Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật tọa tòa sen xanh

29/08/201307:19(Xem: 4229)
Phật tọa tòa sen xanh
minh_hoa_quang_duc (2)
"Phật hiện màu xanh
Phật hiện tình thương"
Năm ấy (1994) sau ngày lễ mãn hạ An Cư tại Hạ Trường Thiên Bửu Tháp (chùa Thiên Thai) thuộc huyện Đất Đỏ, Thị Xã Bà Rịa, thầy chánh đại diện bấy giờ là Thượng Tọa Thích Tịnh Trí có nhã ý mời tôi tham quan khu di tích căn cứ núi Minh Đạm, nơi đó có chùa Sơn Châu, rồi sau đó ghé qua khu vực Phước Hải để thăm ngôi chùa cổ Sắc Tứ Vạn An. Thời tiết đã chuyển sang thu, nhưng trông dáng núi vẫn thẳm một màu xanh biếc nghiêng bóng với biển trời bát ngát, sau những cây mưa đầu mùa khá to làm cho muôn hoa cỏ thêm phần sung mãn và không khí tỏa ra một cảm giác tươi mát khinh an giữa muôn vật và cho người vãng cảnh.
Qua khúc quanh eo núi và biển, trước hết thầy Chánh Đại Diện hướng dẫn tôi lên chùa Sơn Châu, nói tiếng chùa Sơn Châu, nhưng thật ra chỉ là dấu tích được khép kín bởi còn lại một vài nét đơn sơ khiêm tốn ẩn lì trên mặt phẳng của đường móng nền bị gẫy từng khúc đoạn chạy dài theo chiều vách núi, phía sau trái đồi nghiêng thoãi là dòng suối mát lạnh, bên cạnh đó cũng để lại những vết tích cốc am xưa tàn phai.trên dấu cỏ hoang vu qua bao lớp sóng thời gian của cuộc bể dâu.
Nói đến chùa Sơn Châu, tôi được biết, vì trước đây là căn cứ núi Minh Đạm, lực lượng cách mạng ẩn trú tạo phương tiện qua hai thời kỳ kháng chiến. Bấy giờ, chùa Sơn Châu chỉ xây dựng bằng cây ván, lợp ngói để thờ Phật và Chư Tổ, nhưng trong lúc đang chiến tranh nên bị tàn phá đổ nát bởi những bom đạn. Vã lại, ngôi chùa bị đốt cháy từ lâu (thời chống Pháp), nên sau năm 1975 chùa đã bị chìm quên theo thời gian, chỉ hay biết vậy thôi, cho đến nay vẫn chưa được phục hồi lại, thật là :
Thời gian rót một dòng trôi
Mây nghiêng bóng núi bồi hồi cảnh xưa.
Sau khi rời khỏi căn cứ núi Minh Đạm, thầy đưa tôi đến Vạn An Sắc Tứ, nơi đây có một chiều thật thanh thản bình yên, nhịp thở của tôi quyện cùng với cảnh trí trong lành đầy thi vị, trông ngôi chùa với vóc dáng cổ xưa (theo kiểu kiến trúc hình tứ giác) xoay tròn như một đóa sen vừa chớm nở, chung quanh là một cánh đồng xanh mênh mông mà ngôi chùa như một cái nhân ở giữa, sau chùa có vài ngôi tháp cổ của chư Tổ khai sơn, trông những ngôi tháp bị xoáy mòn hằn lên bao vết trầm luân tang thương bể dâu từ bao thế kỷ, cảnh trí đã tạo nên nét thơ mộng giữa hai màu kim cổ :
"Giữa cánh đồng
Sóng lúa dạt dào, hương lúa quyện
Quanh cuộc đời
Phật như tọa tòa sen xanh
Dáng cổ tháp
Đã nghiêng mình bao thế kỷ
Chưa phai màu dâu bể."
Nếp nghỉ từ lâu, hình ảnh của Phật được thiết kế trang bị trên một tòa sen vàng kim ánh lên màu quí phái và trang trọng. Thế nhưng ở đây Phật như tọa tòa sen xanh, thật ra chúng ta thấy từ một đời sống của một Đức Phật lịch sử, Ngài luôn thể hiện một cách sống bình dị giản đơn, thậm chí sự bình dị giản đơn của Phật còn hơn cả mà con người cho là đơn giản kia nữa. Sự đơn giản ấy chính là kết quả mà Phật thể hiện qua hành động như thật " không ta, không của ta" Ngài đã viên mãn các hạnh Ba La Mật, "Không, Vô Tướng, Giải Thoát", các tùy miên đã tận, nên sự có mặt của Phật không gì khác hơn là giải thoát, tịch tịnh, không bị chi phối mọi ảo tưởng, lý tưởng cũng như mọi hệ phược ở đời. Trái lại, với thân giáo, khẩu giáo và ý giáo thanh tịnh là một minh chứng, sự tỏa sáng do "tâm giải thoát và tuệ giải thoát" là một biểu thị cho sự có mặt của Phật ở bất cứ đâu và lúc nào.
