Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiến sỹ văn hóa đọc Nguyễn Mạnh Hùng làm diễn giả của Hội sách Frankfurt lớn nhất thế giới

13/09/201512:25(Xem: 3890)
Tiến sỹ văn hóa đọc Nguyễn Mạnh Hùng làm diễn giả của Hội sách Frankfurt lớn nhất thế giới


Bà Claudia và TS Nguyễn Mạnh Hùng tại HN

Tiến sỹ văn hóa đọc Nguyễn Mạnh Hùng làm diễn giả của Hội sách Frankfurt lớn nhất thế giới

Đó là thông tin chính thức do bà Claudia Kaiser – phó Chủ tịch Frankfurt Book Fair, CHLB Đức, hội sách lớn nhất thế giới công bố tại tọa đàm “Câu chuyện bản quyền” vào sáng  11 tháng 9 tại công viên Thống Nhất thủ đô Hà Nội trong khuôn khổ Hội sách Quốc tế Việt Nam lần thứ V diễn ra từ 10 đến 14 tháng 9.

Thông tin đặc biệt này cũng được lãnh đạo cấp cao của Hội Sách Frankfurt chia vui với các thầy cô giáo và sinh viên trong buổi nói chuyện “Câu chuyện xuất bản” tại hội trường của Đại học Văn hóa Hà Nội chiều 11 tháng 9. Bà Claudia Kaiser nhấn mạnh, đây là vinh dự lớn cho Việt Nam bởi, lần đầu tiên có một chuyên gia ngành sách của Việt Nam được mời làm diễn giả tại hội sách lớn nhất thế giới này.

Hội sách Frankfurt Book Fair kéo dài 5 ngày từ 14 đến 18 tháng 10. Trước ngày khai mạc, từ nhiều năm nay luôn diễn ra Hội nghị Giám đốc Bản quyền ở đó các chuyên gia uy tín được mời đến để diễn thuyết về tình hình xuất bản sách, về thị trường sách của các khu vực khác nhau trên thế giới, về các vấn đề liên quan đến bản quyền, những xu hướng mới trong nghành sách… Đây cũng là sân chơi dành cho các nhà lãnh đạo xuất bản toàn cầu.

Bà Claudia Kaiser cho biết, năm 2015 này, lần đầu tiên một nước ASEAN được mời làm khách mời danh dự của Franfurt Book Fair. Đó là Indonesia. Trong Hội sách Frankfurt lần này, khu vực ASEAN cũng được ban tổ chức đưa vào trọng tâm. Chính vì vậy 3 chuyên gia đến từ 3 nước ASEAN là Thái Lan, Malaysia và Việt Nam được mời đến để diễn thuyết. Chủ đề mà ban tổ chức đặt hàng cho Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng có tên “Việt Nam – những cơ hội và thách thức”.

Frankfurt Book Fair thu hút 7.103 đơn vị đến từ 106 quốc gia đến triển lãm, trong đó có 4.569 cơ quan ngoài nước Đức. Hội chợ sách năm trước có đến 269.534 khách đến tham quan trong đó 167.654 khách ngoài nước Đức và đến từ 132 quốc gia. Thông tin rất đặc biệt nữa là 80% khách tham quan là những người có thể ra được quyết định.  Điều này rất quan trọng bởi Hội chợ sách Frankfurt chủ yếu để giới thiệu sách và mua bán bản quyền xuất bản.

Thông tin chi tiết và đăng ký tham dự đã được đăng tải chi tiết trên trang website chính thức của Frankfurt Book Fair. Chúng ta có thể tham khảo hoặc đăng ký tham dự. Trong trang thông tin này, ban tổ chức cũng giới thiệu rất rõ về từng diễn giả. http://buchmesse.de/en/conferences/rdm/schedule/

Được biết trên trang thông tin chính thức của hội sách Frankfurt, giá vé để nghe buổi diễn thuyết của các diễn giả, trong đó có Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng là 269.80 Euro.

Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam như 1 chuyên gia xuất bản, được mệnh danh là tiến sỹ văn hóa đọc mà ông còn là một Phật tử. Trao đổi với chúng tôi, ông cho biết, một cơ hội rất lớn cho Việt Nam là xuất khẩu đạo Phật, là xuất khẩu trí tuệ (wisdom) của Phật giáo mà một tấm gương đã rất thành công là thiền sư Thích Nhất Hạnh. Việt Nam có thời kỳ Phật giáo thời Lý Trần ở đỉnh cao và hiện nay đang được dần dần tái khôi phục. Trong buổi gặp gỡ chiều hôm qua tại Hội sách đang diễn ra tại công viên Thống Nhất, tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng nói khá nhiều về thiền sư Khương Tăng Hội, người đã mang Phật giáo từ Việt Nam sang Lạc Dương, Trung Quốc từ gần 20 thế kỷ trước.

Chúng tôi mong rằng, thông qua tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, thêm một cơ hội nữa, thế giới sẽ biết đến văn hóa Việt Nam, trong đó có văn hóa Phật giáo nhiều hơn.

