Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc lại “Nữa chữ cũng Thầy” nhà văn Võ Hồng

08/04/201208:52(Xem: 3342)
Đọc lại “Nữa chữ cũng Thầy” nhà văn Võ Hồng
vohong

Kính thưa Thầy, Thầy về cõi Phật lòng thanh thoát. Con ở dương trần dạ tiếc thương. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm đầu tiên vắng Thầy, đọc lại « Nữa chữ cũng là Thầy » để các thế hệ học trò cũ của Thầy mãi mãi nhớ ơn Thầy, người giáo viên nhân dân, kỹ sư tâm hồn, người ươm mầm non tương lai cho quê hương, đất nước…

Nhà giáo, nhà văn, trí thức Phật tử Võ Hồng sinh ngày 5-5-1921 tại làng Ngân Sơn, xã An Thạch huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. suốt cuộc đời là nhà giáo, viết văn, và Thầy đã gắn bó thời gian khá dài với Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức Nha Trang, trường Trung Học Bồ Đề Nha Trang, Trung Học Bồ Đề Diên Khánh. Trung học Lê Quý Đôn Nha Trang, sau 1975 là trường PTCS Tân Lập 2 (TP Nha Trang).

Thầy Võ Hồng sớm cầm bút, truyện ngắn đầu tay Mùa gặtđược đăng trên báo Tiểu Thuyết thứ Bảy, Hà Nội năm 1939 với bút hiệu Ngân Sơn, khi Thầy còn là học sinh đệ tam niên (3e année). Mãi đến năm 1959 Thầy mới thật thụ gia nhập làng văn với tác phẩm đầu tay Hoài cố nhân. Cho đến nay Thầy đã cho ra đời ngoài 8 tiểu thuyết và truyện dài, trên 70 truyện ngắn, nhiều tập tùy bút, bút ký, các tập truyện viết cho thiếu nhi, hơn 40 bài viết, bài khảo cứu, phê bình. Vän nghiệp của Thầy sống qua mọi thời đại vì nó luôn gắn chặt với quê hương, với người dân quê mộc mạc Phú Yên.

Nhà giáo, nhà văn, trí thức Phật tử Võ Hồngđã vĩnh viễn đi xa lúc 14g ngày 31-3-2013 (20 tháng 2 năm Quý Tỵ) tại nhà riêng số 51 đường Hồng Bàng, phường Tân Lập, TP Nha Trang (Khánh Hòa) , hưởng thọ 93 tuổi

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, năm đầu tiên vắng Thầy, nhìn bức tranh thư họa của Tăng sinh khóa V trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa “Kính tặng lão sư”nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2008 (Mậu Tý) chợt nhớ lại câu chuyện “Nữa chữ cũng Thầy”của nhà giáo, nhà văn Võ Hồng:

“Năm 1936, tôi học Thầy ở lớp Nhất trường Tiểu học Sông Cầu. Thuở ấy toàn tỉnh chỉ có hai trường Tiểu học, một ở Tuy Hòa, một ở Sông Cầu. Trường Tiểu học Sông Cầu là trường tỉnh lỵ mà chỉ có một lớp Năm, một lớp Tư, một lớp Ba, một lớp Nhì A (chính danh là Cours Moyen de 1ère Année), một lớp Nhì B và một lớp Nhất... Mới biết là hồi đó sự học quả thật là quí. Với một dân số 20 vạn dân cư mà hằng năm toàn tỉnh chỉ chọn khoảng một 100 đứa trẻ khá nhất để cho vào học lớp Nhì thì có khác nào sâm nhung chỉ dành cho tì vị kẻ giàu sang. Tôi học lớp Năm và lớp Tư ở trường làng Ngân Sơn. May mắn đưa đẩy, tôi được vào học lớp Ba ở trường Phủ Tuy An. Và lại cũng may mắn xô tới mà tôi được vào lớp Nhì trường Tỉnh…

