Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm Niệm Phật Đản Trong Đại Dịch Corona

05/05/202015:06(Xem: 7128)
Cảm Niệm Phật Đản Trong Đại Dịch Corona

duc phat dan sanh

CẢM NIỆM PHẬT ĐẢN
TRONG ĐẠI DỊCH CORONA

 

Nam Mô Lâm Tì Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Kính lạy Đức Từ Phụbốn loài và Đạo Sư ba cõi

 

Lại thêm một mùa Tưởng Niệm Từ Phụ Đản Sanh trở về với địa cầu nhân gian,  năm châu bốn biển lần thứ 2644 năm.

 

Nhưng Mùa Phật Đản năm nay, chúng con không được tổ chức với hình thức thật long trọng để cung đón Ngài Thị Hiện Đản Sanh trên các lễ đài thật trang nghiêm được kết bằng những đoá hoa lòng tinh khiết.  Chúng con không biết suốt chiều dài lịch sử 2644 năm đã có năm nào như năm nay hay không. Đã có năm nào tưởng niệm Ngài Đản Sanhmà chỉ âm thầm trong lòng của mỗi người con Phật như năm nay hay không?

 

Kính lạy Đức Từ Phụ

Chúng con thật xót xa, khi ngày Tưởng Niệm Đản Sanh trở về, mà hàng con Phật chúng con không thiết trí được Lễ Đài nguy nga, trang nghiêm hết mức bằng tất cả phẩm vật của trần gian. Để tôn trí kim thân Ngài lên bảo toà cao cao, cho trời người chiêm ngưỡng tưởng niệm ân đức cao vời lồng lộng của Ngài, mà trong nhân gian ba cõi không gì có thể so sánh được.

 

Kính lạy Đức Từ Phụ

Chúng con vẫn biết mọi pháp hình tướng đều là sinh diệt mộng huyễn không thật. Nhưng chúng con không biết vận dụng cách nào khác hơn, nên tạm mượn các pháp hữu hình hữu tướng sinh diệt mộng huyễn ấy, để tri ân Pháp Bất Sinh Bất Diệt, mà Đức Từ Phụ đã thấy ra một cách thấu triệt trọn vẹn màNgài đã suốt 49 năm tuyên thuyết khai thị Pháp Vô Sanh Diệt cho hàng thánh tam thừa liễu triệt và ngoại đạo phàm phu được thấu tỏ. Để rồi trước và sau khi Ngài thị hiện Niết Bàn có vô số chúng sanh chuyển phàm thành Thánh.

 

Từ ngày Đức Như Lai Thị Hiện Niết Bàn đến nay đã trải qua 2564 năm và dòng pháp Vô Sanh của Ngài luôn được lưu chuyển chảy dài theo dòng thời gian và ngang dọc xuyên qua các châu lục trên địa cầu này. Đến hôm nay Giáo Pháp của Ngài tuyên thuyết ngày càng sống động nhiệm mầu, thế giới loài người đều quy ngưỡng.

 

Kính lạy Đức Từ Phụ Như Lai,

Chúng con đã được duyên phước tự thuở nào, nên kiếp sống này được làm con của Ngài, được ngậm từng giọt cam lồ ngọt mát của Pháp Vô Sanh và thấm vào trong cốt tuỷ, hoà nhập cùng dòng máu đỏ luân lưu tuần hoàn trong cơ thể tứ đại của chúng con.

 

Ân ấy! Đức ấy! làm sao chúng con có thể dửng dưng không đáp đền. Chính vì vậy, mỗi khi tháng Tư (âm lịch) trở về với vạn vật, là lòng chúng con nao nao, dâng niềm cảm xúc và hân hoan vui sướng. Bằng mọi phương tiện, hoàn cảnh, địa dư, nhân sự, chúng con nơi nơi chốn chốn, đều thiết trí lễ đài cung nghinh Thánh tượng Đản Sanh, cờ lọngphan phướn, đèn xoay ngũ sắc, bay khắp bốn phương, dâng hương hoa đăng, phẩm vật sắc hương, thành kính cúng dường, hàng hàng con Phật, tâm tâm niệm niệm, một lòng tha thiết, quỳ dưới bảo toà, nhất tâm tưởng niệm, ân đức cao dày, Từ Phụ Như Lai, vì thương trần thế, Thị Hiện Đản Sanh, Xuất Gia Thành Đạo, Thuyết Pháp Độ Sanh, Tam Thừa Giáo Bị, Hoá Độ Dĩ Tất, Thị Hiện Niết Bàn, Lưu Bố Xá Lợi, Phước Lợi Nhân Thiên.

