Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mười lợi ích khi tin Phật chân thật

30/04/201912:20(Xem: 3615)
Mười lợi ích khi tin Phật chân thật

phat thich ca 2

MƯỜI LỢI ÍCH

KHI TIN PHẬT CHÂN THẬT

Vị Thánh đệ tử nào, bạch Thế Tôn, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có thể phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, được chờ đợi rằng: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không có quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp

(Tương Ưng Căn, Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Bộ)


Tin Phật chân thật có lợi ích chăng? Những lợi ích đó là gì? Làm sao biết ai đó có lòng tin chân thật?”. Đó là những vấn đề mà bài kết tập này tập trung khai triển từ những lời dạy của Đức Phật trong kinh tạng Nikàya (Pali) và Hán tạng ngõ hầu giúp quý đạo hữu có nhìn tổng quan về tính tương đồng của hai truyền thống Phật Giáo về niềm tin vào Đấng Thiện Thệ. Ngoài ra, Bài kết tập bổ sung những lời dạy của chư tổ sư thánh hiền khiến cho lời dạy của Thế Tôn hiển thực hơn. Có thể kể ra nơi đây 10 lợi ích trong vô số lợi ích khi tin Phật.

Những lợi ích khi tin Phật

  1. 1.       Hướng về Chư Thiên

Những ai chỉ đủ lòng tin và thương mến Như lai, thì tất cả được hướng về chư Thiên như đã được Đức Phật thuyết trong bài kinh số 22 Dụ Con Rắn của Trung Bộ.  Đức Phật trong phần pháp khéo giảng đã chỉ ra bảy hạng đệ tử: bậc A La Hán, bậc Bất Lai, bậc Nhất Lai, bậc Dự Lưu,bậc Tùy Pháp Hành, bậc Tùy Tín Hành, và bậc Đủ lòng tin Như Lai. Trong đó bậc cuối cùng cho thấy với những ai chỉ đủ lòng tin và thương mến Như Lai, thì sẽ hướng về Chư Thiên như đoạn kinh sau

Chư Tỷ-kheo, như vậy pháp được Ta khéo giảng làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ khỏi các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị nào chỉ đủ lòng tin nơi Ta, chỉ đủ lòng thương mến đối với Ta, thì tất cả những vị ấy được hướng về chư Thiên

  1. 2.      Không đọa địa ngục, được sinh Thiên

Bốn câu kệ trong Chuyện Pháp Tối Thắng của Tiểu Bộ Kinh cho thấy những ai có lòng tin chân thật và quy y Phật, thì sẽ không bị tái sanh vào đọa xứ mà lại được sanh thiên

Những ai quy y Phật
Sẽ không đi đọa xứ,
Từ bỏ thân làm người
Sẽ tràn đầy thiên giới.

(Tiểu Bộ Kinh, Chuyện Tiền Thân Đức Phật I, Chương 1 Pháp Tối Thắng)

 

  1. 3.      Có thể được giải thoát hoặc sinh về Tịnh Độ

Với những ai nhất tâm hướng về Như Lai với lòng tin không lay động thì khi lâm chung với tâm ý này sẽ được giải thoát như lời Thế Tôn trong Tương Ưng Căn, Tương Ưng Bộ như đoạn kinh sau:

 Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái nhà có nóc nhọn, hay một giảng đường có nóc nhọn, với cửa sổ hướng về phía Đông, khi mặt trời mọc và các tia nắng chiếu vào ngang qua cửa sổ, chúng dựa vào chỗ nào?

-- Chúng dựa trên bức tường phía Tây, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, lòng tin của Bà-la-môn Unnàbha hướng về, căn cứ, được an trú trên Như Lai. Lòng tin ấy kiên cố, không bị Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chiếm đoạt. Nếu trong lúc này, này các Tỷ-kheo, Bà-la-môn Unnàbha bị mệnh chung, không có một kiết sử nào có thể cột để kéo Bà-la-môn Unnàbha trở lui về đời này.

