Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiến sỹ văn hóa đọc Nguyễn Mạnh Hùng làm diễn giả của Hội sách Frankfurt lớn nhất thế giới

13/09/201512:25(Xem: 3895)
Tiến sỹ văn hóa đọc Nguyễn Mạnh Hùng làm diễn giả của Hội sách Frankfurt lớn nhất thế giới


Bà Claudia và TS Nguyễn Mạnh Hùng tại HN

Tiến sỹ văn hóa đọc Nguyễn Mạnh Hùng làm diễn giả của Hội sách Frankfurt lớn nhất thế giới

Đó là thông tin chính thức do bà Claudia Kaiser – phó Chủ tịch Frankfurt Book Fair, CHLB Đức, hội sách lớn nhất thế giới công bố tại tọa đàm “Câu chuyện bản quyền” vào sáng  11 tháng 9 tại công viên Thống Nhất thủ đô Hà Nội trong khuôn khổ Hội sách Quốc tế Việt Nam lần thứ V diễn ra từ 10 đến 14 tháng 9.

Thông tin đặc biệt này cũng được lãnh đạo cấp cao của Hội Sách Frankfurt chia vui với các thầy cô giáo và sinh viên trong buổi nói chuyện “Câu chuyện xuất bản” tại hội trường của Đại học Văn hóa Hà Nội chiều 11 tháng 9. Bà Claudia Kaiser nhấn mạnh, đây là vinh dự lớn cho Việt Nam bởi, lần đầu tiên có một chuyên gia ngành sách của Việt Nam được mời làm diễn giả tại hội sách lớn nhất thế giới này.

Hội sách Frankfurt Book Fair kéo dài 5 ngày từ 14 đến 18 tháng 10. Trước ngày khai mạc, từ nhiều năm nay luôn diễn ra Hội nghị Giám đốc Bản quyền ở đó các chuyên gia uy tín được mời đến để diễn thuyết về tình hình xuất bản sách, về thị trường sách của các khu vực khác nhau trên thế giới, về các vấn đề liên quan đến bản quyền, những xu hướng mới trong nghành sách… Đây cũng là sân chơi dành cho các nhà lãnh đạo xuất bản toàn cầu.

Bà Claudia Kaiser cho biết, năm 2015 này, lần đầu tiên một nước ASEAN được mời làm khách mời danh dự của Franfurt Book Fair. Đó là Indonesia. Trong Hội sách Frankfurt lần này, khu vực ASEAN cũng được ban tổ chức đưa vào trọng tâm. Chính vì vậy 3 chuyên gia đến từ 3 nước ASEAN là Thái Lan, Malaysia và Việt Nam được mời đến để diễn thuyết. Chủ đề mà ban tổ chức đặt hàng cho Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng có tên “Việt Nam – những cơ hội và thách thức”.

Frankfurt Book Fair thu hút 7.103 đơn vị đến từ 106 quốc gia đến triển lãm, trong đó có 4.569 cơ quan ngoài nước Đức. Hội chợ sách năm trước có đến 269.534 khách đến tham quan trong đó 167.654 khách ngoài nước Đức và đến từ 132 quốc gia. Thông tin rất đặc biệt nữa là 80% khách tham quan là những người có thể ra được quyết định.  Điều này rất quan trọng bởi Hội chợ sách Frankfurt chủ yếu để giới thiệu sách và mua bán bản quyền xuất bản.

Thông tin chi tiết và đăng ký tham dự đã được đăng tải chi tiết trên trang website chính thức của Frankfurt Book Fair. Chúng ta có thể tham khảo hoặc đăng ký tham dự. Trong trang thông tin này, ban tổ chức cũng giới thiệu rất rõ về từng diễn giả. http://buchmesse.de/en/conferences/rdm/schedule/

Được biết trên trang thông tin chính thức của hội sách Frankfurt, giá vé để nghe buổi diễn thuyết của các diễn giả, trong đó có Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng là 269.80 Euro.

Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam như 1 chuyên gia xuất bản, được mệnh danh là tiến sỹ văn hóa đọc mà ông còn là một Phật tử. Trao đổi với chúng tôi, ông cho biết, một cơ hội rất lớn cho Việt Nam là xuất khẩu đạo Phật, là xuất khẩu trí tuệ (wisdom) của Phật giáo mà một tấm gương đã rất thành công là thiền sư Thích Nhất Hạnh. Việt Nam có thời kỳ Phật giáo thời Lý Trần ở đỉnh cao và hiện nay đang được dần dần tái khôi phục. Trong buổi gặp gỡ chiều hôm qua tại Hội sách đang diễn ra tại công viên Thống Nhất, tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng nói khá nhiều về thiền sư Khương Tăng Hội, người đã mang Phật giáo từ Việt Nam sang Lạc Dương, Trung Quốc từ gần 20 thế kỷ trước.

Chúng tôi mong rằng, thông qua tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, thêm một cơ hội nữa, thế giới sẽ biết đến văn hóa Việt Nam, trong đó có văn hóa Phật giáo nhiều hơn.

Thái Minh         

Bà Claudia tại Hội sách Quốc tế VN 2015Bà Claudia tại Hội sách Quốc tế VN 2015 2Bà Claudia tại Đại học Văn hóa HNBà Claudia tại Đại học Văn hóa HN 2

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 2468)
Khi tơi đang dịch “Nhân Kiếp và Tai Kiếp” (Human Life And Problems, do hịa thượng tiến sĩ K. Sri Dhammananda) vào giữa tháng 09/2001 tại Toronto thì bất ngờ được biết thầy Thích Tâm Quang bên Mỹ đã dịch xong với tựa đề là “Các Vấn Đề Của Xã Hội Hơm Nay” (web www.budsas.org)
29/03/2013(Xem: 2878)
Trong một bài viết về tác phẩm nước non Bình Định (viết tắt NNBĐ) của Quách Tấn, cố học giả Nguyễn Hiến Lê có nói rằng, ông vốn rất mê các cửa biển miền Trung.
29/03/2013(Xem: 2883)
Khi Huyền Quang được Pháp Loa chính thức trao truyền y bát, làm tổ thứ 3, kế thừa Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (1330), năm ấy, Huyền Quang đã 77 tuổi.
29/03/2013(Xem: 2866)
Tôi còn nhớ vào khoảng cuối năm 1973 hay đầu năm 1974 gì đó. Tuần báo văn nghệ Tìm Hiểu tại Sài Gòn có đăng một bài phỏng vấn Bùi Giáng, người phỏng vấn là Phan Quốc Sơn.
29/03/2013(Xem: 8668)
Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
29/03/2013(Xem: 5725)
Hôm trước, một người bạn gửi một bài thơ Hai-ku, thấy hay hay tôi cũng bắt chước làm vài câu…
29/03/2013(Xem: 13608)
Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cảo thơm lần giở trước đèn, Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
29/03/2013(Xem: 3153)
Có những cái chết mà dù đã cách xa thời đại chúng ta đến những 6 thế kỷ rồi, vậy mà cứ mỗi lần nhắc đến là trong mỗi người chúng ta dường như vẫn còn đau đớn xót xa.
28/03/2013(Xem: 3216)
Mười phương một cõi đi về Lòng con mang nặng tình quê hương nhiều Tưởng chừng phách lạc hồn xiêu Từ trong đau khổ những điều thấy ra.
28/03/2013(Xem: 6567)
Ðây là hình ảnh Thượng Tọa Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh năm 1943, xuất gia tiểu đồng khi còn cư ngụ bên Lào. Thầy là một trí thức Phật giáo mà tâm thức và hành sử hướng về Dân tộc và Ðạo pháp ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567