Mục Lục
Lời Nói Đầu
1. Thái tử Tất Đạt Đa Ra Đời
2. Đạo sĩ A Tư Đà Và Thái tử
3. Cuộc Sống Của Thái Tử Trong Thời Niên Thiếu
4. Quyết Tâm Xuất Gia Tầm Đạo
5. Sự Từ Bỏ Vĩ Đại
6. Đến Học Hai Đạo Sĩ Alara Kalama Và Uddaka Ramaputta
7. Tu Khổ Hạnh Sáu Năm
8. Chứng Ngộ Chân lý Tối Hậu
9. Đức Phật Do Dự Trước Khi Chuyển Bánh Xe Pháp
10. Đức Phật Giảng Pháp Đầu Tiên Tại Vườn Nai, Gần Thành Ba La Nại (Benares)
11. Nội Dung Kinh Chuyển Bánh Xe Pháp
12. Đức Phật Giác Ngộ Cho Yasa Và Những Người Bạn Của Yasa
13. Đoàn Tăng Sĩ Thuyết Pháp Đầu Tiên
14. Giác ngộ Cho Ba Mươi Thanh Niên
15. Ba Anh Em Ông Kassapa (Ca Diếp) Được Giác ngộ
16. Sariputta (Xá Lợi Phất) Và Moggalana (Mục Kiền Liên) Trở Thành Hai Đệ Tử Hàng Đầu Của Đức Phật
17. Đức Phật Về Thăm Gia Đình
18. Đức Phật Và Phụ Vương Suddhodana
19. Đức Phật Và Công chúa Yasodhara (Da Du Đà La)
20. Đức Phật Và Rahula (La Hầu La)
21. Đức Phật Và Bà Dì Mẫu Pajapati Gotami (Ma Ha Ba Xà Ba Đề)
22. Đức Phật Và Tôn giả Ananda
23. Đức Phật Và Devadatta (Đề Bà Đạt Đa)
24. Đức Phật Và Trưởng Giả Cấp Cô Độc (Anàthapindika)
25. Sự Nghiệp Giáo Hóa Và Thuyết Pháp Của Đức Phật – Tục Lệ An cư Kiết Hạ
26. Đức Phật Và Vua Pasenadi Xứ Kosala
27. Đức Phật Và Nữ Thí Chủ Visakha
28. Đức Phật Và Vua Bimbisara
29. Đức Phật Và Tướng Cướp Angulimala
30. Đức Phật Và Kỹ Nữ Ambapali
31. Đức Phật Tuyên Bố Sẽ Nhập Niết Bàn
32. Buổi Ăn Cuối Cùng Của Đức Phật
33. Cách Tốt Đẹp Nhất Để Tôn Trọng, Đảnh Lễ, Tán Thán, Quý Mến Như Lai
34. Bốn Địa Điểm Chiêm Bái
35. Đức Phật Hóa Độ Cho Người Cuối Cùng: Du Sĩ Subhadda
36. Những Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật
37. Lễ Trà Tỳ Và Sự Phân Chia Xá Lợi Của Phật (20)
Kết luậnLời Nói Đầu
Lịchsử Đức Phật Thích Ca là lịch sử một con người, nhờ công phu tu tập bản thân, đã trở thành một con người hoàn thiện, một bậc Thánh giữa thế gian; “Con người vĩ đại nhất sinh ra ở đời này” nếu dùng lại lời của nhàthi hào Ấn Độ Tagore.
Bằngcuộc đời của Ngài, và bằng những lời dạy của Ngài được kế tập lại trongba tạng kinh điển, đức Phật đã khai thị cho loài Người biết rằng, bất cứ một người nào, với sự nỗ lực của bản thân, đều có thể vươn lên tới đỉnh cao nhất của Giác ngộ và Giải thoát, như chính đức Phật vậy.
Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con ngườivà đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật. Tính nhân bản tuyệt vời của đạo Phật chính là ở chỗ đó.
Tránhmọi điều ác, làm mọi điều lành, gội sạch nội tâm để trở thành bậc thánh, một con người hoàn thiện, về đức hạnh và Trí tuệ, mỗi người chúngta đều có khả năng và bổn phận thực hiện lời dạy đó, bức thông điệp đó mà đức Phật đã trao cho loài Người chúng ta, cho mỗi người chúng ta. Đó là ý nghĩa chân chính của nhân sinh, giá trị chân thực của cuộc sống. Không thể có ý nghĩa nhân sinh nào cao quý hơn, khích lệ hơn đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay.
