Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chân dung Nhóm và Tập san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long tại Úc Châu

02/04/201700:43(Xem: 4769)
Chân dung Nhóm và Tập san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long tại Úc Châu

Hình thành, Phát trin và Tương lai

Chân dung Nhóm và Tập san Nghiên Cu Văn HóĐồng Nai & Cu Long tÚc Châu 

 

                                     * Ngọc Hân, Sydney

 

NghiêCứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long là một nhóm đặc thù trong cộng đồng Việt-Úc mà Tập san được xuất bản và phát hành mỗi năm lại còn là một nét riêng hiếm có trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

 

Ngọc Hân tiếp xúc với hội trưởng sáng lập và đương nhiệm, trưởng ban kỹ thuật và một bỉnh bút bên ngoài tổ chức để tìm hiểu về động cơ thành lập, tiến trình phát triển và tương lai của Nhóm và Tập San nghiên cứu trong xã hội văn hóa đa nguyên Úc Châu.

 

Tiến sĩ Nguyễn Văn Bon, Hội trưởng sáng lập, cho biết: “Gần 400 năm trước, tiền nhân chúng ta đã giã từ Thuận Hóa để theo chúa Nguyễn Hoàng xuôi về phương Nam. Trên bước đường Nam Tiến, tổ tiên chúng ta đã can đảm, bất chấp gian nguy, đã đổ mồ hôi, nước mắt, và cả sanh mạng để biến một vùng đất còn hoang vu thành quê hương trù phú với nền văn hóa mới, trẻ trung.

 

“Có thể nói, Đồng Nai & Cửu Long có một nền văn hóa đặc thù, rất ít được đề cập đến trong sách vở, nếu có thì nhiều khi dưới cái nhìn phiến diện, không chính xác.

 

“Người Việt Nam nói chung, người dân Đồng Nai & Cửu Long nói riêng thừa hưởng tài sản văn hóa đặc thù của tiền nhân đã có công khai mở. Chúng ta có bổn phận gìn giữ, phát huy nếp văn hóa đó, đây cũng là góp phần bảo tồn nền văn hóa dân tộc.

 

“Từ nhận định trên, trong tinh thần uống nước nhớ nguồn của truyền thống dân tộc, với chủ trương tiếp nối những công trình của người đi trước để có thể góp phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa của vùng đất phương Nam, Nhóm nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai & Cửu Long, Úc Châu được thành lập.

 

“Nhóm nghiên cứu văn hóa Đồng Nai & Cửu Long là tập hợp những người thích nghiên cứu văn hóa vùng đất Đồng Nai & Cửu Long. Những người nghiên cứu bao gồm cả người gốc ba miền Nam, Trung, Bắc, và cả những nhà nghiên cứu ngoại quốc”.

 

Như vậy tôn chỉ và mục đích của Nhóm là như thế nào?

 

Ts Nguyễn Văn Bon nói tiếp:

 

“Việc nghiên cứu không có mục đích dánh bóng, thêu dệt về vùng đất nầy, mà chỉ tìm cách trả lại cho Đồng Nai & Cửu Long những gì thuộc về nó, đúng với giá trị của nó. Đây không phải là phân biệt, chia rẽ, kỳ thị, mà chỉ là chấp nhận sự thật về sự hiện hữu của một nền văn hóa khác biệt với nền văn hóa cổ, để thấy tinh thần văn hóa đa nguyên, để hợp tác, xây dựng và tiến bộ.

 

“Nghiên cứu các vấn đề văn hóa, văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo, đất nước và con người... của vùng đất Đồng Nai & Cửu Long. Văn hóa thể hiện các mặt sinh hoạt của đời sống, và văn hóa không thể tách rời khỏi thời cuộc, đặc biệt là trong giai đoạn lịch sử của nước Việt Nam hiện nay Do đó, ngoài các lãnh vực trên, Tập san sẽ đăng những bài nghiên cứu và tham luận liên quan đến môi trường sống của người dân trong hiện tại và tương lai, hiện trạng nền giáo dục, xã hội Việt Nam, và những vấn đề liên quan đến thời cuộc Việt Nam”.

