Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiếc Thương

01/06/201520:09(Xem: 2970)
Tiếc Thương

 nguyen hanh


Tiếc Thương

 

 

      Kim Tiếng thương mến,

 

      Vẫn biết rằng "Đời là vô thường". Nhưng mình vẫn bàng hoàng xúc động khi hay tin Kim Tiếng đã ra đi. Chỉ trong vòng có hai ngày mà trường Sương Nguyệt Anh thân yêu của chúng ta đã mất đi hai Thầy Cô:

 

     - Cô Dương Kim Tiếng:   5-5-2015

     - Thầy Giáp Bằng Phan:   6-5-2015

 

      Đã đành rằng sự ra đi này là con đường giải thoát tốt, tránh khỏi những đớn đau vật vã nhất, nhưng mình cũng như đại gia đình Sương Nguyệt Anh vẫn vô cùng đau xót, vẫn là một mất mát lớn lao của một đời người.

      Trường Sương Nguyệt Anh của chúng ta là một trường Tổng hợp đầu tiên tại Sàigòn, ngoài các môn học như các trường Phổ thông khác, trường còn có thêm các môn nhiệm ý như doanh thương, kinh tế gia đình (nấu ăn, may vá, làm hoa vải), hội họa, âm nhạc, nhiếp ảnh, võ thuật. Ngoài ra còn có phòng thính thị trang bị đầy đủ máy móc. Có phòng thí nghiệm để học sinh thực tập Lý Hóa, mổ xẻ sinh vật. Kinh phí được tài trợ từ cơ quan Usaid và hội phụ huynh học sinh.

     Năm 1973, Bà Hiệu trưởng Kim Chi phải qua Pháp theo chồng, Kim Tiếng đã lên thay. Cô Kim Tiếng người Gò Công, du học Mỹ năm 1960. Một con người đơn giản, không cầu kỳ, đằm thắm; đến với đồng nghiệp, với học trò bằng tất cả tình yêu thương, ân cần chăm sóc.

     Ngày đó thật là vui. Chúng ta đã đến với nhau bằng tất cả tình bạn chân thành, gắn bó với nhau trong những sinh hoạt của trường; những lần tổ chức văn nghệ, ủy lạo thương binh, vui buồn đều có nhau.

     Rồi cơn lốc 30-4-1975 đã làm cho chúng mình lao đao lận đận! Cái thời mà chúng mình phải đi học tập chính trị mỗi lúc hè đến tuy rất bất mãn nhưng cuối cùng lại thấy vui; mấy ông báo cáo viên tha hồ nói dóc, còn tụi mình ở dưới này tha hồ tán gẫu đủ mọi thứ!

      Bây giờ ngồi ngẫm lại thời đó, mình thấy tụi mình bị "bóc lột quá sức". Nhất là những bạn có chồng đi học tập cải tạo, cứ lăn xả ra làm việc như trâu để mong được chứng nhận công tác tốt, hầu mong chồng được thả về sớm. Sau này mới biết tất cả chỉ là những chiêu bài  gạt gẫm đàn bà, con nít. Với chiêu bài "Lao động là vinh quang", thầy trò vác chổi đi quét đường, hốt rác để làm sạch đường phố. Rồi ban lao động nhà trường lại có thêm sáng kiến "nuôi heo" để tăng thu nhập cho trường; bắt các Thầy Cô phải luân phiên nhau tắm rửa cho nó. Buổi sáng đi dạy, buổi chiều vô trường tắm heo, cho heo ăn. Mình nhớ có một lần vì không "chuyên nghiệp" nên khi tắm heo xong, nó hứng chí chạy xổng ra ngoài, phải vội vàng đuổi theo vì lỡ nó chạy mất, tiền đâu mà đền. Hình ảnh các Thầy Cô đuổi theo con heo, la hét om sòm quanh sân trường, tạo nên một cảnh tượng cười ra nước mắt!  Nhìn lại mình, trời ơi, sao mà thảm não vô cùng! Quần ống cao ống thấp, áo thì chỗ ướt chỗ khô, mặt thì phờ phạc vì đuổi theo nó mệt quá!

      Ngày trước đến trường đi dạy, lúc nào các cô cũng tươm tất lịch sự trong những chiếc áo dài tha thướt. Cách mạng vô, áo trắng quần đen là chủ yếu, giống như đồng phục của những đứa trẻ mồ côi trong viện Dục Anh, trông thật thảm hại!

