Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni
Kính bạch TT Tổng Thư ký Hội đồng điều hành Giáo Hội Thích Nguyên Tạng
Kính bạch TT Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp & Giáo Dục Thích Đạo Nguyên kiêm điều hợp viên chương trình hôm nay 30/11/2022.
Kính thưa các đạo hữu gần xa có mặt online hoặc nghe qua YouTube.
Để mở đầu chương trình, TT Tổng Vụ Trưởng Thích Đạo Nguyên đã giới thiệu với thính chúng TT Giảng Sư Thích Nhuận Chơn sẽ chia sẻ đề tài Hướng dẫn nghi lễ Phật Giáo, TT Tổng Vụ Trưởng cũng cho biết Nghi lễ Phật Giáo là một sinh hoạt căn bản rất đa dạng và nhiều khi khó khăn ứng dụng trong các nghi thức như : cầu an, cầu siêu, hoặc trong các buổi an cư kiết hạ hoặc trong các khoá tu học. Có thể trong 1 giờ pháp thoại sẽ không đủ nhưng có thể giúp ta hiểu rõ ý nghĩa hơn những vấn đề thuộc về nghi lễ trước khi hành lễ.
Đáp lời diều hợp viên chương trình, TT Thích Nhuận Chơn đã bắt đầu buổi pháp thoại bằng lời niệm Phật cầu gia hộ và đã làm thính chúng và TT Tổng Vụ Trưởng có chút ngạc nhiên khi TT Giảng Sư giải thích như sau “ Theo như chương trình thì đề tài là Hướng dẫn Nghi Lễ Phật Giáo , nhưng GS đã cho rằng: “Đạo Phật không phải là một tôn giáo chỉ chú trọng về phương diện nghi lễ, mà nó chẳng qua chỉ là một hình thức và phương tiện chứ không phải là nội dung và cứu cánh của người xuất gia và Phật Tử tại gia.”
Tu là để cầu giải thoát và giác ngộ chứ không phải dùng nghi lễ là cứu cánh, vô hình chung chúng ta sẽ bị lạc hướng. Hơn thế nữa GS cho rằng Nghi lễ trong Đạo Phật rất rộng có nhiều thể thức không thể nào chỉ hướng dẫn trong vòng một tiếng được, nhất là lại được hướng dẫn online chỉ thấy mặt nhau thôi nói chung rất khó ( GS cho rằng đối diện trực tiếp nào chuông , mõ, tang , đẩu, khánh…nào là tay phải đánh chuông, tay trái gỏ mõ thì làm sao hướng dẫn được trên online ? Theo GS tuy rằng cốt tủy người tu cần phải có nghi lễ nhưng không phải vì hình thức đó mà mình xoáy sâu quá sẽ thành lạm phát.
GS đã nhấn mạnh Thời Đức Phật còn tại thế chưa có nghi lễ, Ngài chỉ hướng dẫn cho Chư Tôn Đức Tăng, Ni về thiền định và giác ngộ giải thoát, nếu có Phật Tử hữu duyên và cung kính Ngài thì có thể thực hành lễ ba lạy.
Do đó mà bây giờ trong các lễ sám hối và Lễ Phật chúng ta phải nắm bắt ý nghĩa của lễ Phật khi quý chư Tổ đã dạy rằng: MỘT LỄ PHẬT DIỆT TỘI HẰNG SA, PHƯỚC SINH VÔ LƯỢNG.
Vì sao vậy? Khi lễ Phật bằng cách hai bàn tay ôm lấy bàn chân Ngài đưa đầu mình xuống tận bàn chân Ngài có nghĩa là mình đã dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ cống cao ngã mạn đó là ý nghĩa chân chính của Lễ Phật chứ không phải như hiện nay chạy theo số lượng rất nguy hiểm (theo số lượng 500 lạy trong vòng 1 ngày và 1 tháng nhiều ngàn lay) GS một lần nữa nhấn mạnh NGƯỜI TU THEO PHẬT LÀ THEO HẠNH NGUYỆN GIẢI THOÁT CỦA NGÀI, nhưng coi chừng phương pháp thì có đó mà thực hành thì trớt quớt …
Với tâm đạo của một GS chân chính, Thầy Nhuận Chơn đã đưa ra một số khuyết điểm của một số Phật Tử được thấy trong vài đạo tràng khi trong thời kinh Tịnh Độ hoặc tụng kinh Pháp Hoa thường đến tìm một chỗ tốt như xem hát.
