Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xá lợi của Đức Phật

30/09/201002:36(Xem: 2979)
Xá lợi của Đức Phật

1. Định nghĩa Xá Lợi

Tiếng Phạn Sarìra, PàliSarìra có nghĩa làtử thi, di cốt:dịch ý là thể, thân, thân cốt, di thân.Thông thường xá lợi dùng để chỉ cho di cốt của Phật, nên gọi là Phật cốt hay Phật xá lợi.Chữ này về sau cũng dùng để chỉ cho phần xương đầu của các bậc cao tăng sau khi viên tịch hỏa thiêu còn lại.

Hơn nữa, bảo tháp dùng để tôn trí xá lợi của Phật gọi làTháp xá lợi; nơi an tri bình xá lợi của Phật gọi làBình xá lợi; Pháp hội cúng dường xá lợi Phật gọi làHội xá lợi.

Trong tiếng Phạn còn một từ nữa cũng được dùng chỉ cho xá lợi, đó là Dhàtu, phiên âm làĐà đô.Chữ Đà đô này có nghĩa làToái thân xá lợi.Bản chú thích kinhTrường Bộ thuộc văn hệ Pàli ghi rằng thân thể hoạn chỉnh sau khi hỏa thiêu, phần di cốt còn lại gọi làToàn thân xá lợi;phần tro còn lại gọi làToái thân xá lợi.

Ngoài ra, nếu đem di cốt toàn thân tôn trí vào một ngôi tháp thì gọi làtháp Toàn thân xá lợi; còn tôn trí một phần di cốt vào tháp thì gọi làtháp Toái thân xá lợi.Thuyết Toàn thân, Toái thân xá lợi này bắt nguồn từ hai phương pháp thổ táng và hỏa táng của phái Lê Câu Phệ Đà thuộc thời kỳ cổ đại Ấn Độ. Họ gọi di thể thổ táng làToàn thân xá lợivà hỏa táng là Toái thân xá lợi.

2. Phân loại Xá Lợi

Theo kinh Dục Phật Công Đứcthì xá lợi được chia thành hai loại làSinh thân xá lợi và Pháp thân xá lợi.

- Sinh thân xá lợicòn gọi là Thân cốt xá lợi,tức là di cốt của Phật.
- Pháp thân xá lợicòn gọi làPháp tụng xá lợi,tức làGiáo phápGiới luậtcủa Phật còn lưu truyền lại.

Pháp Uyển Châu Lâm quyển 4 chia xá lợi làm ba loại:Xá lợi xương, xá lợi tóc xá lợi thịt.

- Xá lợi xươngcó màu trắng.
- Xá lợi tóccó màu đen.
- Xá lợi thịt có màu đỏ.

3. Giá trị của Xá Lợi

KinhKim Quang Minh quyển 4, phẩmXả thân(Đ.16, 354) viết:"Xá lợi là kết tinh công phu tu tập Giới, Định, Tuệ, rất khó được, là phước điền tối thượng". Vì vậy có chỗ nói: Lễ bái di thân của Phật, lễ bái cây bồ đề chỗ Phật thành đạo, lễ bái tòa kim cương và dấu chân của Phật đi kinh hành đều có công đức như nhau.

Luận Đại Trí Độquyển 59 chép rằng: Dù cúng dường một viên xá lợi nhỏ như hạt cải công đức cũng vô lượng, vô biên.

4. Sự tích chia Xá Lợi của Phật

KinhTrường Bộghi lại việc 8 nước chia xá lợi của Thế Tôn khá tường tận: Sau khi làm lễ trà tỳ nhục thể Thế Tôn, những người Mallà xứ Kusinàrà tôn trí xá lợi Thế Tôn trong giảng đường, thành kính lễ bái, dâng hương hoa, cử lễ nhạc, múa hát cúng dường; đồng thời bảo vệ xá lợi một cách nghiêm ngặt.

Vua Ajàtasattu nước Magadha hay tin Thế Tôn đã diệt độ tại Kusinàrà, liền gởi sứ giả đến thỉnh cầu người Mallà: "Thế Tôn lạ người Sát đế lỵ, tôi cũng là người Sát đế lỵ, do vậy, tôi cũng đáng được một phần xá lợi của Thế Tôn để xây tháp cúng dường". Tiếp đến người Licchavì ở Vesàli; người Sakyà ở Kapilavatthu; người Buli ở Allakappa; người Koli ở Ràmagàma; Bà la môn Vethadìpaka ở Vethadìpa và người Mallà ở Pàvà cũng đều gởi sứ giả đến yêu cầu như trên. Nhưng các người Mallà ở Kusinàrà tuyên bố rằng: "Đức Thế Tôn đã diệt độ tại quê hương chúng tôi, nên chúng tôi có bổn phận bảo quản cúng dường xá lợi, không chấp nhận chia cho ai cả".