     Đúng như khẩu hiệu "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm",  nên buổi sáng đi dạy, buổi chiều đi lao động, buổi tối đi dạy bổ túc văn hóa rồi còn phải đi trực đêm ở trường để giữ an ninh. Mà tụi mình lại vốn nhát gan, sợ ma, sợ bóng tối, giữ nổi gì, đến trường là bật đèn sáng suốt đêm, chui vào văn phòng đóng chặt cửa lại, ăn trộm có vào gỡ hết gạch ngói cũng không hề hay biết.

      Những chuyện vui buồn đó làm sao chúng ta quên được, có một điều đáng quí là tụi mình vẫn biết đùm bọc, yêu thương nhau khắn khít. Còn nhớ những buổi chiều Kim Tiếng đạp xe tới mình, chia cho nhau từng củ khoai, khúc sắn. Một thời gian khổ, mình đã cùng sống, cùng chia sớt với nhau những cảnh xếp hàng cả ngày (XHCN) để mua từng kilo gạo đầy sạn về ăn độn với bobo, từng miếng thịt hôi, từng con cá ươn... Thầy cô đi dạy về, trên xe đạp tòn ten xâu thịt, mớ rau, trông thật tội nghiệp:

 

                “Xưa sao phong gấm rũ là,

 Giờ sao tan tác như hoa giữa đường!“

  ( Nguyễn Du )

 

      Sau 75, cái thời mà người ta phải nhắm mắt lăn đời mình qua những thương đau, vất vả khó nhọc, nhưng cũng có lúc ấm áp tình người khi học trò nhìn cô giáo với ánh mắt cảm thông, khi bạn bè đồng nghiệp giúi cho nhau từng gói đậu nhỏ để thêm một chút lương thực vào hành trang ngày mai đi thăm chồng cải tạo. Đúng là những tình cảm thiết tha, trong sáng vẫn còn hoài trong mỗi chúng ta!

 Sau đó bọn mình may mắn đã thoát được, đến miền đất Tự do nhưng mỗi lần nhìn về cố quốc, vẫn thấy lòng xót xa ngậm ngùi vô cùng!

      Ngày mình bay qua Virgina thăm Kim Tiếng thật quá vui mừng và cảm động. Chúng mình đã có những ngày họp mặt thầy trò Sương Nguyệt Anh vô cùng đầm ấm, những ngày xa xưa như được sống lại! Rồi Kim Tiếng và anh Dương Tư Thông đưa mình đi thăm Luray Cavern, một hang động thạch nhũ quá đẹp làm mình ngẩn ngơ nhìn ngắm mà muốn quên đường về!

  Tuy nhiên, dù đang sống an bình trên xứ người nhưng trong tim mỗi người tha phương Việt Nam đều ấp ủ một chút gì đó "Tình tự Dân tộc" như lời một bài hát:

 

  "Đàn chim tha phương, lạc loài đôi cánh mỏng, mong ngày trở về cố hương..."

 

 Chúng ta vẫn hy vọng một ngày nào đó, khi quê hương thanh bìnhmở hội, mình sẽ cùng về gặp gỡ học trò, bạn bè, không phải một nơi nào trên xứ người nữa mà ở ngay trường xưa chốn cũ, ngôi trường Sương Nguyệt Anh- đường Hòa Hảo- mà lời nhạc của Lê Tín Hương như một tiếng than dài:

    "Có ai biết ngày này ta nơi đây! Một nơi không định đến! Một chốn ta phải về!"

     Phải về! Nhưng mà Kim Tiếngvà Thầy Phanđã thực sự bỏ cuộc đời rồi, bỏ lại gia đình, bỏ đồng nghiệp, bạn bè cũ ngày xưa:

 

    "Một đời cây có mấy lần chia lìa cành lá sầu rơi, một đời mưa có mấy lần xa rời làn mây bên trời, có mấy lần rơi lệ đưa tiễn người xa đời, giọt vơi rồi giọt đầy!"

  ( Ngày rời )

 

    Bây giờ Kim Tiếng và thầy Bằng Phanđã mãn phần, thoát khỏi mọihệ lụy trong cõi đời phù du; một màu tang trắng

phủ, nước mắt nào đong đầy, cho nỗi đau tìnhngười còn ở lại!

