Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Điệp Vu Lan PL.2568 – DL. 2024

07/08/202404:56(Xem: 6918)
Thông Điệp Vu Lan PL.2568 – DL. 2024


bo tat muc kien lien-1

letterhead-hoa ky-hdgp


THÔNG ĐIỆP VU LAN

PL. 2568 – DL. 2024

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Kính bạch chư Tôn Trưởng Lão, chư Tôn đức Tăng Ni,
Kính thưa quý Thiện nam Tín nữ, Cư sĩ, Gia đình Phật tử và Đồng hương,

 

Ở Hoa Kỳ, có ngày Father's Day và Mother's Day, là những ngày mà người con tỏ lòng biết ơn cha mẹ. Vào những ngày này, họ có thể mang một bình hoa đến mộ, mua một món quà, và đặc biệt là tổ chức một bữa ăn mời cha mẹ. Nhưng câu nói mà người Mỹ không quên trong ngày đó là "con thương cha, con thương mẹ" khi họ ôm cha mẹ vào lòng. Ngày Lễ Vu Lan của Phật giáo Việt Nam cũng là ngày mà con cái biểu tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, dù họ còn sống hay đã ra đi. Nếu năm xưa, Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ nơi chốn u đồ bằng cách nhờ năng lực Đại Tăng trong mùa An cư nghiêm trì tu tập, thì ngày nay con cái cũng nhờ vào năng lực ấy mà chú nguyện cho cha mẹ được nhiều phước lạc hơn ở cõi đời này hay một cảnh giới cao hơn. Điều quan trọng là chúng ta có dành chút thời gian để thường nghĩ về cha mẹ chăng, đặc biệt trong mùa Vu Lan tháng Bảy? Hỏi tức là đáp, nghĩa là chúng ta biết mình phải làm gì với cha mẹ cho dù cuộc sống và tập quán giữa Đông Tây có nhiều khác biệt. Vu Lan còn mang theo ý nghĩa là những người con nguyện đem nguồn vui đến với cha mẹ và người thân yêu. Do vậy, trong mùa lễ Vu Lan, những người con Phật chúng ta hãy phát nguyện làm một điều gì đó vừa ngạc nhiên vừa biểu tỏ tấm lòng của một người con đối với mẹ, đối với cha. Sau mùa đại dịch, bệnh trầm cảm trong gia đình đang xảy ra nhiều nơi ở đất nước Hoa Kỳ. Hỡi những người con và hỡi những người con Phật, chúng ta phải làm gì cho gia đình mình. Xin hãy cùng đến với Pháp Phật vì nơi đó là nguồn nước thanh lương sẽ giúp bạn dịu bớt khổ đau.

Nói đến sự khổ đau ở cõi này, chúng ta không quên những năm gần đây, thế giới có nhiều biến động đau thương quá! Từ dịch bệnh, chiến tranh, khủng bố đến thiên tai, đói nghèo… Đất nước Hoa Kỳ cũng không ngoại lệ. Riêng về cộng đồng Phật giáo Việt Nam cũng bị dao động từ nhiều phía. Trước những khổ nạn lớn lao này, chúng ta cần khởi bi tâm và cùng nhau suy nghiệm lời Phật dạy rằng, phiền muộn là khổ đau nhưng cũng là chất liệu để chúng ta nuôi lớn tuệ giác giải thoát mọi đau khổ. Khẳng định rằng, cùng tu, cùng học, cùng siết chặt tay nhau, chúng ta sẽ vượt qua mọi cơn sóng dữ. Từ ý niệm này mà năm 2024, Giáo hội tổ chức an cư chung để góp phần năng lực với cộng đồng Phật giáo Việt Nam chúng ta. Đại Tăng đã câu hội trong tinh thần hòa hợp, tinh tấn, chia sẻ và sách tấn cho nhau trong một hội chúng 240 người tại miền Nam California. Rồi tháng Bảy vừa qua, Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ 11 năm nay thật thành công. Hàng trăm Tăng Ni và Phật tử cùng tu học với nhau tại thành phố Atlanta thuộc tiểu bang Georgia. Tăng Ni và Phật tử đến với nhau để khẳng định rằng, chúng ta là những người con Phật nơi một đất nước chưa biết nhiều về Phật. Chúng ta phải có nội lực để giữ đạo và hành đạo nơi quê hương mới này. Hãy thắp sáng mình và trăm ngàn ánh lửa được sáng lên để mang lại sự tỉnh giác, an lành trong cuộc sống của những người con Phật.

