khiêm liền cáo quan về lại quê quán ở làng Trung Am. Nay là huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng. Dù thất bại ở triều đình không thực hiện được hoài bão như dự tính lúc ban đầu: Dân giai thức mục quan tân chính
30/10/2010(Xem: 5316)
Như tôi cũng đã thưa rồi, hiếm ai dành nhiều thời gian để nhớ về mẹ như tôi. Chuyện gì buồn vui cũng là cái cớ để tôi nhớ về mẹ bằng tất cả tim óc. Tôi đã nhớ mẹ qua bất cứ hình ảnh nào của các bậc cha mẹ trong đời mà tôi quen biết, trong giao thiệp hay chỉ nhìn thấy trên phim ảnh sách báo... Có điều là không ít hình ảnh trong số đó cứ khiến tôi đau đáu một nỗi riêng không chịu thấu: 1. Họ là những bậc cha mẹ với tuổi đời chưa bao nhiêu nhưng đã bắt đầu quên mất tuổi trẻ của mình cho đứa con đầu lòng. Một tuổi trẻ tất bật áo cơm, không có rong chơi, không có ngơi nghỉ, không có thời gian riêng tư, dẹp luôn những không gian độc lập để sống như mình vẫn ao ước thời chớm lớn. Họ Mất hết cho cái mà họ cho là Được – đó chính là đứa con! Nhìn họ tôi nhớ mẹ!
28/10/2010(Xem: 3235)
ù bây giờ đã qua hết những ngày tất tả ngược xuôi lo chạy gạo bữa đói bữa no, lăn lóc chợ trời nhục nhã ê chề tấm thân; những ngày dầm mưa dãi nắng lặn lội đi thăm nuôi nhưng những kỷ niệm buồn sâu thẳm vẫn còn đậm nét trong lòng tôi mãi mãi mỗi độ tháng tư về. Sau khi hai đứa con ra đi được hai ngày, tôi được tin chuyến tàu bị bể. Tôi vừa bàng hoàng vừa cầu xin đó không phải là sự thật, nếu quả đúng như vậy liệu tôi có còn đủ sức chịu đựng hay không vì chồng tôi đang còn ở trong trại cải tạo. Nóng ruột quá, tôi bèn rủ một em học trò cũ lên nhà bà chủ tàu để dò hỏi tin tức. Khi đi thì hăng hái như vậy nhưng gần đến ngõ rẽ đi vào nhà, tôi không còn can đảm tiếp tục bước nữa. Tôi ngồi lại một mình dưới gốc cây vừa niệm Phật vừa cầu xin, mắt không rời theo dõi vào con ngõ sâu hun hút đó. Càng chờ ruột gan càng nóng như lửa đốt, không chịu nổi nữa tôi đi liều vào. Vừa đến nơi hai chân tôi đã muốn khuỵu xuống, một bầu không khí im lặng nặng nề, hai người ngồi như 2 pho tượng; sau đó em h
21/10/2010(Xem: 10484)
Bướm bay vườn cải hoa vàng , Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu
17/10/2010(Xem: 3725)
Tây Du Ký tiêu biểu cho tiểu thuyết chương hồi bình dân Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt xã hội các dân tộc Á Châu. Không những nó đã có mặt từ lâu trong khu vực văn hóa chữ Hán (Trung, Đài, Hàn, Việt, Nhật) mà từ cuối thế kỷ 19, qua các bản tuồng các gánh hát lưu diễn và văn dịch, Tây Du Ký (TDK) đã theo ngọn gió mùa và quang thúng Hoa Kiều đến Thái, Mã Lai, In-đô-nê-xia và các nơi khác trên thế giới. Âu Mỹ cũng đánh giá cao TDK, bằng cớ là Pháp đã cho in bản dịch TDK Le Pèlerin vers l’Ouest trong tuyển tập Pléiade trên giấy quyến và học giả A. Waley đã dịch TDK ra Anh ngữ từ lâu ( Monkey, by Wu Ch’Êng-Ên, Allen & Unwin, London, 1942). Ngoài ra, việc so sánh Tây Du Ký2 và tác phẩm Tây Phương The Pilgrim’s Progress (Thiên Lộ Lịch Trình) cũng là một đề tài thú vị cho người nghiên cứu văn học đối chiếu.
08/10/2010(Xem: 15036)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
08/10/2010(Xem: 3477)
Tiểu sử chép: “Năm 19 tuổi Chân Nguyên đọc quyển Thực Lục sự tích Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang,chợt tỉnh ngộ mà nói rằng, đến như cổ nhân ngày xưa, dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, huống gì mình chỉ là một anh học trò”. Bèn phát nguyện đi tu. Thế là cũng như Thiền sư Huyền Quang, Chân Nguyên cũng leo lên núi Yên Tử để thực hiện chí nguyện xuất gia học đạo của mình. Và cũng giống như Huyền Quang, Chân Nguyên cũng đã viết Thiền tịch phú khi Chân Nguyên còn đang làm trụ trì tại chùa Long Động trên núi Yên Tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]