Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

30. Những ngày cuối cùng

20/07/201112:53(Xem: 5430)
30. Những ngày cuối cùng

30. Những ngày cuối cùng

Khi Đức Phật 80 tuổi, Ngài tự nghĩ: “Ta đã làm tất cả những gì ta có thể làm để giúp cho mọi người. Ta đã hướng dẫn họ làm thế nào để sống với tình thương và tránh làm hại sự sống của kẻ khác. Bây giờ, đã đến lúc ta sẽ từ bỏ thân xác này một cách an lạc”.

Lúc đó, Đức Phật gọi A Nan: “Đã đến lúc chúng ta trở về Ca Tỳ La Vệ một lần cuối. Ta muốn viên tịch tại thành phố nơi ta đã trưởng thành”.

A Nan nghe xong hết sức đau buồn, ông thưa: “Bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài đừng lìa bỏ chúng con. Đã nhiều năm qua, Ngài là thầy dẫn đường của chúng con. Chúng con biết sẽ làm gì đây khi thầy vắng bóng?”. Nói xong, ông sụt sùi khóc.

Phật an ủi: “Đừng khóc nữa, A Nan thân yêu của ta. Ta luôn luôn dạy rằng, chết là điều tất nhiên của sự sống, không có gì phải lo sợ cả, con phải hiểu rõ điều đó. Khi ta viên tịch rồi, hãy lấy những lời dạy của ta làm thầy dẫn đường. Nếu con khắc ghi những lời dạy này trong trái tim của con, con sẽ không cần đến ta nữa. Bây giờ chúng ta hãy lên đường trở về Ca Tỳ La Vệ”.

Đức Phật và các đệ tử lên đường đi về hướng Bắc. Họ đi ngang qua những ngôi làng ở Câu Thi Na (Kushinagar) cách Ca Tỳ La Vệ không xa. Đức Phật nói với các đệ tử dừng lại nơi đây và nghỉ ngơi. Người nói với A Nan rằng: “Đây là nơi ta sẽ viên tịch”.

Mặc dù đây là những ngày cuối cùng của đời sống, Đức Phật vẫn không ngừng cứu độ chúng sinh. Một ông Phạm chí tên Tu Bạt Đà La (Subhaddha) đã 120 tuổi xin được gặp Phật và Ngài đã đồng ý. Phật đã lắng nghe những thắc mắc của ông về việc tu hành và Ngài đã ban cho ông những lời chỉ dẫn rất chân tình. Sau khi nghe xong, mọi nghi ngờ của ông đều tan biến, và ông đã tìm được nguồn an lạc hạnh phúc ngay khi Đức Phật nói pháp xong.

Sau đó, Đức Phật đi vào khu vườn và nằm giữa hai thân cây Sa la đang nở hoa trắng xóa. Những đệ tử tụ tập vây quanh Ngài. Một số người đang sụt sùi khóc, nhưng những người đã hoàn toàn an lạc giải thoát thì im lặng.

Đức Phật ban bố những lời dạy cuối cùng: “Hãy ghi nhớ những gì ta đã dạy các con. Tham ái là nguyên nhân của tất cả bất hạnh. Mọi vật sớm hay muộn cũng sẽ biến đổi, đừng nên bám víu vào bất cứ cái gì. Tốt hơn hết nên dốc lòng thanh lọc tâm trí. Hãy tinh tấn lên để đạt tới giải thoát”.

Lúc này, Đức Phật xoay mình về bên phải, đầu đặt lên bàn tay phải. Ngài nhắm mắt lại và an nhiên viên tịch. Hoa Sa la rụng xuống như mưa.

Sau đó, các đệ tử đặt nhục thân Phật vào trong quan tài bằng gỗ. Họ chuẩn bị đem thiêu Ngài theo phong tục Ấn Độ, nhưng họ không sao mồi lửa cho cháy được. Lúc ấy, vị đệ tử lớn của Phật là Ca Diếp (Maha Kassapa) về tới. Khi nghe tin Đức Phật sẽ nhập Niết bàn, Ca Diếp vội vã đến Câu Thi Na, nhưng khi ngài về đến nơi thì Đức Phật đã tịch rồi. Ca Diếp đến bên kim quan và chắp tay thành kính đảnh lễ nhục thân của Phật. Ca Diếp lạy xong thì lửa bắt đầu đốt cháy. Lửa tàn, xác thịt đều ra tro, chỉ còn lại những viên xá lợi óng ánh đủ màu sắc.

