Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chân dung Nhóm và Tập san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long tại Úc Châu

02/04/201700:43(Xem: 4696)
Chân dung Nhóm và Tập san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long tại Úc Châu

Hình thành, Phát trin và Tương lai

Chân dung Nhóm và Tập san Nghiên Cu Văn HóĐồng Nai & Cu Long tÚc Châu 

 

                                     * Ngọc Hân, Sydney

 

NghiêCứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long là một nhóm đặc thù trong cộng đồng Việt-Úc mà Tập san được xuất bản và phát hành mỗi năm lại còn là một nét riêng hiếm có trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

 

Ngọc Hân tiếp xúc với hội trưởng sáng lập và đương nhiệm, trưởng ban kỹ thuật và một bỉnh bút bên ngoài tổ chức để tìm hiểu về động cơ thành lập, tiến trình phát triển và tương lai của Nhóm và Tập San nghiên cứu trong xã hội văn hóa đa nguyên Úc Châu.

 

Tiến sĩ Nguyễn Văn Bon, Hội trưởng sáng lập, cho biết: “Gần 400 năm trước, tiền nhân chúng ta đã giã từ Thuận Hóa để theo chúa Nguyễn Hoàng xuôi về phương Nam. Trên bước đường Nam Tiến, tổ tiên chúng ta đã can đảm, bất chấp gian nguy, đã đổ mồ hôi, nước mắt, và cả sanh mạng để biến một vùng đất còn hoang vu thành quê hương trù phú với nền văn hóa mới, trẻ trung.

 

“Có thể nói, Đồng Nai & Cửu Long có một nền văn hóa đặc thù, rất ít được đề cập đến trong sách vở, nếu có thì nhiều khi dưới cái nhìn phiến diện, không chính xác.

 

“Người Việt Nam nói chung, người dân Đồng Nai & Cửu Long nói riêng thừa hưởng tài sản văn hóa đặc thù của tiền nhân đã có công khai mở. Chúng ta có bổn phận gìn giữ, phát huy nếp văn hóa đó, đây cũng là góp phần bảo tồn nền văn hóa dân tộc.

 

“Từ nhận định trên, trong tinh thần uống nước nhớ nguồn của truyền thống dân tộc, với chủ trương tiếp nối những công trình của người đi trước để có thể góp phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa của vùng đất phương Nam, Nhóm nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai & Cửu Long, Úc Châu được thành lập.

 

“Nhóm nghiên cứu văn hóa Đồng Nai & Cửu Long là tập hợp những người thích nghiên cứu văn hóa vùng đất Đồng Nai & Cửu Long. Những người nghiên cứu bao gồm cả người gốc ba miền Nam, Trung, Bắc, và cả những nhà nghiên cứu ngoại quốc”.

 

Như vậy tôn chỉ và mục đích của Nhóm là như thế nào?

 

Ts Nguyễn Văn Bon nói tiếp:

 

“Việc nghiên cứu không có mục đích dánh bóng, thêu dệt về vùng đất nầy, mà chỉ tìm cách trả lại cho Đồng Nai & Cửu Long những gì thuộc về nó, đúng với giá trị của nó. Đây không phải là phân biệt, chia rẽ, kỳ thị, mà chỉ là chấp nhận sự thật về sự hiện hữu của một nền văn hóa khác biệt với nền văn hóa cổ, để thấy tinh thần văn hóa đa nguyên, để hợp tác, xây dựng và tiến bộ.

 

“Nghiên cứu các vấn đề văn hóa, văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo, đất nước và con người... của vùng đất Đồng Nai & Cửu Long. Văn hóa thể hiện các mặt sinh hoạt của đời sống, và văn hóa không thể tách rời khỏi thời cuộc, đặc biệt là trong giai đoạn lịch sử của nước Việt Nam hiện nay Do đó, ngoài các lãnh vực trên, Tập san sẽ đăng những bài nghiên cứu và tham luận liên quan đến môi trường sống của người dân trong hiện tại và tương lai, hiện trạng nền giáo dục, xã hội Việt Nam, và những vấn đề liên quan đến thời cuộc Việt Nam”.