 

  ngoc han voa        

Quí Ông Trương Mình Hoàng, Dương Đình Học, Nguyễn Văn Chấn và Cô Ngọc Hân tại Buổi Phát Hành Tập san số 10 năm 2016

 

Về điểm nầy, Luật gia Trương Minh Hoàng, Hội trưởng đương nhiệm, nhấn mạnh đến

một vấn đề thảo luận trong Tập San, mà người Việt trong và ngoài nước quan tâm. Đó là việc khai thác thủy lợi sông Mekong từ thượng nguồn và ảnh hưởng đến Đồng Bằng Sông Cửu Long Việt Nam.

 

Theo nhận xét của Ông Trương Minh Hoàng, Tập san Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai & Cửu Long Úc Châu ra đời tại Sydney trên 10 năm qua. Mục tiêu lúc đầu cuả nó khá giới hạn. Thế nhưng, trong vài năm gần đây mục tiêu nầy đã được điều chỉnh để thích nghi với các sự phát triển và sinh hoạt trong vùng.

 

“Dù vậy, theo lời Ông Trương Minh Hoàng, đó không phải là chuyện dễ dàng, do chánh sách của nhà nước hay qua sự can dự cuả các nhóm lợi ích tại các địa phương. Các cuộc hội nghị hội thảo diễn ra rất thường, hàng tháng hoặc hàng năm, nhiều ngân khoản viện trợ không hoàn lại, đóng góp bởi Nhự,t Mỹ, Úc và Tây Âu cho nhân dân đồng bằng Sông Cửu Long, nhưng họ vẫn chưa hưởng được gì…

 

“Gần đây các hiện tượng do thiên tai và nhân tai xảy ra liên tục, tàn phá ghê gớm sông ngòi đất đai ruộng vườn, còn đẩy người dân vào các thảm họa mới. Hàng chục đập thuỷ điệ̣n trên thượng nguồn sông Mêkong cuả Trung quốc, cộng với 11 đập thủy điện khác tại Lào và Cambodia có bàn tay lông lá phía sau của giới tư bản đỏ tại Đông Nam Á, sẽ giết chết sông Cửu Long và đồng bằng Nam Bộ. Dù vậy chắc cũng không có gì khó khăn để tìm hiểu thêm khái niệm thế nào là sư phát triển bền vững và sông Mêkong có thể cḥiu đựng nỗi sự tàn phá khủng khiếp cuả khoảng gần 20 cái đâp như vậy trên sông Cửu Long từ thượng nguồn xuống tận nước Lào và Cambodia trong vòng vài chục năm tới hay không?

 

Câu hỏi nầy của Ông Trương Minh Hoàng đã được nhiều chuyên gia quốc tế trả lời một cách rất bi quan. 

 

              


Ky su ho trong hiepKỹ sư Hồ Trọng Hiệp, Trưởng Ban Tổ Chức Buổi Phát Hành Tập san số 10 năm 2016

 

Về mặt kỹ thuật, theo trào lưu hiện đại để gia tăng độc giả và phần nào tiết kiệm ngân sách, Kỹ sư Vi tính Hồ Trọng Hiệp của Nhóm Nghiên cứu, cho biết:

 

“Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai và Cửu Long Úc Châu có một Website đã được hơn 6 năm rồi, về hình thức có chút ít thay đổi so với lúc ban đầu. Hiện tại chúng tôi đang xây dựng lại trang Web cho hoàn hảo và đẹp mắt hơn. Chúng tôi sử dụng Wordpress nên có nhiều thuận lợi về mặt kỹ thuật. Theo tôi nghĩ, nếu có bài vở cập nhật thường xuyên và có nội dung phù hợp với nhu cầu của người đọc, trang web sẽ thu hút nhiều độc giả và đó là ưu điểm…

 

 “Để trang mạng được cập nhật thường xuyên, ngoài việc cần có nhiều bài viết được thân hữu gởi đến, chúng tôi cần thêm người giúp đỡ trong việc kỹ thuật để kịp thời đưa bài lên mạng. Thêm vào đó, tuy rằng người viết chịu trách nhiệm về bài viết của họ, ban biên tập cũng cần phải bỏ nhiều giờ hơn để xem xét và chọn lọc bài nào phù hợp với chủ trương của tập san. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu trang mạng chuyên về nghiên cứu văn hóa mà bài vở không chính xác và đứng đắn thì chẳng giúp được ai.