Kim Tiếng vẫn luôn luôn có một chỗ thật đẹp trong lòng mọi người; thôi thì ở một nơi chốn nào đó, Kim Tiếng "hãy thật sự bình thản"; ở đây ban bè và học trò sẽ cầu nguyện cho Kim Tiếng cũng như Thầy Bằng Phan được về chốn an bình. Khắp nơi đều có tổ chức lễ cầu siêu cho Kim Tiếng và Thầy Phan: Cali, Úc, VN, Paris, Canada, Đức... để cùng hướng lòng cầu xin cho hương linh người ra đi được thêm ấm áp tình thương mến và để gia đình Cô Thầy được an ủi trong nỗi mất mát lớn lao này! Vậy Kim Tiếng và Thầy Phan hãy mỉm cười nơi chín suối.

Tuy đã ra đi nhưng tình thương Kim Tiếng vẫn để lại cho đời, đúng là "Chỉ có tình thương để lại đời" sẽ không bao giờ còn gặp lại nhau được nữa nhưng ân tình mọi người vẫn còn trân trọng giữ lấy trong tim!

Thôi thế cũng xong một đời phiền muộn, tiễn đưa nào mà không buồn, huống chi đây là một cuộc chia xa vĩnh viễn lại càng đau lòng biết mấy!

     Chết là bắt đầu cho một cuộc viễn hành ở thế giới khác, thôi thì cứ tin như vậy và trong giờ phút này nén hương lòng thắp sáng, xin cầu nguyện hương linh Kim Tiếng và Thầy Bằng Phan kể từ đây rũ sạch nợđời, dù những cái nợ thật dễ thương - nợ tia nắng mai, nợ nụ cười ai đó để cõi Vĩnh hằng thong dong tự tại - Thế giới của yêu thương, của bao dung, của kỳ hoa dị thảo, của những gì thoát tục…

 

Ta nợ mặt trời từng tia nắng mai

Ta nợ nụ cười người quen sáng nay

  Nghe lòng nhẹ nhàng, bước chân phong trần.!!

   ( Vẫn nợ cuộc đời )

      Thôi xin trả nợ từ đây...

 