GS đã nói hành động này không đúng vì người Phật Tử muốn đi trên con đường tu tập giải thoát mà vẫn còn tham ái, ngũ dục chạy theo hình thức quá nhiều mà không biết rằng càng chạy theo danh sắc, càng ôm ngã mạn thì còn phiền não sẽ có sơ hở cho ngoại đạo khích bác.
Thật là cảm kích làm sao khi TT Giảng Sư cho rằng: nếu nói ra những điều này thì sẽ dễ dàng bị ném đá , nhưng một buổi thuyết trình mà không nói thì không phải là nhiệm vụ của một tu sĩ thì rất đau lòng.
GS nói tiếp “ Đức Phật biết hết tất cả vì Ngài là bậc Nhất Thiết Trí dù những điều Ngài biết nhiều như lá cây trong rừng nhưng những gì Ngài nói thì giống nắm lá trong tay” mà lá trong tay đã ít rồi đã vậy chúng ta còn chưa thực hành một cách hữu ích thì làm sao có thể ??
GS đã nhấn mạnh vì đâu có nguyên nhân này chỉ vì chúng ta còn chạy theo danh vọng, còn chạy theo ham muốn của thế gian, còn đuổi theo những phù hư
Với lời thật chân tình TT Giảng Sư đã đưa ra thí dụ về hình thức và phương tiện trong Pháp Môn Tịnh Độ mà phần đông Phật tử khắp nơi nhất là Úc Châu chỉ lo niệm Lục Tự Di Đà mà kinh sách thì bỏ lại, trong khi kinh điển giáo lý Phật để lại rất nhiều và như vậy rất uổng cho một kiếp người trong khi Đức Phật đã dạy làm người khó như con rùa mù trăm năm mới trồi đầu lên mặt biển thì nếu chúng ta một khi hơi thở ra mà không có hơi thở vào thì tâm ta sẽ tán loạn và ngã xuống chết và người nhà sẽ chạy tìm đạo tràng hộ niệm và kiếm vị Thầy hay Sư Cô để cầu vãng sanh.
Thầy Nhuận Chơn cho rằng : có ai biết rằng nếu chỉ như thế để được vãng sanh thì các đại gia sẽ được vãng sanh trước vì họ có nhiều tiền và khi được hộ niệm thì da sẽ hồng hào ra và khi thiêu sẽ bới tìm xá lợi trong khi thân Đức Phật toàn thân bằng xá lợi có cần chi phải bưới tìm trong tro cốt gì đâu.
Thầy nhấn mạnh rằng: “Muốn được vãng sanh thì phải thúc liễm thân tâm, phải gột rửa tham sân, si, phải gọt dũa phiền não luôn luôn sống trong Chánh niệm từng hơi thở.”
Với thí dụ rất thực tế khi Thầy Nhuận Chơn muốn khởi hành từ Melbourne đến Sydney bằng phương tiện xe do mình lái thì Thầy phải xem xe mình có đủ tốt để chạy đường xa 900 km không ? túi có mang theotiền không, có thức ăn lương thực trên xe không ? Cũng vậy tiến trình sinh lão bệnh tử con người phải nghĩ đến một ngày nào đó mình phải chết thì thân tứ đại sẽ rã rời và do đó mà Đức Phật đã dạy chúng ta quán thân bất tịnh …để thấy vô thường, vô ngã mà lo học Phật Pháp vì kiếp người trong cõi nhân sinh là dễ tu nhất nếu ta có đủ sáu căn và một ý chí cương quyết .
TT GS tha thiết khuyên mọi người hãy tỉnh thức vì đời sống tâm linh rất cần thiết
Trộm nghĩ ….TT GS rất thông thạo Vi Diệu Pháp nên đã giới thiệu 4 hạng người[ 1-vô nhân trong cõi khổ, 2- Vô nhân trong cõi lạc, 3- người hai nhân 4- người tam nhân ( không tham, không sân, không si đó là tâm đại thiện đã chứng đắc các đạo quả) ] và từ đó Thầy Nhuận Chơn mời ta xem thử mình rơi trong hạng người nào để rồi sẽ tu tập làm sao cho có kết quả , nếu như đời này không được thì đời sau sẽ lấy đó làm duyên tăng tiến cho đến bao nhiêu kiếp nữa cũng được, miễn là đến được bến bờ giác ngộ, giải thoát.
