Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược Ý Chữ 卍 Trên Ngực Đức Phật Sơ Sanh Trong Tín Ngưỡng Phật Giáo Bắc Truyền

26/04/201200:59(Xem: 8126)
Lược Ý Chữ 卍 Trên Ngực Đức Phật Sơ Sanh Trong Tín Ngưỡng Phật Giáo Bắc Truyền

Chu_TrenNgucDucPhat-thichtamman-01Nâng gót Thích Tôn sen vàng dũng khai bảy đóa. Đón mừng Từ Phụ đại địa rung chuyển sáu lần." Đức Thích Ca Mâu Ni xuống trần trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh, trời người hoan hỷ. Ngài dụng thân thái tử của cỏi Ta Bà nhưng vẫn lưu dấu vết của Bậc Đại Giác. Trong Thập Địa Kinh Luận quyển 16 chép: "tại thái tử Tất Đạt Đa chưa thành Phật, trên ngực đã có tướng công đức trang nghiêm kim cang chữ 卍 vạn". Trong Kinh Đại Tát Giá Ni Kiền Tử Sở Thuyết quyển thứ 6 chép: "tướng chữ 卍 vạn thuộc trong 80 tướng tốt của Phật, vị trí nằm trên ngực."

Làm thế nào để biết được tướng chữ 卍 Vạn trên ngực của Phật là tướng của Bậc Đại Giác, trong sách Thích Ca Như Lai Ứng Hóa Sự Tích chương Tiên Nhân Chiêm Tướngchép: "Bấy giờ vua Tịnh Phạn triệu tập các vị chiêm tướng sư lại xem tướng cát hung cho Thái Tử, tất cả các vị chiêm tướng sư nhất tâm quan sát hình tướng của Thái Tử... thân thể Thái Tử đầy đủ 32 tướng tốt... sau này nếu làm vua thì là vị chuyển luân thánh vương, nếu đi tu thì thành Như Lai ứng chánh biến tri."

Trong Kinh Bổn Hạnh chép: "Bấy giờ có vị tiên tên là A Tư Đà xin phép vào xem tướng cho Thái tử... tiên ông báo rằng Thái tử thân tướng có màu hoàng kim, đầu tròn mũi thẳng, chân đầy vai rộng... lại có đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, nhất định sẽ xuất gia học đạo, đắc quả A nậu đa la tam miệu tam bồ đề...".

Chữ 卍 Vạn trên ngực của Phật Đản là một trong 32 tướng tốt của các bậc Đại Giác, Trong Kinh Kim Cang Bát Nhãchép: "Phật là Pháp vương trong thánh vương, cho nên đầy đủ 32 đại nhân tướng." Trong Phật Học Đại Từ Điển chép: "trong kinh Phật dạy tướng chữ 卍 vạn trên ngực, đây là tướng thứ 28 trong 32 tướng tốt của chư Phật, tướng này thể hiện công đức viên mãn...". Trong Kinh Trường A Hàm dạy: "Tướng chữ 卍 Vạn thuộc 16 đại nhơn tướng, vị trí nằm ngay trước ngực của Phật. "

Trong rất nhiều Kinh Điển của Đại Thừa đều có nói đến tướng chữ vạn 卍 trên thân của Phật. Trong Kinh Lăng Nghiêm có chép: "Lập tức ánh sáng báu từ chữ 卍 trên ngực của Đức Như Lai phóng ra, trăm ngàn màu sắc, sáng như ánh sáng của mặt trời". Trong Kinh Quán Phật quyển thứ 3chép: "cho đến chữ vạn 卍 trên ngực, cũng nói lên 8 vạn 4 ngàn công đức và hạnh nguyện của Phật..". Trong Kinh Hoa Nghiêm quyển 39cũng có chép: "đều từ trong ngực của đức 卍 tướng trang nghiêm kim cang, phóng ánh sáng lớn, gọi là năng trừ tất cả ma oán".

Trong Kinh Hoa Nghiêm quyển 48 chép: "Trong ngực của Như Lai có Đại Nhân Tướng, hình chữ 卍 tên gọi là Cát Tường Vân Hải." Trong Kinh Vô Lượng Nghĩa chép: "Trên Ngực có chữ 卍 là tướng ngực của Sư Tử. Trong bộ Thập Địa Luận của Ngài Bồ Đề Lưu Chi quyển 12chép: "trên ngực của Bồ Tát có tướng công đức trang nghiêm chữ 卍 vạn, gọi là Vô Tỉ.".