(Tương Ưng Bộ V- Tập V Thiên Đại Phẩm. Chương IV. Tương Ưng Căn (b). Phẩm Về Già. 42. II. Bà-La-Môn Unnàbha (S.v,217)

 

Làm sao với niềm tin nhất tâm hướng về Như Lai có thể được giải thoát, có lẻ vì lúc đó tâm hành giả được chánh trực vì Tâm không bị Tham, Sân, Si chi phối do dựa vào Như Lai, như đã được Đức Phật dạy cách NIỆM PHẬT cho cư sĩ Mahànàma trong Tăng Chi Bô, Chương Sáu Pháp như sau:

 

Ở đây, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Như Lai : "Đây là Thế Tôn... Phật, Thế Tôn". Khi nào, này Mahànàma, Thánh đệ tử niệm Như Lai, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối ; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực, nhờ dựa vào Như Lai. Và này Mahànàma, một Thánh đệ tử, với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến pháp. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.

(Tăng Chi Bộ, Chương Sáu Pháp. X (10) Mahànàma)

 

Tương tự như vậy với lòng tin chân thật, nhất tâm tin vào Bản Nguyện Bi Trí Viên Mãn của Đức Phật A Di Đà, không một chút phân vân, không một chút nghi ngờ, hành giả với tâm mong cầu thoát sanh về Thế Giới Cực Lạc, thì sẽ được như nguyện như đã được Như Lai tuyên thuyết như sau:

Hết thảy hữu tình khắp cả mười phương thế giới, nghe tin danh hiệu công đức Vô Lượng Thọ Phật, lập tức nhập địa vị chánh định, sinh về cõi Phật An Lạc thanh tịnh.

(Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Phật Danh Hiệu Lợi Ích Đại sự Nhân duyên Kinh. Hán dịch Thiên Trúc Tam Tạng Khang Tăng Khải (Tào Ngụy). Việt dịch Bửu Quang đệ tử Như Hòa, tr.2 A4]

“Chúng sanh ở phương khai, nghe danh hiệu Di Đà Như Lai, cho đến chỉ phát một niệm tin ưa, vui vẻ hâm mộ, chỗ có căn lành đó đem hồi hướng nguyện vãng sanh Cực Lạc, tùy nguyện liền được vãng sanh, được vị bất thối chuyển cho đến thành Phật.” [,Kinh Đại Bảo Tích- theo Hương Đạo số 19 -2008. tr.23]

“Có những chúng sanh nghe danh hiệu Đức Phật A Di Đà, lòng tin vui mừng nhẫn đến phát một niệm chí tâm hồi hướng nguyện cầu sanh Cực Lạc, thì liền được vãng sanh ở bực bất thối chuyển…” [,Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Như Lai. Hán dịch. Tam tạng pháp sư Khương Tăng Khải. Việt dịch Hòa Thượng Thích Trí Tịnh tr.83]

Những lời dạy của một số tổ sư tương ưng với lời Phật dạy cho thấy sức mạnh của lòng tin chân thật vào Thiên Nhơn Sư (sức mạnh của tín lực):

 

Liên Tông Bảo Giám có kệ: “Nhất niệm khởi mà muôn vật đều biết, lòng tin sanh là chư Phật hiện.”

Trong khi đó Ngẫu Ích Đại Sư tổ thứ chín của Tịnh Độ Tông cho rằng: “Vãng sanh hay không đều do tín nguyện quyết định.”, hay “Công phu niệm Phật quý ở chỗ lòng tin chân thật.”

Thân Loan, Tổ sư của Tịnh Độ Chân Tông đặt trọn tín tâm vào bản nguyện lực của Đức Phật A Di Đà. Ngài cho rằng; “Niệm Phật không để củng cố tự lực của mình mà Niệm Phật chính là hoan hỷ đón nhận tha lực nơi chính thân mình.”  

(Tịnh Độ Nhật Bản, tr.183. Nguyên tác Kakehashi Jitsuen, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Như Điển)

Hay Ngài Long Thọ có kệ: “Có người trồng căn lành, nghi ngờ hoa chẳng nở, Có lòng tin trong sạch, Hoa nở liền thấy Phật” (Chương Kệ Di Đà – Phẩm Dị Hành: Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận – Bồ Tát Long Thọ).

“Trụ vào tâm tha lực (nguyện lực của Đức A DI ĐÀ) mà niệm Phật thì chỉ trong khoảnh khắc, đã được dự vào sự lai nghinh của Đức Phật A DI ĐÀ” (Niệm Phật Tông yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân, tr. 21).