Vua các nước ở phía Bắc Ấn Độ nghe tin Phật nhập Niết bàn, sau khi hỏa thiêu có nhiều xá lợi nên họ muốn thỉnh về thờ. Họ nghĩ: “Ta sẽ xây một cái tháp để tôn thờ xá lợi của Phật trong vương quốc của ta. Đây là niềm vinh hạnh rất lớn cho đất nước của ta”.

Thế rồi, ông vua nào cũng muốn lấy xá lợi của Phật nên đã xảy ra sự tranh cãi. Ai cũng muốn giành thắng lợi về phía mình cả. Cuối cùng, có một người đứng ra phân giải: “Đức Phật đã trải qua toàn bộ cuộc đời của Ngài để dạy cho chúng ta biết yêu thương người khác. Bây giờ Ngài đã viên tịch, các vị lại đi ngược lời Phật đã dạy. Thật là không đúng tí nào. Tốt hơn hết, chúng ta nên phân chia xá lợi cho đồng đều. Rồi sau đó, các vị sẽ đem về vương quốc của mình, xây tháp thờ xá lợi của Đức Phật”.

Các vị vua nghe nói có lý và họ không còn tranh cãi hơn thua nữa. Họ hoan hỷ cùng nhau phân chia xá lợi Phật và đem về vương quốc của mình. Nơi đó, họ xây những bảo tháp để kỷ niệm một vị thầy cao quý đã sống một đời tràn đầy tình thương và trí tuệ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2012(Xem: 10772)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
24/01/2012(Xem: 16052)
Lịchsử Đức Phật Thích Ca là lịch sử một con người, nhờ công phu tu tập bản thân, đã trở thành một con người hoàn thiện, một bậc Thánh giữa thế gian; “Con người vĩ đại nhất sinh ra ở đời này” nếu dùng lại lời của nhàthi hào Ấn Độ Tagore... Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật. Tính nhân bản tuyệt vời của đạo Phật chính là ở chỗ đó.
24/01/2012(Xem: 10710)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
07/01/2012(Xem: 6392)
Trong các danh từ chuyên môn của đạo Phật,có lẽ không có từ ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệtrõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai từ "ChânĐế" và "Tục Đế". Thật vậy, Đức Phật, vì muốn độ chúng sinhthoát khổ sinh tử nên mới nương vào thế giới Tục đế mà nói pháp, nhằm chỉ bàycho chúng sinh thấy được cái bản chất chân thật tự nhiên của Tâm vốn sẵn có, đểchúng sinh, tự nỗ lực tu hành giải thoát khỏi khổ đau sinh tử, lìa khỏi thếgiới Tục đế, đến thế giới Chân đế...
29/08/2011(Xem: 12844)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
21/07/2011(Xem: 9627)
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thí là công đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng” ... Thích Chân Tính
16/05/2011(Xem: 1847)
Họ bảo nhau: “Ông này là ai?” Một người thấy tư thế của ông giống như một thầy tu, nên nói với mấy người kia: “Có thể ông ta đang ở trong thiền định!” Thế là mọi người đồng chắp tay kính cẩn chào và hỏi: “Thưa thầy, chúng con xin phép làm rộn thầy.
07/05/2011(Xem: 7338)
Ở Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn...
19/04/2011(Xem: 5519)
Như sen nở dưới mặt trời Vươn cao mặt nước, xa nơi bùn lầy, ưu tiên truyền đạo giờ đây Khai tâm những kẻ loay hoay tìm đường
16/04/2011(Xem: 1621)
Phát tâm bồ đề là bước đầu để vận dụng năng lực tâm linh cho đúng hướng. Thi thiết từ bi và trí tuệ là triển khai diệu lực vô hạn của tâm bồ đề đó qua hai bình diện...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567