Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại lễ Phật đản PL 2565 cùng đọc lại Huấn Thị An Cư của Đức Đệ Tứ Tăng Thống

20/05/202108:47(Xem: 6129)
Đại lễ Phật đản PL 2565 cùng đọc lại Huấn Thị An Cư của Đức Đệ Tứ Tăng Thống
phat dan sanh 2

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

VIỆN TĂNG THỐNG

Kính lễ
Đấng Tối Thắng Điều ngự Tam giới Chí tôn Thích–ca Mâu–ni Phật


Nam-mô Lâm-tỳ-ni viên Vô ưu thọ hạ thị hiện đản sanh Thích-ca Mâu-ni Phật

Đại lễ Phật đản mỗi năm được tổ chức trang hoàng hoành tráng tùy theo điều kiện mỗi phương vực khác nhau với ước nguyện biểu dương ánh sáng bao la Đại Trí, Đại Bi soi sáng lối đi cho những ai đang chìm ngập trong bóng tối của vọng tưởng điên đảo, muốn tìm con đường tự giải thoát và giải thoát cho nhiều người. Nhưng, thực tánh của hành lễ chính là trong khoảng thời gian và không gian tịch tĩnh, trong đó, đệ tử của Đức Thế Tôn bằng tất cả nghị lực tinh tấn, thanh tịnh thân tâm, tụng đọc và tư duy về những lời dạy cuối cùng của đức Thế Tôn, để đạt được những điều chưa đạt được.

Qua hai mùa Phật đản trong cơn đại dịch thế giới, do biện pháp chống dịch, không có nhiều lễ đài hoành tráng như thường lệ, không có nhiều người vân tập đông đảo để hành lễ cúng dường như nhiều năm qua; điều này không ảnh hưởng gì đến các cá nhân hay những tiểu chúng hạn chế mà công phu tu tập để cúng dường Phật đản vẫn không hề thoái thất.

Riêng đối với Tăng-già, trong mùa hạ an cư năm nay, không có các chúng xuất gia tụ hội về các trú xứ được chỉ định để tác bạch thọ an cư. Sự vân tập về những trú xứ được chỉ định không phải là điều bắt buộc được quy định bởi Luật tạng. Trú xứ nào đủ bốn duyên cho sinh hoạt thường nhật của Tăng, bốn tỳ-kheo có thể tác pháp thọ an cư, năm tỳ-kheo có thể tác pháp tự tứ. Như vậy, dù có biện pháp nghiêm ngặt về phòng chống dịch, hành sự an cư và tự tứ của tỳ–kheo và tỳ–kheo–ni không có gì trở ngại.

Tăng–già Việt Nam tác pháp an cư theo truyền thống, tức ngay sau ngày Phật đản, sáng sớm khi minh tướng xuất hiện. Mùa an cư năm nay không có Thông Điệp giáo giới của Tôn Sư Tòng lâm Tông tượng sách tấn bốn chúng như pháp như luật hành trì. Những tiếng kêu của lừa dê chồn cáo không thay thế được tiếng rống của sư tử chấn động ma quân. Vậy, không gì hơn chúng ta cùng đọc lại “Huấn thị an cư Phật lịch 2548” của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Trưởng lão Hòa thượng Thích Huyền Quang. Huấn thị không nói gì nhiều hơn ngoài những kim ngôn Thánh giáo mà Đức Thích Tôn đã truyền dạy trên 25 thế kỷ. Tụng đọc và suy niệm kỹ.

Huấn thị thâu nhiếp trong bảy Pháp bất thối. Đó là những nguyên tắc cho hòa hiệp của Tăng–già. Bản thể của Tăng–già là thanh tịnh và hòa hiệp. Thanh tịnh là tự tánh, hòa hiệp là tự tướng. Thanh tịnh là công đức tu tập của mỗi thành viên của Tăng. Hòa hiệp là mối quan hệ giữa các thành viên của Tăng. Tánh tướng không thể phân ly. Cho nên, nếu một cá nhân nào đó trong Tăng không thanh tịnh, mối quan hệ hòa hiệp của Tăng không kiên cố và sẵn sàng bị phá vỡ. Vì Vậy, mùa an cư là thời gian tu tập giới đức thanh tịnh để cho bản thể thanh tịnh và hòa hiệp của Tăng được kiên cố. Như vậy là ý nghĩa sâu xa của an cư được gởi đến chúng đệ tử cùng chiêm nghiệm và hành trì, nương trên bản thể của Tăng-già mà thăng tiến trong Thánh đạo.

