Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vết Cũ Trăng Soi

21/04/201719:21(Xem: 10360)
Vết Cũ Trăng Soi


Vang Trang

Vết Cũ Trăng Soi

​​

 

Sao lại soi trăng tìm vết cũ

Mà không là vết cũ trăng soi

Nhân ảnh mờ sương phảng phất non đoài

Nghiệp thức đó dõi theo từng gót ngọc

​​

 

Trí nhớ cũ một thời vang vọng

Trí quên nay vưu vật muôn vàn

Trải tâm từ hóa giải nghiệp châu loan

Để tâm năng xuôi theo dòng trường thức

 

Thức trường khởi một sinh thể thực

Giải kết cho người thanh thản cho ta

Quá khứ cách ngăn hiện tại ngọc ngà

Mọi tồn tại là phút giây hiện hữu

​​

 

Thôn Vỹ Dạ đẹp hàng cau trường cữu

Sánh vai cùng hàng dừa ngọt lòng nhân

Quá khứ rời xa hiện tại thật gần

Chỉ hiện tại mới thật là hiện hữu.

Trần Việt Long

6 April 2017



vang trang-2

Soi Trăng Tìm Vết Cũ

 

Nước mắt em – Ngục tù giam hãm

Chôn chân anh từ cuộc luân hồi

Ngần năm lưu luyến mờ cay mắt

Mịt mù hồn hoang lạc vết hương

 

Mười ba năm vụt vèo thoáng mộng

Biệt ly từ độ dạ tương sầu

Mây nước cô liêu vờn thăm thẳm

“Đêm Tàn bến Ngự” ngóng chơ vơ

 

Xuân về khơi nỗi buồn thiên cổ

Hồn phủ rêu phong tự thủa nào

Trên ni dưới nớ sầu ngơ ngác

Tháng ngày hiu hắt bóng thiên di

 

Mai nhủ lòng an nhiên xa phố

Nhạt màu son phấn nhạt mù tăm

Đối bóng soi trăng tìm dấu cũ

Lạnh lùng sương rớt bến phù hư

 

04.04.2017

Lê Diễm Chi Huệ

 


vang trang

Đêm Liêu Trai

 

Em hong tóc đợi anh về ve vuốt

Rưng rưng chờ giọt lệ rớt xanh xao


Như thường lệ Diễm thắp nhang bàn thờ mỗi đêm. Từ khi Bảo trở về từ bên kia thế giới, nàng đốt thêm một cây nhang cho Bảo với lời nhắn gửi là nàng vẫn bình yên. Bình yên bởi nàng bây giờ sống lặng lẽ, một ngày như mọi ngày chỉ giao thiệp với một vài người – rất thân hoặc rất sơ- chưa đếm đủ một lóng tay. Bao nghiệp chướng, vô minh và nước mắt đã đi qua. Là người sống nội tâm từ nhỏ, Diễm sở hữu một tâm hồn mong manh, mẫn cảm, buồn vui khác người.  Sự trở về của Bảo đánh thức một hình ảnh, một quá khứ nằm sâu trong tiềm thức khiến nàng trở nên như một kẻ mộng du. Bảo đã cho nàng hiểu rằng thế giới vô hình là có thật. Sống và chết dường như không có khoảng cách. Miền tâm thức vô định liên kết giữa thực thể hữu hình và vô hình đan xen bởi dòng nghiệp thức như một chuỗi dài bất tận. Cuối cùng ở cái tuổi không còn rực rỡ hoa mộng nhưng vẫn còn trong thềm xuân sắc, Diễm tìm đến bến cô liêu như một cuộc truy hoan đầy thi vị. Điều mà nàng không thể ngờ rằng bao năm qua nàng vẫn có Bảo. Bảo vẫn ngóng trông theo bước chân nàng dù không còn thân xác.  Đi về giữa khoảng thinh không bao bận, trầm mình trong đọa đày mà nàng chẵng hề hay biết. Diễm chỉ nhớ mỗi lần nàng buồn bã đều nghĩ đến Bảo, khổ đau cũng nghĩ đến Bảo như một nguồn an ủi vô  biên. Nàng đi bên cuộc đời với trùng trùng nỗi nhớ, mịt mù bâng khuâng.