Mọi người đến đất nước Hoa Kỳ đều có những giấc mơ riêng, nhưng giấc mơ của người con Phật là gì? Năm mươi năm về trước, làm sao bạn thấy được một nhà Sư Việt ở Mỹ. Lúc ấy người Mỹ còn rất ngỡ ngàng về Phật giáo. Ngày nay thì đã khác. Phật giáo không còn xa lạ với người Mỹ và họ đã biết nhiều về Phật giáo Việt Nam. Phật giáo tạo nhiều thiện cảm đối với người Mỹ vì nó mang đến cho họ một luồng gió mới về con đường thực tập để giảm bớt căng thẳng và khổ đau. Công lao này là do tất cả những người con Phật chúng ta nơi đất nước Hoa Kỳ, một đất nước quá tuyệt vời để gieo xuống chủng tử Phật. Người Cư sĩ Phật tử cũng đã đóng góp thật nhiều nhưng thật thầm lặng trong việc giới thiệu Phật giáo đến với người Mỹ. Hàng trăm ngàn Phật tử Việt Nam chúng ta luôn khẳng định, nếu ai hỏi, bạn theo đạo gì, và họ rất vui nói rằng, tôi theo đạo Phật, tôi là đệ tử của Phật và họ đã thể hiện tư cách của một người Phật tử ở mọi nơi. Các bạn là những người xiển dương Chánh Pháp "vô ngôn" vì bạn đã sống và thực hành theo lời Phật dạy trong cuộc sống và nơi làm việc. Phật giáo Hoa Kỳ ngàn đời nhớ ơn bạn, vì bạn đã mang theo một trái tim Phật đến quê hương này.

Phật giáo Việt Nam có nhiều tông phái, hệ phái, giáo hội khác nhau ở Hoa Kỳ. Đó chỉ là phương tiện để làm lợi lạc cho đời, như một bàn tay có nhiều ngón, nhưng bàn tay chỉ có một. Nếu có một câu hỏi thì đừng hỏi là bạn theo tông phái nào, mà phải hỏi, bạn làm được gì cho chính bạn và cho Phật giáo Hoa Kỳ, nơi mà bạn nhận làm quê hương mới. Xin chúng ta cùng nắm chặt tay nhau đi về phía trước. Đất nước này là của bạn và Phật giáo là của bạn.

Mùa Vu Lan năm nay, tôi cùng tất cả thành viên của Hội Đồng Giáo Phẩm, Hội Đồng Điều Hành nhất tâm kính lễ khánh chúc chư Tôn đức Tăng Ni. Cầu xin cho tất cả chúng ta mắt sáng như nhật nguyệt và lòng rộng như đại dương để mang lại năng lực cho Phật giáo Hoa Kỳ. Tôi cũng xin cầu chúc quý thiện nam tín nữ, quý đồng hương cùng gia đình một mùa Vu Lan nhiều cát tường và phước lạc.

 

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát
 
Phật Lịch 2568, California, ngày 30 tháng 07 năm 2024,
 
TM. Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK
(xem phiên bản pdf có ấn ký)
                            Sa Môn Thích Tín Nghĩa                           
 
Nơi nhận :
-  Hội Đồng Giáo Phẩm (thẩm tường)
-  Hội Đồng Điều Hành (tri tường và phổ biến)
-  Lưu.


muc kien lien

letterhead-hoa ky-hdgp


ULLAMBANA MESSAGE

Year 2024 – Buddhist Calendar 2568

 

 

Nam mo Shakyamuni Buddha

 

Honorable Elders, Venerable Monks and Nuns,

Dear male and female believers, lay people, Buddhist Youth Family and compatriots,

Ladies and gentlemen,

 

In the United States, there are Father's Day and Mother's Day. The day, sons and daughters expressed their gratitude to their parents. They can bring a vase to the grave, or buy a gift, or in particular they often organize a meal to invite their parents. But the saying that no American will forget on that day is that I love my father and I love my mother when they hold their parents in their arms. Vietnamese Buddhist Ullambana Day is also the day when children express their gratitude to their parents, whether they are alive or passed. If in the past, the honorable Maha Moggalana monk saved his mother by using the power of the Great Sangha practicing and cultivating today we also rely on the Three Jewels to pray for our mothers and fathers to have more blessings in this world or in a higher realm. The concept is could we take some time to think about our parents, especially during the Ullambana season. The answer often follows the question and we know what we have to do with our parents even though life and customs between the East and West are many different. The Ullambana also carries meaning, I vow to bring a source of joy to my parents and loved ones. Therefore, during the Ullambana holiday season, we as Buddha children will vow to do something that is both surprising and expressing our heart lifting gratitude to our mothers and fathers. After the pandemic season, depression is happening in many families in the United States. As sons and daughters of Buddha, what must we do for our own families? Please come to the Dharma and the Shanga where there are many rivers that will help you ease your suffering.