Rõ ràng, với lòng tin chân thật, thì hành giả sẽ được vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ, và công phụ niệm Phật sẽ có thể thành tựu khi tâm rời khỏi tham, sân, si, hân hoan niệm danh hiệu Phật.

  1. 4.      Không bị phá hoại bởi Ma Vương và bất kể ai trên cõi đời này

Việc này đã được Đức Thích Tôn tuyên thuyết trong Tương Ưng Căn thuộc Tương Ưng Bộ như sau:

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, lòng tin của Bà-la-môn Unnàbha hướng về, căn cứ, được an trú trên Như Lai. Lòng tin ấy kiên cố, không bị Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chiếm đoạt.

  1. 5.      Chỗ y cứ khi có Pháp sự khởi lên

Thế giới ngày nay tràn đầy nổi khổ và niềm đau do tham ái mà ra. Chiến tranh, xung đột và bạo lực diễn ra khắp đó đây mỗi ngày. Con người thường hay bảo thủ, bảo vệ quan kiến của mình, tranh đua, hơn thua với nhau cũng chỉ vì cố chấp. Ngay cả bốn chúng đệ tử của Như Lai cũng tranh luận, hơn thua với nhau- Pháp này là chánh, pháp kia là tà dẫn đến bất hòa trong Tăng Ni cũng như các Phật tử tại gia. Nếu vậy, hành giả ngày nay nên y cứ vào Đức Phật, y cứ vào Lời dạy của Ngài. Lời Phật dạy đã được lưu trữ trong các tạng kinh để làm chỗ nương tựa, chỗ y cứ khi có pháp sự xảy ra. Điều này được Đức Thế Tôn chỉ dạy cho hai cư sĩ họ thích Mahànàma và Godhà khi hai cư sĩ tranh luận về những hành giả thành tựu quả dư lưu: Cư sĩ Mahànàma cho rằng những đệ tử của Như Lai thành tựu bốn pháp: tin Phật bất động, tin Pháp bất động, tin Tăng bất động và các học giới trong sạch, thì sẽ được quả dự lưu trong khi đó cư sĩ Godhà cho rằng chỉ thành tựu ba pháp (Tin Tam Bảo bất động) là quả dự lưu. Hai cư sỹ đã đem việc này trình lên Đức Phật, và được Phật phân giải như đoạn kinh được trích từ Tương Ưng Bộ như sau:

- Hãy chờ một lát, này Mahànàma, hãy chờ một lát, này Mahànàma. Thế Tôn biết rõ việc này, thành tựu hay không thành tựu những pháp này. Này Godhà, chúng ta hãy đi đến Thế Tôn và sau khi đến, hãy hỏi về ý nghĩa này.

Rồi họ Thích Mahànàma và họ Thích Godhà đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, họ Thích Mahànàma bạch Thế Tôn:

 -- Ở đây, bạch Thế Tôn, con đi đến họ Thích Godhà; sau khi đến, nói với họ Thích Godhà:

"-- Này Godhà, theo như Hiền giả biết, một người là bậc Dự lưu thành tựu bao nhiêu pháp... giác ngộ?"

Được nói vậy, bạch Thế Tôn, họ Thích Godhà nói với con:

"--Này Mahànàma, theo như tôi biết, một người là bậc Dự lưu thành tựu ba pháp... giác ngộ. Thế nào là ba? Ở đây, này Mahànàma, vị Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật: 'Đây là là bậc Ứng Cúng,... Phật, Thế Tôn'... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... Này Mahànàma, theo như tôi biết, một người là bậc Dự lưu thành tựu ba pháp này thời không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Còn này Mahànàma theo như Hiền giả biết, một người là bậc Dự lưu thành tựu bao nhiêu pháp... giác ngộ?"

 Được nói vậy, bạch Thế Tôn, con nói với họ Thích Godhàa

"-- Này Godhà, theo như tôi biết, một người là bậc Dự lưu thành tựu bốn pháp... giác ngộ. Thế nào là bốn? Ở đây, này Godhà, vị Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật: 'Đây là là bậc Ứng Cúng,... Phật, Thế Tôn"... đối với Pháp... đối với Tăng... thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. Này Godhà, theo như tôi biết, một người là bậc Dự lưu thành tựu bốn pháp... giác ngộ".