Thấy tình hình có vẻ gay cấn, Bà la môn Dona khuyên mọi người giữ bình tĩnh, không nên nóng nảy manh động, rồi ông đích thân chia xá lợi làm 8 phần bằng nhau, giao cho 8 sứ giả, còn phần ông nhận bình dùng đong chia xá lợi.

Việc chia xá lợi vừa kết thúc thì sứ giả của người Moriyà cũng vừa tới nơi đưa ra thỉnh nguyện của mình. Nhưng khi ấy, xá lợi đã chia hết chỉ còn lại tro than trà tỳ mà thôi. Do đó, sứ giả Moriyà ở Pipphalivana nhận lấy phần tro than ấy.

Thế là, ai nấy đều hoan hỷ thỉnh xá lợi về xứ mình xây tháp cúng dường. Vua Ajàtasattu cho xây tháp tại thành Vương Xá. Người Licchavi xây tháp tại Vesàli. Người Sakya xây tháp tại Kapilavatthu. Người Buli xây tháp tại Allakappa. Người Koli xây tháp tại Ràmagàma. Bà la môn Vethadìpaka xây tháp tại Vethadìpa. Người Mallà ở Pàvà xây tháp tại Pàvà. Người Mallà ở Kusinàrà xây tháp tại Kusinàrà. Bà la môn Dona xây tháp tại khu vườn nhà mình. Người Moriyà xây tháp tại Pipphalivana.

Như vậy có 8 tháp xá lợi, tháp thứ 9 là bình đong xá lợi và tháp thứ 10 là tro than lễ trà tỳ.

Ngoài ra, kinh này còn nói rằng một phần xá lợi giao cho Long vương và răng xá lợi được cúng dường tại cõi trời Đế Thích. [Kinh Trường Bộ, tập 1,Kinh Đại Bát Niết Bàn,từ số (24) đến hết, Viện NCPHVN ấn hành 1991].

Liên quan đến 8 tháp xá lợi này có nhiều truyền thuyết khác nhau. Vào năm 1898, một người Pháp là Ba Túc (W.C. Peppé) khai quật một ngôi mộ cổ tại Pipràvà, phía Nam nước Ni Bạc Nhĩ, được một hòm lớn, trong đó có hai hộp bằng sáp ong, một tráp nhỏ và mấy mảnh bể của bình đựng nước. Hai hộp sáp ong thì một lớn, một nhỏ đều đựng những mảnh xương. Hộp nhỏ có hình dáng quả cầu, ngăn thành hai phần, nửa phần trên là nắp đậy. Trên nắp khắc hai hàng chữ Brahmi thuộc thời đại vua A Dục. Nội dung nói: "Đây là chiếc hòm đựng xá lợi Phật của một nhà quí tộc thuộc dòng họ Thích Ca cùng em gái và vợ con ông lưu giữ thờ phụng". Dữ kiện này cho ta suy đoán đây là một trong 8 phần xá lợi mà người họ Thích nhận được trong dịp 8 nước phân chia xá lợi của Phật. Qua sự phát hiện này chứng tỏ các kinh Trường Bộ v.v... nói về việc chia xá lợi Phật là đúng sự thật. Miếng xương ấy về sau Chính phủ Anh đem tặng lại vua Tân La, nhà vua lại đem một phần tặng lại các nước Sri Lanka, Myanmar và Nhật Bản.

Ngoài ra, vào thời vua A Dục, ông đã cho khai quật 7 ngôi tháp xá lợi ngoài phạm vi nước La Ma Già, lấy xá lợi đựng vào 84.000 hộp nhỏ, rồi cho xây 84.000 bảo tháp cúng dường.

5. Xá Lợi Phật tại vài nước Phật giáo

a) Tại Sri Lanka (Tích Lan): Theo Đại sửthuộc văn hệ Pàli thì khi Ma Sẩn Đà (Mahinda) con vua A Dục đến Tích Lan truyền giáo, vua nước này là Thiên Ái Đế Tu (Devànampiya-Tissa) đã cầu xin vua A Dục ban cho xá lợi của Phật. Sau khi nhận được xá lợi, ông đã tổ chức lễ cung đón cực kỳ trang nghiêm.

