Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật có thuyết pháp hay không thuyết pháp

07/01/201205:38(Xem: 6386)
Đức Phật có thuyết pháp hay không thuyết pháp

Phat Thich Ca_1aĐỨC PHẬT CÓ THUYẾT PHÁP HAY KHÔNG THUYẾT PHÁP

Tâm Diệu

Trong các danh từ chuyên môn của đạo Phật,có lẽ không có từ ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệtrõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai từ "ChânĐế" và "Tục Đế".

Thật vậy, Đức Phật, vì muốn độ chúng sinhthoát khổ sinh tử nên mới nương vào thế giới Tục đế mà nói pháp, nhằm chỉ bàycho chúng sinh thấy được cái bản chất chân thật tự nhiên của Tâm vốn sẵn có, đểchúng sinh, tự nỗ lực tu hành giải thoát khỏi khổ đau sinh tử, lìa khỏi thếgiới Tục đế, đến thế giới Chân đế.

Cũng vì thế mà Ngài Long Thọ Bồ tát nóirằng: "... Các Đức Phật vì chúng sinh, y vào Nhị đế mà nói pháp, thứ nhấtlà Thế tục đế và thứ hai là Đệ nhất nghĩa đế. Nếu người nào không nhận thứcđược hai chân lý này, thì đối với Phật pháp sâu xa, không thể hiểu được chânnghĩa. Nếu không nương tựa vào tục đế, thì không thể thấy được chân lý; nếukhông thấy được chân lý, thì không thể ngộ được Niết bàn..." (1)

Tục đế là một hợp từ: "tục" nghĩalà thế tục hay phàm tục, "đế" nghĩa là chân lý. Tục đế có nghĩa lànhững cái gì mà người thế tục đồng ý với nhau, gọi là chân lý quy ước hay còngọi là chân lý tương đối. Còn Chân đế, cũng là một hợp từ, có nghĩa là chân lýchân thật không hư vọng, là chân lý tuyệt đối, là chân lý tối thượng, cũng còngọi là Đệ nhất nghĩa đế, là chân tâm, là giác tánh, là chân như...

Chân lý tuyệt đối là gì? Không ai biết đượcngoại trừ chính chư Phật và chư Tổ đã giác ngộ. Các Ngài cũng không thể nói chochúng ta biết được. Toàn bộ giáo điển của chư Phật là pháp phương tiện, Ngài"dùng pháp thế gian, (tức thế tục đế) để giảng nói cho chúng sinh" (2), cốt để chúng sinh ngộ được cái chânlý tuyệt đối như Ngài vì Ngài thấy Tâm Phật và Tâm chúng sinh vốn không khác,vốn tự đầy đủ mênh mông khắp không gian và thời gian.

Thật vậy, xuyên qua lời dạy của Phật và chưTổ, sở dĩ có sự sai khác là vì tâm chúng sinh bị mê mờ ô nhiễm. Cái Tâm bị baovây bởi tham sân si, bởi vọng tưởng điên đảo, bởi tham nhiễm các pháp có không.Ngài Sogyal Rinpoche, một đại sư Tây tạng, ví Tâm chúng ta bị vây kín trong mộtcái bình mà "khoảng không trong bình cũng giống như khoảng không bênngoài. Khi chúng ta giác ngộ, thì cũng như cái bình vỡ tan thành mảnh vụn...Ngay lúc đó và tại chỗ đó, chúng ta trực nhận được rằng chúng chưa từng bao giờcó sự ngăn cách hay sai khác..." (3)