 

“Chúng tôi cũng có thể tạo một trang web bằng Anh Ngữ không mấy khó khăn nhưng vấn đề có bài viết bằng Anh ngữ để đưa lên trang web là một vấn đề lớn. Ngoài ra là vấn đề là có thời giờ hay không để làm công việc này. Tôi có nhiều người bạn rất giỏi nhưng không mấy ai hưởng ứng đi làm công việc “ăn cơm nhà đi vác ngà voi” này, có lẽ một phần bận rộn với con cái, sinh kế hàng ngày, hoặc tham gia những tổ chức thích hợp với đời sống tinh thần của họ hơn. Khó khăn của chúng tôi là vấn đề nhân lực”.

 

Một tập san nghiên cứu, dù là trong cộng đồng chính mạch Úc Châu hay cộng đồng văn hóa đa nguyên người Úc gốc Việt, dù là trong nước Việt Nam với khối lượng trên 90 triệu người Việt hay tại Úc với chì 300 ngàn người gốc Việt, đều gặp khó khăn về tài nguyên nhân lực và phương tiện tài chánh. Hội trưởng sáng lập Nguyễn văn Bon, hội trưởng đương nhiệm Trương Minh Hoàng và thành viên trẻ như trưởng ban kỹ thuật Hồ Trọng Hiệp đều chia sẻ điểm chung về tương lai 5 năm sắp tới của Nhóm và Tập San.

 

Anh Hồ Trọng Hiệp nói: “Rất khó trả lời, 5 năm là thời gian khá dài. Quý anh trong nhóm chủ trương sức khỏe ngày càng yếu đi, mà người trẻ thì chẳng có ai. Tôi có kêu gọi nhiều người bạn trẻ giúp, nhưng chưa thấy ai hưởng ứng. Những người trẻ thế hệ một rưỡi và thế hệ thứ hai thì ít ai viết giỏi tiếng Việt nên họ rất ngại tham gia. Chúng tôi hy vọng sẽ phát hành thêm Tập san từ số 12, rồi sau đó có lẽ hoàn toàn đưa lên on-line. Đến đó, chúng tôi hy vọng sẽ có vài, ba người giúp tôi trong vấn đề kỹ thuật”.

 

Một giáo chức người Việt tại một viện đại học Úc danh tiếng ở Sydney mà cũng là ngòi bút cộng tác với Tập san Nghiên Cứu, có nhận xét sau đây về tập san nầy:

 

“Tôi bắt đầu tham gia viết bài cho Tập san Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai & Cửu Long từ số 5. Tuy nhiên tôi có dịp đọc tất cả các số, từ số 1 đến số cuối hiện nay là số 10.

 

“Về số lượng, mười năm liên tục, mỗi năm phát hành một số, mỗi số khoảng từ 300 đến 400 trang, đây là một nỗ lực đáng khen của nhóm Nghiên cứu Văn Hoá Đồng Nai & Cửu Long (ĐNCL). Để thấy được sự khó khăn khi xuất bản liên tục trong 10 năm như vậy, tôi xin đưa ra một ví dụ để so sánh. Tại Sài Gòn trong vòng 15 năm từ năm 1960 đến 1975, Việt Nam Khảo Cổ Tập San (VNKCTS) chỉ xuất bản được 8 số.

 

“Tất nhiên cần phải nói rõ, đây chỉ là sự so sánh về số lượng. Về nội dung, giá trị của các bài viết trong Tập san của Nhóm Đồng Nai & Cửu Long nói chung không thể so sánh được với các bài nghiên cứu trong Việt Nam Khảo Cổ Tập San.

 

“Vì không có một quy chế duyệt bài như các tạp chí nghiên cứu chuyên môn khác, có một số bài trong Tập san Đồng Nai & Cửu Long chưa đáp ứng được sự trông đợi của độc giả.

 

“Tuy nhiên cũng có nhiều bài nghiên cứu và tham luận rất có giá trị. Đặc biệt là những bài khảo cứu mang tính đặc trưng của cộng đồng người Việt tại Úc với những dẫn chứng rõ ràng và chính xác. Những bài khảo cứu này chắc chắn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai trong tương lai có ý định nghiên cứu về các đề tài liên quan đến người Úc gốc Việt”.