Ngoài ra, trong Điều Sư Tử quốc(Tích Lan) thuộcTruyện Cao tăng Pháp Hiểnchép: Trong thành của vị vua này có tinh xá răng Phật. Đại Đường Tây Vức ký quyển 11 cũng chép: Bên cạnh vương cung nước Tích Lan có tinh xá răng Phật.

b) Tại Tây Vức: Ở Tây Vức cũng có truyền thống cúng dường xá lợi Phật, nhưTruyện Pháp Hiểnchép: Trong thành Ê La ở biên giới nước Na Kiệt có Phật đỉnh cốt tinh xá. Điều Ca Tất Thí quốctrong Tây Vức ký quyển 1 chép rằng tại nước này có ngôi tháp do Long vương kiến tạo, nơi đây dùng để cúng dường xá lợi thịt xương của Phật. Trên bờ phía Nam của một con sông lớn ở Tây Bắc vương thành có một ngôi già lam của vị cựu vương, trong đó tôn trí một miếng xương đầu của Phật.

c) Tại Trung Quốc: Sách sử nước này ghi chép khá nhiều trường hợp do lòng chí thành mà cảm được xá lợi, nhưXuất Tam Tạng ký tậpquyển 13 ghi: Khi Khương Tăng Hội đến Giang Đông, yết kiến vua nước Ngô là Tôn Quyền, vua hỏi về sự linh nghiệm của Phật, Hội xin hẹn trong 21 ngày để cầu nguyện, quả nhiên cảm được xá lợi. Vua nghi ngờ, sai lực sĩ dùng dùi sắt đập phá, nhưng xá lợi chẳng hề hấn gì, khiến vua rất thán phục, bèn cho xây chùa Kiến Sơ để phụng thờ. Đây là ngôi chùa thờ xá lợi Phật đầu tiên tại Trung Quốc.

Lại nữa, Quảng Hoằng Minh tậpquyển 17, tập Thần Châu Tam Bảo Cảm Thông Lụcquyển thượng, Pháp Uyển Châu Lâmquyển 38, 40 đều có chép những sự thần dị của xá lợi và việc kiến tạo tháp cúng dường từ đời Tấn, đời Lưu Tống trở về sau.

Tây Vức kýquyển 12 chép: Khi Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang du học Tây Vức trở về nước có thỉnh về 150 viên xá lợi của Phật. Tống Cao tăng truyệnquyển 1 cũng cho biết Nghĩa Tịnh đời Đường khi về nước cũng mang về 300 viên xá lợi.

TheoQuảng Hoằng Minh tập quyển 15 thì chùa Pháp Môn ở Kỳ Dương là một trong 19 bảo tháp xá lợi. Năm 574, vua Vũ Đế Bắc Chu xuống chiếu hủy diệt Phật giáo thì xá lợi nơi đây được cất giấu kỹ. Đến năm Hiển Khánh thứ tư (659), vua Đường cho đạo dưới chân tháp, được 8 viên xá lợi. Năm sau, vua cho rước xá lợi vào Đại Nội ở Đông Đô để cúng dường, rồi năm Long Sóc thứ hai (662), rước về lại chùa cũ. Đến năm Nguyên Hòa 14 (819), vua Đường Hiến Tông lại ra lệnh thỉnh xá lợi vào trong cung. Lúc ấy, Hàn Dũ viết"Phật cốt biểu"chỉ trích việc này, ông nói rằng Phật là người Di Địch, không nên đem xương khô của Ngài vào trong cung vua mà nên đem đốt hay vứt xuống nước cho tuyệt tích. Vua nổi giận đày ông đến Triều Châu làm Thứ sử, rồi sai Trương Trọng soạn "Phật cốt bi".

d) Tại Nhật Bản: Ở nước này cũng có những hiện tượng do cảm ứng mà được xá lợi, như điều 13 Mẫn Đạt Thiên Hoàngthuộc quyển 20Sử Nhật Bản chép: Tư Mã Đạt tổ chức trai hội, do lòng chí thành mà cảm được xá lợi, rồi ông đem trình quan Đại thần Tô Ngã Mã Tử, Mã Tử bèn dùng dùi sắt đập thử mà không hư hao gì, ông lại đem vứt xuống nước, xá lợi cũng không chìm.

(Còn xá lợi Phật tại Việt Nam, xin hẹn một dịp khác sẽ trình bày).