Vìtâm sinh diệt của chúng sinh luôn luôn dính mắc vào các pháp "cókhông" nơi thế giới hiện tượng tức thế giới tục đế, nên Đức Phật thấy thậtlà khó nói về cái mà Ngài đã chứng ngộ, chẳng hạn như nói về Phật tánh, chântâm, vốn không hình tướng, không số lượng. Nếu nói chúng sinh có Phật tánh làchấp trước, nói không có Phật tánh là hư vọng, nói Phật tánh cũng có cũng khônglà nói trái ngược nhau, nói Phật tánh chẳng có chẳng không là hý luận. Nên Phậtmới dùng các pháp thế gian phương tiện, "giả lập kệ pháp, giả lập danh tự,vốn chẳng phải Phật, nói với họ là Phật, vốn chẳng phải Bồ Đề, Niết Bàn, giảithoát, nói với họ là Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát, ... Biết họ gánh trăm tạchẳng nổi, tạm cho họ gánh một lon, một chén, biết họ khó tin giáo liễu nghĩa,tạm nói với họ giáo bất liễu nghĩa, tạm được pháp lành lưu hành còn hơn là phápác..." (4).

Cũng chính vì chân lý tuyệt đối này rất khóhiểu, khó nhận, khó nói nên đôi khi Ngài phải dùng những thí dụ bằng lời nói,như trong Kinh Pháp Hoa, Phật dùng bảy thí dụ, trong đó có hai thí dụ là cáinhà lửa và câu chuyện đứa con cùng tử mà ai cũng biết. Ngoài ra còn nhiều Kinhkhác như Bách Dụ Kinh, Tạp Thí Dụ Kinh, Bồ Tát Bổn Sanh Kinh, ... Các thí dụNgài nói trong kinh dùng phương thức ngụ ngôn, hàm chứa những ý nghĩa thâmthúy, ám thị lý tuyệt đối mà chân lý tuyệt đối này không thể dùng lời trực tiếpmà giảng giải vì lời chỉ là khí cụ diễn đạt cái tư tưởng tương đối, cái cóhình, có tướng trong thế giới nhị nguyên.

Chư Tổ chứng ngộ cũng vậy, không thể nóicho chúng ta biết được chân lý tuyệt đối là gì, mà quý Ngài chỉ dùng những câuchuyện ngụ ngôn, như câu chuyện con rùa và con cá để làm thí dụ mà thôi. Rằngcon rùa từ dưới nước bò lên mặt đất, đi một vòng rồi trở về nước, bơi cạnh concá, kể chuyện đất liền cho nó nghe. Nhưng con cá, vì chưa bao giờ rời khỏinước, không thể tưởng tượng nổi lại có một môi trường có thể sống được mà khôngcó nước, không bơi lội. Cho nên con rùa đành chịu mang tiếng là nói chuyện viểnvông hoang đường, không có trong thực tế. (5)

Cảnh giới tuyệt đối, chân tâm, giác tánh,chân như, mà Phật đã giác ngộ không thể nói cho người chưa chứng ngộ biết được.Vì lẽ đó mà người đời đôi khi cũng phê bình: "Đạo Phật cao siêu quá, khôngcó trong thực tế". Nhưng chính đó mới là cốt tủy của Phật Giáo.

Kinh Kim Cang là Kinh liễu nghĩa, nói vềcốt tủy của đạo Phật, về chân lý tuyệt đối, cho nên không có pháp gì để nói.Những lời Phật dạy trong kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ những hiểu biết tươngđối, phá bỏ những kiến chấp sai lầm cố hữu, những vướng mắc lâu đời vốn là nhânkiên cố của vòng xích luân hồi, đã lôi kéo chúng sinh vào vòng trầm luân muônvạn kiếp. Ngài phá bỏ không còn một kiến chấp nào và Ngài cũng tuyên bố luôn làNgài không thuyết pháp:

"- Tu Bồ Đề! Ông chớ cho Như Lai có nghĩ rằng:"Ta có nói pháp". Ông chớ nghĩ như vậy. Bởi vì sao?
- Vì nếu ngườinào nói rằng: Như Lai có nói pháp, tức là chê Phật, không hiểu được lời của tanói.
- Tu Bồ Đề! Nói pháp, là không có pháp gì nói được, ấy gọi là nóipháp." (6)

Có nghĩa là Phậtkhông nói về cái chân lý tuyệt đối, về cái chân tâm, Phật tánh, Chân Như, vìchân lý tuyệt đối vốn chẳng thể dùng ngôn ngữ tương đối thế tục để biểu thị.Ngài chỉ dùng ngôn ngữ thế gian tức chân lý thế tục để chỉ bảo chúng sinh, màngôn ngữ thế tục, là pháp tương đối thì không có tự tánh, chỉ do nhân duyên hòahợp, và do nhân duyên hòa hợp nên không có thật.