 

Vừa rồi là ý kiến của Giáo sư Tiến sĩ Trần Thạnh.

 

Quí thính giả vừa theo dõi tường trình của Ngọc Hân từ Sydney AustraliaĐây là phúc trình cuối cùng [27.03.2017] của Ngọc Hân  mỗi tối Thứ Hai kể từ năm 1992. Ngọc Hân xin chân thành cảm tạ sự ưu ái của quí thính giả Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA trong vòng 25 năm qua. Xin trân trọng kính chào quý vị.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/03/2018(Xem: 12386)
- "Động Cửa Thiền" (ĐCT) là truyện ngắn đắc ý nhất của Tâm Không Vĩnh Hữu (TKVH), đã được rất nhiều trang web đăng tải, được người khác chuyển thể thành thơ lục bát, được vài tổ chức phi chính phủ đưa vào audio "đọc truyện", được đến 2 nhóm điện ảnh tự ý chuyển thể kịch bản phim để tham dự Liên hoan Phim Ngắn Quốc Tế, và cũng được nhiều tác "giả" tự tiện cải tên đổi hiệu lấy làm sáng tác của chính mình...
28/02/2018(Xem: 8618)
Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ mình kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người không được bao nhiêu mà nghĩ mình làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn. Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô hình nhưng lại mượn cái hữu hình để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đình, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hãnh tiến, tự tin, tự mãn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người bình thường thì chỉ gây khó chịu, hoặc làm trò cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; còn như cố gắng giành lấy trách nhiệm lãnh đạo tập thể nữa thì mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một
08/02/2018(Xem: 7549)
Ta lỗi hẹn rồi với Huế xưa Với chiều phai nắng, với cơn mưa Với đường hoa xứ hương thoang thoảng... Có lẽ.. hồn quê vẫn đợi chờ ?
08/02/2018(Xem: 8562)
Hỏi: Thế nào là tâm bị ô nhiễm ? Đáp: Tâm gồm hai phần chính là tâm và sở hữu tâm (tâm sở). Sự thấy biết cảnh thuần khiết gọi là tâm. Sự pha màu vào thấy biết cảnh thuần khiết làm nó biến dạng gọi là tâm sở. Cả hai tâm này đồng sinh, đồng diệt, đồng cảnh, đồng trú căn. Cho nên rất khó biết được tâm (thuần khiết) mà chỉ biết được tâm sở. (Tâm sở là tâm nhận diện cảnh theo chức năng riêng của nó, như tâm sở Tham có chức năng là khao khát cảnh, tâm sở Sân có chức năng huỷ diệt cảnh). Giống như đường hoà vào nước, người uống chỉ biết vị ngọt của đường mà không thế biết sự không vị của nước tinh khiết trong nước đường. Nước bản chất là H2O, nếu lẫn cặn thì gọi là nước đục, lọc cặn đi gọi là nước trong, nhưng bản chất nước là nước, không trong, không đục. Tâm cũng như vậy. Vì lẫn vào sự khao khát, ham muốn cảnh của tâm sở Tham nên gọi là Tâm Tham nên chẳng ai còn biết đến Tâm nữa, chỉ bị thu hút bởi Tham tâm sở mà thôi.
08/02/2018(Xem: 4457)
Nhân dịp qua Houston dự Đại hội Phượng Vỹ, một chị bạn đã rủ tôi về Florida chơi cho biết. Nghe đến Florida tôi đã hình dung ra một miền nắng ấm, cây cỏ xanh tươi và sóng biển rì rào như mời gọi khách phương xa. Mà thật vậy, con đường từ phi trường về nhà chị đã quá quyến rũ du khách bởi những hàng cây, những thảm cỏ xanh um, trải dài ra tận chân trời. Bước xuống nhà chị, tôi bàng hoàng vì phong cảnh quá đẹp, trước nhà là một bãi cỏ mượt như nhung với những hàng cây cọ cao thẳng tắp, đẹp như trong tranh vẽ làm tôi cứ đứng ngẩn ngơ như người từ trên rừng thượng du về. Đứng trước cổng nhà, tôi đã reo lên: - A! bông cẩn Huế đây! Thanh thanh năm cánh mỏng uốn cong về phía sau làm bông hoa như cái lồng đèn tròn nhỏ, ôm lấy dây nhụy vươn dài có những hạt phấn nhỏ li ti màu vàng; khác với bông cẩn tây, hoa lớn hơn, dày, nhiều cánh xoắn xít lấy nhau, tràn sức sống mà thiếu nét mềm mại, ẻo lã... rất Huế.
