Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ghi nhanh bài pháp thoại “Chữ Hiếu Trong Đạo Phật” do Ni Sư Thích Nữ Thảo Liên giảng ngày 13/8/2022 trong chương trình hoằng pháp của Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục thuộc GHPGVNTN Hải Ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan.

14/08/202206:45(Xem: 4697)
Ghi nhanh bài pháp thoại “Chữ Hiếu Trong Đạo Phật” do Ni Sư Thích Nữ Thảo Liên giảng ngày 13/8/2022 trong chương trình hoằng pháp của Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục thuộc GHPGVNTN Hải Ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan.





Ghi nhanh bài pháp thoại
“Chữ Hiếu Trong Đạo Phật”

do Ni Sư Thích Nữ Thảo Liên giảng ngày 13/8/2022
trong chương trình hoằng pháp của Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục
thuộc GHPGVNTN Hải Ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan.




Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni,

Kính thưa quý đạo hữu tham dự trên hệ thống Zoom và thính chúng gần xa khắp nơi online
Được sự cho phép của TT Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Hải Ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan, con kính xin ghi nhanh lại buổi pháp thoại này với ước vọng được chia sẻ những gì con đã nghe đến những quý đạo hữu vắng mặt và kính hy vọng sẽ tường thuật chính xác khoảng 60% những gì mà Ni Sư Thích Nữ Thảo Liên đã tải truyền đầy đạo vị và đầy đủ về Chữ Hiếu nhân mùa Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL2566 .
Kính trân trọng,

Và với những nghi thức ban đầu thật trang nghiêm, Thượng Tọa Tổng Thư Ký Giáo Hội Thích Nguyên Tạng đã cùng đại chúng niệm Phật cầu gia hộ, Sư Cô Thích Nữ Nguyên Khai hôm nay làm điều hợp viên hướng dẫn chương trình với lời giới thiệu về Ni Sư Giảng Sư Thích Nữ Thảo Liên, trụ trì Tịnh Xá Thanh Lương tại Sydney rất chu đáo khi dẫn lời Phật dạy trong Kinh Tương Ưng Bộ để giới thiệu chủ đề “CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT” theo đó Sư Cô đã dẫn nhập một đoạn kinh “ đức Phật lại cho biết lợi ích hai đời của hiếu hạnh: hiện đời thì được các bậc hiền thánh khen ngợi và sau khi qua đời thì được sanh vào cảnh giới chư thiên:

Người tu theo thường pháp
Nuôi dưỡng mẹ và cha
Chính do công hạnh này
Mà các bậc hiền thánh
Trong đời thường tán thán
Khi chết được sanh thiên
Hưởng an lạc thù thắng”

Sau đó Ni Sư đã bắt đầu bài Giảng bằng lời kính lễ và kính chúc đầy đạo vị đến quý TT tổng Thư Ký Thích Nguyên Tạng, TT Tổng Vụ Trưởng Thích Đạo Nguyên Và Sư Cô Thích Nữ Nguyên Khai và sau cùng chúc quý đạo hữu thính chúng được 5 điều tốt lành, và đã bắt đầu giới thiệu hai phần trong bài giảng gồm:

1-Hiếu Hạnh của Đức Phật Thích Ca
2-Chữ Hiếu trong dân gian – Tri ân Cha và Mẹ qua các bài thơ và nhạc

.
Những câu thơ ca tụng Đấng Thế Tôn được tóm tắt về Hạnh Hiếu của Đức Phật, để nhắc lại Ngài đã lên cung trời Đao Lợi trong mùa an cư kiết hạ thứ bảy để giảng kinh Địa Tạng và Bộ Vi Diệu Pháp cho Thánh Mẫu Ma Ya.

Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác
Chí Hiếu, đại Hiếu, chơn Hiếu

Đặc biệt Ni Sư đã tán thán bộ Kinh Địa Tạng với 8 chữ HIẾU ĐẠO- ĐỘ SANH- BẠT KHỔ- BÁO ÂN, và đã giúp Phật Tử quay trở về nguồn tâm trong sạch và vĩnh cửu khi trong lễ hội Vu Lan Báo Hiếu các chùa đã cho tụng và thọ trì kinh này.

Hơn thế nữa việc Đức Phật đã hóa độ được Vua Tịnh Phạn sau lần trở về Ca Tỳ La Vệ và một lần khi Vua Tịnh Phạn sắp viên tịch.
Câu chuyện được ghi trong Đức Phật Và Phật Pháp như sau:

Tâu Đại Vương, hẳn không phải truyền thống của hoàng tộc là khất thực độ mạng. Nhưng đây là truyền thống của chư Phật. Hằng ngàn vị Phật trong quá khứ vẫn đi trì bình khất thực.