 

Chính vì vậy,

Chúng con phải mượn huyễn mộng hư ảo, để diễn bày y báo chánh báo mà chúng con đang có, thành kính dâng lên tri ân công đức cúng dường Từ Phụ Như Lai. Vì ngoài huyễn mộng hư ảo ra, thì phàm phu chúng con sẽ không biết duyên vào đâu, để thiết lập công đức và tiến tu đạo nghiệp và không làm sao để thực hiện lời Từ Phụ Giáo Hoá. Bởi vì, Ngài đã từng dạy Sanh Tử và Niết Bàn thảy đều là hoa đốm giữa hư không. Vì lẽ ấy mà chư Phật Bồ Tát luôn xuất hiện qua lại, dạo khắp cõi trần để hoá độ chúng sanh, dưới nhiều hình thức ứng hiện khác nhau, như Kinh Lăng Già đã nói:

 

世間離生滅Thế gian ly sanh diệt        Thế gian lìa sanh diệt

猶如虛空花Do như hư không hoa      Như hoa giữa hư không

智不得有無Trí bất đắc hữu vô            Trí chẳng được có không

而興大悲心Nhi hưng đại bi tâm         Mà trỗi lòng bi lớn

 

 

Và ngài lục Tổ Huệ Năng cũng nói rằng:

佛法在世間Phật pháp tại thế gian     Phật pháp trên thế gian

不離世間覺  Bất ly thế gian giác          Không rời thế gian mà giác

離世覓菩提  Ly thế mịch bồ đề            Rời thế gian tìm giác ngộ

恰如求兔角 Kháp như cầu thố giác    Giống như tìm sừng thỏ

 

Cho nên, chúng con thiết nghĩ rằng: Chư Như Lai Bồ Tát, đã không rời thế gian huyễn hoá này mà thành tựu Nhất Thiết Chủng Trí, thì chúng con nay cũng xin được học đòi Đức Tánh Quang Minh, mượn huyễn hoá tạo lập công đức, tri ân cao dày của Từ Phụ Như Lai Thị Hiện Đản Sanh, bằng thân tâm năm uẩn giả hợp, chuyển thành năm phần pháp thân thanh tịnh. Mượn sáu trần thiết lập Lễ Đài Tôn Nghiêm, hoá thành sáu thông tự tại. Thế gian lắm lúc không hiểu được nghĩa lý sâu xa mầu nhiệm, nên vội vàng phê phán cho rằng chúng con bày vẽ đặt điều, chứ Đức Thế Tôn nào muốn như vậy. Nhưng họ đâu biết rằng: Lòng Từ Bi của Thế Tôn quảng đại bất khả tư và phương tiện quyền trí bất khả nghì, không ngoài mục đích nâng đỡ chúng sanh phàm phu ngu muội, tiến dần lên nấc thang giác ngộ cứu cánh tối thượng. Vì lẽ ấy, mà Thế Tôn thị hiện trong đời ngũ trược ác thế, vì một Đại Sự Nhân Duyên là Khai Thị Chúng Sanh Ngộ Nhập Phật Tri Kiến.

 

Kính Lạy Đức Từ Phụ Như Lai,

Nhưng năm nay, Tưởng Niệm lần thứ 2644 năm Từ Phụ Đản Sanh Giáng Trần, toàn khắp năm châu không được long trọng tổ chức lễ hội lớn nhỏ, lễ đài trang nghiêm, cho tất cả hàng con Phật quy về nơi chốn tổ trụ xứ thuận duyên, để lòng thành khát ngưỡng, cung chiêm tôn thánh, đảnh lễ cúng dường, tưởng niệm ân cao. Trên báo đền ân Phật, dưới lập công đức, ngõhầu lợi lạc quần sanh mai hậu.