 

  ngoc han voa        

Quí Ông Trương Mình Hoàng, Dương Đình Học, Nguyễn Văn Chấn và Cô Ngọc Hân tại Buổi Phát Hành Tập san số 10 năm 2016

 

Về điểm nầy, Luật gia Trương Minh Hoàng, Hội trưởng đương nhiệm, nhấn mạnh đến

một vấn đề thảo luận trong Tập San, mà người Việt trong và ngoài nước quan tâm. Đó là việc khai thác thủy lợi sông Mekong từ thượng nguồn và ảnh hưởng đến Đồng Bằng Sông Cửu Long Việt Nam.

 

Theo nhận xét của Ông Trương Minh Hoàng, Tập san Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai & Cửu Long Úc Châu ra đời tại Sydney trên 10 năm qua. Mục tiêu lúc đầu cuả nó khá giới hạn. Thế nhưng, trong vài năm gần đây mục tiêu nầy đã được điều chỉnh để thích nghi với các sự phát triển và sinh hoạt trong vùng.

 

“Dù vậy, theo lời Ông Trương Minh Hoàng, đó không phải là chuyện dễ dàng, do chánh sách của nhà nước hay qua sự can dự cuả các nhóm lợi ích tại các địa phương. Các cuộc hội nghị hội thảo diễn ra rất thường, hàng tháng hoặc hàng năm, nhiều ngân khoản viện trợ không hoàn lại, đóng góp bởi Nhự,t Mỹ, Úc và Tây Âu cho nhân dân đồng bằng Sông Cửu Long, nhưng họ vẫn chưa hưởng được gì…

 

“Gần đây các hiện tượng do thiên tai và nhân tai xảy ra liên tục, tàn phá ghê gớm sông ngòi đất đai ruộng vườn, còn đẩy người dân vào các thảm họa mới. Hàng chục đập thuỷ điệ̣n trên thượng nguồn sông Mêkong cuả Trung quốc, cộng với 11 đập thủy điện khác tại Lào và Cambodia có bàn tay lông lá phía sau của giới tư bản đỏ tại Đông Nam Á, sẽ giết chết sông Cửu Long và đồng bằng Nam Bộ. Dù vậy chắc cũng không có gì khó khăn để tìm hiểu thêm khái niệm thế nào là sư phát triển bền vững và sông Mêkong có thể cḥiu đựng nỗi sự tàn phá khủng khiếp cuả khoảng gần 20 cái đâp như vậy trên sông Cửu Long từ thượng nguồn xuống tận nước Lào và Cambodia trong vòng vài chục năm tới hay không?

 

Câu hỏi nầy của Ông Trương Minh Hoàng đã được nhiều chuyên gia quốc tế trả lời một cách rất bi quan. 

 

              


Ky su ho trong hiepKỹ sư Hồ Trọng Hiệp, Trưởng Ban Tổ Chức Buổi Phát Hành Tập san số 10 năm 2016

 

Về mặt kỹ thuật, theo trào lưu hiện đại để gia tăng độc giả và phần nào tiết kiệm ngân sách, Kỹ sư Vi tính Hồ Trọng Hiệp của Nhóm Nghiên cứu, cho biết:

 

“Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai và Cửu Long Úc Châu có một Website đã được hơn 6 năm rồi, về hình thức có chút ít thay đổi so với lúc ban đầu. Hiện tại chúng tôi đang xây dựng lại trang Web cho hoàn hảo và đẹp mắt hơn. Chúng tôi sử dụng Wordpress nên có nhiều thuận lợi về mặt kỹ thuật. Theo tôi nghĩ, nếu có bài vở cập nhật thường xuyên và có nội dung phù hợp với nhu cầu của người đọc, trang web sẽ thu hút nhiều độc giả và đó là ưu điểm…

 

 “Để trang mạng được cập nhật thường xuyên, ngoài việc cần có nhiều bài viết được thân hữu gởi đến, chúng tôi cần thêm người giúp đỡ trong việc kỹ thuật để kịp thời đưa bài lên mạng. Thêm vào đó, tuy rằng người viết chịu trách nhiệm về bài viết của họ, ban biên tập cũng cần phải bỏ nhiều giờ hơn để xem xét và chọn lọc bài nào phù hợp với chủ trương của tập san. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu trang mạng chuyên về nghiên cứu văn hóa mà bài vở không chính xác và đứng đắn thì chẳng giúp được ai.