Rồi, đứng luôn ngoài đường, Đức Phật khuyên vua cha như sau: ” Không dể duôi phóng dật, luôn luôn giữ chánh niệm (khi đi trì bình, đứng trước cửa người ta). Người trang nghiêm hạnh chánh hạnh ấy sẽ sống an vui hạnh phúc ở thế gian này và trong những kiếp tương lai".

Nghe đến đây Đức Vua Tịnh Phạn chứng ngộ Chân Lý, đắc Quả Tu Đà Hườn. Vua liền đến gần rước bát của Đức Phật và thỉng Ngài cùng chư đệ tử về hoàng cung trai tăng. Sau khi độ thực xong, Đức Phật lại giảng như sau:"Hãy trang nghiêm hành chánh hạnh. Không nên dể duôi phóng dật. Người trang nghiêm giữ chánh hạnh ấy sẽ sống an vui hạnh phúc, trong thế gian này và thế gian sắp đến.

Vua nghe xong, đắc Quả Tư Đà Hàm (Sakadagami, Nhứt Lai), tầng nhì trong bốn tầng thánh và bà Pajapati Gotami đắc Quả Tu Đà Hoàn
Là Phụ Nữ Ni Sư đã rất hoan hỷ khi giới thiệu danh hiệu Phật thọ ký cho Dì mẫu Gotami là NHỨT THIẾT CHÚNG SANH HỶ KIẾN NHƯ LAI.

Một lần khác Đức Phật đã thuyết giảng cho Vua Cha nghe một bài pháp trong kinh bách dụ về người cha không nhận con vì tin vào một đống xương cháy Lần này, khi nghe xong thời Pháp, vua đắc Quả A Na Hàm (Anagami, Bất Lai), tầng thánh thứ ba.

Trong giờ phút hấp hối, vua lại được nghe Đức Phật giảng Pháp lần cuối cùng và đắc Quả A La Hán trước khi nhắm mắt. Sau khi hưởng quả phúc trong bảy ngày, Đức Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) băng hà. Lúc ấy Đức Phật khoảng bốn mươi tuổi.

Khom Lưng đảnh lễ đồi xương trắng.

Theo Kinh báo hiếu, trong một chuyến đi hoằng pháp của Đức Phật, Ngài và đoàn tùy tùng đi ngang qua một đống xương khô cao như núi. Đức Phật quỳ xuống lạy đống xương. Vị tôn giả tên là A Nan ngạc nhiên hỏi sao Phật làm như thế, và Ngài giải thích rằng Ngài lạy ông, bà, cha, mẹ, hay nói chung là những bậc tiền nhân. Đức Phật bèn bảo A Nan nên sắp xếp đống xương cho thứ tự, nam nữ để riêng ra, chứ hỗn độn như thế thì rất không phải.

Tôn giả A Nan hỏi làm sao biết xương nào của nam giới và xương nào của nữ giới. Đức Phật giải thích rằng việc phân biệt cũng không khó vì trọng lượng xương của nam cao hơn nữ. Ngài còn suy luận rằng sở dĩ trọng lượng xương của nữ thấp hơn nam là vì người nữ phải mang nặng đẻ đau, mất máu và mất sữa cho con bú. Nguyên văn những câu kinh liên quan là như sau:

Phật mới bảo: A Nan nên biết
Xương nữ nam phân biệt rõ ràng
Đàn ông xương trắng nặng hoằng
Đàn bà xương nhẹ đen thâm dễ nhìn.

Ngươi có biết cớ chi đen nhẹ?
Bởi đàn bà sanh đẻ mà ra
Sanh con ba đấu huyết ra
Tám hộc, bốn đấu sữa hòa nuôi con.

Phần hai nói về lòng báo ân và tri ân của người Phật Tử đối vớ Cha Mẹ Sinh Thành, Ni Sư đã giới thiệu bài thơ VU LAN THÁNG BẢY ÂN TÌNH dù không biết tác giả và đã giảng nghĩa chi tiết để nói lên tâm trạng tha phương của những người con trên đất Úc (quêhương thứ hai).
Kính ghi lại như sau:

Con quỳ dưới ánh đạo vàng
Bao la tình mẹ đậm đà thương yêu
Ly hương mấy nẻo sơn khê
Nhớ da diết nhớ lối về quê hương
Mẹ ơi con trẻ tha phương
Xây tình viễn xứ phong sương tuổi đời
Đôi vai sắc vóc rã rời
Bàn chân chai sạn thói đời nhục vinh
Từ trong thiền đức thiếu niên
Tim con réo gọi ân tình tổ tiên
Chấp tay lễ Mục Kiền Liên
Tấm thân hiếu tử đế miền đông phương
Vu Lan tháng bảy ngát hương
Mênh mông tình mẹ tròn như trăng rằm
Bà con trắc trở xa xăm
Nhưng tình thì lại rất gần mẹ ơi
Câu kinh báo hiếu cao vời
Nghĩa ân Phật dạy bằng lời tâm kinh
Vu lan tháng bảy ân tình
Trái tim của mẹ dáng hình quê hương

Ni Sư cũng nhắc đến Ngài Đại Hiếu Mục Kiền Liên Và Mẫu thân Thanh Đề mà vì lòng bỏn xẻn cơm đưa đến miệng bà đã biến thành hỏa lửa và cho rằng có hai loại ngạ quỷ trong người nghèo và trong cả người giàu vì không biết được mang thân người là một phước báu rất lớn đến khi mất đi biết bao giờ tìm được. Con rất tâm đắc khi nghe Ni Sư nhắc đến câu: ”Đồng lòng thọ lãnh bát cơm Lục Hòa” mà Bát lại có nghĩ về Bát Chánh Đạo và Lục Hòa gồm (Thân Hòa, Khẩu Hòa, Ý Hòa, Giới Hòa, Kiến Hòa, Lợi Hòa)

Tự trong thâm tâm con tự nghĩ Ni Sư xuất gia theo hệ phái Khất Sĩ nên mỗi mỗi lời giảng thường là những câu thơ và có gợi ý về mỗi chùa có một sắc thái riêng khi tổ chức Vu Lan Thắng Hội và có nhắc đến ThiềnViện Minh Đăng Quang/Sydney do HT Viện Chủ Thích Minh Hiếu đã tổ chức với lễ dâng y ca sa.

Là một người chuyên nghe pháp thoại và giải trí bằng những bài hát đạo con rất thích thú khi nghe Ni Sư đã ngâm lai lyrics của bài Cha và Gánh Mẹ do ca sĩ Quách Beem sáng tác, nên đã hồ hởi biên soạn lại mời thính chúng cùng nghe và đây cũng là bài hát lễ Vu Lan năm rồi được nhiều người quý chuộng .




Ni Su Thao Lien (1)Ni Su Thao Lien (2)Ni Su Thao Lien (3)Ni Su Thao Lien (4)Ni Su Thao Lien (5)Ni Su Thao Lien (6)Ni Su Thao Lien (7)



Lời trong bài hát Cha

Thương con lắm âm thầm cha không nói
Khẽ ôm chầm khi con đã ngủ say
Những cay đắng cuộc đời cha nhận lấy
Những lúc buồn cha nào để con hay

Tình cha lớn hơn trăm ngàn con sóng
Lớn hơn cả thiên hà bao la
Những vất vả không làm cha gục ngã
Nắng mưa nào cũng chẳng làm sờn vai cha

Vòng tay ấm cha nhường mẹ ôm con
Đứng đằng sau dang rộng vòng tay
Che chở lấy sợ đời con vấp ngã
Lấp bùn lầy để con trẻ bước qua

ĐK:

Cha yêu hỡi con thương cha nhiều lắm
Hãy cho con xin một lần thứ tha
Thời gian qua con đã vô tâm
Đã vô tâm làm cha đau

Cha yêu hỡi con thơ sợ lắm
Sợ một ngày không còn cha bên con
Sợ vòng tay cha mãi xa con một đời
Bởi con chỉ có mình cha thôi

Lần 2:

Tình cha lớn hơn trăm ngàn con sóng
Lớn hơn cả thiên hà bao la
Những vất vả không làm cha gục ngã
Nắng mưa nào cũng chẳng làm sờn vai cha

Vòng tay ấm cha nhường mẹ ôm con
Đứng đằng sau dang rộng vòng tay
Che chở lấy sợ đời con vấp ngã
Lấp bùn lầy để con trẻ bước qua

ĐK:

Cha yêu hỡi con thương cha nhiều lắm
Hãy cho con xin một lần thứ tha
Thời gian qua con đã vô tâm
Đã vô tâm làm cha đau

Cha yêu hỡi con thơ sợ lắm
Sợ một ngày không còn cha bên con
Sợ vòng tay cha mãi xa con một đời
Bởi con chỉ có mình cha thôi

ĐK:

Cha yêu hỡi con thương cha nhiều lắm
Hãy cho con xin một lần thứ tha
Thời gian qua con đã vô tâm
Đã vô tâm làm cha đau