Sự tỏa sáng ấy là sự hội nhập muôn trùng với cuộc đời và Phật. Đành rằng quan thuyết của Ngài là : Các pháp đều đi qua một diễn trình "Thành Trụ Hoại Không". Ta thấy từ những ngôi chùa tháp cổ đã chìm sâu vào phế tích khắt nghiệt của dòng đời vô thường, đã bị xoáy mòn qua bao lớp gió sương, hợp tan, đầy vơi bao tuế nguyệt. Đã bao người mang hạnh nguyện đi qua, thế nhưng những tâm nguyện ấy, những ngôi chùa ấy lại là cái hồn linh diệu của đạo lý, của giáo lý vẫn lan tỏa theo tiếng chuông ngân tỉnh thức sớm chiều vào cuộc đời áo lụy.
Được biết ở đây, dân cư có một truyền thống tín tâm với Phật tự bao đời, một niềm tin sâu sắc và kiên trú, họ luôn thấy rằng: Phật luôn có mặt với những pháp lành vi diệu nhiệm mầu, sự hộ trì của Phật là ý thức tỉnh giác, chân thật và chánh niệm, mặc dù thời gian có sanh diệt, có biến đổi đến đâu, nhưng với tâm kiên định chánh kiến trong chánh pháp, ngay đấy sẽ tạo thành con đường an lạc, hạnh phúc hiện tại và mai sau, con đường hướng về phía trước đầy ánh sáng và muôn hương hoa, phía ấy chính ở trong mỗi chúng ta giữa cuộc đời thường nầy.
Qua hình ảnh : "Người nông dân vui tháng ngày lam lũ
Cây lúa nên xanh, hạt lúa nên vàng
Đời vẫn trôi bao lớp sóng thời gian...
Sự cần cù lam lũ một nắng hai sương để được cây lúa nên xanh, hạt lúa nên vàng hay bất cứ một nghề nghiệp lành mạnh nào của con người, nếu được phát sinh từ một tâm niệm thuần thiện, thì họ không cần tìm cầu ở đâu nữa, chỉ có ở đây và ngay bây giờ vẫn luôn có Phật. Phật trước đây xuất thân từ dòng dõi giai cấp vương giả, nhưng từ ngôi vương giả lại trở thành một dân giả giữa đời thường, Ngài không ngoái đầu trở lại để nghỉ thói đời vương giả ấy.
Cái cao quí của Phật phải đâu là ở giai cấp vương tôn, những thèm khát ước vọng mơ hồ hụt hẫng của chiếc thân ngũ uẩn phù du. Một tòa cỏ xanh, một phiến đá bên đường, một bóng cây râm đầy bóng mát chốn rừng xa và một tấm vải đâu lại từng mảnh vụn, nơi đó Phật đang tọa "Bồ Đề Tòa". Với Từ lực, Trí Đức lực và Tịnh lục của Phật được biến mãn đến mọi phương trời, muôn loài được tiếp thọ làm cho hân hoan toàn thân và tâm tư hay ít ra cũng làm vơi đi phần nào của nỗi niềm thương đau nơi cõi tử sinh nầy, như vậy Phật đến với ta, Phật đến trong ta :
"Và lòng Phật
Vẫn trong lòng cuộc sống
Phật hiện màu xanh
Phật hiện tình thương..."
Sự mầu nhiệm của Phật không giống như những đạo sư thời bấy giờ hay những nhà ảo thuật để lừa ảo giác của chúng ta đang ở dưới sân khấu, lại càng không phải một quyền năng biến hóa...hoặc có những việc làm như để mua chuộc bằng cách tạo hình thức tế lễ để cầu lấy bình an giả tạm không đâu vô ích. Trái lại, sự mầu nhiệm đích thực của Phật chính là ở trong mỗi chúng ta có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, điểm đến bằng một ý thức giác ngộ lẽ đời, thấy và biết pháp thiện và bất thiện, chánh quán rõ lộ trình đưa đến kết quả trừ diệt mọi kiết sử đang cấu nhiễm từ phía con người, vì rằng: chính con người mang lại hòa bình hay chiến tranh, hạnh phúc hay đau khổ, siêu vượt hay thối đọa, tất cả đều do con người, Phật dạy: " Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa..." Kinh Trung Bộ II. 540.
Điều mà chúng ta thấy ở một lời dạy khác của Phật :
" Với ai trọn ngày đêm
Tâm ý lạc, bất hại
Từ tâm mọi hữu tình
Vị ấy không thù hận"
Tương Ưng I. 458-459.