Theo quan niệm của Bắc Truyền Phật Giáo, cho rằng chữ vạn 卍 nổi trên ngực của chư Phật là tướng cát tường, còn theo Phật Giáo Nam Truyền thì cho rằng chữ 卍 vạn trên người của Phật không chỉ có ngực mà còn có ở nhiều nơi khác. Trong Đại Tạng Kinh Cao Lyvà trong sách Huệ Lâm Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa đời Đường quyển 21 có chép: "Đều là dấu của tướng hữu chuyển. Nhưng Đại Thừa Kinh cho rằng, đây là một trong 32 tướng tốt, là tướng cát tường trên ngực của chư Phật và Thập Địa Bồ Tát.

Theo thuyết của Tiểu Thừa, thì tướng này không những chỉ có ở trên ngực...". Trong Tỳ Nại Gia Tạp Sự quyển 13 chép: "Đức Thế Tôn đưa bàn tay có hình chữ 卍 vạn hình tròn biểu hiện thành tựu đức tướng của vô lượng trăm ngàn công đức, có thể trừ diệt hết các sự sợ hãi, đem đến an ổn cho tất cả chúng sanh...". Trong Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm quyển thứ 3chép: "trên tóc của Phật có 5 tướng chữ 卍 vạn". Trong Hữu Bộ Tỳ Nại Gia Tạp Sự quyển 29 chép: "ở nơi hông của Đức Phật có tướng chữ 卍 vạn .". Trong Kinh Đại Bát Nhã quyển thứ 381chép: "ở ngực và tay chân của Phật đều có tướng chữ 卍 vạn".

Tướng chữ 卍 vạn là phù hiệu của điềm lành được xưng là "Cát Tường Hải Vân" hoặc là "Cát Tường Hỷ Thí". Chữ 卍 vạn nguyên thủy có nguồn gốc từ Ấn Độ, tại Ấn Độ Giáo dùng chữ 卍 vạn chuyển theo tay phải hoặc tay trái đều có sự phân định khá biệt rõ ràng, các nam thần thường dùng chữ 卍 vạn chuyển theo tay phải, các nữ thần thường dùng chữ 卐 vạn chuyển theo tay trái, ngày nay trong Phật Giáo dấu tích của chữ 卍 vạn được tìm thấy đa phần thuộc thời kỳ của Vua A Dục, trên tháp cổ ở vườn lộc uyển hoặc trong các kiến trúc cổ thuộc thời kỳ vua A Dục, đều dùng chữ 卍 vạn chuyển theo tay phải.

Trong sách Thuật Ngữ chép: "chữ 卍 là hình vậy, là tiêu tướng chỉ cho cát tường của người Ấn Độ, tiếng Phạm gọi là Thất Lợi Mạt Sa Lạc Sát Nẵng, nghĩa là tướng cát tường rộng lớn như biển mây vậy. Ngài Cưu Ma La Thập và Ngài Huyền Trang dịch là chử Đức. Ngài Bồ Đề Lưu Chi đời Ngụy trong Thập Địa Kinh Luận quyển thứ 12 dịch là chữ Vạn, vì theo âm Thất Lợi Mạt Sa có nghĩa là công đức viên mãn, cho nên cũng có nghĩa biển mây lành vì được dịch là Vạn, từ Lạc Sát Nẵng được dịch là chữ 卍 vậy. Còn có một danh từ nữa của chữ Vạn là Lạc Sát Nẵng Ác Sát Na, hai danh từ này là do sự hỗn hợp giữa Phạm Âm và tiếng của Ác Sa Na ở đây Lạc Sát Nẵng được dịch là Tướng và Ác Sát Na được dịch là chữ 卍 vậy, theo sự sắp đặt của thứ tự thì Vạn là tướng cát tường vậy."

Chu_TrenNgucDucPhat-thichtamman-02

Chữ 卍 Vạn thường có hai cách viết, một là chữ vạn "卍" chuyển theo bên phải, hai là chữ vạn "卐" vòng theo bên trái, nhưng theo quan niệm của Phật Giáo lấy chữ Vạn vòng theo bên phải làm chuẩn, vì tất cả các nghi thức của Phật Giáo đa phần dùng hữu nhiểu là hướng các tường. Trong sách Thuật Ngữ chép: "vì hình chữ 卍 chuyển theo tay phải nên có nghĩa lễ kính chư Phật, đi nhiễu ba vòng vậy, tướng lông trắng giữa chặn mày của Phật cũng chuyển theo tay phải. Cho nên chuyển theo tay phải là hàm ý cát tường vậy..."

