Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Sáu năm chiến đấu

20/07/201112:53(Xem: 6901)
16. Sáu năm chiến đấu

16. Sáu năm chiến đấu

Cuối cùng Tất Đạt Đa đã đến khu rừng nơi mà các đạo sĩ thông thái đang sống. Đầu tiên Ngài học với Arada và Udraka. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ngài quán triệt những gì mà họ đã dạy, nhưng Ngài vẫn không hài lòng, Ngài tự nhủ: “Những vị thầy của ta là bậc cao quý, song những lời mà họ dạy ta không đem lại sự chấm dứt tất cả khổ đau. Ta phải tự mình tiếp tục tìm kiếm”.

Ngài tiếp tục cuộc hành trình của mình
và đi đến con sông Nairangang, gần đất thánh Gaya. Ngài vượt qua con sông và vào khu rừng của bờ bên kia. Tại đây, Ngài gặp một nhóm năm người. Đời sống của họ hết sức đơn giản. Họ ăn rất ít, sống ở ngoài trời và ngồi im lặng nhiều giờ mỗi ngày.

Tất Đạt Đa hỏi họ: “Tại sao các vị lại hành hạ xác thân như thế?”

Họ trả lời: “Đa phần người ta sống trên cuộc đời này đều dung dưỡng xác thân, song vẫn phải chịu nhiều khổ đau, chúng tôi nghĩ rằng, nếu mình có thể chịu đựng được sự đau khổ của thân xác, thì sẽ tìm ra được phương pháp làm chủ tất cả khổ đau”.

Tất Đạt Đa tự nghĩ: “Đã nhiều năm qua ta sống trong cung điện hưởng mọi thứ sung sướng. Ta được đối xử rất tử tế, nhưng trong tâm vẫn không được an lạc. Có lẽ những người này nói đúng. Ta sẽ nhập môn với họ để thực hành khổ hạnh xem có thể đưa đến sự chấm dứt khổ đau không”.

Từ đó, Ngài bắt đầu thực hành khổ hạnh như những vị này. Ngài ngồi từ giờ này đến giờ khác cùng một chỗ, cho dù hai chân và lưng đau đớn vô cùng, Ngài cũng không động đậy. Ngài chịu đựng cái nắng nóng cháy của mùa Hè; rồi đến những cơn gió lạnh buốt của mùa Đông. Ngài chỉ ăn một ít thức ăn đủ để cầm hơi tu tập. Ngài tự nghĩ: “Ta phải tiếp tục khổ hạnh và quyết tâm khám phá con đường thoát khỏi tất cả khổ đau”.

Năm đạo sĩ rất kinh ngạc về cách tu của Tất Đạt Đa. Họ nói với nhau: “Chúng ta chưa thấy một người nào có sự quyết tâm như ông này. Ông ta kiềm chế thân mình không một chút lơ là. Nếu một người nào đó thành công trong sự thực hành phương pháp khổ hạnh này thì người đó chính là Tất Đạt Đa. Chúng ta hãy ở gần bên ông ta để khi ông ta khám phá ra chân lý chúng ta sẽ được học hỏi với ông”.

Tất Đạt Đa hành xác ngày càng khắc nghiệt hơn. Từ lúc bắt đầu khổ hạnh, Ngài chỉ ngủ vài giờ mỗi đêm, rồi cuối cùng Ngài thức suốt không ngủ. Ngài cũng không ăn một bữa ăn nào mà chỉ dùng một vài thứ hạt hoặc trái cây do gió bay vào vạt áo của Ngài.

Thân hình Ngài ngày một gầy ốm tiều tụy. Thân thể mất đi sự tươi nhuận và bao phủ đầy bụi bẩn. Lúc này Ngài trông giống như một bộ xương người còn sống. Nhưng Ngài vẫn kiên trì không từ bỏ thực hành khổ hạnh.

Sáu năm trời trôi qua. Tất Đạt Đa rời khỏi cung điện và từ bỏ những lạc thú lúc 29 tuổi. Bây giờ Ngài đã 35 tuổi, trải qua 6 năm khổ hạnh, ăn, mặc, ngủ đều thiếu kém. Một hôm Ngài nghĩ: “Bây giờ ta đã đến gần mục đích hơn sáu năm về trước chưa? Hay là ta vẫn vô minh như trước? Khi còn là thái tử ta đã sống trong sự xa hoa và tận hưởng mọi lạc thú của cuộc đời. Ta đã lãng phí nhiều năm trong ngục tù dục lạc.

Khi ta từ bỏ hoàng cung bắt đầu tầm đạo, ta đã sống trong rừng, hang động và không có một thứ gì khác ngoài những bữa ăn đơn sơ và khổ hạnh thân thể. Thế nhưng cho đến nay ta vẫn chưa tìm ra con đường chấm dứt khổ đau. Bây giờ ta mới hiểu ra rằng, thật sai lầm khi hành hạ thân xác như thế này. Nó cũng giống như sự sai lầm lãng phí nhiều năm trong dục lạc nơi cung điện trước đây. Muốn tìm ra chân lý ta phải đi theo con đường trung đạo, không nên hưởng thụ quá và cũng không nên khổ hạnh ép xác quá”.