Cẩn chí
Bỉnh Pháp Tỳ-kheo Thích Tuệ Sỹ





hthuyenquang
***

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THỐNG
_________________
Phật lịch 2548
Số 03/VTT/TT

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
 
Kính Thưa chư Đại Đức Tăng, cùng Bốn Chúng đệ tử.

2548 năm trôi qua kể từ khi hình ảnh của đấng Chí tôn khuất dấu vô thường giữa rừng Câu-thi-na u tịch. Từ đó cỗ xe chuyển dịch tuần hoàn vẫn tiếp tục lăn bánh, để lại sau nó những vết tích của phú cường và huỷ diệt, bạo lực và nhân ái; rải rác đó đây, trên những sa mạc khô cằn, trong những đô thị trù phú, loài người đã góp nhặt từng giọt máu đào, từng giọt nước mắt để tích luỹ thành kiến thức, tạo dựng thành văn minh; từ những giá trị cá biệt là căn nguyên xung đột giữa các cộng đồng tôn giáo, dân tộc, dần tiến tới những giá trị phổ quát phản ánh khát vọng và tâm nguyện muôn thuở của con người. Những giá trị phổ quát, những quyền cơ bản làm nên giá trị hiện hữu của con người càng lúc càng được thừa nhận trong các cộng đồng dị biệt của nhân loại, coi đó như là điều kiện thiết yếu tạo dựng một xã hội hoà bình, an lạc, hoá giải hận thù, xoá bỏ bất công, áp bức gây nên bởi tham vọng quyền lực, cuồng tín giáo điều. Thông điệp bao dung, hỷ xả mà đức Thích Tôn trao truyền cho các chúng Thanh văn và Bồ tát, tỏa sáng bằng các phẩm tính từ bi và trí tuệ của tuệ giác vô thượng, ngày nay dần dần được nhân loại đón nhận như là dấu hiệu chỉ đường cho một thế giới nội tâm an lạc trong một thế giới đầy sợ hãi vì bạo lực điên cuồng.

Thông điệp ấy được truyền vào đất nước Việt nam cũng đã 2000 năm. Đức tính bao dung và những giá trị phổ quát của phẩm giá con người được hàm chứa trong đó đã từng là nguồn lực sinh tồn tác động, hình thành ý thức dân tộc. Mỗi dân tộc, trong điều kiện địa lý và lịch sử cá biệt, bằng vô vàn đau thương và khổ luỵ của nhiều thế hệ tiếp nối, đã tạo dựng nên những giá trị truyền thống, có đủ sức mạnh ý chí để tự khẳng định sự tồn tại của mình bình đẳng với mọi dân tộc khác, dù lớn hay nhỏ. Đó là bài học lịch sử được viết bằng tâm nguyện hy sinh vô uý của lịch đại Tổ Sư, của nhiều thế hệ Phật tử anh hùng, mà ngày nay hết thảy chúng đệ tử Phật, xuất gia cũng như tại gia, cần phải tư duy chiêm nghiệm, tự trang bị cho mình nhận thức chân chính, để nhờ đó mà tăng trưởng tâm nguyện bồ đề, sức mạnh dũng cảm vô uý. Nếu không được như thế, cộng đồng Phật tử Việt nam sẽ chỉ hiện diện như những hội đoàn ô hợp đấu tranh theo quyền lợi thế tục, mà công phu hành trì, công việc Phật sự lại chỉ tập trung vào những hình thức bên ngoài và nghi lễ cúng bái.

2548 năm, giáo pháp của đức Thích Tôn được truyền bá lan dần từ Đông sang Tây, từ cận vùng Nam cực cho tới vành đai Bắc cực, bằng phương tiện duy nhất là thuyết giáo mà không bạo lực hận thù, chỉ thấm nhuần hương vị duy nhất là giác ngộ và giải thoát. 2000 năm lịch sử truyền thừa trên đất Việt, cũng thuần một hương vị duy nhất được hòa quyện bất khả phân bởi tinh hoa dân tộc và đạo pháp. Đó là ý nghĩa tồn tại, mà cũng là sứ mạng, của các cộng đồng Phật tử Việt nam trong đại khối cộng đồng dân tộc.