Trong sách Chánh Trai Tỏa Lục của Lý Điều Nguyên đời Thanh có chép: "chữ 卍 không có đem vào Kinh truyện, duy chỉ có trong Kinh tạng của Phật Giáo. Phật gia tin rằng, những vị Phật ra đời trên ngực đều có chữ 卍, người đời sau nhân vì Phật Giáo mà biết đến chữ này, vì vậy họ Mai ở Tuyên Thành không nhập chử này vào tự khố, từ Ngô Nhậm Thần ở Tiền Đường làm sách Nguyên Vận Thống Vận, trong quyển cuối có đưa chử này vào..." điều này cho ta thấy được chữ 卍 không phải là chử của người Trung Hoa. trong Sấm Đoàn Tân Trước quyển 7 chép: "chử vạn là lấy từ ý 卍 vân (biển mây lành) vậy". Trong sách Vạn Lư Đạo Nhân chép: "chữ 卍 là chử của người Tây Vực, là tướng cát tường trên ngực của Phật."

Theo Phật Giáo Bắc Truyền thì chữ 卍 vạn được truyền vào Đông Độ lúc nào thì có nhiều thuyết khác nhau, có sách cho rằng chữ 卍 của Phật Giáo được phiên thích thành chữ vạn của người Trung Hoa vào thời Bắc Ngụy, có sách cho rằng chữ 卍 được ngài Huyền Trang và các nhà dịch Kinh đời Nhà Đường, vì muốn tán thán công đức vô lượng vô biên của Phật, nên dịch thành nghĩa như chữ Đức của Trung Hoa. Đến triều đại của nữ hoàng Võ Tắc Thiên, sắc lịnh chữ Đứccủa Phật Giáo định thành chữ Vạn với ý nghĩa "Đầy đủ hết thảy công đức, điềm lành trong thiên hạ". Trong sách Danh Nghĩa Tập Lục Hoa Nghiêm Âm Nghĩa chép: "Đời nhà Châu niên hiệu Trường Thọ thứ 2, Chúa thượng ra lịnh, vì chữ này có ý như sao xu (ngôi sao thứ nhất trong sao Bắc Đẩu) trên trời, kết tập hết thảy đức lành Cát Tường, cho nên âm gọi là Vạn vậy."

Hình tướng của chữ 卍 vạn trên ngực của Đức Phật sơ sinh cũng được rất nhiều Kinh sách của Đại Thừa nhắc đến, hình chữ 卍 là hoa văn của tướng cát tường trên thân của Phật chứ không phải là văn tự. Trong sách Hoa Nghiêm Âm Nghĩa chép: "hình của chữ 卍 vạn, nay xem lại trong Phạm bổn, là hình văn của đức tướng, chứ không phải chữ vậy.". Trong sách Huệ Lâm Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩachép: "...đời nhà Đường gọi là tướng cát tường, còn gọi là chữ 卍 vạn...không phải là chữ, mà là những hoa văn kiết tường trong một số điểm trên thân Đức Phật, là tướng đại phúc đức vậy.".

Trên thân một số tượng Phật trước đời nhà Đường không có chữ 卍 vạn, vì trước đó khi Phật Giáo mới được truyền vào Đông Độ, do trình độ quần chúng, cũng như khó khăn trong chuyển thể ngôn ngữ, khi dịch kinh Phật có một số dịch giả vì thời đó, do văn tự của Phật Giáo chưa đủ phong phú để diễn tả cho nên có lược bớt vì vậy thời kỳ đầu Phật tượng thường không có tướng chữ 卍 vạn trên ngực.

Chu_TrenNgucDucPhat-thichtamman-03

Trong sách Hoa Nghiêm Âm Nghĩa thời Nhà Minh quyển 1 chép: "chữ 卍 Vạn của Phạm thư, tướng các tường trên ngực của Phật là chữ Vạn vậy. Sao lại có nơi không có? theo chỗ biết, vào thời nhà Ngụy khi phiên dịch Thập Địa Luận, người dịch có lược bớt, do vậy có chỗ sai lệch, Lạc Sát Nẵng được dịch là Tướng và Ác Sát Na được dịch là chữ, nên tướng này đọc thành hai âm, vì thế đọc theo âm mà không có hình tướng vậy...".

Chữ 卍 vạn là hiện tướng của kiết tường, là chứng tích của các bậc giác ngộ, tất cả mọi người chúng ta trong tâm luôn có nhân duyên của chữ 卍 vạn, nếu một ngày nào đó chúng ta phát tâm tu hành, nếu như thành chánh quả, thì tin chắc rằng chữ 卍 vạn sẽ nổi lên trên ngực của chúng ta, vì nhân duyên gì mà tin chắc như vậy, bởi vì Đức Phật đã dạy "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có khả năng thành Phật. Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành."