Ðậu Tiểu học xong, tôi giã từ Sông Cầu đi Qui Nhơn học Trung học. Rồi cứ thế con đường học vấn dẫn tôi đi càng xa, những cảnh mới Hà Nội, Ðà Lạt, Sài Gòn, nguy nga nhộn nhịp càng làm tôi yêu cái vắng lặng hiền hòa của Sông Cầu, như yêu người bạn gái đầu tiên ngây thơ, ít nói. Mười lăm năm sau, ngẫu nhiên tôi được điều động về dạy tại trường Trung học Lương Văn Chánh nơi thầy làm Hiệu trưởng. Rồi lại ngẫu nhiên, ba năm sau thầy đi nhậm chức Trưởng ty Giáo dục, tôi thay thầy làm hiệu trưởng trường Lương Văn Chánh. Sau hiệp định Genève lại thêm một sự ngẫu nhiên thứ ba: thầy ở Sài Gòn, tôi ở Nha Trang đều đi dạy thuê ở các trường tư thục. Năm 1983, thầy từ Sài gòn ra, có ghé thăm tôi. Tôi xúc động vì lòng ân cần của thầy, càng xúc động vì nhìn dấu vết thời gian nơi "người hùng thuở nhỏ" của tôi. Thằng học trò từng sợ thầy là tôi mà tóc đã nhiều sợi trắng rồi, huống chi bậc tôn sư của nó. Mắt thầy đã yếu. A quelque chose, malheur est bon, cái bất hạnh nhiều khi cũng có ích. Chắc thầy không còn soi gương nữa đê khỏi nhìn thấy bóng mình trong gương. Mắt tôi còn sáng, nhưng may nhờ cái gương nơi tủ áo tôi nó mờ nên bằng một thái độ quân tử cao khiết và với một lòng nhân ái vô biên, nó xóa đi những khuyết điểm nơi khuôn mặt tôi, nó chỉ phản chiếu lại bằng những nét mờ ảo. Mà phàm cái gì mờ ảo thì trông cũng đẹp. Hôm 20 tháng 11, ngày nhà giáo, là một thầy giáo niên trưởng, tôi được mời lên phát biểu. Giờ giải lao, một thầy kém tôi chừng 5-7 tuổi tiến tới bắt tay: "Xin chào lão sư". Tôi thân ái cầm hai tay người bạn, cảm ơn, vừa nói: - Tôi muốn chữ "sư" có bộ Khuyển một bên (cách viết chữ Hán. Chữ SƯ () -thầy, nếu thêm bộ Khuyển ở trước ()thì có nghĩa là "con sư tử". "Lão sư" là con sư tử già, chớ không phải là người thầy giáo già. Thầy giáo phải có cốt cách của sư tử, không được có cốt cách của loài cáo, loài chồn.


Thầy tôi! Con sư tử của vùng rừng núi Hóc Lá! Vì thầy mà tôi yêu cái tên Hóc Lá, tên của vùng quê hương thầy. Cứ nghĩ đến thầy là tôi thấy cánh dồng Chợ Ðèo, trên đó một bóng học sinh lầm lũi cần mẫn bước, bắt đầu là những bước rụt rè, tiếp theo là những buớc mạnh dạn hơn, vững chắc hơn, kiêu hãnh hơn, những bước đi tới…”


Ngày 20/11.2013 ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, Thầy đã vĩnh viễn đi xa, trong lúc mọi người đang hướng về ngày Nhà giáo bổng chốc tôi lại nhớ đoạn Thầy viết về người học trò cũ xưng hô với Thầy bằng "anh"!...


“…Ở ta thuở xưa, nghề dạy học đã thành cái nghiệp của người biết chữ. Nhà Nho khi còn hàn sĩ, khi thi đậu đợi bổ ra làm quan, khi hồi hưu hoặc khi phải treo ấn từ quan lui về ẩn dật... đều mở trường dạy học. Trường chỉ sơ sài một mái tranh đã đủ, khỏi thủ tục xin giấy phép kinh doanh. Học không phải nhiều môn nên khỏi cần mời nhiều thầy chuyên môn. Thỉnh thoảng lịch sử có nêu tên những bậc thầy khả kính, có kiến thức uyên thâm, có đạo đức cao khiết, có môn đệ thành đạt. Tiêu biểu là thầy Chu Văn An đời Trần, thanh liêm chính trực, dâng sớ xin chém bảy gian thần, vua không nghe liền từ quan lui về ẩn giật, mở trường dạy học, đào tạo nhiều môn sinh hiển đạt như Phạm Sư Mạnh...). Chừng như danh nhân văn hóa nào cũng từng là thầy giáo: Phan Huy Chú, Bùi Hữu Nghĩa, Ðặng Huy Trứ, Phan Văn Trị, Nguyễn Ðình Chiểu, Nguyễn Khuyến...