Được nghe nói vậy, bạch Thế Tôn, họ Thích Godhà, nói với con:

"-- Hãy chờ một lát, này Mahànàma, hãy chờ một lát, này Mahanàma. Thế Tôn sẽ biết rõ việc này, là thành tựu hay không thành tựu những pháp này".

 Ở đây, bạch Thế Tôn, nếu nói vấn đề pháp sự khởi lên (dhamma samuppàda), và một bên là Thế Tôn, một bên là chúng Tỷ-kheo. Bên nào là Thế Tôn, bên ấy con theo. Vì bạch Thế Tôn, đó là tịnh tín của con. Mong Thế Tôn chấp nhận.

 Ở đây, bạch Thế Tôn, nếu có vấn đề pháp sự khởi lên, và một bên là Thế Tôn, một bên là chúng Tỷ-kheo và chúng Tỷ-kheo-ni. Bên nào là Thế Tôn, bên ấy con theo. Vì bạch Thế Tôn... Mong Thế Tôn chấp nhận.

 Ở đây, bạch Thế Tôn, nếu có vấn đề pháp sự khởi lên, và một bên là Thế Tôn, một bên là chúng Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo-ni và nam cư sĩ. Bên nào là Thế Tôn... Mong Thế Tôn chấp nhận.

 Ở đây, bạch Thế Tôn, nếu có vấn đề pháp sự khởi lên, và một bên là Thế Tôn, một bên là chúng Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo-ni, và nữ cư sĩ. Bên nào là Thế Tôn... Mong Thế Tôn chấp nhận.

Ở đây, bạch Thế Tôn, nếu có vấn đề pháp sự khởi lên, và một bên là Thế Tôn, một bên là chúng Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, chúng Thiên giới, chúng Ma giới, chúng Phạm thiên giới, quần chúng Sa-môn và Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Bên nào là Thế Tôn, bên ấy con theo. Vì bạch Thế Tôn, đó là tịnh tín của con. Mong Thế Tôn chấp nhận.

Họ Thích Mahànàma đã nói như vậy, này Godhà, Ông có nói gì không?

Họ Thích Mahànàma đã nói như vậy, con không có nói gì trừ lời nói "Thiện", trừ lời nói "Tốt".

(Tương Ưng Bộ, Tương Ưng Dự Lưu b)

  1. 6.      Không quăng bỏ gánh nặng đối với Thiện Pháp

Những ai với lòng tin chân thật nhất hương đến Phật, thì luôn kiên tâm với thiện pháp như lời dạy trong Tương Ưng Căn như sau:

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Anga, tại thị trấn của dân chúng Anga tên là Apana.

Tại đấy, Thế Tôn bảo Tôn giả Sàriputta:

-- Này Sàriputta, có vị Thánh đệ tử nào đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy có thể có phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai?

 -- Vị Thánh đệ tử nào, bạch Thế Tôn, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có thể phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, được chờ đợi rằng: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không có quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp.

(Tương Ưng Bộ - Tập V Thiên Đại Phẩm. Chương IV. Tương Ưng Căn (b) V. Phẩm Về Già. 50. X. Tín, hay Ngôi Chợ (S.v,225))

  1. 7.      Nhân thành tựu quả dự lưu

Tin Phật chân thật là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu bốn dự lưu phần: Khi tin Phật, hành giả sẽ tin lời Phật dạy (Pháp) và tin Chúng Tăng và giữ ngũ giới trong sạch, hoặc hoan hỷ thí xả. Những ai thành tựu bốn dự lưu phần này, sẽ chính thức bước vào dòng thánh đầu tiên. Họ tự tuyên bố: từ nay về sau không còn bị thối đọa, đã đoạn tận sanh vào ác thú, và nhất quyết chứng quả giác ngộ. Bốn dự lưu phần này bàng bạc trong năm bộ kinh Nikàya, nhất là trong Tương Ưng Bô, phần Tương Ưng Dự Lưu.

 

  1. 8.      Tâm được hoan hỷ, an lành

Như đã được Như Lai dạy cách niệm Phật trong Chương Sáu Pháp của Tăng Chi: những ai tin Phật chân thật, khi hướng về Như Lai, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, tâm được chánh trực, được nghĩa tín thọ, pháp thọ, tâm hân hoan đến pháp do dựa vào Như Lai….