ĐứcPhật khi giảng pháp, Ngài luôn luôn nói sự thật. Cókhi Ngài nói về sự thật tương đối và có khi Ngài nói vềsự thật tuyệt đối. Nếu không hiểu điều đó, chúngta thấy nhiều điều Ngài nói trái ngược nhau và sẽ làmcho chúng ta bối rối, hiểu mập mờ, hỗn độn (confuse). Thí dụ như trong kinh Đại Bát Niết Bàn đức Phật nói:

Chưhành vô thường,
Thịsinh diệt pháp.

Sinhdiệt diệt dĩ,

Tịchdiệt vi lạc.

Haicâu đầu có nghĩa là tất cả các pháp hiện tượng đềuvô thường, chúng đều là những pháp sinh diệt. Hai câusau có nghĩa là khi sinh và diệt đã bị diệt, tức không cònsinh diệt nữa thì còn là niềm an lạc. Trong thế giớinày, tức thế giới tương đối có sinh và có diệt, còn thếgiới kia tức thế giới tuyệt đối thì không sinh không diệt.Nếu chúng ta không hiểu rõ tục đế và chân đế thì chorằng đức Phật nói trái ngược nhau. Sự thật Ngàiluôn luôn nói đúng sự thật. Hai câu đầu là tục đếtức thuộc thế giới hiện tượng tương đối, có sanh vàcó tử. Hai câu sau thuộc lãnh vực tuyệt đối tức chânđế, không có sinh và không có diệt, là thế giới của pháptánh hay thế giới của bản thể.

Đếnđây, chúng ta trở lại bài kệ của Bồ Tát Long Thọ đã nêu trên phần mở đầu. BồTát dạy chúng ta rằng nếu chúng ta không phân biệt được chân lý tương đối vàchân lý tuyệt đối, tức thế tục đế và chân đế, thì chúng ta không thể hiểu đượcđạo Phật. Do sự không hiểu và không phân biệt rõ này, chúng ta lại nhập nhằngđem lời Đức Phật nói "Không thể nói pháp Tuyệt Đối", mà cho làĐức Phật nói "Không nói pháp Tương Đối" là chúng ta vô tìnhvướng mắc vào sự hủy báng kinh, chứa đựng những lời tâm huyết của Đức Phật.Ngài đã dùng ngôn ngữ và chân lý thế tục để dạy người thế tục biết cách mà tiếndần trên con đường từ bỏ thế tục, trở về bản thể tuyệt đối. Nếu chúng ta khônghiểu được điều đó, mà tưởng rằng Đức Phật không nói pháp, thì chúng ta sẽ mấtniềm tin nơi kinh, sẽ mất cơ hội có bản đồ chính xác để tìm đường trở lại bảnthể chân tâm tuyệt đối.

Ghi Chú

(1).Thích Tâm Thiện, Lịch Sử Tư Tưởng vàTriết Học Tánh Không, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999.