Cha yêu hỡi con thơ sợ lắm
Sợ một ngày không còn cha bên con
Sợ vòng tay cha mãi xa con một đời
Bởi con chỉ có mình cha thôi

Sợ vòng tay cha mãi xa con một đời
Bởi con chỉ có mình cha thôi

Lời trong bài hát “Gánh Mẹ”:

Cho con gánh mẹ một lần
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con
Cho con gánh mẹ đầu non
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời
Ngày xưa mẹ gánh à ơi
Con xin gánh lại những lời mẹ ru
Đường đời sương gió mịt mù
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan
Để con gánh mẹ đừng can
Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai
Cho con gánh cả tháng dài
Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay
Cho con gánh cả đôi vai
Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy
Mẹ già lá sắp xa cây
Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao
Mẹ ơi sông biển dạt dào
Con sao gánh hết công lao một đời
Bông hồng cài áo đúng nơi
Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la
Cho con gánh lại mẹ già
Để sau người gánh chính là con con
Cho con gánh mẹ một lần
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con
Cho con gánh mẹ đầu non
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời
Ngày xưa mẹ gánh à ơi
Con xin gánh lại những lời mẹ ru
Đường đời sương gió mịt mù
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan
Để con gánh mẹ đừng can
Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai
Cho con gánh cả tháng dài
Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay
Cho con gánh cả đôi vai
Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy
Mẹ già lá sắp xa cây
Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao
Mẹ ơi sông biển dạt dào
Con sao gánh hết công lao một đời
Bông hồng cài áo đúng nơi
Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la
Cho con gánh lại mẹ già
Để sau người gánh chính là con con
Cho con gánh cả đôi vai
Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy
Mẹ già lá sắp xa cây
Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao
Mẹ ơi sông biển dạt dào
Con sao gánh hết công lao một đời
Bông hồng cài áo đúng nơi
Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la
Cho con gánh lại mẹ già
Để sau người gánh chính là con con
Để sau người gánh chính là con con



Ni Su Thao Lien (8)



Và để kết thúc Ni Sư đã khuyên nhủ những người con Phật Tử hôm nay đừng đợi đến Vu Lan mới biểu lộ ân tình với mẹ cha và hãy hiếu dưỡng từng ngày nếu có thể dù cha mẹ phải vào nhà dưỡng lão. “Hãy làm những gì có thể làm được hôm nay “.

Sau đó Sư Cô MC Thích Nữ Nguyên Khai đã trân trọng thay mặt Tồng vụ Hoằng Pháp cảm ơn Ni Sư Thích Nữ Thảo Liên với bài pháp thoại thấm nhuần Đạo Vị.

Ngoài ra cũng có hai câu hỏi đến từ Đạo hữu Tịnh Bảo /Sydney về cách sử dụng Viber community của Tổng Vụ Hoằng Pháp &Giáo Dục và trường hợp những đứa con khi sống trong gia đình mà cha mẹ luôn bạo động ?

Tuy nhiên Tổng vụ trưởng Thích Đạo Nguyên chỉ khuyên “Nên thay đổi chính mình, trước khi thay đổi người khác “ .
Lời kết:

Cũng như hai lần pháp thoại trước số người tham dự lúc đầu thường vào khoảng 20 người nhưng sau độ nửa giờ thì cũng lên đến 40 người thật đáng tán thán và lần này mỗi khi có trở ngại về kỹ thuật thì TT Thích Đạo Nguyên đã dùng 5 phút thiền để thư giản, công nhận đây là một sáng kiến hay.

Cuối thời giảng, TT Tổng Thư Ký Thích Nguyên Tạng đã tranh thủ trả lời câu hỏi của ông bà đạo hữu Đức Trí & Diệu Như (từ Thụy Sĩ ) trong bài giảng tuần trước mà chưa kịp lời. Câu hỏi được gởi về như sau “ Kính bạch Thầy, vừa rồi con có nghe Thầy giảng về Gương đại hiếu của Tôn giả Xá Lợi Phất, đề tài thật hấp dẫn & lôi cuốn. Con có vài điều thắc mắc, xin thầy giải thích cho. Trong bài giảng, Thầy có nhắc sự kiện “ chỉ nghe 4 cầu kệ về pháp duyên khởi mà hai ngài Xá Lợi Phất và ngài Mục Kiền Liên đã chứng quả Tu Đà Hoàn ngay lập tức; sao quý Ngài chứng quả dễ dàng như vậy. Thế thì hàng Phật tử chúng con ngày nay nghe lại từ Thầy thì có chứng quả gì không ?