Thầy nhấn mạnh lúc đầu có một số người lý tưởng xuất gia rất cao, chỉ muốn xa rời ngã chấp và ngã sở để giác ngộ giải thoát nhưng một thời gian sau đã quên mất (có thể vì lý do vô minh hay vì yếu tố lợi dưỡng nào đó)
TT Giảng Sư cũng nhấn mạnh đến những người muốn tìm cầu lý tưởng xuất gia hay vừa mới xuất gia cần phải có một NIỀM TIN TAM BẢO một cách vững chắc và làm sao mình đừng đánh mất nó có nghĩa là mình xuất gia chỉ vì đi tìm Phật và đi theo Chánh Pháp của Ngài để giải thoát chứ không phải để vì mục đích lợi dưỡng nào, cũng không phải để người kính nể và tôn trọng, cũng không phải được ăn trên ngồi trước …
Cũng chính điều này mà tịnh hạnh nhân Thanh Kim vừa mới xuất gia đã xin Thầy chỉ dạy làm sao để cho niềm tin Tam Bảo càng ngày càng vững chắc hơn và đạo hữu Tịnh Bảo cũng lập lại câu hỏi nàytrong lúc cuối giờ.
Dường như phần kế tiếp sau đây đã ngầm chứa lời đáp cho câu hỏi trên vì Thầy cho rằng ta phải có niềm tin bất thối chuyển, nếu kiếp này không chứng đắc thì kiếp sau và kiếp sau nữa ta mãi tìm Phật và học giáo pháp của Ngài, luôn có Chánh Tín đối với Tam Bảo chứ không phải đến chùa để xoi mói, để cầu danh, chạy theo các vị Thầy có tiếng tăm hay có hảo tướng.
Theo GS …Học phải đi song đôi với Hành và nhất là người tu chân chính (không chạy theo danh vọng) thì càng tu càng dễ mến và càng dễ thương, càng khiêm cung vì Tu sẽ giải phóng được cho chính mình và cho người khác vì Đạo Phật là Đạo đến để mà Thấy chứ không phải đến vì chỉ tin suông vào một ai đó.
Đến đây có lẽ gần hết giờ chỉ định nhưng được Thầy Đạo Nguyên cho thêm 10 phút trước khi các câu hỏi sẽ đặt ra, Thầy Nhuận Chơn đã xin lỗi vì đã chuyển đề tài từ hướng dẫn nghi lễ nhưng đã biến thành buổi giảng dạy Giáo lý nhưng theo Giảng Sư thì điều này lại rất hữu ích vì kiếp người rất khó mà một khi ta có Chánh Pháp lại có được Chánh Kiến và tuần tự sẽ có Chánh niệm, Chánh Định thì sẽ sinh Tuệ Giác đó là ý nghĩa của Bát Chánh Đạo.
Thầy Giảng Sư cũng cho biết hôm nay Thầy rất vui vì đã nói lên được một chút gì mà chúng Phật Tử thường hay làm mà lại không đúng Chánh pháp nên GS tha thiết mong muốn mọi đệ tử Phật nên từng giây, từng phút, từng giờ trong mọi oai nghi luôn sống trong Chánh niệm có như vậy con đường tu tập sẽ đến mau giác ngộ và giải thoát .Cuối cùng Thầy chúc tất cả tiến tu và đạt nhiều kết quả trên đường tu tập.
Kính xin cảm ơn Giảng Sư đã có bài pháp thoại tuyệt vời vì tất cả ý chính đã lồng trong đó bài học Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo .
Sau hết là lời tóm tắt của TT Đạo Nguyên cũng như những lời chia sẻ thân tình trong ngày pháp thoại online cuối của năm 2022,
TT Tổng Vụ Trưởng rất bất ngờ khi tưởng là sẽ được hướng dẫn về chuông mõ nhưng lại được TT Nhuận Chơn chia sẻ về những thao thức rất chân tình qua đó TT Nhuận Chơn đã chỉ rõ “Làm người rất khó mà được gặp Phật Pháp lại càng khó hơn” khi mà chúng ta biết được khi nào dừng lại, nhưng để dừng lại được lại là một điều không phải là đơn giản.
Thầy Đạo Nguyên đã nhắc lại trong khoá tu học kỳ trước , Thầy có chia sẻ về 3 lạy nhiều người đã cho rằng sao lạy ít thế, Thầy đã nhắc lại rằng chỉ cần 1 lạy, 3, 5 lạy mà mình có an lạc được hay không .
Nên với lời khuyên của TT Nhuận Chơn về dừng lại, nghĩa là phải nhìn vào cuộc sống của chính mình, do đó một người tu sĩ hay một cư sĩ tại gia thì một khi Niệm Phật cần nhất là Nhất Tâm chứ không cần số lượng, chúng ta cần thức tỉnh nên dừng lại những cái thường làm nhưng không đúng Chánh pháp.
TT Tổng Vụ Trưởng cúng nhắc lại mục đích những buổi học online của hội đồng hoằng pháp tuy học ít nhưng học đúng và nhằm mục đích có chia sẻ có thao thức để cùng nhau tu tập thì mới có ích lợi.
TT Đạo Nguyên thú nhận rằng sau bài pháp thoại của Thầy Nhuận Chơn, đã khiến TT Tổng Vụ Trưởng vẫn có ý định tiếp tụccos pháp thoại online vào tuần sau trong tháng 12 nhưng vì tất cả cần chuẩn bị cho khoá tu học Phật Pháp Úc Châu sẽ được tổ chức tại Thiền Lâm Pháp Bảo từ 27/12 đến 31/12/2022 cho nên hy vọng sang năm 2023 chương trình này sẽ tiếp tục lại.
TT Tổng Vụ Trưởng Thích Đạo Nguyên cũng nhân dịp này cán ơn Chư Tôn Đức Giảng Sư và các Phật tử đã ũng hộ từ tháng 7 đến tháng 11 vừa qua không bỏ sót một buổi pháp thoại nào và rất hạnh phúc khi thấy tất cả các vị thành viên trong ban hoằng pháp đã giúp đỡ nhất là đạo hữu Hoàng Lan và TT Tổng Thư ký đã cho mượn link Zoom.
Buổi pháp thoại kết thúc với con số 30 thính chúng và lẽ dĩ nhiên được chào đón ba vị tịnh hạnh nhân vừa mới xuất gia là Thanh Kim, Thanh Chương và Thanh Chi .
Lời kết :
Kính bạch Giảng Sư,
Đây là buổi pháp thoại cuối trong năm 2022 của Tổng Vụ Hoằng Pháp lại là lần đầu tiên con lại được nghe những lời dạy tha thiết và chân tình nhất của một tăng sĩ thuộc trường phái Đại Thừa Phát Triển nhưng căn bản nồng cốt giáo lý căn bản xuất phát từ Phật giáo nguyên thủy. Mặc dù Giảng Sư đã giữ chức vụ Tổng Vụ trưởng Tổng Vụ Nghi lễ và Văn Hoá nhiều nhiệm kỳ qua có lẽ Ngài vẫn biết một cách sâu sắc rằng bản thân nghi lễ Phật giáo Việt Nam vốn là một phương pháp hành trì tu tập, đồng thời là một phương tiện hoằng dương chánh pháp hữu hiệu.
Dưới con mắt thường phàm của thế nhân khó mà lượng định đúng được những hành tung phi phàm của các bậc đạt ngộ, tu chứng. Trừ các bậc Thánh nhân, chư Bồ Tát với công hạnh độ sanh, các Ngài trang trải tâm lượng từ bi bằng những phương tiện thiện xảo tuyệt vời cốt đưa con người và mọi chúng sanh tới với ánh đạo nhiệm mầu thanh tịnh và giải thoát.