 

“Chúng tôi cũng có thể tạo một trang web bằng Anh Ngữ không mấy khó khăn nhưng vấn đề có bài viết bằng Anh ngữ để đưa lên trang web là một vấn đề lớn. Ngoài ra là vấn đề là có thời giờ hay không để làm công việc này. Tôi có nhiều người bạn rất giỏi nhưng không mấy ai hưởng ứng đi làm công việc “ăn cơm nhà đi vác ngà voi” này, có lẽ một phần bận rộn với con cái, sinh kế hàng ngày, hoặc tham gia những tổ chức thích hợp với đời sống tinh thần của họ hơn. Khó khăn của chúng tôi là vấn đề nhân lực”.

 

Một tập san nghiên cứu, dù là trong cộng đồng chính mạch Úc Châu hay cộng đồng văn hóa đa nguyên người Úc gốc Việt, dù là trong nước Việt Nam với khối lượng trên 90 triệu người Việt hay tại Úc với chì 300 ngàn người gốc Việt, đều gặp khó khăn về tài nguyên nhân lực và phương tiện tài chánh. Hội trưởng sáng lập Nguyễn văn Bon, hội trưởng đương nhiệm Trương Minh Hoàng và thành viên trẻ như trưởng ban kỹ thuật Hồ Trọng Hiệp đều chia sẻ điểm chung về tương lai 5 năm sắp tới của Nhóm và Tập San.

 

Anh Hồ Trọng Hiệp nói: “Rất khó trả lời, 5 năm là thời gian khá dài. Quý anh trong nhóm chủ trương sức khỏe ngày càng yếu đi, mà người trẻ thì chẳng có ai. Tôi có kêu gọi nhiều người bạn trẻ giúp, nhưng chưa thấy ai hưởng ứng. Những người trẻ thế hệ một rưỡi và thế hệ thứ hai thì ít ai viết giỏi tiếng Việt nên họ rất ngại tham gia. Chúng tôi hy vọng sẽ phát hành thêm Tập san từ số 12, rồi sau đó có lẽ hoàn toàn đưa lên on-line. Đến đó, chúng tôi hy vọng sẽ có vài, ba người giúp tôi trong vấn đề kỹ thuật”.

 

Một giáo chức người Việt tại một viện đại học Úc danh tiếng ở Sydney mà cũng là ngòi bút cộng tác với Tập san Nghiên Cứu, có nhận xét sau đây về tập san nầy:

 

“Tôi bắt đầu tham gia viết bài cho Tập san Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai & Cửu Long từ số 5. Tuy nhiên tôi có dịp đọc tất cả các số, từ số 1 đến số cuối hiện nay là số 10.

 

“Về số lượng, mười năm liên tục, mỗi năm phát hành một số, mỗi số khoảng từ 300 đến 400 trang, đây là một nỗ lực đáng khen của nhóm Nghiên cứu Văn Hoá Đồng Nai & Cửu Long (ĐNCL). Để thấy được sự khó khăn khi xuất bản liên tục trong 10 năm như vậy, tôi xin đưa ra một ví dụ để so sánh. Tại Sài Gòn trong vòng 15 năm từ năm 1960 đến 1975, Việt Nam Khảo Cổ Tập San (VNKCTS) chỉ xuất bản được 8 số.

 

“Tất nhiên cần phải nói rõ, đây chỉ là sự so sánh về số lượng. Về nội dung, giá trị của các bài viết trong Tập san của Nhóm Đồng Nai & Cửu Long nói chung không thể so sánh được với các bài nghiên cứu trong Việt Nam Khảo Cổ Tập San.

 

“Vì không có một quy chế duyệt bài như các tạp chí nghiên cứu chuyên môn khác, có một số bài trong Tập san Đồng Nai & Cửu Long chưa đáp ứng được sự trông đợi của độc giả.