Nghe được câu Niệm Phật,

An lành được lợi lớn.

(Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh- Phẩm 26, tr.91)

 

  1. 9.      Một trong mười hạng người xứng đáng được cúng dường

Này các Tỷ-kheo, mười hạng người này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là mười?

Như lai, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác, bậc Độc giác, bậc Giải thoát cả hai phần, bậc Tuệ giải thoát, bậc Thân chứng, bậc Kiến chí, bậc Tín giải thoát, bậc Tùy pháp hành, bậc Tùy tín hành, bậc Chuyển tánh.

Này các Tỷ-kheo, mười hạng người này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.

(Tăng Chi Bộ kinh-Chương 10: Mười Pháp, Phẩm: Đáng được cúng dường)

Phải chăng bậc Chuyển Tánh là những người chỉ đủ lòng tin, và thương mến Như Lai, như lời dạy của Ngài trong Trung Bộ Kinh số 22 Dụ Con Rắn như đã được đề cập ở trên. Sau bậc Tùy Tín Hành là những hạng người chỉ đủ lòng tin và thương mến Đức Phật.

Trong khi đó ở Tam Tụ Luật Nghi Kinh, phẩm I của Kinh Đại Bảo Tích cho rằng những người nghe danh hiệu Phật mà có lòng tin chân thật, thời phải đem hương hoa cúng dường như đoạn trích sau:

Nếu có người nghe danh hiệu Phật, có lòng tin chắc là thật, thời mọi người nên đem hương hoa như núi Tu Di, phan lọng trùm cả đại thiên để cúng dường, vì người này tin Phật vậy. (Đại Bảo Tích: Phẩm I: Pháp Hội Tam Tụ Luật Nghi, tr.60).

  1. 10.  Nhân để hướng tâm thành tứ vô lượng tâm giải thoát, tuệ giải thoát

 

Ba pháp nhận biết người có lòng tin chân thật

 

Qua ba điều sau này sẽ biết người có lòng tin chân thật: thứ nhất là muốn gặp người có giới đức; thứ hai muốn nghe diệu pháp, và thứ ba: Hoan hỷ thí xả như lời Phật dạy trong Tăng Chi Bộ như sau:

Một thời Thế Tôn trú tại Gomagga, trong khu rừng Simsapà, dạy các Tỷ kheo: Do ba sự kiện này, này các Tỷ kheo, một người được biết là có lòng tin. Thế nào là ba? Ưa thấy người có giới hạnh; ưa nghe diệu pháp; với tâm ly cấu uế xan tham, sống trong nhà, bố thí rộng rãi với bàn tay sạch sẽ, thích thú sự từ bỏ, sẵn sàng khi được yêu cầu, thích phân phát vật bố thí. 

Do ba sự kiện này, này các Tỷ kheo, một người được biết là có lòng tin. 

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Nhỏ, phần Sự kiện, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.268) 

Lời kết

Những ai có lòng tin chân thật với Thế Tôn, thường kiên tâm với những thiện Pháp, muốn nghe diệu pháp, tư duy pháp, hành trì pháp để chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Những ai tin Phật thường hay bố thí, cúng dường, phụng sư cho tha nhân, cho Tam Bảo khiến cho chánh pháp, thiện pháp loan tỏa khắp muôn nơi.

 

 