Và cuộc sống đã trao cho ta những món quà rất bất ngờ, dù dưới dạng cơ hội hay nghịch cảnh, và con học được rằng “ Hãy đón nhận nó bằng vị thế của một người hiểu biết và biết làm chủ bản thân”. Thật đúng vậy, với giáo lý của đạo Phật được xem là pháp bảo muôn đời vì Đạo Phật vốn là đạo trí tuệ, là đạo giác ngộ, là đạo giải thoát cho nên bất kỳ phạm trù nào thuộc về Phật giáo đều nhắm đến tông chỉ giác ngộ giải thoát của đạo Phật, trong đó có nghi lễ.
Trong chiều hướng xã hội phát triển hiện nay, con trộm nghĩ ….nghi lễ Phật giáo vẫn có một vị trí nhất định mà không thể thay thế được tuy nhiên theo TT Giảng Sư đã nhắc nhở trong lời mở đầu rằng nghi lễ chẳng qua chỉ là một hình thức và phương tiện nếu xoáy sâu quá độ sẽ trở nên lạm phát. Con tin tưởng rằng trong các khoá tu học khác sẽ có những buổi thực tập đánh chuông, mõ theo nhịp điệu theo kiểu trực tiếp Face to Face. Với tinh thần chia sẻ để tu tập và tiến theo bước chân của Đức Thế Tôn dù có thể sau này con không còn cơ hội để trình bày cũng xin được phép như Giảng Sư một lần …được phép nói lên cảm nghĩ của mình :
Nếu tập đủ tâm can nhuệ khí
Bận lòng chi …quyết chí đến cùng
Thử xem con tạo xoay vòng
Gian nan lao khổ không chùng không lay
Nếu không ngại trải dài sương gió
Dẫu quyền cao chức trọng không kiêu
Mọi người liên hệ kính yêu
Thù nhân không thể làm xiêu lòng vàng
Nếu còn biết trọng người ngay thẳng
Mỗi phút giây quán niệm vô thường
Các căn thu thúc tinh tường
Ngày ngày trông thấy tận cùng là Không
Hãy dang tay ôm vào lòng tất cả
Khởi niệm phân biệt té ngã lúc nào
Biết thẹn mặt bậc anh hào
Đắng cay mật ngọt thấm vào thức tâm
Nếu lẫm liệt …không lâm bụi vướng
Tinh thần không phản ứng, ngại ngần
Đưa đến bình tỉnh yên an
Trước nghịch cảnh vẫn thăng bằng, chấp nhận
Không biến mình thành nô lệ cho dư luận.
Kính trân trọng,
Nam Mô Đệ nhất Thuyết pháp Phú Lâu Na Tôn giả
Sydney 2/12/2022
Phật tử Huệ Hương kính được chia sẻ
Vỡ oà…!
của TT Thích Nhuận Chơn ngày 30/11/2022 . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH
Đời lận đận ta còn say mộng lớn
Những bài liên quan:
* Tường thuật nhanh về Lễ Ra Mắt Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục
1/ Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ (Bài giảng của TT Tâm Minh
2/ Gương Hiếu của Tôn giả Xá Lợi Phật (TT Thích Nguyên Tạng)
3/ “Chữ Hiếu Trong Đạo Phật” (NS Thích Nữ Thảo Liên)
4/ “Hiếu Đạo” (TT Thích Viên Trí)
5/ “Thiền Chánh Niệm” (TT Thích Đạo Nguyên)
6/ Nhân Quả Ba Đời (TT Thích Giác Tín)
7/ Cốt tủy Kinh Thủ Lăng Nghiêm (HT Thích Huyền Tôn)
8/ Quy Y Tam Bảo (NS Thích Nữ Tâm Lạc)
9/ Vô Thường (TT Thích Phổ Huân)
10/ Bồ Tát Giới (Đức Trưởng Lão HT Thích Bảo Lạc)
11/ Nguyên nhân và quá trình hình thành GHPGVN Thống Nhất" (HT Thích Như Điển)
13/Tổng Quan về Kinh Bát Đại Nhân Giác (TT Thích Đạo Hiển)
14/ Thập Thiện Nghiệp Đạo (TT Thích Viên Tịnh)
15/ Bồ Tát Đạo (SC Thích Nữ Nguyên Khai)
16/Hướng dẫn nghi lễ Phật giáo (TT Thích Nhuận Chơn)