Ngài nhớ lại nhiều năm về trước. Sau khi nhìn thấy người chết, Ngài đã thiền định ở dưới cây Gioi. Ngài nghĩ: “Sau lúc thiền định ấy, tâm trí ta rất thanh tịnh. Ta có thể nhận định sự vật một cách rõ ràng. Bây giờ ta cố gắng tập trung ý chí như vậy một lần nữa xem sao”.

Nhưng khi Ngài nhìn lại thân thể của mình, Ngài nghĩ: “Ta ngồi đây đã lâu mà không ăn vì thế thân thể đã mệt nhọc, dơ bẩn và ốm yếu. Ta ốm quá đến nỗi nhìn thấy cả xương xuyên qua làn da. Làm thế nào ta có thể thiền định khi thân thể quá đói và dơ bẩn?”.

Ngài cố gượng dậy và đi đến bên bờ sông để tắm. Tuy thế Ngài quá yếu đến nỗi té xuống sông và có nguy cơ bị chết đuối. Ngài cố gắng hết sức mình bám lấy bờ đất lần mò lên bờ. Lên được tới bờ, Ngài ngồi nghỉ và thở một lát.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 7157)
Trong các danh từ chuyên môn của đạo Phật,có lẽ không có từ ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệtrõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai từ "ChânĐế" và "Tục Đế". Thật vậy, Đức Phật, vì muốn độ chúng sinhthoát khổ sinh tử nên mới nương vào thế giới Tục đế mà nói pháp, nhằm chỉ bàycho chúng sinh thấy được cái bản chất chân thật tự nhiên của Tâm vốn sẵn có, đểchúng sinh, tự nỗ lực tu hành giải thoát khỏi khổ đau sinh tử, lìa khỏi thếgiới Tục đế, đến thế giới Chân đế...
29/08/2011(Xem: 14054)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
21/07/2011(Xem: 11070)
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thí là công đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng” ... Thích Chân Tính
16/05/2011(Xem: 2072)
Họ bảo nhau: “Ông này là ai?” Một người thấy tư thế của ông giống như một thầy tu, nên nói với mấy người kia: “Có thể ông ta đang ở trong thiền định!” Thế là mọi người đồng chắp tay kính cẩn chào và hỏi: “Thưa thầy, chúng con xin phép làm rộn thầy.
07/05/2011(Xem: 8439)
Ở Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn...
19/04/2011(Xem: 6799)
Như sen nở dưới mặt trời Vươn cao mặt nước, xa nơi bùn lầy, ưu tiên truyền đạo giờ đây Khai tâm những kẻ loay hoay tìm đường
16/04/2011(Xem: 1840)
Phát tâm bồ đề là bước đầu để vận dụng năng lực tâm linh cho đúng hướng. Thi thiết từ bi và trí tuệ là triển khai diệu lực vô hạn của tâm bồ đề đó qua hai bình diện...
11/04/2011(Xem: 7305)
Có những nước Á Châu như nước Xilanca, vào ngày Phật Đản không có ai bị đói bụng hết. Tại vì nhà nào cũng để mâm cơm ở trước cửa và bất cứ ai đói bụng cũng đều được mời ăn cơm đó. Trong ngày Phật Đản không có ai bị đói vì nhà nào cũng cúng dường cơm, chùa nào cũng cúng dường cơm. Đây là một truyền thống có từ mấy ngàn năm trước, từ thời Đức Thế Tôn.
19/02/2011(Xem: 2282)
Luận điểm cho rằng Đức Phật là người tích hợp tư tưởng triết học Ấn Độ bắt đầu với các triết gia Bà-la-môn giáo nhằm hạ thấp triết học Phật giáo xuống mức bình thường, không có gì sáng tạo như Gaudapada, Dinnaga, Shankara…(Vì không có phần mềm gõ chữ Sanskrit và Pali nên các thuật ngữ này chúng tôi viết theo dạng La-tinh hóa). Tiếp đến là những giáo sĩ và tín đồ Bà-la-môn muốn xóa sổ Phật giáo ở Ấn Độ bằng cách tuyên truyền rằng, Đức Phật là hóa thân thứ chín của thần Visnu! Và cho rằng những học thuyết như luân hồi, nghiệp… là của đạo Bà-la-môn, chỉ vì chúng giống nhau về tên gọi (nhưng lại hoàn toàn khác nhau về mặt nội dung).[1] Sai lầm này, đến ngày nay, vẫn còn ăn sâu trong tâm trí những người Bà-la-môn.
04/02/2011(Xem: 3321)
Many, many years ago, in a small kingdom in the north of India, something was happening that would change the whole world.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]