*

Giờ đây, cách Phật ra đời hơn 25 thế kỷ, muốn được đảnh lễ, cúng dường xá lợi của Phật không phải là chuyện dễ. Nếu như chúng ta chưa được diễm phúc trực tiếp chiêm ngưỡng, đảnh lễ, cúng dườngSinh thân xá lợicủa Phật thì chúng ta cũng nên thành tâm đảnh lễ, cúng dườngPháp thân xá lợicủa Phật. Vì công đức đảnh lễ, cúng dườngSinh thân xá lợiPhật chủ yếu phát xuất từ tha lực, còn công đức đảnh lễ, cúng dườngPháp thân xá lợicủa Phật thì chủ yếu phát xuất từ tự lực của mỗi chúng ta.

(Theo Phật Quang đại từ điển, Đài Bắc, Từ Di chủ biên, Phật Quang Sơn xuất bản, 1989, tr. 3495 và một số tư liệu khác).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 7198)
Trong các danh từ chuyên môn của đạo Phật,có lẽ không có từ ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệtrõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai từ "ChânĐế" và "Tục Đế". Thật vậy, Đức Phật, vì muốn độ chúng sinhthoát khổ sinh tử nên mới nương vào thế giới Tục đế mà nói pháp, nhằm chỉ bàycho chúng sinh thấy được cái bản chất chân thật tự nhiên của Tâm vốn sẵn có, đểchúng sinh, tự nỗ lực tu hành giải thoát khỏi khổ đau sinh tử, lìa khỏi thếgiới Tục đế, đến thế giới Chân đế...
29/08/2011(Xem: 14164)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
21/07/2011(Xem: 11168)
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thí là công đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng” ... Thích Chân Tính
16/05/2011(Xem: 2096)
Họ bảo nhau: “Ông này là ai?” Một người thấy tư thế của ông giống như một thầy tu, nên nói với mấy người kia: “Có thể ông ta đang ở trong thiền định!” Thế là mọi người đồng chắp tay kính cẩn chào và hỏi: “Thưa thầy, chúng con xin phép làm rộn thầy.
07/05/2011(Xem: 8480)
Ở Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn...
19/04/2011(Xem: 6859)
Như sen nở dưới mặt trời Vươn cao mặt nước, xa nơi bùn lầy, ưu tiên truyền đạo giờ đây Khai tâm những kẻ loay hoay tìm đường
16/04/2011(Xem: 1855)
Phát tâm bồ đề là bước đầu để vận dụng năng lực tâm linh cho đúng hướng. Thi thiết từ bi và trí tuệ là triển khai diệu lực vô hạn của tâm bồ đề đó qua hai bình diện...
11/04/2011(Xem: 7436)
Có những nước Á Châu như nước Xilanca, vào ngày Phật Đản không có ai bị đói bụng hết. Tại vì nhà nào cũng để mâm cơm ở trước cửa và bất cứ ai đói bụng cũng đều được mời ăn cơm đó. Trong ngày Phật Đản không có ai bị đói vì nhà nào cũng cúng dường cơm, chùa nào cũng cúng dường cơm. Đây là một truyền thống có từ mấy ngàn năm trước, từ thời Đức Thế Tôn.
19/02/2011(Xem: 2304)
Luận điểm cho rằng Đức Phật là người tích hợp tư tưởng triết học Ấn Độ bắt đầu với các triết gia Bà-la-môn giáo nhằm hạ thấp triết học Phật giáo xuống mức bình thường, không có gì sáng tạo như Gaudapada, Dinnaga, Shankara…(Vì không có phần mềm gõ chữ Sanskrit và Pali nên các thuật ngữ này chúng tôi viết theo dạng La-tinh hóa). Tiếp đến là những giáo sĩ và tín đồ Bà-la-môn muốn xóa sổ Phật giáo ở Ấn Độ bằng cách tuyên truyền rằng, Đức Phật là hóa thân thứ chín của thần Visnu! Và cho rằng những học thuyết như luân hồi, nghiệp… là của đạo Bà-la-môn, chỉ vì chúng giống nhau về tên gọi (nhưng lại hoàn toàn khác nhau về mặt nội dung).[1] Sai lầm này, đến ngày nay, vẫn còn ăn sâu trong tâm trí những người Bà-la-môn.
04/02/2011(Xem: 3345)
Many, many years ago, in a small kingdom in the north of India, something was happening that would change the whole world.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]