München, tháng 5/ 2015

Nguyên Hạnh HTD

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2012(Xem: 4393)
Trong thơ văn Phật giáo có hai câu thơ quen thuộc : Thấy nguyệt tròn thì kể tháng Nhìn hoa nở mới hay xuân. Các bạn trẻ hôm nay có thể nghĩ rằng đó chỉ là văn chương, là nói quá, thậm chí là nói không thật. Không phải vậy đâu. Thời nay của các bạn, gần như nhà nào cũng có tờ lịch treo tường, có xấp lịch gỡ từng ngày một. Hồi xưa thì không. Năm mươi năm trước, ở mỗi làng chỉ có chừng hai nhà mua được cuốn lịch Tàu, ghi ngày tháng âm lịch.
11/09/2012(Xem: 3440)
Mỗi khi đọc Lại-Tra-Hòa-La trong kinh Trung A Hàm 1 thì lúc nào tôi cũng liên tưởng đến nhân vật Siddharta trong tác phẩm Câu Chuyện Dòng Sông (do Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch) của Hermann Hesse. Và tôi vẫn nghĩ rằng thế nào thì Hermann Hesse cũng có đọc Trung A Hàm, vì đọc tiểu sử của văn hào Đức từng đoạt giải Nobel Văn chương vào năm 1946
13/08/2012(Xem: 4155)
Năm nay, thời tiết tháng ba bỗng lạnh hơn những năm trước rất nhiều (hay tại mình già hơn năm trước mà cảm thấy thế?) Gió tháng ba này cũng lạ! chúng mang cái buốt giá căm căm của tháng ba miền Bắc Việt Nam, chứ không phải là gió xuân của Cali ấm áp Hoa Kỳ như thuở nào. Ai bảo đất trời tuần hoàn Xuân Hạ Thu Đông không có chợt nắng chợt mưa, như chúng sanh chợt cười, chợt khóc!
09/08/2012(Xem: 10994)
Âm vang của tiếng vọng “Hòa Bình” là niềm khao khát của nhân loại nói chung và của từng dân tộc nói riêng. Thế kỷ 20 với hai cuộc thế chiến hãi hùng đã đẩy đưa nhân loại xuống vực thẳm của điêu linh và chết chóc. Chiến tranh đồng nghĩa với tàn phá và hủy diệt, và cũng chính trong đêm đen tột cùng của chiến tranh, tiếng vọng “Hoà Bình” đã vang lên để thức tỉnh lòng người. Hòa bình đồng nghĩa với cọng tồn và an lạc, là niềm ước ao của mọi tâm hồn hướng thiện. Chiến tranh xuất phát từ tham, sân, si, thì hòa bình phải khởi đi từ lòng nhân ái và lửa Từ Bi. Đó là ý niệm bàng bạc trong toàn bản trường ca thi phẩm của Tuệ Đàm Tử, tức Hòa Thượng Thích Giác Lượng
24/06/2012(Xem: 10971)
Bạch Xuân Phẻ là nhà thơ không xa lạ gì với nhiều người. Anh còn có biệt-hiệu là Tâm Thường Định. Thơ anh đã xuất-hiện trên nhiều trang mạng, trên báo-chí trong và ngoài nước. Anh đã cho ấn-hành bốn tập thơ “Hương Lòng”, “Mẹ, Cảm-Xúc Và Em”, “AWAKEN: Buddhism, Nature, and Life”, và “Tưởng Niệm và Tri Ân”.
23/05/2012(Xem: 3201)
Một vầng sáng giữa trời. Hoa đốm trên không chăng? Hay biểu tượng trầm mặc của người thơ? Là trăng. Trăng ư? Thiên cổ lại có trăng là Mẹ Mẹ của nhân gian trong cơn đại mộng li bì. Của muôn vạn con trăng nhảy múa giữa mắt người hôn trầm vạn tưởng. Mặt gương tròn lớn.
23/05/2012(Xem: 5183)
Bà già nhìn xuống dòng sông nước đục lờ, dõi theo một khúc gỗ đang trôi lững lờ theo con nước dập dềnh lên xuống đến khúc quanh ở cuối làng, nơi hai ống khói cao nghệu của nhà máy thả lên trời những cụm khói đen bay tản lạc trong gió chiều hoàng hôn. “Mới đó mà đã 20 năm, ông nhỉ?” bà nói mà không nhìn vào ông già ngồi cách mình một sải tay, trên phiến đá bám đầy rêu xung quanh hông.
22/05/2012(Xem: 3511)
Bây giờ, trong không gian yên tĩnh và nhỏ nhắn của ngôi nhà nơi ông và bà đã sống với nhau suốt 50 năm qua, chỉ còn lại hai người với nhau. Các con ông đã quay về với cuộc sống mưu sinh tất bật của chúng, để lại ông nằm trên giường với cơn bệnh hiểm nghèo đang chờ đến giai đoạn bộc phát cuối cùng, và bà, thanh nhã, khiêm nhường, ngồi lặng lẽ một bên, lắng nghe những hơi thở mỏi mòn đang đứt nhịp của ông. Bà chăm chú nhìn xuống khuôn mặt thân yêu quen thuộc đã ở bên cạnh bà suốt cả quãng thời gian dài dằng dặc của một kiếp người. Bầu không khí tĩnh lặng của mùa đông như chững lại với tiếng reo lanh canh của chiếc khánh treo ngoài lan can.
03/05/2012(Xem: 3588)
Bính âm (pinyin) hay Hán Ngữ Bính âm 漢語拼音/汉语拼音 (theo thứ tự phồn thể/giản thể) là một cụm danh từ mới xuất hiện từ thập niên 1950 - chính phủ TQ (Trung Quốc, Trung Hoa Lục Địa) cải tiến nhiều lần và gần đây cũng được Đài Loan chấp nhận (2009) tuy đã có hệ thống pinyin riêng (Thông Dụng Bính âm - xem thêm phần Phụ chú).
08/04/2012(Xem: 3367)
Kính thưa Thầy, Thầy về cõi Phật lòng thanh thoát. Con ở dương trần dạ tiếc thương. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm đầu tiên vắng Thầy, đọc lại « Nữa chữ cũng là Thầy » để các thế hệ học trò cũ của Thầy mãi mãi nhớ ơn Thầy, người giáo viên nhân dân, kỹ sư tâm hồn, người ươm mầm non tương lai cho quê hương, đất nước…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]