Nếu như có năng lực tịnh kiến, an trú qua lời dạy trên thời sẽ đem lại kết quả của sự chuyển hóa tâm linh, hướng đến vô thượng an ổn, xa lìa mọi khổ ách, dòng bộc lưu không đủ sức nhấn chìm vào chốn vực sâu nguy hại, vì sự thấy, sự nghe, sự thọ cảm luôn được tu tập thanh thản không vướng mắc. Đó chính là sự mầu nhiệm của Phật hay Phật hiện thân mầu nhiệm đến trong mỗi chúng ta. Cuộc sống cộng đồng nhân loại hôm nay đã làm gì cho bầu sinh thái toàn cầu ? Nếu như chúng ta thiếu đi màu xanh tư duy của thế kỷ thì hành tinh của chúng ta rồi sẽ ra sao ?. Do đó, Phật hiện màu xanh, Phật hiện tình thương vào cuộc đời.
Một điểm nữa, thời Phật sanh tiền du hóa giới thiệu chánh pháp, Phật san bằng những giai cấp trong bối cảnh xã hội bằng chất liệu tình thương và trí tuệ " không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, trong dòng nước mắt cùng mặn", Phật đã khẳng định như thế và hơn thế nữa, Phật nói đến một cách tư duy cũ kỹ sáo mòn hoang vu thời ấy, thêm một lời minh triết sâu xa : " Phạm chí không gì sanh,
bần tiện không gì sanh,
Do hành sanh phạm chí,
Do hành sanh bần tiện"
Kinh Tiểu Bộ. S21.504505.
Phật khai phóng luồng sinh khí dồi dào mầm sinh lực vào toàn bộ xã hội đầy những kiến thủ, kiến trù lâm, kiến kiết phược... những hý luận vọng tưởng không mục đích, làm vỡ tung những tảng băng đã đóng cứng lâu đời mịt mù huyển thuật mơ hồ của các phái triết học và những đạo sư thời ấy. Do dó, tinh thần vô ngã của Phật chính là sự cộng trú đại bi lực, đại trí lực, bình đẳng và vô niệm tuyệt cùng mầu nhiệm của giáo nghĩa giải thoát niết bàn,vì vậy Phật luôn có mặt trong dòng cảm thức của muôn loài, mỗi chúng ta và bất cứ xã hội nào, Phật luôn là công lý hay chơn lý:
"Nơi bất công, Phật hiện thân bình đẳng
Cõi tử sinh, diệu lý Phật vô sinh
Trong bi trí, Phật xóa lòng cừu hận
Trong đau thương, Phật siêu hóa một tình thương."
Tóm lại, vấn đề được nói đến chính là với cuộc đời bằng một màu xanh tươi mát và Phật luôn tọa trên màu xanh tươi mát ấy, từ lúc sanh tiền giáo hóa đến khi công hạnh viên mãn, Phật luôn có một nếp sống bình dị đơn giản hơn bao giờ hết, luôn có mặt trong một tinh thần đầy bi mẫn, khoan dung và tịnh lạc. Đối với một Đức Phật lịch sử, Ngài chưa bao giờ tự mãn về dòng dõi vua chúa vương quyền hay một thế tộc tôn quí nào, Ngài chỉ đặt cho mình là người chỉ đường, một định hướng cho người gặp phải nhiều ngả rẽ. Cho nên, dù hôm qua, hôm nay hay ngàn sau đi nữa, Phật luôn ngự trong hào quang ấy, pháp thân Phật luôn hoạt dụng trong diệu hạnh, chánh hạnh, như lý hạnh và trực hạnh vào đời, trong những cành hoa, ngọn cỏ, trong những chiếc lá đương xanh, trong những ánh nắng, giọt sương và cùng khắp trong mọi sinh thể muôn trùng huyễn hóa của dòng sinh tử. Và ở đây, Phật như tọa tòa sen xanh, trong lòng đời, lòng Phật vẫn mênh mông.
Bóng nắng đã nghiêng vàng vào một chiều thu, tôi cùng thầy Tịnh Trí sau khi nghỉ lưng nơi tấm phản bên hông chùa và nhìn xa ngoài cánh đồng nghe tiếng lúa reo theo ngọn gió lùa tạo nên từng đợt sóng lúa vờn quanh trên thảm lúa, hương lúa thơm phơn phớt trong chiều, những cánh chim chao nghiêng như điệu vũ khúc vô thường, một cảm giác mát lạnh lạ thường thấm tự lúc nào trong tôi, bước ra khỏi cổng tam quan, phía sau là vạt nắng vàng rót lên mái chùa và thảm lúa mênh mông, rồi chia tay nhau nơi Bà Rịa.