 

Cho nên, năm nay mỗi tự thân chúng con phải tự trang nghiêm Lễ Đài. Mỗi một người con Phật là một Lễ Đài Trang Nghiêm với Kim Thân Bảo Tướng Từ Phụ Đản Sanh. Thiết trí bốn phía bảo đài bằng vật liệu chánh cần ý túc, cờ phướn trang hoàng với màu sắc ngũ căn ngũ lực, bảy đoá sen vàng bằng chất liệu giác phần thất trân, bảo toà thiết bằng bảo vật bát chánh. Ba độc hằng ngày nay hoá thành hoa trời tam vô lậu học, rải khắp trần gian cúng dường Từ Phụ. Ngũ dục tham đắm nay chuyển thành ngũ phần pháp thân mây hương toả khắp tam thiên.

 

Mỗi một tự thân chúng con là một vườn Lâm Tì Ni thiêng liêng mầu nhiệm vì giữa hư không Phạm Thiên, Đế Thích cùng chư thiên ba cõi che khắp cả bầu trời quang đãng, cung kính chào đón một Bậc Thánh Nhân Vô Thượng xuất hiện trần gian giáng thế tuyên thuyết thông điệp từ bi vô ngã lợi tha. Dưới trần gian thánh mẫu Ma Da tay còn vịn đoá hoa Vô Ưu với tất cả sự hạnh phúc nhất trong đời. Tịnh Phạn vương cùng quần thần tụ hội đông kín, để đón mừng bậc Thánh Nhân xuất thế.

 

Thich An Chi
Tác giả, TT Thích An Chí
Hình chụp lúc đang giảng pháp qua hệ thống Zoom
do Chùa Quang Minh, Melbourne, Úc Châu tổ chức
trong mùa dịch Cúm Covid-19



Kính lạy Đức Từ Phụ

Chúng con thiết nghĩ, vì thế mà năm nay Tưởng Niệm Phật Đản Sanh sẽ linh thiêng mầu nhiệm hơn bao giờ hết, lòng thành tha thiết kính ngưỡng hơn bao giờ hết, vì nhờ tăng thượng duyên của ma tử Corona đang rình chờ cơ hội, vì không biên giới, không phân kỳ chủng tộc, ngôn ngữ màu da, văn hoá sắc tộc, không khuất phục trước uy quyền vọng tộc danh giá, không thương tiếc thường dân thấp bé, không chê già ghét trẻ và Corona sẵn sàng đến với mọi người mọi tầng lớp. Gây đau khổ cho người, không may lìa trần bỏ lại tất cả người thân, tiền tài vật chất. Vì sự kiện này, mà tất cả lòng thành tín, nguyện cầu tha thiết, với ước nguyện Corona sớm xa lìa loài người mà vĩnh viễn từ giãra đi.

 

Do đó, chúng con hy vọng tin tưởng rằng; Ngày Trăng Tròn Tháng Tư năm nay, khắp nơi khắp chốn, nhà nhà tự viện, thảy đều đồng loạt cùng trong một thời gian, tiếng kinh vang vọng, thấu đến Hữu Đảnh, suốt tận ngục tối. Tuy không gian cách biệt, nhưng tâm ngườicon Phật, lúc bấy giờ cùng nhau nối kết, thành lọng báu bao trùm khắp tam thiên, như lọng báu của trưởng giả Bảo Tích cùng năm trăm trưởng giả tử dâng cúng Phật trong Duy Ma Cật Sở Thuyết. Với năng lực đồng nhất Corona sẽ ra đi khỏi địa cầu, trả lại sự an lành cho nhân loại.  Hàng con Phật nhân đây mà thẩm thấu lẽ vô thường sanh diệt, với niềm tin bất hoại tăng trưởng, quy kính ngôi Tam Bảo và Từ Phụ Như Lai.