Bước đến vách tường, đưa tay tắt bóng điện trần nhà rồi tiến về phía cây đàn dương cầm ở góc phòng, bật cây đèn ngủ để ánh sáng lờ mờ, ấm cúng hắt ra căn phòng khách mênh mông rồi đến chiếc sofa xoả mái tóc đang bối cao và đặt lưng xuống nằm nghỉ. Diễm lim dim hồi tưởng lại đoạn đối thoại mấy tháng trước…

“Em càng nhớ anh càng khổ”

“Nhưng làm sao em quên được”

“Đừng khóc!”

“Hôm nay em hát anh nghe không?”

“Đêm Tàn Bến Ngự”

“Ừ, em hát trong xe đó”

“Mấy hôm nay về ghé thăm. Chiều nay về ghé bữa cơm nhưng ngồi chơi không ăn. Thấy đồ ăn ngon!”

“Anh ngồi ở đâu?”

“Ở chén cơm đó!”

“Từ khi anh về mỗi buổi cơm tối em đều để một cái chén và đôi đũa mời anh ăn chung”

“Anh có nhớ em không?”

“Nhớ mới ghé thăm”

“Anh biết bao năm em nhớ anh không?”

“Biết chớ!”

“Lâu lâu anh về cho em mơ đi”

“Em sợ mà”

“Không dạo ni em không sợ nữa”

“Có chuyện anh mới về. Bình thường anh không về làm phiền”

“Anh ở dưới kia, lâu lâu anh mới ghé”

“Anh thấy em già hơn không?”

“Đẹp!”

“Mấy hôm nay về thăm, thương quá. Thương em nhưng không dám hun”

“Sao không hun?”

“Không có được. Ở dưới người ta không cho”

Bảo nói đến đây, Diễm không dằn lòng được, nàng sụt sùi khóc.

“Không có khóc!”

“Anh có hun tóc em không?”

“Không được, anh chỉ được hôn chân em thôi”

“Em trên này có chuyện anh về”

“Ở dưới đó người ta biết hết. Họ nói cho anh nghe”

“Tại sao anh ở lâu, tội em em chịu”

“Tội chung”

“Là sao?”

“Em làm anh gánh. Anh làm em gánh”

“Cộng nghiệp mà!”

“Anh đi nhưng tâm hồn anh luôn bên em”

“Vậy em làm gì anh cũng biết hả? Em khóc anh biết không?”

“Biết hết!”

“Sao biết?”

“Người bên kia thế giới mà”

“Em ơi càng thương càng khổ. Khổ người ở lại và người ra đi”

“Nói chút đi rồi anh sắp đi!”

“Là sao Bảo, anh đừng đi”

“Sao anh phải đi?”

“Có tín hiệu báo”

“Không, anh đừng đi”

“Không được khóc!”

“Sao không cho em khóc?”

“Khóc anh buồn!”

“Đi không được!”

Bảo giơ tay đấm vào ngực. Diễm không dám khóc to nhưng giọng mếu máo

“Anh về cho em khóc được không?”

“Về đã hay!”

“Anh ơi, anh ơi!”

“Nghe!”

“Đã nói không khóc mà!”

“Anh còn thương em không?”

“Thương”

Diễm bật khóc thành tiếng nhưng một vài phút sau, nàng lấy lại bình tĩnh

“Em không khóc nữa . Em xin lỗi”

“Anh đi, ở lại mạnh giỏi”

​​

“Anh ơi, em thương anh nghe”

“Nghe rồi, thôi đi”

….

Diễm  rùng mình, toàn thân ớn lạnh. Từ bao giờ, tất cả các giác quan của nàng trở nên nhạy bén lạ lùng, nhất là thính giác. Diễm có thể cảm nhận sự  hiện hữu của Bảo bất cứ lúc nào Bảo xuất hiện, chỉ cần cái ớn lạnh, âm thanh gõ nhẹ bên tai là nàng biết ngay. Diễm nhớ lại có lần hỏi Bảo:

“Anh về khi nào thì cho em tín hiệu để em biết”

“Em sẽ biết”

“Em người trần mắt thịt sao biết được”

​​​​

“Lúc đó sẽ hay!”

