Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Hạ thứ 16 tại thành phố Àlavì (năm -574)

02/03/201419:20(Xem: 14657)
24. Hạ thứ 16 tại thành phố Àlavì (năm -574)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)


11- Hạ thứ 16 tại thành phố Àlavì (năm -574)

Phật độ quỷ dạ xoa Àlavaka (quỷ Khoáng Dã)[1]

Sau mùa an cư thứ 15, Phật đi hoằng hóa về miền nam. Phật nhập hạ thứ 16 tại thành phố Àlavì, thuộc tả ngạn sông Gangà, cách Benares (Varanasi) không xa. Gần nơi an cư có một ngôi miếu hoang vắng ở phía đông đền Narayana (Na La Diên) thờ thần Visnu (Tỳ Nữu). Đó là miếu thờ quỷ dạ xoa (yakkha) Àlavaka[2]rất hung dữ, thích ăn thịt người. Một hôm, Phật vào ngôi miếu đó ngồi tham thiền. Quỷ Àlavaka giận dữ đến trước mặt Phật hét lớn :

Đi ra khỏi nơi đây ! Mau lên.

Được rồi, Như Lai đi ra đây.

Bây giờ hãy trở vào !

Đức Phật lại quay trở vào miếu. Lần thứ nhì, rồi lần thứ ba, quỷ Àlavaka ra lệnh cho Phật đi ra đi vào như thế, Phật đều làm theo ý nó. Quỷ Àlavaka lấy làm thích chí lại hét bảo Phật đi ra. Phật nói :

Như Lai đã chìu ý đạo hữu ba lần rồi. Như vậy là đủ rồi. Bây giờ Như Lai muốn được ngồi đây trong sự yên tĩnh.

Được, này ông sa môn, ta sẽ hỏi ông 13 câu. Nếu ông đáp được, ta sẽ để yên cho ông tự ý muốn ngồi lại đây bao lâu cũng được. Nhưng nếu ông không giải đáp được, ta sẽ phân tán tâm ông, cắt xẻ tim ông, nắm chân ông quăng tuốt qua phía bên kia sông Gangà.

Này Àlavaka, không thể được. Trên thế gian này Như Lai không thấy ai, dù là chư thiên, sa môn, Bà-la-môn, hay một đám đông người, không ai có thể phân tán tâm Như Lai, hoặc cắt xẻ tim Như Lai, hoặc nắm chân Như Lai quăng qua phía bên kia sông Gangà. Tuy nhiên, đạo hữu muốn hỏi việc gì cứ hỏi.

Àlavaka liền nêu lên mấy câu hỏi sau đây :

1- Vật sở hữu quý nhất của con người là gì ?

2- Điều gì, nếu thực hành đúng, sẽ đem lại hạnh phúc ?

3- Hương vị nào ngọt ngào hơn tất cả ?

4- Sống thế nào là cao thượng nhất ?

Đức Phật đáp :

1- Niềm tin sáng suốt là vật sở hữu quý nhất của con người.

2- Giáo Pháp cao thượng, nếu thực hành đúng, sẽ đem lại hạnh phúc.

3- Lòng từ bi là hương vị ngọt ngào nhất.

4- Sống với trí tuệ là cao thượng nhất.

Àlavaka lại hỏi tiếp :

5- Làm sao vượt qua trận thủy tai ? (Làm sao qua khỏi 1 tai nạn nguy hiểm ?)

6- Làm sao vượt trùng dương ? (Làm sao thực hiện được 1 việc khó khăn to lớn ?)

7- Làm sao chế ngự được phiền não ?

8- Tự thanh lọc bằng cách nào ? (Làm sao thân tâm được thanh tịnh ?)

Đức Phật đáp :

5- Vượt qua trận thủy tai bằng niềm tin.

6- Vượt trùng dương bằng đức kiên trì.

7- Chế ngự phiền não bằng tính nhẫn nhục.

8- Tự thanh lọc bằng trí tuệ.

Àlavaka lại hỏi :

9- Làm sao thành đạt trí tuệ ?

10- Làm sao lập nên sự nghiệp ?

11- Làm sao thành đạt danh vọng ?

12- Làm sao cho tình bằng hữu trở nên khắng khít ?

13- Làm sao được sạch phiền não khi qua đời ?

Đức Phật đáp :

9- Có niềm tin sáng suốt, kiên trì tu tập Giáo Pháp của bậc Đại giác, sẽ thành đạt trí tuệ có khả năng dẫn đến niết bàn.

10- Sáng suốt, kiên trì, cần mẫn làm việc, sẽ lập nên sự nghiệp.

11- Tính chân thật sẽ làm cho thành đạt danh vọng.

12- Đức quảng đại khoan dung làm cho tình bằng hữu trở nên khắng khít.

13- Người cư sĩ có bốn phẩm hạnh: chân thật, giới đức, can đảm và khoan dung, sẽ không phiền não khi qua đời.

“Nếu đạo hữu còn nghi ngờ, hãy đi hỏi các vị sa môn và Bà-la-môn khác xem họ có gì quý báu, cao thượng hơn tính chân thật, tự kiểm soát, quảng đại và nhẫn nại không ?

Quỷ Àlavaka đã hiểu lời Phật dạy, bạch rằng :

Bạch Thế Tôn, nhờ Thế Tôn chỉ dạy, con đã thấu hiểu bí quyết để mưu cầu an lạc trong tương lai. Con đâu còn phải đi hỏi các vị sa môn hay Bà-la-môn khác nữa làm gì. Hôm nay, đức Thế Tôn quang lâm đến Àlavì chính vì sự an lành của con. Con đã hiểu rằng pháp thí đem lại quả lành phong phú. Từ nay con sẽ đi từ làng này sang làng khác, từ đô thị này đến thị trấn kia để tán dương công đức và Giáo Pháp cao thượng của bậc Chánh Biến Tri.

