Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Cúng dường

20/07/201112:53(Xem: 6667)
17. Cúng dường

17. Cúng dường

Trong một ngôi làng nhỏ ở bìa rừng có một gia đình chăn nuôi và có người vợ tên là Sujata. Cô mới sinh được đứa con đầu lòng nên rất sung sướng. Cô vắt sữa tốt nhất từ những con bò của chồng mình và chuẩn bị cho một bữa ăn ngon từ nguồn sữa này. Bấy giờ cô đang đem thức ăn này vào trong rừng để dâng cúng cho thần linh mà cô tin tưởng đang ngự trị ở đó. Cô thường cầu nguyện những vị thần linh này và tỏ lòng biết ơn các vị thần đã giúp cô sinh được một người con trai mạnh khỏe.

Cô đi vào rừng và gặp Tất Đạt Đa đang ngồi ở đó. Thân thể của Ngài ốm yếu, nhưng gương mặt vẫn sáng sủa và đẹp trai. Sujata nhìn Ngài và rất ngạc nhiên, cô nghĩ: Từ trước tới giờ ta chưa nhìn thấy ai giống như người này. Có lẽ đây là vua của các vị thần linh. Rồi cô đem thức ăn đã chuẩn bị đặc biệt đặt ở phía trước Ngài.

Tất Đạt Đa từ từ mở mắt ra và thấy tô sữa ở trước mặt mình. Ngài mỉm cười tỏ lòng biết ơn đối với Sujata và nhấc tô sữa lên miệng uống. Ngài uống tới đâu cảm thấy thân mình tươi nhuận đến đó. Uống xong, Ngài đặt tô xuống và cám ơn nàng: “Có lẽ cô nghĩ tôi là một vị thần linh, nhưng tôi chỉ là một người đi tìm chân lý mà thôi. Phẩm vật cúng dường của cô đã giúp cho thân thể của tôi khỏe mạnh trở lại. Bây giờ tôi tin chắc rằng tôi sẽ tìm ra chân lý. Cầu chúc cho cô gặt hái được nhiều quả tốt về việc cúng dường hôm nay. Xin cám ơn cô”.

Năm người sống trong khu rừng với Tất Đạt Đa thấy Ngài nhận phẩm vật cúng dường của Sujata, họ rất thất vọng và nói với nhau: “Tất Đạt Đa đã từ bỏ sự tầm đạo. Ông ta không đi theo con đường của bậc Thánh nữa. Ông ta đã tắm rửa và dùng thức ăn ngon trở lại. Làm sao chúng ta có thể ở lại đây với ông ta được nữa? Chúng ta hãy rời khỏi khu rừng này và đi đến Ba La Nại (Banares). Chúng ta sẽ tiếp tục thực hành khổ hạnh trong khu vườn Lộc Uyển gần đấy”.

Họ từ bỏ ra đi và nghĩ rằng Tất Đạt Đa đã không còn chú ý đến việc khám phá chân lý nữa. Thế nhưng sau khi dùng sữa, thân thể khỏe mạnh trở lại, Tất Đạt Đa chuẩn bị thiền định và quyết tìm ra chân lý mà Ngài đã dầy công mấy năm qua. Ngài đứng dậy, lội qua con sông và hướng về phía trước.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/04/2012(Xem: 7154)
Hoa sen giải thoát đầu tiên là nhãn thức, giờ đây đã thành tựu rõ rệt, mà một khi một căn thức được giải thoát thì các căn thức còn lại sẽ được giải thoát.
04/04/2012(Xem: 1733)
Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, Phật đã giác ngộ-giải thoát hoàn toàn, biết được cách dứt trừ sinh tử khổ đau và sau đó Người đi vào đời hoằng pháp độ sinh. Chỉ trong vòng vài năm mà Phật đã độ được vô số người. Ngoại đạo thấy nhiều người xuất gia theo Phật, các tín thí cúng dường Phật và Tăng đoàn làm họ thiệt thòi về quyền lợi, mất sự cung kính và lợi dưỡng thì tìm cách nói xấu, bôi nhọ và tung ra những tin đồn thất thiệt nhằm hạ uy tín và phẩm chất của Phật cùng Tăng đoàn.
15/03/2012(Xem: 5821)
Bên tàng cây Vô ưu (aśoka) rợp mát, nền trời xanh bao la, hương muôn hoa tỏa ngát, Hoàng hậu đã hạ sanh Thái tử. Khi ấy, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ...
04/03/2012(Xem: 52949)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
21/02/2012(Xem: 2424)
Đức Phật thị hiện là một con người như mọi người, điều này khẳng định cho chúng ta biết ngài không phải là thần linh, thị hiện ở núi non kỳ dị. Ngài là một con người lịch sử, có cha có mẹ như chúng ta. Lớn lên ngài cũng lập gia đình, nhưng do túc duyên đặc biệt ngài tìm đường giải thoát, cởi bỏ những ràng buộc của thế gian.
19/02/2012(Xem: 11210)
Dưới đây là tóm tắt nhữnglời dặn dò cuối cùng của Phật. Thật ra Phậtđã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởisự dặn dò người đệ tử thân cận nhấtlà A-nan-đà. Phật bảo A-Nan-Đàtập họp các đệ tử để nghe giảngvà thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy Phậtđã 80 tuổi.
17/02/2012(Xem: 2567)
Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm.
24/01/2012(Xem: 12486)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
24/01/2012(Xem: 17713)
Lịchsử Đức Phật Thích Ca là lịch sử một con người, nhờ công phu tu tập bản thân, đã trở thành một con người hoàn thiện, một bậc Thánh giữa thế gian; “Con người vĩ đại nhất sinh ra ở đời này” nếu dùng lại lời của nhàthi hào Ấn Độ Tagore... Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật. Tính nhân bản tuyệt vời của đạo Phật chính là ở chỗ đó.
24/01/2012(Xem: 12453)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]