Bảo – không hương không sắc-  vất vưởng giữa thinh không, đi đi về về thăm nàng. Một chút da diết, se sắt nhói vào tim rồi giọt nước mắt ứa ra từ đuôi mắt chầm chậm rỉ xuống bên má. Một giọt, hai giọt tiếp nhau rơi lã chã làm ướt đẫm hai má. Nàng bước chậm vào phòng ngủ. Ánh trăng hắt vào những khe hở cửa sổ, những chiếc lá đong đưa nhảy múa như ma mị trên lùm cây hắt vào vách tường.Tiếng giựt nước vang lên từ nhà tắm kế bên phòng ngủ. Vài phút sau, âm thanh gõ nhẹ bên tai, bên gối. Tiếng rệp rạp của vách tường và tiếng chân người từ trên lầu vang lên. Diễm hiểu ngay điều gì đang xảy ra.  Dường như ai đó đang lay nhẹ bên vai.  Nàng khẽ gọi thầm: “Bảo ơi!”

Đêm cho những khát khao rạo rực, những mộng mị yêu đương của những đôi tình nhân trên dương thê’. Đêm cho những vong hồn chưa siêu thoát vất vưởng mịt mù giữa hai cõi âm dương, những ân tình chưa dứt cuộc trả vay. Diễm xoay nghiêng người, đưa tay hất ngược mái tóc dài ra sau mặt gối để không bị gãy.  Diễm cảm giác có bàn tay mát lạnh vuốt lên làn da. Một vệt sáng mờ mờ như một chiếc bóng lóe bên vách tường. Hơi thở  Diễm dồn dập. Đầu nàng lùng bùng và lịm vào giấc…

Tiếng tu hú vọng xa gần bên kia đồi báo hiệu trời hừng sáng. Diễm trở mình, nheo mắt nhìn ra khung cửa sổ. Xung quanh, nhà hàng xóm vẫn im lìm yên giấc. Âm thanh gõ nhẹ không còn bên tai. Diễm kéo cho ngay chiếc đầm ngủ xốch xếch, phía trước bị kéo xệch qua một bên, nhoẻn miệng cười biết rằng Bảo đã đi. Nàng ngồi dậy đưa tay bối mái tóc lòa xòa lên cao khỏi gót và bước vội vào phòng tắm.

