Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

46. Hạ thứ 40 tại Jetavana (năm -550)

02/03/201421:33(Xem: 14682)
46. Hạ thứ 40 tại Jetavana (năm -550)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)

18- Hạ 40 tại Jetavana (năm -550)

Vua Pasenadi truyền xây dựng một tinh xá mới cho giáo đoàn khất sĩ tại ven thủ đô Sàvatthi. Tinh xá mới này lấy tên là Ràjakaràma. Đức Phật ở tại Kosala liên tiếp trong hai năm, đi giáo hóa các nơi trong xứ và nhập hạ tại Jetavana.

Trong thời gian này, tại Ràjagaha, thủ đô của Magadha, Thượng tọa Devadatta không còn được vua Ajàtasattu kính nể nữa. Trong số hơn một trăm vị khất sĩ còn ở lại với Thượng tọa, 80 vị đã bỏ Thượng tọa để trở về giáo đoàn của Phật ở tinh xá Venuvana. Devadatta càng ngày càng bị cô lập. Thầy bị bệnh nằm liệt trên núi Gayàsìsa suốt chín tháng, không đi đâu được cả.

Từ ngày chấm dứt chiến tranh giữa hai nước Kosala và Magadha, vua Ajàtasattu cũng không còn gặp gỡ Thượng tọa Devadatta, và cũng không có liên lạc nào với giáo đoàn khất sĩ của Phật ở Venuvana. Vua chỉ thân cận với những vị lãnh đạo của các giáo phái khác. Tuy vậy các khất sĩ vẫn được hành đạo một cách yên ổn. Dân chúng cũng như các vị khất sĩ ở Griddhakùta (Linh Thứu) và Venuvana (Trúc Lâm) rất mong Phật trở về. Y sĩ Jìvaka cũng rất tha thiết mong Phật trở về.

Phật chỉ cách chấn chỉnh tư-pháp và kinh-tế[1]

Sau mùa an cư năm -550, hoàng hậu Mallikà xứ Kosala từ trần. Vua Pasenadi buồn quá, đến thăm Phật để tìm nguồn an ủi. Hoàng hậu Mallikà là chị ruột của vua Bimbisàra và là người bạn đời rất xứng đáng của vua Pasenadi, rất được vua thương yêu hết lòng. Hoàng hậu là người thuần kính theo Phật, thông minh, sáng suốt, thông hiểu Giáo Pháp một cách sâu xa. Chính bà đã can gián vua bỏ lệ sát hại thú vật để cúng thần linh, và hướng dẫn vua theo đạo giác ngộ của Phật.

Đau khổ vì bị mất người bạn đời yêu quí đã từng chia xẻ vui buồn với mình trên 50 năm, vua Pasenadi tìm đến Phật. Ngồi im lặng thật lâu bên Phật, vua cảm thấy tâm hồn an tịnh trở lại. Sau khi an ủi vua bằng cách nhắc nhở cuộc đời là vô thường, sầu khổ là có hại, Phật khuyên vua nên dành thêm thì giờ vào việc tu tập thiền quán, lúc tuổi già nên cố gắng sống đúng theo Chánh Pháp để làm nhân lành cho kiếp sau. Phật khuyên vua nên tìm cách cải tổ guồng máy tư pháp và kinh tế để mang đến an vui và hạnh phúc cho dân. Phật nói những hình phạt như đánh đập, tra tấn, giam cầm, tử hình, không phải là những biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa trộm cướp. Gặp thời đói kém và loạn lạc, trộm cướp và bạo động tự nhiên gia tăng. Nhà cầm quyền cần có chính sách kinh tế hợp thời để an dân như giảm thuế, giúp thực phẩm, lúa giống, phân bón cho nông dân nghèo, cấp vốn cho nhà buôn, tăng lương cho công tư chức vân vân ... Chính sách kinh tế muốn được kết quả tốt phải là một chính sách nhằm khuyến khích và giúp đỡ những người tự nguyện có khả năng chứ không thể căn cứ vào sự bắt buộc và đe dọa.

Vua Pasenadi nghe Phật nói xong, lòng thấy nguôi ngoai, nguyện dành thêm nhiều thì giờ để tu học và chấn chỉnh kinh tế cho dân chúng được an vui.