02/02/2018(Xem: 14308)
Báo Chánh Phap - số 75 - Giai Phẩm Xuân Mậu Tuất 2018
29/01/2018(Xem: 4858)
Quan hệ gắn bó Nghệ An – Quảng Nam không chỉ thể hiện ở mặt Văn học mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc nơi Võ học. Bên cạnh các thầy Đồ Nghệ dày công vun đắp cho văn học Quảng Nam phát triển rực rỡ còn có các võ sư xứ Nghệ đã giúp cho nền võ học Quảng Nam trở nên lừng lẫy một thời với các võ sĩ “bất khả chiến bại” trên võ đài và đóng góp nhiều vào sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc.
27/01/2018(Xem: 4010)
Tác phẩm “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” chỉ dài khoảng 360 trang, nhưng chứa đựng rất nhiều tâm lực – đó là những suy nghĩ của tác giả Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định) từ nhiều năm đứng dạy trong trường học Hoa Kỳ và nhiều thập niên hoạt động trong cương vị Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử. Đó cũng là những chiều dài địa lý, qua những đại dương trên địa cầu, những nơi tác giả đã đi thật xa trên đường tìm học Thiền và rồi cũng đi thật xa trên đường hoằng pháp. Nói như người xưa là, cuốn sách quý độc giả đang cầm trên tay đã được viết từ người cư sĩ đã đi mòn biết bao nhiêu đôi giày và đã ngồi mòn biết bao nhiêu bồ đoàn để thâm nhập Phật pháp, và rồi hoằng pháp.
20/01/2018(Xem: 5096)
Ngày nay trái đất đã thu hẹp lại, đó là nhờ phương tiện di chuyển và phương tiện thông tin. Người ở bên này trái đất có thể rất gần gũi với người ở bên kia trái đất, giống như hai người kề cận nói chuyện với nhau, như cùng một nhà hay hàng xóm láng giềng. Cho nên quan niệm xa-gần chỉ là tương đối. Ngày xưa mẹ tiễn con, em tiễn chị lấy chồng ở bên kia sông (sang ngang) coi như “nghìn trùng xa cách” với những câu ca dao nghe đứt ruột: Chiều chiều ra đứng ngõ sau. Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Ngày nay câu ca dao “gả chồng xa” được các màn hài kịch/chọc cười sửa lại rất vui và rất thấm thía như sau: Mẹ ơi đừng gả con xa. Gả con đi Mỹ, Con gửi đô-la mẹ xài. Xin nhớ Việt Nam cách Mỹ 19 giờ bay của máy bay phản lực, chứ không phải là chuyến đò qua bên kia sông. Như vậy tiền bạc và tình cảm đã làm cho xa thành gần và gần thành xa mà Phật Giáo cho rằng mọi chuyện trên cõi đời nay do Tâm mình tạo ra “Nhất thiết duy tâm tạo”. Cho nên mặc dù ở xa vạn dặm, chưa một lần gặp mặt, Thượn
19/01/2018(Xem: 3679)
Hôm nay, tôi hân hạnh được Hội Đồng Giám Khảo Giải Viết Về Đạo Phật của Viet Ananda Foundation ủy thác nói vài lời. Bản thân tôi không có gì đặc biệt, chỉ do cơ duyên trong 3 thập niên gắn bó với báo chí trong đạo và ngoài đời thường, và là một người luôn luôn hối thúc các bạn đạo phải tu, phải học, và phải cầm bút viết. Bởi vì, tôi thường nói với bạn hữu rằng hãy hình dung, nếu nhiều thập niên trước, không có sách của quý Thầy như Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Thích Minh Châu và nhiều vị khác, Đạo Phật bây giờ đã không phong phú như hiện nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]