 

Kính lạy Đức Từ Phụ Như Lai

Do nhân duyên thiện mỹ, Phật pháp càng trường tồn hưng thịnh, nơi tự thân mỗi người. Ánh sáng mặt trời Phật pháp hằng chiếu soi tận hang cùng ngỏ hẻm và địa phủ tối tăm. Nơi nơi thảy đều hưởng phước, chốn chốn mưa gió thuận hoà, mùa màng tươi tốt, ngũ cốc phong dinh, tứ thời lợi lạc.

Kính lạy Cha Lành từ bi gia hộ nhiếp thọ chúng con, vững tiến trên lộ trình thượng cầu hạ hoá, thế thế sanh sanh Phật vi quyến thuộc. Chúng con nguyện đời đời kiếp kiếp, tận vị lai kiếp, đều được làm con của Cha Lànhbốn loài và Thầy của Trời Người Tôn Quý.

 

Chúng con năm vóc sát đất chí thành đảnh lễ nguyện Quy Y Đức Từ Phụ Như Lai Phước Trí vẹn toàn là nơi chúng con nương tựa kiên cố và cùng tất cả chúng sanh Thể Theo Đạo Cả, Phát Lòng Vô Thượng.

 

Nam Mô Thiên Hoa Đài Thượng Bách Bảo Quang Trung Tam Thập Nhị Tướng Chi Năng Nhân, Bát Thập chủng Hảo Chi Đại Giác, Ư Hiện Toạ Đạo Tràng Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

 Thích An Chí



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/06/2013(Xem: 2935)
Một thời đức Phật ngự tại vườn trúc Ca Lan Đà thuộc thành La Duyệt nước Ma Kiệt. Bấy giờ trong thành có một Trưởng giả giàu có tên Thi Lợi Quật, ông chỉ gần gũi các Ni Kiền ngoại đạo, và không để ý đến Phật pháp.
01/06/2013(Xem: 8022)
Theo truyền thống Phật giáo Theravāda, Vesak là lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại gắn liền với cuộc đời Đức Phật: ngày Đức Phật Đản sinh, ngày Đức Phật Thành đạo, và ngày Đức Phật nhập Niết-bàn.
21/05/2013(Xem: 2919)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
18/05/2013(Xem: 7190)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
25/04/2013(Xem: 3164)
Mục đích của tâm lý trị liệu là để chữa trị, thoa dịu và làm vơi bớt nỗi khổ đau của những người đang bị dày vò bởi nhiều vấn đề nan giải trong cuộc sống, hay những người được chẩn đoán là đang mắc bệnh tâm thần. Về điểm này, một số câu hỏi sau đây vẫn chưa có sự đồng thuận: tâm lý trị liệu là gì, bệnh tâm thần là gì, kỹ thuật chữa trị ra sao, mục đích để làm gì, làm thế nào để chữa lành bệnh, hoặc phương pháp này hữu hiệu ra sao. Nói cách khác, bằng cách đặt những câu hỏi ấy, chúng ta đòi hỏi sự xác nhận vị trí của phương pháp này trong hệ thống tâm lý trị liệu của phương Tây.
22/04/2013(Xem: 7727)
Ròng rã bốn mươi chín năm đức Phật thuyết pháp, đều là tùy theo căn cơ, hay nói cho rõ hơn, tùy theo bệnh “chấp thật” sâu hoặc cạn của chúng sinh mà cho thuốc khác nhau. Vì thế, kinh Phật đã phân chia ra “Liễu nghĩa” và “Bất liễu nghĩa”.
10/04/2013(Xem: 9296)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
08/04/2013(Xem: 18755)
Lời giới thiệu của người dịch : Tỳ Kheo Bodhi sinh năm 1944 tại Brooklyn, NewYork. Ngài là một học giả Phật giáo uyên thâm nổi tiếng khắp thế giới qua các công trình dịch thuật và sáng tác của Ngài.
08/04/2013(Xem: 9491)
Cuộc đời hoằng pháp của Đức Thích Ca được nhân loại chiêm ngưỡng, khảo nghiệm dưới nhiều góc độ: giải thoát học, tôn giáo học, khoa học, triết học, sử học... Song, tất cả đều có chung một mẫu số rằng: "Suốt 25 thế kỷ qua, Đức Phật, người sáng lập ra đạo Phật ...
08/04/2013(Xem: 13486)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]