Thượng tọa Ànanda cũng đã chăm chỉ ngồi nghe. Về sau ngài trùng tuyên lại ý này trong kinh Kutadantà(Digha nikàya 5).



[1]Xem Trường Bộ (Dìgha nikàya) 5: kinh Kutadantà.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2013(Xem: 34538)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 53474)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
25/10/2013(Xem: 11436)
Every year since the resolution passed by the United Nation’s General Assembly on 15 December 1999 - the thrice-sacred day of Vesak (celebrating the birth, enlightenment and passing away of the Buddha Gotama) is celebrated internationally. The International Council for the Day of Vesak has been granted Consultative Status with the UN Economic and Social Council since 2013 – to honor commitments, the 11th United Nations Day of Vesak celebrations will take upon: “Buddhism and the UN Millennium Development Goals”, as the general theme of the 2014 UNDV Conference.
04/10/2013(Xem: 15168)
Đây là tác phẩm điện ảnh quy mô với mức đầu tư hàng triệu dollar. Bộ phim đã có sự góp mặt của dàn diễn viên Bollywood Ấn Độ. Đoàn làm phim đã tham khảo về nội dung cuộc đời Đức Phật từ nhiều sử gia, nhà khảo cổ, nhà văn hóa, nhà xã hội học và các nhà Phật học nổi tiếng tại Ấn Độ và Nepal. Qua đó, cuộc đời Đức Phật lịch sử được tái hiện một cách chân thật, gần gủi mà các bộ phim trước chưa thể hiện được.
11/09/2013(Xem: 16763)
Nam mô Từ phụ Thích Ca Vì thương sanh chúng hiện ra trên đời Bạch Ngà báo mộng tuyệt vời Giáng sanh con quý ra đời Thích Ca
30/08/2013(Xem: 6094)
Theo quan niệm dân gian, đôi mắt mỗi người được coi là cửa sổ của tâm hồn. Thế thì ai ai cũng có hai cửa sổ. Cửa sổ rộng rãi thì nhà được sáng sủa, thoáng mát; cửa sổ chật hẹp thì nhà bị u tối, nóng bức.
30/08/2013(Xem: 2987)
Nghệ sĩ tính là tính nghệ sĩ được thể hiện qua cung cách tư duy, diễn đạt, minh họa, ứng xử với tha nhân trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi người.
29/08/2013(Xem: 2892)
Đệ tử Đức Phật Thích Ca được phân thành bảy chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-ma (giai đoạn 2 năm thử thách, phấn đấu dành cho Sa-di-ni trườc khi thọ giới cụ túc),
29/08/2013(Xem: 3701)
Năm ấy (1994) sau ngày lễ mãn hạ An Cư tại Hạ Trường Thiên Bửu Tháp (chùa Thiên Thai) thuộc huyện Đất Đỏ, Thị Xã Bà Rịa, thầy chánh đại diện bấy giờ là Thượng Tọa Thích Tịnh Trí có nhã ý mời tôi tham quan khu di tích căn cứ núi Minh Đạm, nơi đó có chùa Sơn Châu, rồi sau đó ghé qua khu vực Phước Hải để thăm ngôi chùa cổ Sắc Tứ Vạn An. Thời tiết đã chuyển sang thu, nhưng trông dáng núi vẫn thẳm một màu xanh biếc nghiêng bóng với biển trời bát ngát, sau những cây mưa đầu mùa khá to làm cho muôn hoa cỏ thêm phần sung mãn và không khí tỏa ra một cảm giác tươi mát khinh an giữa muôn vật và cho người vãng cảnh.
16/08/2013(Xem: 5624)
Đây là món quà vô giá, hết sức đơn giản bạn có thể tặng con. Những chủng tử nụ cười, thanh tịnh, từ bi của Phật sẽ từ từ gieo vào tàng thức, chuyển hóa con thành người thánh thiện có khuôn mặt tươi vui, hiền hòa rất tự nhiên. Bạn sẽ thấy con dễ mến vô cùng và thương kính gần gũi cha mẹ hơn bao giờ hết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567