Năm nay, cũng như hằng nghìn năm trước, Tăng già và Phật tử Việt nam cúng dường ngày đản sinh của đức Từ phụ, đấng Đạo sư của chư thiên và nhân loại, bằng tín tâm thanh tịnh, bằng công hạnh tu trì được tích lũy, đốt nén tâm hương giới định huệ, cầu nguyện an lạc cho mình và cho nhiều người, ích lợi trong đời này và đời sau.

Kính thưa Chư liệt vị,

Ngay sau ngày Phật đản, là ngày Tăng già Việt nam, gồm cả hai bộ Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, kiết giới an cư theo truyền thống Bắc phương. Mặc dù do sự sai biệt phong thổ, lịch pháp và tập quán xã hội nên ngày tháng an cư của hai hệ truyền thừa Nam Bắc không đồng, nhưng tất cả đều dựa trên một nền tảng Tỳ-ni tạng, với những học xứ tương đồng của giới bổn Biệt giải thoát. Nhân dịp này, tôi kính gởi đến toàn thể Tăng già Viêt nam, chư Đại đức tỳ kheo và tỳ kheo ni; gởi đến toàn thể bốn chúng đệ tử Phật, lời thăm hỏi và chào mừng ngày mới của Mùa an cư 2548 như là lời chúc tụng đầu năm trong đời sống đạo hạnh.

Mùa an cư, các chúng Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, trong từng trú xứ riêng biệt, cùng hòa hiệp và thanh tịnh trong đồng nhất trú xứ, và đồng nhất thuyết giới; là nền tảng phước điền cho các chúng đệ tử xuất gia cũng như tại gia, lấy đó làm y chỉ để tăng trưởng đạo lực, vun bồi gốc rễ phước lạc nhân thiên và đạo quả Niết bàn.

Cũng nhân đây, tôi xin nhắc lại bảy pháp bất thối mà đức Phật đã chỉ dạy mà chúng Tỳ kheo và tỳ kheo ni cần phải học tập, chấp hành; y chỉ trên đó mà tu trì để tăng trưởng đạo lực cho mình và đồng thời củng cố bản thể thanh tịnh và hòa hiệp của Tăng già, không bị lôi cuốn vào các sự nghiệp thế gian, không bị chi phối và sử dịch bởi các cộng đồng thế tục. Nguyên lai pháp bất thối được Phật công bố do bởi Đại thần Vũ Xá theo lệnh vua A-xà-thế thỉnh ý đức Phật về ý đồ xâm lược và trấn áp bộ tộc Bạt-kỳ, ỷ thị sức mạnh của Vương quốc Ma-kiệt-đà hùng cường. Nhân đó, Phật khiến A-nan tập họp tất cả chúng tỳ kheo trong phạm vi thành Vương xá để nghe đức Phật công bố bảy pháp bất thối. Cũng như một dân tộc không bị đánh bại và khuất phục, nếu dân tộc ấy có đầy đủ bảy pháp bất thối; cũng vậy, chúng Tỳ kheo sẽ không thể bị khống chế bởi bất cứ sức mạnh dẫu hung tàn như thế nào của thế lực cường quyền, nếu chúng Tỳ kheo sống hòa hiệp bằng bảy pháp bất thối. Bằng vào ý thức tự giác, chứ không bằng vào sự cưỡng chế pháp luật, đức Phật công bố bảy pháp bất thối, mà Tăng trong một trú xứ nếu không y giáo phụng hành, chúng tỳ kheo ở đó chỉ là một tập thể ô hợp, nghĩa là như bầy quạ khi có lợi thì cùng tụ nhau lại kêu la inh ỏi, khi hết lợi thì tan tác bay đi. Bảy pháp bất thối như sau:

  • Các tỳ kheo thường xuyên tập họp đúng theo các qui định bởi Luật tạng, để giảng luận Chánh pháp, chứ không phải tập họp để tuyên dương tán tụng sức mạnh quyền lực thế gian, khiến cho các tỳ kheo trong trú xứ cùng sinh hoạt hòa thuận.
  • Các tỳ kheo phải tụ họp trong tinh thần hòa hiệp không tranh chấp, giải tán trong tinh thần hòa hiệp không tị hiềm, nghi kỵ, và chấp hành các Tăng sự trong tình cảm nhiệt thành.
  • Chúng tỳ kheo không tùy tiện quy định và ban hành những luật lệ không đáng được ban hành, không thích hợp; cũng không được tự tiện sửa đổi, bải bỏ những luật lệ đã được ban hành từ trước; sống đúng theo giáo huấn của Phật, và tùy thuận những gì mà Tăng già đã quy định, được truyền thừa qua lịch đại Tổ Sư.
  • Các tỳ kheo phải luôn tôn trọng, kính lễ các tỳ kheo trưởng thượng, mà phẩm hạnh và trí tuệ do công phu tu tập và học hỏi, xứng đáng là hàng Trưởng lão trong Tăng; luôn luôn nhiệt thành nghe những lời khuyến giáo của các tỳ kheo trưởng thượng như thế.
  • Các tỳ kheo sống không bị lôi cuốn vào những tham ái, những bận rộn thế tục.
  • Trú xứ của chúng tỳ kheo là những nơi nhàn tĩnh, không phải là trú xứ tập họp để phục vụ các quyền lợi thế tục.
  • Các tỳ kheo sống an trú chánh niệm, tỉnh thức, tạo thành một cộng đồng thanh tịnh hòa hiệp, để cho các đồng phạm hạnh từ những nơi khác chưa đến thì muốn đến, đã đến thì muốn an trú lâu dài để tu tập, cùng sống hòa thuận và an lạc.


Tư duy chiêm nghiệm bảy pháp bất thối mà đức Thích Tôn đã trao truyền cho chúng đệ tử, những người Phật tử Việt nam không khỏi ngậm ngùi vì những mâu thuẫn bất hoà, tranh chấp, chia rẽ trong hàng đệ tử Phật. Sinh vào thời Pháp nhược Ma cường, hàng Thánh Tăng vắng bóng, Phật tử Việt nam cùng chung kết quả cộng nghiệp của dân tộc Việt nam, mà những dòng thác hung bạo của tranh chấp quyền lực quốc tế, của hận thù giai cấp, của đấu tranh ý thức hệ, đã ghi lại vô vàn vết tích đau thương trên đại khối dân tộc. Đức Phật đã dạy, chúng sinh là kẻ thừa tự của những nghiệp mà nó đã làm. Vậy, mỗi người trong chúng ta, Tăng cũng như tục, cần có thời gian lắng đọng tâm tư để thấy rõ trách nhiệm của từng cá nhân mình, vì đã không có đủ năng lực trí tuệ, không có đủ ý chí dũng mãnh, để cho ngọn đèn Chánh pháp được lịch đại Tổ Sư truyền trao qua 2000 nghìn năm lịch sử bỗng chốc bị lu mờ, khiến cho hầu hết những người con Phật không thấy rõ đường nào phải đi, không thể phân biệt đâu chánh đâu tà, đâu là sứ mạng của người tu học Phật và đâu là sử dịch nô lệ của thế gian.

Kính thưa Chư liệt vị,

Ngày Phật đản, Phật tử chúng ta dâng nén tâm hương cúng dường mười phương chư Phật. Hương thơm giới định huệ dâng lên, nhưng khói bụi trần lao ô trược cũng đồng thời rơi vãi xuống. Vì vậy, chúng ta không nên chỉ nhìn lên làn khói cuộn như mây lành năm sắc trong hư không mà quên không nhìn thấy bụi bẩn rơi vãi trên bàn thờ. Mỗi khi dâng hương cúng Phật, hãy nhớ đừng quên quét dọn bàn thờ Phật cho thanh tịnh trang nghiêm; cũng đừng tự trói tay mình lại, hay để cho người khác trói tay mình lại, mà nhìn bụi bám đài sen càng lúc càng dày.

Vật có tụ thì phải có tán. Tâm người có khi hiệp thì cũng có khi lìa. Tăng chúng nay hiệp mai lìa, một phần cũng là quy luật của tồn tại. Nhưng bản thể thanh tịnh và hòa hiệp tạo thành tồn tại của Tăng mà đức Phật thiết lập thì không hề dao động, không hề biến đổi. Khi duyên hội, các pháp tự thành.