Chúngtôi từ lâu vẫn cho rằng đời sống của đức Phật Thích Ca, trong nét đại cương cũng như chi tiết, đều thể hiện và truyền đạt một cách vô cùng sinh động lời dạy đó của đức Phật. Tin tưởng ở đức Phật, đảnh lễ Ngài vàniệm danh hiệu Ngài, chủ yếu là để học tập Ngài về cả hai mặt đức hạnh và Trí tuệ, dù chỉ là trong muôn một. Người nào tuy ở xa Phật, nhưng sống có giới hạnh, theo lời Phật dạy, thì cũng như sống gần Phật. Người nào tuy sống bên cạnh Phật, nhưng sống không có giới hạnh, thì cũng không khác gì ở cách xa Phật muôn trùng.
Nhữngngười Phật tử Việt Nam chúng ta, tuy sống cách thời đức Phật 2.500 năm,nhưng hãy giữ vững niềm tin rằng chúng ta vẫn sống bên cạnh đức Phật nếu chúng ta sống có giới hạnh, theo đúng lời dạy trong con đường đạo tám nhánh (Bát chánh đạo).
Sốngtrong vũ trụ này, được làm người là chuyện khó. Đức Phật nói rằng được làm người khó như một con rùa chột mắt, cứ mỗi trăm năm mới ngóc đầu lênkhỏi mặt biển một lần, và tìm cách chui đầu vào lỗ nhỏ của một khúc gỗ trôi lềnh bềnh trên mặt nước, bị gió Đông, gió Tây, gió Nam, gió Bắc thổi trôi dạt hết phương này đến phương khác. Được làm người cũng khó như con rùa chột mắt đó muốn chui qua được lỗ nhỏ của khúc gỗ như thế. Trong kinh Tương Ưng V, đức Phật đã dạy: “Ví như, này các Tỳ kheo, một người quăng một khúc gỗ có một lỗ hổng vào biển lớn. Tại đấy có con rùa mù, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần. Các người nghĩ thế nào, này các Tỳkheo. Con rùa ấy, sau mỗi trăm năm, nổi lên một lần, có thể chui cổ vàokhúc cây có một lỗ hổng hay không?”.
- “Năm khi mười họa may ra có thể được, bạch Thế Tôn, sau một thời gian dài”.
- “Ta tuyên bố rằng còn mau hơn, này các Tỳ kheo, là con rùa mù ấy, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có lỗ hổng ấy. Còn hơn kẻ ngu, khi một lần đã rơi vào đọa xứ, để được làm người trở lại. Vì cớ sao? Vì rằng ở đấy không có pháp hành, chánh hành, thiện nghiệp, phước nghiệp. Ở đấy, này các Tỳ kheo, chỉ có ăn thịt lẫn nhau, và chỉ có kẻ yếu bị ăn thịt...” (Tương Ưng V, 485).
“Thậtkhó được vậy, này các Tỳ kheo. Là được làm người. Thật khó được vậy. này các Tỳ kheo, là được Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A la hán, Chánh đẳng giác, thật khó được vậy, này các Tỳ kheo, là Pháp và Luật này do Thế Tôn thuyết giảng, chiếu sáng trên đời...” (Tương Ưng V, 459 - 460).
ĐứcPhật xuất hiện ở đời cũng là chuyện khó như thế. Pháp và Luật được đức Phật truyền bá ở đời cũng là chuyện khó như thế. Chúng ta có ba cái may mắn hiếm có là được sống làm người, được biết đức Phật Thích Ca và pháp,luật do đức Phật dạy, ấy thế mà chúng ta không biết tranh thủ tối đa bacái may mắn đó hay sao? Chúng ta lại có thể sống không giới hạnh, trái với lời Phật dạy, để rồi bị nghiệp ác lôi cuốn vào những cõi sống khác thấp hơn, khổ hơn cõi người, và cuối cùng phải phấn đấu trở lại làm người như con rùa chột mắt trong câu chuyện ví dụ của đức Phật hay sao?
Rấtmong quý vị Phật tử suy ngẫm về bài học của lịch sử đức Phật, về ảnh dụcon rùa chột mắt chơi vơi trên đại dương, về ý nghĩa của nhân sinh, về giá trị chân thật của cuộc sống, về cuộc sống hiện thực hiện nay cả mỗi chúng ta, làm sao để cho cuộc sống đó thực sự an lạc, hướng thượng, lợi cho mình, lợi cho người, lợi cho đời, lợi cho Đạo.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Tỳ kheo Thích Minh Châu.