 

Mention of suffering in this realm, we do not forget that in recent years, the world has had many painful fluctuations. From epidemics, wars, terrorism, natural disasters, poverty... . Our United States is also not an exception. Particularly in the Vietnamese Buddhist community, it is also wavering during this moment of many crisis. Despite the challenges posed by many crises we need to initiate the power of compassion and kindness reflecting on the Buddha's teaching that, thanks to sorrow, we cultivate wisdom. Affirming that practicing together, studying together, squeezing each other's hands, we will resilient and overcome all challenges . From this concept, in 2024, our Congregation settled a Summer retreat of more than 240 members from Southern California to contribute to our Vietnamese Buddhist community. The Great Sangha held in the spirit of harmony, diligence, sharing, commitment , and coordination. Also on this occasion, the Sangha welcomes many monks and nuns from all the states of the United States. This is a great opportunity for us to once again repeat, what do you have to do in this country. Then last July of this year, the 11th North American Retreat was organized and completed successfully . Hundreds of monks and nuns and Buddhist fellows studied together in the city of Atlanta, Georgia . If anyone asks, what are the benefits of your cultivation? Say, it's valuable and unmeasurable . We came together to affirm each other that we are Buddhists in a country that does not know much about Buddhism . We must band together to keep the strong spirit of our Buddha practicing in this new homeland. Light yourself up and hundreds of thousands of lights are lit up to bring awareness and peace in the lives of the Buddha's children.

 

Everyone who comes to the United States has their own dreams and what is the dream of a Buddha's son? Fifty years ago, how often did you see a Vietnamese monk? Americans were very new to Buddhism. Today is different. Buddhism is no stranger to Americans and they already know a lot about Vietnamese Buddhism. Buddhism is very sympathetic and familiar to all Americans because it gives them a new wind of the path of practice. This merit, due to all contributions of our Buddhists from all over of the United States. A country that is powerful and promising for us to plan our Buddhist seeds.  The lay Buddhist has made immersing but silent contributions in introducing Buddhism to the American people. Hundreds of thousands of Vietnamese Buddhists have confirmed, if anyone asks, what religion are you, and we are happy to say that, I am a Buddhist. I am a disciple of the Buddha and we have shown the concepts of our Buddhism to everywhere. You are 'speechless' Buddhist masters because you have lived and practiced following to the Buddha's teachings in your own life and work. The American Buddhism has thousands of gratitude to you, because you brought a Buddha's heart to this homeland.

 

Vietnamese Buddhism has many different  sections and branches in the United States. It's just simple a means to benefit life. Like a hand with many fingers, but only one hand. If there is a question, don't ask which section you follow, but ask, what can you do for yourself and for American Buddhism, as you accept this country as your new homeland. Please hold hands together and move forward. This country is yours and Buddhism is yours.

 

During this Ullambana season, I and all members of the Vietnamese American Unified Buddhist Congregation as well as the Buddhist Executive Council wholeheartedly honor all the monks and nuns and all Buddhist fellows. May all of us have eyes as bright as a sun and as wide as the ocean to bring a power to the American Buddhism. I would also like to wish you and your family as kindly man and woman, as Buddhist children a season of Ullambana with lots of happiness and blessings.