Này Àlavaka, muốn được an lạc thì phải giữ giới thanh tịnh, nhất là 4 trọng giới sát sanh, trộm cướp, dâm dục, nói dối. Liệu ngươi có giữ được không ?

Bạch Thế Tôn, đối với 3 giới trộm cướp, dâm dục và nói dối thì con giữ được. Nhưng con và quyến thuộc của con chỉ nhờ ăn máu thịt mà được sống, nay thọ giới không sát hại thì biết lấy gì để sống ?

Này thiện nam tử, Như Lai sẽ bảo các vị khất sĩ (Tỳ kheo) từ nay trở đi, vào mỗi bữa ngọ trai phải thường thí thực cho ngươi và quyến thuộc của ngươi.[3]

Bạch Thế Tôn, con xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, và nguyện từ nay sẽ hết lòng hộ trì Chánh Pháp.

Nói xong, quỷ dạ xoa Àlavaka đảnh lễ Phật rồi lui ra đi mất.



[1]Xem : Tương Ưng Bộ, chương 10, kinh 12; Tiểu Bộ, Kinh Tập 1.10: Àlavaka; Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương 9; Kinh Quán Phật Tam Muội Hải 2; Đại Đường Tây Vực Ký 7; Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Phạm Hạnh, trang 436.

[2]Theo kinh Quán Phật Tam Muội Hải thì quỷ Àlavakacó 1 cổ, 6 đầu, 6 mặt, đầu gối có 2 mặt, toàn thân có lông như mũi tên, hể thân cử động thì lông bắn ra như tên, cặp mắt đỏ ngầu luôn luôn có máu rịn chảy ra, thích uống máu và ăn thịt sống.

[3]Có lẽ do lời hứa này của Phật mà ở chùa, vào mỗi buổi ngọ trai thường có một vị tăng đem ít thức ăn ra ngoài trời cúng thí thực.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2013(Xem: 34536)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 53462)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
25/10/2013(Xem: 11434)
Every year since the resolution passed by the United Nation’s General Assembly on 15 December 1999 - the thrice-sacred day of Vesak (celebrating the birth, enlightenment and passing away of the Buddha Gotama) is celebrated internationally. The International Council for the Day of Vesak has been granted Consultative Status with the UN Economic and Social Council since 2013 – to honor commitments, the 11th United Nations Day of Vesak celebrations will take upon: “Buddhism and the UN Millennium Development Goals”, as the general theme of the 2014 UNDV Conference.
04/10/2013(Xem: 15168)
Đây là tác phẩm điện ảnh quy mô với mức đầu tư hàng triệu dollar. Bộ phim đã có sự góp mặt của dàn diễn viên Bollywood Ấn Độ. Đoàn làm phim đã tham khảo về nội dung cuộc đời Đức Phật từ nhiều sử gia, nhà khảo cổ, nhà văn hóa, nhà xã hội học và các nhà Phật học nổi tiếng tại Ấn Độ và Nepal. Qua đó, cuộc đời Đức Phật lịch sử được tái hiện một cách chân thật, gần gủi mà các bộ phim trước chưa thể hiện được.
11/09/2013(Xem: 16762)
Nam mô Từ phụ Thích Ca Vì thương sanh chúng hiện ra trên đời Bạch Ngà báo mộng tuyệt vời Giáng sanh con quý ra đời Thích Ca
30/08/2013(Xem: 6093)
Theo quan niệm dân gian, đôi mắt mỗi người được coi là cửa sổ của tâm hồn. Thế thì ai ai cũng có hai cửa sổ. Cửa sổ rộng rãi thì nhà được sáng sủa, thoáng mát; cửa sổ chật hẹp thì nhà bị u tối, nóng bức.
30/08/2013(Xem: 2987)
Nghệ sĩ tính là tính nghệ sĩ được thể hiện qua cung cách tư duy, diễn đạt, minh họa, ứng xử với tha nhân trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi người.
29/08/2013(Xem: 2889)
Đệ tử Đức Phật Thích Ca được phân thành bảy chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-ma (giai đoạn 2 năm thử thách, phấn đấu dành cho Sa-di-ni trườc khi thọ giới cụ túc),
29/08/2013(Xem: 3701)
Năm ấy (1994) sau ngày lễ mãn hạ An Cư tại Hạ Trường Thiên Bửu Tháp (chùa Thiên Thai) thuộc huyện Đất Đỏ, Thị Xã Bà Rịa, thầy chánh đại diện bấy giờ là Thượng Tọa Thích Tịnh Trí có nhã ý mời tôi tham quan khu di tích căn cứ núi Minh Đạm, nơi đó có chùa Sơn Châu, rồi sau đó ghé qua khu vực Phước Hải để thăm ngôi chùa cổ Sắc Tứ Vạn An. Thời tiết đã chuyển sang thu, nhưng trông dáng núi vẫn thẳm một màu xanh biếc nghiêng bóng với biển trời bát ngát, sau những cây mưa đầu mùa khá to làm cho muôn hoa cỏ thêm phần sung mãn và không khí tỏa ra một cảm giác tươi mát khinh an giữa muôn vật và cho người vãng cảnh.
16/08/2013(Xem: 5624)
Đây là món quà vô giá, hết sức đơn giản bạn có thể tặng con. Những chủng tử nụ cười, thanh tịnh, từ bi của Phật sẽ từ từ gieo vào tàng thức, chuyển hóa con thành người thánh thiện có khuôn mặt tươi vui, hiền hòa rất tự nhiên. Bạn sẽ thấy con dễ mến vô cùng và thương kính gần gũi cha mẹ hơn bao giờ hết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567