(2). Kinh Đại Bát Nhã, Cuốn 2, Trang 275

(3). Sogyal Rinpoche -Thích Nữ Trí Hảidịch, Tinh Chất Cam Lồ, TP HCM Việt Nam 1969

(4). Bá Trượng Ngữ Lục, Thích Duy Lực, Từân Thiền Đường xuất bản, 1999 trang 29-30

(5). Narada Maha Thera, Đức Phật và PhậtPháp, Phạm Kim Khánh Việt dịch, Đại Nam xuất bản 1987, trang 458-459

(6). Thích Huệ Hưng dịch, Kinh Kim CangGiảng Lục, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản 1983, trang 82

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2013(Xem: 2262)
Đức Phật thị hiện là một con người như mọi người, điều này khẳng định cho chúng ta biết ngài không phải là thần linh, thị hiện ở núi non kỳ dị. Ngài là một con người lịch sử, có cha có mẹ như chúng ta. Lớn lên ngài cũng lập gia đình, nhưng do túc duyên đặc biệt ngài tìm đường giải thoát, cởi bỏ những ràng buộc của thế gian.
11/08/2013(Xem: 6651)
Theo sử sách, vừa mở mắt chào đời, thái tử Tất-đạt-đa (Siddhartha) đã đứng dậy, ngoảnh mặt nhìn bốn hướng, rồi đi bảy bước, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất, nói rằng: “Trên trời, dưới trời chỉ có Ta là chí tôn”. Xong Ngài nói tiếp: “Từ vô lượng kiếp đến nay, phen này là hết”. Hai lời tuyên bố đó có tính cách quyết định mục tiêu hành động của Ngài: đoạn trừ phiền não, quét sạch vô minh, giải thoát sanh tử, chứng đắc niết bàn, thanh tịnh an lạc.
28/07/2013(Xem: 5467)
Footprint of the Buddha (BBC 1977)
28/07/2013(Xem: 5500)
The mystery surrounding the bones of the Buddha dates back more than 100 years ago, when colonial estate manager William (Willie) Peppe and his workers began digging at a mysterious hill in Northern India. Peppe had no idea what they’d find just a little more than 20 feet down. They unearthed an astonishing discovery: a huge stone coffer, containing five reliquary jars, more than 1,000 separate jewels – carved semi-precious stones and gold and silver objects – and some ash and bone. One of the jars bore a Sanskrit inscription which, when translated, stated the jar contained the remains of the Buddha himself.
27/06/2013(Xem: 2651)
Một thời đức Phật ngự tại vườn trúc Ca Lan Đà thuộc thành La Duyệt nước Ma Kiệt. Bấy giờ trong thành có một Trưởng giả giàu có tên Thi Lợi Quật, ông chỉ gần gũi các Ni Kiền ngoại đạo, và không để ý đến Phật pháp.
01/06/2013(Xem: 6564)
Theo truyền thống Phật giáo Theravāda, Vesak là lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại gắn liền với cuộc đời Đức Phật: ngày Đức Phật Đản sinh, ngày Đức Phật Thành đạo, và ngày Đức Phật nhập Niết-bàn.
21/05/2013(Xem: 2595)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
18/05/2013(Xem: 5898)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
25/04/2013(Xem: 2779)
Mục đích của tâm lý trị liệu là để chữa trị, thoa dịu và làm vơi bớt nỗi khổ đau của những người đang bị dày vò bởi nhiều vấn đề nan giải trong cuộc sống, hay những người được chẩn đoán là đang mắc bệnh tâm thần. Về điểm này, một số câu hỏi sau đây vẫn chưa có sự đồng thuận: tâm lý trị liệu là gì, bệnh tâm thần là gì, kỹ thuật chữa trị ra sao, mục đích để làm gì, làm thế nào để chữa lành bệnh, hoặc phương pháp này hữu hiệu ra sao. Nói cách khác, bằng cách đặt những câu hỏi ấy, chúng ta đòi hỏi sự xác nhận vị trí của phương pháp này trong hệ thống tâm lý trị liệu của phương Tây.
22/04/2013(Xem: 7250)
Ròng rã bốn mươi chín năm đức Phật thuyết pháp, đều là tùy theo căn cơ, hay nói cho rõ hơn, tùy theo bệnh “chấp thật” sâu hoặc cạn của chúng sinh mà cho thuốc khác nhau. Vì thế, kinh Phật đã phân chia ra “Liễu nghĩa” và “Bất liễu nghĩa”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567