Nhưng duyên hội không hoàn toàn ngẫu nhiên mà không có cộng đồng giao hưởng bởi tâm tư hay ước vọng của chúng sinh. Cho nên, trong mùa an cư năm nay, tôi thành tâm cầu nguyện uy lực Tam bảo gia trì hộ niệm cho bốn chúng đệ tử hội đủ thiện duyên, bỏ bớt dần những vọng tưởng trần lao, xa dần những bôn ba thế tục, chuyên tu giới định huệ, hướng tâm nguyện đến sự tồn tại chói sáng của Tăng già từ bản thể thanh tịnh và hòa hiệp. Có như thế, Phật pháp mới là nguồn suối an lạc, Tăng-già là tiêu chí cho một xã hội đạo đức và trật tự. Bốn chúng đệ tử Phật như thế cùng góp công đức kiến tạo thế giới hòa bình, cho dân tộc an lạc và tăng tiến.

Cầu nguyện cho tất cả chúng đệ tử Phật cùng học cùng tu, cùng tôn thờ một đấng Đạo Sư, cùng sống hòa hiệp như nước với sữa, như thế mới tìm thấy sự an lạc trong Chánh pháp.

Nam Mô Trung Thiên Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Tu Viện Nguyên Thiều. Phật Đản Năm Giáp Thân

Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN

Tỳ Kheo Thích Huyền Quang






***
youtube

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/06/2013(Xem: 2954)
Một thời đức Phật ngự tại vườn trúc Ca Lan Đà thuộc thành La Duyệt nước Ma Kiệt. Bấy giờ trong thành có một Trưởng giả giàu có tên Thi Lợi Quật, ông chỉ gần gũi các Ni Kiền ngoại đạo, và không để ý đến Phật pháp.
01/06/2013(Xem: 8261)
Theo truyền thống Phật giáo Theravāda, Vesak là lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại gắn liền với cuộc đời Đức Phật: ngày Đức Phật Đản sinh, ngày Đức Phật Thành đạo, và ngày Đức Phật nhập Niết-bàn.
21/05/2013(Xem: 2927)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
18/05/2013(Xem: 7273)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
25/04/2013(Xem: 3179)
Mục đích của tâm lý trị liệu là để chữa trị, thoa dịu và làm vơi bớt nỗi khổ đau của những người đang bị dày vò bởi nhiều vấn đề nan giải trong cuộc sống, hay những người được chẩn đoán là đang mắc bệnh tâm thần. Về điểm này, một số câu hỏi sau đây vẫn chưa có sự đồng thuận: tâm lý trị liệu là gì, bệnh tâm thần là gì, kỹ thuật chữa trị ra sao, mục đích để làm gì, làm thế nào để chữa lành bệnh, hoặc phương pháp này hữu hiệu ra sao. Nói cách khác, bằng cách đặt những câu hỏi ấy, chúng ta đòi hỏi sự xác nhận vị trí của phương pháp này trong hệ thống tâm lý trị liệu của phương Tây.
22/04/2013(Xem: 7799)
Ròng rã bốn mươi chín năm đức Phật thuyết pháp, đều là tùy theo căn cơ, hay nói cho rõ hơn, tùy theo bệnh “chấp thật” sâu hoặc cạn của chúng sinh mà cho thuốc khác nhau. Vì thế, kinh Phật đã phân chia ra “Liễu nghĩa” và “Bất liễu nghĩa”.
10/04/2013(Xem: 9436)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
08/04/2013(Xem: 18845)
Lời giới thiệu của người dịch : Tỳ Kheo Bodhi sinh năm 1944 tại Brooklyn, NewYork. Ngài là một học giả Phật giáo uyên thâm nổi tiếng khắp thế giới qua các công trình dịch thuật và sáng tác của Ngài.
08/04/2013(Xem: 9792)
Cuộc đời hoằng pháp của Đức Thích Ca được nhân loại chiêm ngưỡng, khảo nghiệm dưới nhiều góc độ: giải thoát học, tôn giáo học, khoa học, triết học, sử học... Song, tất cả đều có chung một mẫu số rằng: "Suốt 25 thế kỷ qua, Đức Phật, người sáng lập ra đạo Phật ...
08/04/2013(Xem: 13680)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]