"Nhất tự vi sư, bán tự vi sư", vậy mà tôi gặp trường hợp có người học trò cũ xưng hô với tôi bằng "anh". Tôi hoàn toàn không cảm thấy bị xúc phạm mà chỉ thấy thương hại cho anh ta. Rõ ràng là anh ta có tỏ ra lúng túng khi sắp phải chọn giữa hai tiếng "thầy" và "anh". Tôi muốn vỗ vai thân mật an ủi: "Sao em khổ chi vậy?" Tiếng "thầy" có gì là cao giá đâu mà em phải cân nhắc? Xung quanh ta thiên hạ dùng tiếng "thầy" khỏe ru mà: thầy thuốc, thầy cúng, thầy võ, thầy phù thủy, thầy địa!..."


Kẻ ác tâm nghĩ và người ác khẩu nói: truyền đạt kiến thức cho học sinh thì nói có công ơn gì? Chỉ là nghề sinh nhai, còn nhẹ hơn nghề đắp đường, khỏe hơn nghề bửa củi. Kiến thức thức đó của danh nhân kim cổ chớ đâu phải của chính thầy cô mà phải thán phục? Vậy là bao nhiêu cái ơn phủi đi, bấy nhiêu cái oán lãnh đủ, vì kiến thức truyền rao, học sinh phải nghe, phải học, phải thuộc, phải biết vận dụng để làm bài. Lười học, cẩu thả, làm sai, thầy cô phải la phải phạt, vậy là mang oán…


Có một lần một bà mẹ cầm tờ đơn đến trường kiện cô giáo. Tôi mời ngồi nơi phòng khách và mở lời trước:


- Tôi biết vụ này. Con bà về mét là bị cô giáo bạt tai. Cô giáo nói không. Không có ai làm nhân chứng. Nhưng mà đôi co chứng tá làm gì, chúng ta cùng giải quyết cái căn bản. Con bà được bà cưng, học lười và hỗn với cô giáo từ lớp Một. Cô giáo rầy la, cảnh cáo nhưng bà bênh con: ăn hiếp lại cô giáo. Lên lớp 2 cũng vậy, lớp 3, lớp 4 và bây giờ lớp 5 đều cũng vậy. Nội dung đang rất bi đát mà bà đâu có hiểu. Con bà không học thì sức đâu mà lên lớp? Nhưng để học lại một năm nữa thì cô giáo chịu sao nổi với nó, với bà? Vậy là nâng điểm, cho lên. Cứ liên tiếp như vậy. Rốt cuộc nay học lớp 5 mà trình độ đâu chừng tới lớp 3 rưỡi. Mà phàm học kém thì ngồi nghe giảng không hiểu, phải nghịch phá. Bà ơi, rốt cuộc cô giáo nào rủi dạy trúng con bà đều cũng phải nhẫn nại chịu đựng cho qua năm học, chịu khó ngồi tụng niệm một trăm chữ NHẪN. Nhưng còn bà, thưa bà, bà sẽ phải khổ với nó suốt cuộc đời bà.


Người đàn bà chăm chăm nhìn tôi. Cái đơn kiện đến cuộn tròn khá lớn, giờ như được xếp cho nhỏ lại.


Nhà giáo bị uy hiếp bốn bề. Là người thợ xây, nhưng tâm hồn học trò đâu có dễ uốn như cây, như gạch? Quả là có một số ít nhà giáo kém phẩm chất nhưng tại sao lại vin vào số ít nhỏ nhoi này để phủ nhận cài đa số lớn lao kia?