Nguyện đem công đức này

Hướng về chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh cõi Cực Lạc

Tâm Tịnh cẩn tập

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2017(Xem: 12625)
Niềm Tin Bất Hoại Đối Với Đức Phật – HT Thích Thái Hòa
28/05/2017(Xem: 11220)
Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.
22/05/2017(Xem: 53934)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
25/04/2017(Xem: 6957)
UNIVERSAL LOVE OF THE BUDDHA Written by Andrew. J. Williams Produced and performed by Andrew. J. Williams and Roger. J. McLachlan Recorded by Roger. J. McLachlan SONGLIST 1. UNIVERSAL LOVE reprise (Williams) 2. DEAL OF GOLD (Williams) 3. GOLDEN GENEROSITY (Williams/McLachlan) 4. PROMISE (Williams) 5. UNIVERSAL LOVE reprise (Williams) 6. ONE PEOPLE (Williams) 7. PERFECT PLACE (Williams) 8. REVERENCE (Williams) 9. CELESTIAL BALLET (Williams) 10. OBSTACLES & FEARS (Williams/McLachlan) 11. THE SOLUTION (Williams) 12. LIBERATION (Williams) 13. UNIVERSAL LOVE (Williams) 14. MERIT DEDICATION (Williams)
14/04/2017(Xem: 3712)
Cách đây hơn 2600 năm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời tại xứ Ấn Độ cổ xưa, cội nguồn của nền văn minh sông Hằng và thế giới. Một sự kiện trọng đại thật là hy hữu và hiếm có, Đức Thế Tôn thị hiện vào cõi đời này để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Ngài đản sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni vào ngày rằm tháng tư năm 624 trước công nguyên, ngoại thành Ca Tỳ La Vệ, ngày nay là xứ Nepal. Khi Đức Thế Tôn thị hiện đản sanh, tiên nhân A Tư Đà đoán rằng sau này Ngài sẽ trở thành vị Vua Chuyển Luân Thánh Vương và nếu xuất gia học đạo sẽ thành Phật. Lịch sử của Đức Thế Tôn có tính siêu việt giống như đoá hoa Vô Ưu mấy ngàn năm mới nở một lần.
13/02/2017(Xem: 5650)
Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. (Đại Bát Niết Bàn – Trường Bộ Kinh)
28/05/2016(Xem: 12911)
Phật Tánh đó là Tánh Giác Ngộ, Tánh Phật, Bổn Tánh Lành, Mầm Lương Thiện trong mọi loài chúng sinh. Cũng gọi là Như Lai Tánh, đối nghĩa với chúng sanh tánh. Kinh Phạm võng: Tất cả chúnh sanh đều có sẵn Tánh Giác Ngộ nơi mình (Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh). Nhờ có Tánh Giác Ngộ ấy, bổn tánh lành ấy chúng sanh công nhận và thấu đạt lý nhân quả, hiểu cái thể tự nhiên của mình đồng với Phật. Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện. Mỗi loài đều có nơi mình Phật Tánh, dầu cho loài nào có thấp hèn tới đâu cũng có khả năng thành Phật. Không trừ loài nào, không một ai mà không có khả năng thành Phật.
24/05/2016(Xem: 10361)
Sáng Rằm Tháng Tư Đại Lễ Phật Đản 2640- PL: 2560- DL: 2016 Ghi nhận bằng hình ảnh qua các tự viện ở thành phố Nha Trang - Chùa Long Sơn (đường 23 tháng 10) - Chùa Nghĩa Hòa (đường 23 tháng 10) - Chùa Thiên Hòa (đường Yersin) - Chùa Vương Xá (đường Phương Sài) - Tổ Đình Nghĩa Phương (đường Lý Thánh Tôn) - Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa (đường Sinh Trung) Tâm Không Vĩnh Hữu
09/04/2016(Xem: 16526)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
07/04/2016(Xem: 8828)
“Thị hiện Đản sanh”, là cụm từ được chỉ chung cho tất cả các bậc Thánh nhân, chư Phật, Bồ Tát khởi lên ý niệm tự phát nguyện “Thị hiện”, là muốn và đến các quốc độ Trời, Người (cõi người nhiều hơn) đã định sẵn trong tâm để hóa độ. Sau đó, quán chiếu vào để tìm kiếm, chọn cho mình một người Mẹ trong những gia đình có tâm từ bi, thánh thiện, đạo đức, rồi nhập Thánh thai. Sau khi chào đời, bản thể lớn khôn, trí tuệ cao vời, liền Thị hiện vào dòng đời, dấn thân, lê gót khắp nơi trên mọi nẻo đường bản xứ mình, giáp mặt với mọi giai cấp, để hiển bày các đạo lý mang tính Thánh giáo, Thiện đạo, Thiện nghiệp, giáo lý giải thoát vốn đã và đang có mà khai thị, thị giáo cho các chủng loại chúng sanh Trời, Người thật bình đẳng, ai cũng được thăng tiến lên các nấc thang Chân, Thiện, Mỹ, giải thoát siêu lên các cảnh giới Phật, Thiên, Tiên sau khi xả bỏ ba
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]