 

“Tuy nhiên cũng có nhiều bài nghiên cứu và tham luận rất có giá trị. Đặc biệt là những bài khảo cứu mang tính đặc trưng của cộng đồng người Việt tại Úc với những dẫn chứng rõ ràng và chính xác. Những bài khảo cứu này chắc chắn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai trong tương lai có ý định nghiên cứu về các đề tài liên quan đến người Úc gốc Việt”.

 

Vừa rồi là ý kiến của Giáo sư Tiến sĩ Trần Thạnh.

 

Quí thính giả vừa theo dõi tường trình của Ngọc Hân từ Sydney AustraliaĐây là phúc trình cuối cùng [27.03.2017] của Ngọc Hân  mỗi tối Thứ Hai kể từ năm 1992. Ngọc Hân xin chân thành cảm tạ sự ưu ái của quí thính giả Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA trong vòng 25 năm qua. Xin trân trọng kính chào quý vị.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2018(Xem: 3959)
Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tròn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Thì cũng chính vào những năm tháng thơ mộng nhất của đời tôi, tôi lại trực nhận rõ rằng cuộc đời quả là khổ, quả là vô thường !
10/05/2018(Xem: 3900)
Như vậy là Thầy đã thực sự xa lìa cõi trần ai tục lụy nầy hơn một năm rồi mà hình như trong lòng con vẫn không thấy có sự gì thay đổi hay khác biệt giữa mất và còn cũng như xa với gần, lạ và quen…Bởi thế mà hôm nay con mới có bức thư này xin gởi đến Thầy. Con vẫn thấy như còn mãi đó, trước mắt con, dáng dấp của Thầy với chiếc cà sa màu vàng rực, bờ vai trần và nụ cười thật hiền hòa luôn nở trên môi, làm cho khuôn mặt của Thầy càng thêm rạng rỡ. Con xin nói rõ hơn, dù Thầy không còn nhưng những gì con đã học được từ Thầy, đã được đọc, được nghe, qua những bài giảng dạy, thuyết pháp, những bài báo, bài viết, bài dịch thuật, qua các công trình đóng góp đồ sộ của Thầy mà Thầy đã được trân trọng vinh danh như là ngài Huyền Trang của nước Việt mình, thì trong lòng con, hình ảnh Thầy vẫn mãi sống động, hiển hiện và không bao giờ mất cả.
28/04/2018(Xem: 14342)
Có thể nói: Cuộc đời của Bùi Giáng không thuộc về khái niệm trong ý nghĩa của sự sống chưa thoát khỏi những ranh giới định kiến phân biệt trần gian. Ở ông, hình như cái ranh giới mà tạm gọi là khùng điên và thiên tài không thể nào hiểu hết được. Nếu mượn những khái niệm thường tình: hèn- sang, nghèo- giàu, điên- tỉnh, ghét- yêu, buồn- vui…để Bùi Giáng, hện tượng của ý nghĩa sự sống vô tận, Thích Tâm Tôn, nói cái bất tận của cuộc đời Bùi Giáng thì chỉ là ý nghĩ ngây thơ cạn cợt. Thơ ông không phải để bàn, nhưng lạ thay, lâu nay người ta vẫn thích bàn và bàn chưa thể hết những gì thuộc về thơ của ông. Có lần ông bộc bạch, ông làm thơ đơn giản chỉ vì: “Thơ tôi làm ra là để tặng chuồn chuồn, châu chấu, xin các ngài học giả hãy xa lánh thơ tôi”. Xin mượn tạm chút ngôn ngữ của những khái niệm thường tình mà nói đôi dòng về ông trong ý nghĩa sự sống mà ông đã đi qua và đã lưu dấu lại trong cuộc đời này.
28/04/2018(Xem: 5674)
