Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tượng Phật đản sanh - Nhật Bản

07/05/201100:15(Xem: 7330)
Tượng Phật đản sanh - Nhật Bản
Phat_Dan_Sanh_nhat_ban
TƯỢNG PHẬT ĐẢN SANH - NHẬT BẢN
Thích Nguyên Tạng

Ở Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn, trong buổi lễ đặc biệt này, nước cam lộ được tưới khắp thân pho tượng đản sinh. Ngày nay, mọi Phật tử ở Nhật Bản đều biết đến lễ tắm Phật này. Như là một thành quả, tượng Phật đản sinh đã trở nên rất phổ biến và được thờ phượng trên khắp Nhật Bản.

Tượng đản sinh được đề cập dưới đây là một pho tượng đồng được đúc theo trường phái Ðông Ðại (Todai), là một pho tượng nổi tiếng nhất ở Nhật Bản, tượng cao 47 cm, khuôn mặt đẹp, thân hình tròn trĩnh. Pho tượng này được đúc vào khoảng giữa thế kỷ thứ 8.

Dáng vẽ của pho tượng, tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất là được các điêu khắc gia phát họa dựa theo Kinh Phật. Theo các Kinh Hạ Sanh, Kinh Trường Bộ, Kinh Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Nhân Quả thì Ðức Phật đản sinh tại Ấn Ðộ, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Hoànghậu Maya trên đường về quê để hạ sanh thái tử, bà đã ghé thăm vườn Lâm-Tì-Ni vào sáng ngày mùng tám tháng tư âm lịch, khi bà đưa tay lên hái cành hoa Vô ưu, thì Thái tử liền đản sinh từ bên hông phải của bà. Ngay sau khi đản sinh, Thái tử liền đi bảy bước và tuyên bố câu nói bất hủ: "Trên trời dưới đất, chỉ có ta là bậc tối thượng" (I am alone honored, in heaven and on earth). Quan cảnh đản sinh trên đã được điêu khắc một trong bốn mươi tám bức tranh nghệ thuật thu nhỏ của Chùa Pháp Long (Horyù-ji) dưới triều đại Nara và hiện nay được trưng bày tại viện bảo tàng Tokyo.

Những buổi lễ được tổ chức vào ngày 08/04/AL có nhiều tên gọi như Lễ tắm Phật, Lễ Rồng Hoa, vì Lễ Phật đản luôn được tổ chức trong mùa hoa nở rộ. Tuy vậy, Lễ tắm Phật thường được gọi nhiều nhất. Ý tưởng về Lễ tắm Phật được xuất phát từ truyền thuyết rằng khi Thái tử Sĩ-Ðạt-Ta đản sinh, có các vị Phạm thiên, Ðế thích, Long vương và nhiều vị trời thần khác đến hộ vệ và rưới nước cam lộ lên khắp thân củaThái tử. Ðó cũng là lý do tại sao các tượng Phật đản sinh ở Nhật Bản đều đúc bằng đồng.

Tượng đồng đản sinh của Chùa Ðông Ðại đã thể hiện một cấp độ cao về nghệ thuật điêu khắc. Ðây là pho tượng đồng duy nhất được tìm thấy trong thời kỳ Asuka và Hakuhò và đây cũng là pho tượng đáng chú ý nhất trong nền nghệ thuật điêu khắc Phật giáo tại Nhật Bản.

Theo Dharma World tháng 4/1997
Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 17659)
Trong cuộc sống bon chen vật chất hiện nay, hầu như ai ai cũng nhìn nhận phương pháp Thiền của Phật giáo có khả năng diệt trừ bức xúc và mang đến sự an tịnh trong tâm hồn. Nhưng phần đông người học Thiền chỉ biết sơ qua về cách ngồi kiết già, bán già, sổ tức và tùy tức, chứ người đạt được Sơ thiền thì rất hiếm hoi, vì phần đông chưa biết cách đoạn trừ năm triền cái và cách thực hành năm thiền chi để làm nền tảng cho thiền tập.
02/03/2013(Xem: 2004)
Này các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái đầu con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái ghè!" Này các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái tai con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái rổ sàng gạo." Này các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái ngà con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái lưỡi cày." Này các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái vòi con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái cày".
18/01/2013(Xem: 11802)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn -
19/07/2012(Xem: 1768)
1-Đức Phật đã chỉ dạy cho mọi người giáo pháp mang ý nghĩa giá trị và thực tiển theo nguyên lý duyên sinh, nhân quả mà không phải là một giáo điều cứng ngắt. 2-Đức Phật đã chỉ cho mọi người sự hiểu biết chân chính, để không rơi vào vòng si mê tội lỗi mà còn thương yêu bình đẳng mọi người bằng trái tim có hiểu biết. 3-Đức Phật đã chỉ cho mọi người giáo pháp đến để mà thấy, nhằm phát huy tuệ giác của Như Lai mà ban vui cứu khổ không làm tổn hại muôn loài vật. 4-Đức Phật đã chỉ cho mọi người biết cách làm chủ bản thân nhờ thường xuyên kiểm soát thân, miệng, ý thay vì tin có một đấng thần linh thượng đế ban phước giáng họa.
19/06/2012(Xem: 6530)
Những khi mà tâm hồn tôi bị hoang mang và dao động trước những thống khổ của con người do chính con người gây ra, những lúc đó tự nhiên những câu thơ của Bùi Giáng, những câu thơ mà một thời tôi đã từng say sưa đọc lại có dịp sống dậy trong tâm hồn buồn bã của tôi:
18/06/2012(Xem: 4544)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Bấy giờ có một Phạm Thiên Vương ở cõi Trời Phạm, nghĩ rằng: “Chỗ này là thường hữu, chỗ này là thường hằng, chỗ này trường tồn, chỗ này quan yếu, chỗ này là pháp không hoại diệt, chỗ này là xuất yếu, ngoài xuất yếu này không còn xuất yếu nào khác nữa, mà có bậc tối thắng, tối diệu, tối thượng”.
19/05/2012(Xem: 4812)
Phạn ngữ "Buddha" (Phật) có nghĩa là hoàn toàn giác ngộ. Phật là hồng danh của Ðức Bồ Tát CỒ ÐÀM SĨ ÐẠT TA (Siddhatta Gotama) khi Ngài thành đạo. Giáo lý của Ðức Phật truyền dạy gọi là Phật Giáo.
01/05/2012(Xem: 6452)
Ngày Phật đản là ngày cho toàn thể tăng tín đồ cùng hướng về đức Bổn sư Thích ca Mâu ni để tổ chức lễ hội, tư duy, thiền quán... Đặc biệt năm nay, Giáo hội tổ chức Lễ Hội Phật Đản Quốc Tế với sự tham gia của các cộng đồng Phật giáo tại Hoa Kỳ. Sự kiện này nói lên đà phát triển của Đạo Phật trên đất nước đa sắc tộc, tín ngưỡng và văn hóa. Trải qua nhiều thập niên, những người di dân mang tín ngưỡng Phật giáo đã nỗ lực và cống hiến những gì có thể mang đến cho cư dân Hoa Kỳ về hiểu biết, hành thiền và sự sống an lạc từ giáo pháp của Như Lai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567