04.14.2017

Lê Diễm Chi Huệ
http://www.lediemchihue.com/?p=3815

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2018(Xem: 3859)
Đọc Thơ Tuyển của Cư sỹ Đào Văn Bình, Tình cờ chúng tôi có được tập sách Tổ Ấm Cuối Cùng, Thơ tuyển và Kịch bản, của cư sỹ Đào Văn Bình xuất bản năm 1987, gởi tặng cố Hòa thượng Thích Thiện Trì, chùa Kim Quang tại thủ phủ Sacramento, CA. Tập sách có hai phần: Phần 1 là Thơ tuyển mà tác giả cho biết là "Sáng tác ròng rã qua 9 năm lưu đày tù ngục và 1 năm phiêu linh qua các trại tỵ nạn". Phần 2 là Kịch bản Tổ Ấm Cuối Cùng (Sáng tác từ tại tỵ nạn Sungei Besi). Ở đây tôi chỉ viết cảm hứng của mình khi đọc vài bài thơ trong lúc bị tù đày của một cư sỹ lão thành luôn có tâm với đạo pháp và dân tộc.
12/01/2018(Xem: 4598)
Nhớ lại 3 năm trước, tôi đến Seattle vào một chiều Thu cuối tháng Mười. Vừa rời khỏi sân bay, cảm nhận đầu tiên của tôi đối với đô thị xa hoa có nhịp sống bận rộn này là cái se se lạnh của tiết trời đang độ giữa Thu. Trong tôi lúc đó vẫn còn nỗi bồn chồn lo lắng, tâm trạng của một người vừa xa quê, bước chân vào một đất nước xa lạ. Sự mát lạnh của khí trời như xoa dịu phần nào nỗi lo lắng trong tôi. Có lẽ đó là lý do vì sao tôi vẫn nhớ như in cảm xúc đầu tiên ấy, và dần dần, tôi nhận ra mình có cảm tình với mùa Thu ở Washington.
15/12/2017(Xem: 6270)
Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển. Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
15/12/2017(Xem: 86859)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 136638)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 3985)
Đọc “Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế” của Thích Tín Nghĩa, Nhân dịp Nguyên Giác và tôi ra mắt sách ở Chùa Bát Nhã, Nam California, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa- Viện Chủ Từ Đàm Hải Ngoại Irving, Texas không về dự được nhưng đã có thư cáo lỗi. Từ việc làm hết sức cẩn trọng và khéo léo đó, tôi sinh lòng cảm mến và làm quen với hòa thượng qua điện thư và được hòa thượng ưu ái tặng cho bốn cuốn sách của chính hòa thượng, bao gồm:
07/11/2017(Xem: 3694)
Nhà thấp nhất trong xóm. Mái tole. Cửa gỗ. Sàn gác gỗ sao. Nó khiêm tốn lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng khang trang, kiên cố với beton cốt thép, cửa sắt, cửa kính chịu lực... Diện tích gian dưới của căn nhà cấp 4 này chỉ 24 mét vuông, chia thành hai gian, bếp và nhà vệ sinh chiếm hết gần một nửa, còn lại chừa cho gian phòng khách chật chội với bàn ghế, divan, tủ sách, chỗ để hai chiếc xe máy... Vậy mà vào lúc sáng sớm, khi cơn bão Damrey dữ tợn bắt đầu đổ bộ vào đất liền, hung hăng sấn vào lòng thành phố biển Nha Trang, căn nhà khiêm tốn trong hẻm nhỏ này là nhà duy nhất mở cửa để đón nhận 15 người khách lỡ đường chui vào nương trú để tránh bão. Duy nhất. Vì mọi nhà xung quanh đều đã cửa đóng then cài kín bít từ đầu tối hôm trước.
05/11/2017(Xem: 24371)
Cách Đọc Tên và Phát Âm 23 Chữ Cái, Hiện nay tại Việt Nam cách gọi tên và cách phát âm 23 mẫu tự tiếng Việt vô cùng lộn xộn. Thí dụ: Trên chương trình Thời Sự Quốc Phòng, thiết vận xa M.113 có cô đọc: em mờ 113. Có cô đọc mờ 113. -Chữ N có nơi đọc: en nờ (âm nờ hơi nhẹ). Có nơi đọc nờ.
12/10/2017(Xem: 11447)
Viết về anh Bùi Giáng là một việc làm cần lòng can đảm. Thậm chí cần rất nhiều can đảm, có khi phải nói nôm na là liều mạng mới dám viết. Những người có thời gần gũi và thương mến anh ai cũng có lần cảm nhận điều đó. Anh thích người ta đọc sách anh, thưởng thức thơ văn anh, nghiền ngẫm tư tưởng của anh. Nhưng ngược lại anh hay nổi nóng nếu ai hiểu sai ý anh. Anh rất giận khi có ai viết sai một chữ, kể cả sai một dấu phẩy, những câu thơ của anh. Có rất nhiều khi anh cho đó là một sự xuyên tạc có hậu ý. Dù sao, anh và tôi đã từng sống chung gần ba năm trời ở Vạn Hạnh chả lẽ không có gì để nói, lâu nay tuy rất muốn viết nhưng tôi vẫn cố tránh, cho đến khi có người nhắc.
13/08/2017(Xem: 6594)
Cách đây ít lâu, một nhóm Phật tử tại Hà Nội sang Đài Loan đảnh lễ Pháp sư Tịnh Không, được ngài ban cho một bộ sách gồm 7 quyển, ân cần dặn dò nên tìm người dịch sang tiếng Việt để lưu hành rộng rãi. Bộ sách ấy có tên là Thánh học căn chi căn (聖學根之根), với ý nghĩa là những nền tảng căn bản nhất trong cái học được các bậc thánh nhân từ xưa truyền lại. Sách do cư sĩ Nhân Duyên Sinh tuyển soạn từ kinh sách của cả Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo, nhằm mục đích hình thành một bộ sách giáo khoa thích hợp và bổ ích nhất cho các em ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]