“Tấc Hơi Phụng Sự Còn Khiêm Tốn “Lòng Vẫn Cưu Mang Trải Kiếp nầy “Non Thẳm Ngàn Trùng Dâng Bất Tận “Nước Nguồn Đại Việt Ngọt Ngào Thay… Tôi hân hạnh được tiếp xúc với nhà văn Chu Tấn trong rất nhiều trường hợp, qua sự sinh hoạt với nhiều Hội đoàn, Đoàn thể trong cộng đồng người Việt tại miền Bắc California, kể cả các tổ chức Văn hoá, Chính trị, Xã hội v.v… nhất là trong Quân lực Việt Nam Cộng Hoà thuộc binh chủng Không Quân. Là một cựu Sĩ quan với cấp bậc Trung tá, bằng “Trách nhiệm, Danh dự, Tổ quốc”, mà Quê hương và Dân tộc Việt Nam, đang bịđoạđày dưới chếđộ bạo tàn Cộng sản Việt Nam .
26/04/2018(Xem: 3815)
Ngược dòng Mekong về hướng Thượng Lào. Nơi ngã ba sông Nam Khan chảy nhập vào dòng Mekong tạo nên một cảnh quang rất đặc trưng của cố đôLuangprabang cổ kính. Dòng sông với nhiều khúc quanh tạo nên những dãi uốn lượn có phần chảy xiết xuôi về hướng hạ Làokhiến con sông trông càng thêm đẹp. Nép dọc hai bờ, những rạng rừng núi nguyên sơ với những tàn cổ thụ rợp mát. Nhịp sống vẫn êm ả,sự thư thảcủa dân Lào có phần chậm lại vốn dĩ tạo nên nét rất đặc biệt nơi đây so với tất cả những danh thắng du lịch ở nơi khác. Và giữa rộn ràng của thói quen với những gì của thế giới hiện đại mà con người tiếp cận thường ngày, một quán Cà Phê trong không gian chỉ dành cho sự yên tĩnh của một người Pháp rất khéo ẩn dưới những bóng cây bên ghềnh đá của ngã ba con sông. Không có sự hiện diện của bất cứ một phương tiện nhộn nhịp nào của thế giới hiện đại được chào đón trong không gian mang tính thư giản này. Nơi ấy, không Wifi, không tiếng nhạc,hoạtđộng nhẹ nhàng của nhân viên phục vụ, chỉ có tiếng trải lòng
21/04/2018(Xem: 4854)
Nhớ Mãi Trong Đầu Một Chữ...Duyên (đôi dòng tướng nhớ Ninh)
21/04/2018(Xem: 6586)
Nhớ Thầy Là Nhớ Pháp, Kính dâng Hòa Thượng Thích Phước Đường, ( Bài của Nhật Duyệt Lê Khắc Thanh Hoài, do PT Diệu Danh diễn đọc)
21/04/2018(Xem: 12523)
Hoa Đàm Ngát Hương_HT Thích Bảo Lạc_2007
17/04/2018(Xem: 3551)
Qui thương mến, Dù biết cuộc đời là vô thường, nhưng chị vẫn bàng hoàng xúc động khi hay tin Qui đang bệnh nặng. Mấy hôm nay email của bạn bè và các em Sương Nguyệt Anh tới tấp gởi về, nhìn tấm hình Qui đang nằm mê man trên giường bịnh với ống dây chằng chịt mà xót xa cả lòng! Chị đã cầu an cho Qui mỗi ngày qua những thời kinh tụng niệm, mong Qui qua khỏi căn bệnh ngặt nghèo. Dậy đi qui ơi! Con người năng nổ hay làm việc thiện như em thế nào cũng qua khỏi cơn hoạn nạn. Chị tin như vậy!
17/04/2018(Xem: 2956)
Lá và cành khô đã gẫy đổ, giạt theo mặt hồ từ những ngày tàn xuân. Một số cành khác đã mục rữa từ dưới nước, nhưng vẫn gắng bám rễ nơi sình lầy, đong đưa những chiếc lá khô teo rúm cho đến khi thực sự bật gốc. Rồi một ngày, hai ngày, rồi nhiều ngày qua đi... khi nắng hạ oi ả nóng bức bắt đầu thiêu đốt những lá khô sót lại cuối mùa, những chồi xanh mơn mởn của lá sen vươn lên; từng lá, từng lá, mở ra tròn đầy, mạnh mẽ như thể đang chuẩn bị bảo vệ, chào đón sự xuất hiện phát tiết của những cành hoa. Và khi lá đủ lớn, màu trở nên xanh thẫm hơn, thì những nụ sen cũng vừa trồi khỏi mặt nước, đong đưa theo làn gió nhẹ trưa hè.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]