Sau bao mùa trăng viễn mộng, mấy lần chiếc áo bạc đời tha phương, chiều nay tôi trở lại Bà Rịa và ghé qua thăm thầy, nhưng lần nầy tôi tiếp thầy bằng thẻ nhang thơm với lời cầu nguyện. Và tôi vẫn còn nhớ mãi một chiều thu hôm nào với hình ảnh phế tích của chùa Sơn Châu với căn cứ núi rừng Minh Đạm ngôi Sắc Tứ Vạn An với cánh đồng lúa đương xanh bát ngát cùng với một ý niệm :
"Phật hiên màu xanh
Phật hiện tình thương
Phật đâu tọa tòa sen vàng ngất nghễu
..... Trong lòng đời,
Lòng Phật vẫn mênh mông.
Long Xuyên, thu 2013.
MẶC PHƯƠNG TỬ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2013(Xem: 15740)
Đây là tác phẩm điện ảnh quy mô với mức đầu tư hàng triệu dollar. Bộ phim đã có sự góp mặt của dàn diễn viên Bollywood Ấn Độ. Đoàn làm phim đã tham khảo về nội dung cuộc đời Đức Phật từ nhiều sử gia, nhà khảo cổ, nhà văn hóa, nhà xã hội học và các nhà Phật học nổi tiếng tại Ấn Độ và Nepal. Qua đó, cuộc đời Đức Phật lịch sử được tái hiện một cách chân thật, gần gủi mà các bộ phim trước chưa thể hiện được.
11/09/2013(Xem: 20518)
Nam mô Từ phụ Thích Ca Vì thương sanh chúng hiện ra trên đời Bạch Ngà báo mộng tuyệt vời Giáng sanh con quý ra đời Thích Ca
30/08/2013(Xem: 6732)
Theo quan niệm dân gian, đôi mắt mỗi người được coi là cửa sổ của tâm hồn. Thế thì ai ai cũng có hai cửa sổ. Cửa sổ rộng rãi thì nhà được sáng sủa, thoáng mát; cửa sổ chật hẹp thì nhà bị u tối, nóng bức.
30/08/2013(Xem: 3381)
Nghệ sĩ tính là tính nghệ sĩ được thể hiện qua cung cách tư duy, diễn đạt, minh họa, ứng xử với tha nhân trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi người.
29/08/2013(Xem: 3198)
Đệ tử Đức Phật Thích Ca được phân thành bảy chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-ma (giai đoạn 2 năm thử thách, phấn đấu dành cho Sa-di-ni trườc khi thọ giới cụ túc),
16/08/2013(Xem: 6287)
Đây là món quà vô giá, hết sức đơn giản bạn có thể tặng con. Những chủng tử nụ cười, thanh tịnh, từ bi của Phật sẽ từ từ gieo vào tàng thức, chuyển hóa con thành người thánh thiện có khuôn mặt tươi vui, hiền hòa rất tự nhiên. Bạn sẽ thấy con dễ mến vô cùng và thương kính gần gũi cha mẹ hơn bao giờ hết.
14/08/2013(Xem: 2512)
Đức Phật thị hiện là một con người như mọi người, điều này khẳng định cho chúng ta biết ngài không phải là thần linh, thị hiện ở núi non kỳ dị. Ngài là một con người lịch sử, có cha có mẹ như chúng ta. Lớn lên ngài cũng lập gia đình, nhưng do túc duyên đặc biệt ngài tìm đường giải thoát, cởi bỏ những ràng buộc của thế gian.
11/08/2013(Xem: 7764)
Theo sử sách, vừa mở mắt chào đời, thái tử Tất-đạt-đa (Siddhartha) đã đứng dậy, ngoảnh mặt nhìn bốn hướng, rồi đi bảy bước, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất, nói rằng: “Trên trời, dưới trời chỉ có Ta là chí tôn”. Xong Ngài nói tiếp: “Từ vô lượng kiếp đến nay, phen này là hết”. Hai lời tuyên bố đó có tính cách quyết định mục tiêu hành động của Ngài: đoạn trừ phiền não, quét sạch vô minh, giải thoát sanh tử, chứng đắc niết bàn, thanh tịnh an lạc.
28/07/2013(Xem: 6788)
Footprint of the Buddha (BBC 1977)
28/07/2013(Xem: 6709)
The mystery surrounding the bones of the Buddha dates back more than 100 years ago, when colonial estate manager William (Willie) Peppe and his workers began digging at a mysterious hill in Northern India. Peppe had no idea what they’d find just a little more than 20 feet down. They unearthed an astonishing discovery: a huge stone coffer, containing five reliquary jars, more than 1,000 separate jewels – carved semi-precious stones and gold and silver objects – and some ash and bone. One of the jars bore a Sanskrit inscription which, when translated, stated the jar contained the remains of the Buddha himself.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]