Thái Minh         

Bà Claudia tại Hội sách Quốc tế VN 2015Bà Claudia tại Hội sách Quốc tế VN 2015 2Bà Claudia tại Đại học Văn hóa HNBà Claudia tại Đại học Văn hóa HN 2

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/03/2013(Xem: 4640)
Có những cánh tay già nua đưa ra giữa chợ Chờ đợi những đồng tiền từ những thương hại rớt rơi Những ánh mắt thâm u, không thấy một nét cười Đời vô vọng, nên người không hy vọng ...
05/03/2013(Xem: 4939)
Điểm đặc biệt của dân tộc ta là suốt từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, từ xưa đến nay, người Kinh đều nói một thứ tiếng và tất cả các dân tộc thiểu số, ngoài tiếng nói riêng của dân tộc mình, họ cũng nói rành tiếng Việt. Hơn thế, trên toàn quốc, người Việt Nam đều dùng một thứ chữ viết. Tuy nhiên, nước ta trải dài qua nhiều vĩ tuyến, điểm cực bắc thuộc xã Lũng Cú huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang ở 23º 23' phút Bắc vĩ tuyến, điểm cực nam (không tính hải đảo) là mũi Cà Mau ở 8º 30' Bắc vĩ tuyến
14/02/2013(Xem: 6930)
Khi tiếp cận với Kim Cang, tôi bỡ ngỡ và chưng hửng không ít. Lâu nay cứ nghe người ta đọc câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” như một câu thần chú để quên đi bao nội muộn phiền, rồi đọc Lục tổ Huệ Năng cũng thấy ngài kể chuyện một hôm đi bán củi, chỉ nghe lóm người ta đọc có câu kinh đó thôi mà đại ngộ, thế mà mình càng nghe càng mơ hồ, mù tịt.
13/02/2013(Xem: 3382)
hoa_ly_1Thầy không chỉ là thầy học của tôi, thầy còn dạy cả cậu mợ tôi học ở bậc Trung học. Thầy dạy môn Sinh vật từ năm lớp Sáu. Nhìn cung cách thầy trình bày dạy, tôi nghĩ rằng thầy chọn dạy môn này là do tấm lòng thầy yêu sinh vật quanh mình, thầy thưởng
11/02/2013(Xem: 3718)
cha Ðã đến lúc cha viết những lời sám hối chân thành gởi đến con. chắc con rất ngạc nhiên. Con dang xót xa vì cha cô đơn, ân hận vì không được gần cha đề săn sóc tuổi già, cũng có thể tưởng tượng cha đang nhẹ nhàng trách con... Vậy mà làm sao nghe có sự ngược đời. Con hãy nghe cha nói.
11/02/2013(Xem: 3792)
Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời, thỉnh thoảng đi về trên con đường xuyên qua xóm. Ba tôi dặn : - Không được kêu là : "Ông thầy chùa" nghe chưa ? Hỗn. Nhưng lại không bày tôi một cách kêu khác. Trong câu chuyện, khi nhắc tới ông thầy... đó thì ba tôi dùng ba chữ "Thầy Châu Lâm". Giọng kính cẩn có pha chút thân tình, Những người trong xóm khi nhắc đến tên thầy đều có chung một giọng như thế.
08/02/2013(Xem: 9065)
Nhân một hôm đến tại tư thất thăm cụ Ngô Trọng Anh, Giác Lượng đọc được bài thơ của Cụ Hoàng Văn Minh, tức nhà thơ Điền Viên, đăng trên Đặc San của Hội Người Việt Cao Niên, vùng Hoa Thịnh Đốn Xuân Kỷ Sửu (2009). Với tựa đề: NƯỚC NON
04/02/2013(Xem: 8474)
Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.
27/01/2013(Xem: 2565)
Cảm nhận nguồn sông trăng, Cảm ơn tác giả: Nữ sĩ Tuệ Nga đã gởi tặng tập thơ “Từ Giòng Sông Trăng” do Cội Nguồn xuất bản vào giữa năm 2005, sách dày 400 trang giấy thắm, chuyên chở ý thơ như giòng suối tràn tuôn từ dòng tư tưởng ảnh hiện bóng trăng, soi qua cuộc đời trong sáng, với những giòng sông mênh mông tràn về biển cả. “Từ giòng Sông Trăng” chẳng những một đề tài đơn độc của tập thơ nầy để diễn tả sự mầu nhiệm của trăng mà chúng ta không thể dùng lời nói hết. Riêng Nữ sĩ Tuệ Nga có cái biệt tài đưa trăng vào thơ một cách tự nhiên không hề gượng ép. Mỗi chữ trăng là mỗi vần thơ. Mỗi dòng hạ bút là thơ trăng huyền.
21/01/2013(Xem: 7684)
Một lòng yêu nước với yêu quê Sang lánh trời Tây vẫn nhớ về Non nước đớn đau lòng tu sĩ Đêm về gợi nhớ bóng hương quê Nghìn năm văn hiến giờ đâu thấy Nghĩa lý luân thường mất đã lâu Khổ đau oằn quại triền miên kiếp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567