TT Nguyên Tạng đã trả lời vắn tắt như sau: Ngài Xá Lợi Phất chỉ nghe Tôn giả Assji (Mã Thắng/ A Thị Thuyết) đọc câu kệ:

“Chư pháp tùng duyên sanh
Diệc tùng nhân duyên diệt.
Ngã Phật Đại Sa Môn,
Thường tác như thị thuyết”

Dịch nghĩa:

“Các pháp do nhân duyên sanh,
Cũng do nhân duyên diệt.
Đức Phật của chúng ta,
Thường giảng thuyết như vậy”.

Ngài Xá Lợi Phật đã chứng quả Tu Đà Hoàn (quả chứng đầu tiên trong 4 quả vị Thanh Văn) sau đó Ngài về nhà đọc lại 4 câu này cho bạn của mình là ngài Mục Kiền Liên, nghe xong, ngài Mục Kiền Liên cũng chứng Sơ Quả luôn.

2 Ngài chứng quả nhanh như chớp mắt vì hai ngài đã liễu đạt được chân tướng của “pháp duyên sanh”, chân tướng của pháp duyên sanh là vô ngã và ngã sở; nếu Phật tử ngày nay cũng nhận ra được chân tướng này cũng sẽ chứng quả như 2 Ngài. Về sau chính Đức Thế Tôn đã khẳng định điều này trong Trung Bộ Kinh I, Tương Ưng III và Tiểu Bộ I rằng : "Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Như Lai."

Thấy Như Lai là nhận ra thể tánh tịnh minh, chân tâm thường trú của bản thân minh, cũng là điểm đến cuối cùng của người đệ tử Phật.
Câu trả lời của TT Tổng Thư Ký đã kết thúc thời giảng hôm nay.

Kính tán dương chương trình hoằng pháp của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục rẩt phổ thông và phù hợp với mọi trình độ và mọi pháp môn,
Kính chúc quý Thượng Tọa, Giảng sư, Ni Sư MC và các thành viên trong Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục được sức khỏe an khương và tịnh lạc.
Riêng Kính chúc Ngài TT Tổng Thư ký Hội Đồng Điều Hành & TT Tổng Vụ Trưởng TV Hoằng Pháp-Giáo Dục đã tham dự thời giảng pháp từ lúc đầu cho đến phút cuối để khuyến tấn đại chúng. Kính chúc quý Ngài pháp thể khinh an và pháp duyên vô ngại.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

Huệ Hương
Melbourne !4/8/2022

*****************************



Những bài liên quan:



* Tường thuật nhanh về Lễ Ra Mắt Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục 

1/ Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ (Bài giảng của TT Tâm Minh

2/ Gương Hiếu của Tôn giả Xá Lợi Phật (TT Thích Nguyên Tạng)
3/ “Chữ Hiếu Trong Đạo Phật” (NS Thích Nữ Thảo Liên)

4/ “Hiếu Đạo” (TT Thích Viên Trí)

5/ “Thiền Chánh Niệm” (TT Thích Đạo Nguyên)
6/ Nhân Quả Ba Đời (TT Thích Giác Tín)

7/ Cốt tủy Kinh Thủ Lăng Nghiêm (HT Thích Huyền Tôn)
8/ Quy Y Tam Bảo (NS Thích Nữ Tâm Lạc)

9/ Vô Thường (TT Thích Phổ Huân)

10/ Bồ Tát Giới (Đức Trưởng Lão HT Thích Bảo Lạc) 
11/ Nguyên nhân và quá trình hình thành GHPGVN Thống Nhất" (HT Thích Như Điển)

12/Ngũ Giới (Sư Cô Giác Anh)

13/Tổng Quan về Kinh Bát Đại Nhân Giác (TT Thích Đạo Hiển)







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2012(Xem: 14489)
Kinh Chánh Pháp Hoa - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
17/11/2012(Xem: 12281)
Kinh Duy Ma Cật do Bác Sĩ Minh Quang giảng
16/11/2012(Xem: 13163)
Phật Học Phổ Thông - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
16/11/2012(Xem: 13925)
Kinh Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
16/11/2012(Xem: 14416)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Tam Muội Bí Mật Tam Ma Da - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
16/11/2012(Xem: 15359)
Thai Tạng Giới - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
10/11/2012(Xem: 14519)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - do Bác Sĩ Minh Quang giảng
30/10/2012(Xem: 14035)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
08/08/2011(Xem: 15701)
Kinh Devadaha (Trung Bộ Kinh) Việt dịch: HT Thích Minh Châu Giảng giải: HT Thích Chơn Thiện
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]