 

Nam Mo Maha Moggalana Bodhisattva

 

Buddhist Calendar 2568,  California, July 30, 2024,

 

Sincerely,

 

Vietnamese Buddhist Sangha Council

Executive Monk
(See the pdf version with signature & stamp)

Thich Tin Nghia Bhikkhu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2011(Xem: 2574)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
13/01/2011(Xem: 21576)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
05/01/2011(Xem: 3901)
Sau khi Đức Phật nhập niết-bàn, xá lợi của Ngài được chia thành tám phần cho tám lãnh thổ như Vương Xá (Rājagaha), Vesāli,, thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu), Allakappa, Rāmagāma, Vethadīpa, Pāvā và Câu-thi-na (Kusinārā). Để có nơi tôn kính thờ xá lợi của các bậc thánh, kiến trúc của các ngôi tháp bắt đầu phát sanh và tiến hóa. Nhiều thế kỉ trôi qua, Phật giáo theo thời thế mà thăng trầm lên xuống và xá lợi hầu hết cũng bị thất lạc. Vào thế kỉ XX, các nhà khảo cổ trong khi khai quật vùng Taxila và ngọn đồi Long Thọ (Nāgārjunakondā) đã tìm thấy các viên xá lợi thật của của Đức Phật và hiện nay được thờ tại Sārnātha. Tác giả Tham Weng Yew đã viết về lịch sử và ý nghĩa của việc thờ xá lợi, tiến trình thăng hóa các đền tháp thờ cùng các hình ảnh minh họa. Tỳ-kheo-ni Giới Hương đã phát tâm dịch ra tiếng Việt và đây là lần xuất bản thứ 2.
05/01/2011(Xem: 2587)
Trong Việt Nam Phật Giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: "Thi ca không có hình ảnh thì không còn thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa" Nhưng thế nào là hình ảnh, giáo sư Nguyễn Lang giải thích:
04/01/2011(Xem: 52541)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
21/12/2010(Xem: 2026)
Năm đầu tiên (528 TTL): Sau khi thành đạo vào đêm rằm tháng Vesakha (tức tháng Tư âm lịch), Đức Phật đến ngụ tại khu vườn nai (Lộc uyển), vùng Chư thiên đọa xứ (Isipatana) tức Sa-nặc (Sarnath) ngày nay, gần thành Ba-na-lại (Benares). Tại đó, Ngài giảng bài kinh đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân, hóa độ năm anh em đạo sĩ Kiều-trần-như (Kodañña) và cư sĩ Da-xá (Yasa).
24/11/2010(Xem: 12318)
Bộ Ảnh về Cuộc Đời Đức Phật, Bộ hình phác họa về lịch sử, cuộc đời đức Phật do một họa sĩ người Thái Jamnuon Jhanando thực hiện. Những lời giải thích do cá nhân chúng tôi chú thích, nếu có sai sót xin nhờ quý vị chỉnh sửa dùm cho đúng. Kính tri ân…
16/10/2010(Xem: 7325)
Đây là bài thuyết giảng về "Đức Phật của chúng ta" một đề tài dễ làm cho Phật tử ngạc nhiên, vì Đức Phật của chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rồi còn gì mà phải đặt vấn đề. Nhưng vấn đề sở dĩ được đặt ra là nhiều khi chúng ta chưa có được một cái nhìn thấu triệt tất cả tinh tường, đức tướng, hạnh đức, tin đức của đức Phật chúng ta. Do vậy, bài này, một phần giúp chúng ta trả lời những thiếu sót như vậy... Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng pháp mà Đức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
16/10/2010(Xem: 7021)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
12/10/2010(Xem: 5058)
Lời người dịch: bài này được trích dịch từ một tập sách nhỏ có tựa đề “ 101 điều về Giáo Lý” (Dharma 101) là những câu hỏi thường xuất hiện trong quá trình tu học của người Tây Phương. Những câu hỏi (Đức Phật là ai ? Đức Phật ở đâu ?, niềm tin quan trọng ra sao ?, tại sao chúng ta phải cúi chào ? bạn là ai ? nghiệp là gì ?) có thể nghe quen thuộc đối với nhiều người nhưng câu trả lời có thể không quen thuộc. Điều này có thể do có sự khác biệt về quan điểm hay về sự hiểu biết giữa các vị Thầy, hoặc sự khác biệt giữa các truyền thống. Ba Thừa chính yếu của Phật Giáo tại Á Châu (Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cang Thừa) có sự khác nhau về lý tưởng, pháp tu và cách trình bày. Ví dụ những câu hỏi về sự giác ngộ có thể có câu trả lời của một vị Thầy Đại Thừa ở Đông Á khác với câu trả lời của một đạo sư Kim Cang Thừa của Tây Tạng. Một câu hỏi về ý niệm của tánh không Phật Giáo sẽ có hai câu giải đáp khác nhau bởi một vị Sư Nam Tông ở Đông Nam Á và một vi Thầy bên Đại Thừa. Nhưng ở Tây Phương, nơi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]