Đại lễ Phật Đản trong tinh thần từ bi vô lượng, trong ánh hào quang trí tuệ tỏa sáng của "Vạn Đức Trang Nghiêm", trong công đức vô lượng của "Vạn Đức Từ Tôn" chúng con nguyện cầu Phật nhựt tăng huy, Pháp luân thường chuyển, Việt Nam quốc tộc thạnh trị thái bình, bách tánh trăm họ an cư lạc nghiệp. Vạn Đức Thế Tôn xuống trần trong tâm tế độ. Trăm họ chúng dân ngẩng đầu kính lễ Đản Sanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2013(Xem: 15684)
Đây là tác phẩm điện ảnh quy mô với mức đầu tư hàng triệu dollar. Bộ phim đã có sự góp mặt của dàn diễn viên Bollywood Ấn Độ. Đoàn làm phim đã tham khảo về nội dung cuộc đời Đức Phật từ nhiều sử gia, nhà khảo cổ, nhà văn hóa, nhà xã hội học và các nhà Phật học nổi tiếng tại Ấn Độ và Nepal. Qua đó, cuộc đời Đức Phật lịch sử được tái hiện một cách chân thật, gần gủi mà các bộ phim trước chưa thể hiện được.
11/09/2013(Xem: 19870)
Nam mô Từ phụ Thích Ca Vì thương sanh chúng hiện ra trên đời Bạch Ngà báo mộng tuyệt vời Giáng sanh con quý ra đời Thích Ca
30/08/2013(Xem: 6663)
Theo quan niệm dân gian, đôi mắt mỗi người được coi là cửa sổ của tâm hồn. Thế thì ai ai cũng có hai cửa sổ. Cửa sổ rộng rãi thì nhà được sáng sủa, thoáng mát; cửa sổ chật hẹp thì nhà bị u tối, nóng bức.
30/08/2013(Xem: 3306)
Nghệ sĩ tính là tính nghệ sĩ được thể hiện qua cung cách tư duy, diễn đạt, minh họa, ứng xử với tha nhân trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi người.
29/08/2013(Xem: 3164)
Đệ tử Đức Phật Thích Ca được phân thành bảy chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-ma (giai đoạn 2 năm thử thách, phấn đấu dành cho Sa-di-ni trườc khi thọ giới cụ túc),
29/08/2013(Xem: 4200)
Năm ấy (1994) sau ngày lễ mãn hạ An Cư tại Hạ Trường Thiên Bửu Tháp (chùa Thiên Thai) thuộc huyện Đất Đỏ, Thị Xã Bà Rịa, thầy chánh đại diện bấy giờ là Thượng Tọa Thích Tịnh Trí có nhã ý mời tôi tham quan khu di tích căn cứ núi Minh Đạm, nơi đó có chùa Sơn Châu, rồi sau đó ghé qua khu vực Phước Hải để thăm ngôi chùa cổ Sắc Tứ Vạn An. Thời tiết đã chuyển sang thu, nhưng trông dáng núi vẫn thẳm một màu xanh biếc nghiêng bóng với biển trời bát ngát, sau những cây mưa đầu mùa khá to làm cho muôn hoa cỏ thêm phần sung mãn và không khí tỏa ra một cảm giác tươi mát khinh an giữa muôn vật và cho người vãng cảnh.
16/08/2013(Xem: 6239)
Đây là món quà vô giá, hết sức đơn giản bạn có thể tặng con. Những chủng tử nụ cười, thanh tịnh, từ bi của Phật sẽ từ từ gieo vào tàng thức, chuyển hóa con thành người thánh thiện có khuôn mặt tươi vui, hiền hòa rất tự nhiên. Bạn sẽ thấy con dễ mến vô cùng và thương kính gần gũi cha mẹ hơn bao giờ hết.
14/08/2013(Xem: 2494)
Đức Phật thị hiện là một con người như mọi người, điều này khẳng định cho chúng ta biết ngài không phải là thần linh, thị hiện ở núi non kỳ dị. Ngài là một con người lịch sử, có cha có mẹ như chúng ta. Lớn lên ngài cũng lập gia đình, nhưng do túc duyên đặc biệt ngài tìm đường giải thoát, cởi bỏ những ràng buộc của thế gian.
11/08/2013(Xem: 7670)
Theo sử sách, vừa mở mắt chào đời, thái tử Tất-đạt-đa (Siddhartha) đã đứng dậy, ngoảnh mặt nhìn bốn hướng, rồi đi bảy bước, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất, nói rằng: “Trên trời, dưới trời chỉ có Ta là chí tôn”. Xong Ngài nói tiếp: “Từ vô lượng kiếp đến nay, phen này là hết”. Hai lời tuyên bố đó có tính cách quyết định mục tiêu hành động của Ngài: đoạn trừ phiền não, quét sạch vô minh, giải thoát sanh tử, chứng đắc niết bàn, thanh tịnh an lạc.
28/07/2013(Xem: 6686)
Footprint of the Buddha (BBC 1977)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]