Riêng người học trò cũ ngồi nói chuyện với thầy, viết thư thăm thầy thì còn được hưởng thêm một niềm vui ích kỷ: đó là thấy mình vẫn còn trẻ. Bởi một khi các bậc trưởng thượng: cha, mẹ, thầy giáo đều từ trần thì mình sẽ cảm thấy cô độc lạ thường, mình như già đi trong phút chốc. Như những ngày cây cổ thụ ngã xuống, các cây nhỏ bấy lâu nép bóng chợt bị phơi trần ra chịu đựng nắng, gió, mưa.


Gắng tạo niềm cảm thông, niềm an ủi cho các thầy cô giáo để ngày ngày họ dạy dỗ con của bạn trong niềm vui. Cũng dễ hiểu thôi mà: khi có nước mát tưới đều, bụi thúy cúc nở những đóa hoa rực rỡ. Và con của bạn đang ngồi vây quanh, hưởng hương sắc của hoa.


Còn thầy cô giáo cũ thì có mong chờ gì ở bạn đâu? Vì vậy mà một lời thăm hỏi đủ đem lại niềm vui thanh khiết. "

Kính thưa Thầy, Thầy về cõi Phật lòng thanh thoát. Con ở dương trần dạ tiếc thương. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm đầu tiên vắng Thầy, đọc lại « Nữa chữ cũng là Thầy » để các thế hệ học trò cũ của Thầy mãi mãi nhớ ơn Thầy, người giáo viên nhân dân, kỹ sư tâm hồn, người ươm mầm non tương lai cho quê hương, đất nước…

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 8697)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
15/01/2012(Xem: 13824)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
13/01/2012(Xem: 17305)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
09/01/2012(Xem: 5477)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
08/01/2012(Xem: 7692)
Người,cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫnphải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi.Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền não. Tôi nào thoát đượcchốn trần gian đầy khổ ải...
07/01/2012(Xem: 4748)
Chiều nay, chủ nhật 25/5/2003, dù trời Sydney đổ mưa từng cơn nặng hạt, nhưng vẫn không làm chùn bước người về tham dự buổi phát hành Thi phẩm Giấc mơ Trường Sơn của Thầy Tuệ Sỹ, được long trọng tổ chức tại Trung Tâm Tiếp Tân Crystal Palace, Canley Heights, tiểu bang NSW, Úc Châu.
27/12/2011(Xem: 4741)
Trong việt nam phật giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: “Thi ca không có hình ảnh thì không còn là thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa.”
07/12/2011(Xem: 2964)
Tôi có thói quen cứ những ngày cuối năm thường thích lật những chồng thư cũ của bạn bè ra đọc lại, thích tìm kiếm dư âm của những tấm chân tình mà các bạn đã ưu ái dành cho tôi. Lá thư của anh vẫn gây cho tôi nhiều bâng khuâng, xúc động và ngậm ngùi nhất!
27/10/2011(Xem: 18250)
Bùi Giáng, Người viết sách với tốc độ kinh hồn
04/10/2011(Xem: 3707)
Vài năm qua trên báo chí và sách vở xuất hiện một số thảo luận về câu niệm (Nam Mô) A Di Đà Phật hay (Nam Mô) A Mi Đà Phật. Có lẽ khởi đầu từ cuốn "Hương Sen Vạn Đức" của HT Thích Trí Tịnh1(2006), và "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ được ghi nhận trong bài viết trên mạng Thư Viện Hoa Sen (21/6/2011). Phần này chú trọng đến sự khác biệt ngữ âm giữa Di (trong A Di Đà Phật) và Mi (trong A Mi Đà Phật) và không đi vào chi tiết các giáo pháp liên hệ cũng như phạm vi tâm linh tín ngưỡng dân gian. Thanh điệu ghi bằng số ngay sau một âm như số 3 trong min3 hay mǐn (giọng Bắc-Kinh hay BK ghi theo hệ thống pīnyīn thông dụng hiện nay), không nên lầm với số ghi phụ chú (superscript) như min3; dấu hoa thị * (hình sao/asterisk) đặt trước một âm tiết để chỉ dạng cổ phục nguyên (reconstructed sound). Hi vọng bài này cho thấy phần nào khuynh hướng ngạc hóa nói riêng, văn hóa ngôn ngữ Phật giáo nói chung đã đóng góp không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]