Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật diệt độ như thế nào

12/03/201302:59(Xem: 2551)
Đức Phật diệt độ như thế nào

ĐỨC PHẬT DIỆT ĐỘ NHƯ THẾ NÀO
Venerable Dr Mettanando Bhikkhu
Bangkok Post, ngày 15 tháng 5 năm 2001
Dịch và chú xong bản 1.0 tại Sài Gòn,
ngày hoàn mãn an cư Phật lịch 2556, nhằm ngày 29 tháng 10 năm 2012

Chú thích của người dịch:Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa. Tri ân chư tôn đức trong tứ chúng đã đặt nền tảng cho việc học Phật. Cảm ơn TS Bình Anson đã cung cấp bài viết này trên PLCĐ. Cảm ơn bạn Rùa Bin đã giúp đỡ trong việc dịch các thuật ngữ y khoa. Bài viết này chỉ tường thuật lại một cách phân tích theo lối y khoa đã được tiếp cận cho kinh Đại Bát-Niết-Bàn, Trường Bộ Kinh. Vì thời gian hoàn thành gấp rút cho kịp thời gian mãn an cư nên không thể tránh khỏi thiếu sót, mong các vị thiện tri thức tiếp tục phát triển các phiên bản dịch khác tốt hơn.

Chúng ta đều được biết rằng Đức Phật nhập Bát-Niết-Bàn[i] vào ngày Vesak[ii]. Nhưng không nhiều người trong chúng ta biết Đức Phật diệt độ[iii] như thế nào. Theo các bản văn cổ thì có hai câu chuyện về sự diệt độ của Đức Phật: 1) Có dự tính theo ý muốn của Ngài, 2) hoặc là bị ngộ độc từ thức ăn, hoặc một lý do khác nào đó. Bài viết sẽ đề cập chi tiết về vấn đề này.

Kinh Đại Bát-Niết-Bàn trong Trường Bộ Kinh của Tam Tạng Pāḷi[iv] là nguồn tài liệu đáng tin cậy nhất về việc viên tịch của Siddhattha Gotama, tức Đức Phật (vào khoảng 563-483 trước Tây Lịch). Cách tường thuật của bản văn này cho phép người đọc theo dõi câu chuyện xảy ra vào những ngày cuối của Đức Phật kể từ vài tháng trước khi thị tịch.

Dù vậy, hiểu những gì thực sự đã xảy ra với Đức Phật vẫn không phải là một vấn đề đơn giản. Bài kinh, hay bản văn này, đã phác thảo nên 2 hình tượng nhân vật trái ngược nhau về Đức Phật, trong đó 1 hình tượng nổi bật hơn.

Hình tượng đầu tiên là của một nhân vật thần kì có thể đưa mình và chư tăng đồng phạm hạnh vượt Sông Hằng[v] (D II, 89)[vi], người với thiên nhãn thanh tịnh thấy hàng ngàn chư thiên tụ họp tại các trú địa[vii] (D II, 87), người có thể sống cho đến khi thế giới hoại diệt nếu như có người thỉnh cầu[viii] (D II, 103), người xác định thời được thời điểm thị tịch của mình[ix] (D II, 105), và người mà sự diệt độ đã được tôn vinh bằng hoa trời, đàn hương và thiên nhạc[x] (D II, 138).

Một hình tượng khác là một người ở tuổi xế chiều với sức khỏe suy yếu[xi] (D II, 120), người suýt mất mạng vì một cơn đau nặng trên kỳ an cư cuối của mình tại Vesāli[xii][xiii] (D II, 100), và những người đối diện với cơn bệnh và cái chết bất thình lình sau khi thọ dụng một món ăn đặc biệt được thí chủ nhiệt tâm dâng cúng.[xiv]

Hai hình tượng này xuất hiện đan xen trong các phần khác nhau của câu chuyện. Thêm vào đó, cũng có 2 lối giải thích cho nguyên nhân cái chết của Đức Phật: Một là Đức Phật tịch do thị giả Ananda đã không thỉnh Ngài trụ thế đến hết kiếp trái đất hoặc thậm chí lâu hơn[xv] (D II, 117). Lối giải thích còn lại là Ngài tịch là do căn bệnh đột ngột bắt đầu sau khi thọ dụng vật thực tên là "Sūkaramaddava"[xvi][xvii] (D II, 127-157).

Câu chuyện thứ nhất có lẽ là một huyền thoại, hoặc kết quả của một cuộc đấu tranh chính trị trong cộng đồng Phật giáo suốt một giai đoạn của quá trình chuyển đổi[xviii], trong khi đó câu chuyện thứ hai nghe có vẻ thực tế hơn và chính xác trong việc mô tả một tình huống thực tế đã xảy ra trong những ngày cuối cùng của Đức Phật.

Một số nghiên cứu đã tập trung vào bản chất của các món ăn đặc biệt mà Đức Phật đã dùng trong bữa ăn cuối cùng của Ngài như là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của Ngài. Tuy nhiên, đó cũng là một cách tiếp cận dựa trên mô tả của các triệu chứng và dấu hiệu được đưa ra trong bài kinh, mà kiến thức y tế hiện đại có thể làm sáng tỏ.

Một bức tranh tường khác tại Wat Ratchasittharam[xix] mô tả Đức Phật đang trong lúc cận tử, nhưng Ngài vẫn có thời gian để trả lời các câu hỏi đưa ra bởi du sĩ ngoại đạo Subhadda[xx], dành lần cuối tế độ cho ông trở thành một vị Arahant[xxi][xxii] (người đã giác ngộ[xxiii]).

Những gì chúng ta biết

Trong kinh Đại Bát-Niết-Bàn, ta biết rằng Đức Phật bị bệnh đột ngột sau khi ăn một món ăn đặc biệt gọi là Sūkaramaddava[xxiv], dịch theo nghĩa đen là "thịt heo mềm". Món ăn này đã được chuẩn bị bởi thí chủ hào phóng của Ngài là Cunda Kammaraputta. Tên của các món ăn đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả, và người ta đã tập trung nghiên cứu khoa học về bản chất của các bữa ăn, tức là các thành phần được sử dụng trong việc nấu món ăn này đặc biệt.

Bản thân bài kinh đã cung cấp các chi tiết liên quan đến các dấu hiệu và triệu chứng bệnh tật của Ngài; thêm vào đó một số thông tin đáng tin cậy về hoàn cảnh của Ngài vào khoảng hơn bốn tháng trước đó cũng rất có ý nghĩa về mặt y khoa.

Kinh bắt đầu với âm mưu của vua Ajātasattu[xxv] muốn chinh phục nước Vajjī[xxvi] Đức Phật đã du hành đến Vajjī[xxvii] để an cư mùa mưa lần cuối[xxviii]. Ngài bị bệnh trong mùa an cư này. Triệu chứng của căn bệnh đến đột ngột và đau dữ dội.

Tuy nhiên, bài kinh không cung cấp mô tả về vị trí và tính chất về cơn đau của Ngài. Bài kinh chỉ đề cập vắn tắt đến cơn bệnh tật của Ngài, nói rằng đau đớn rất dữ dội, và gần như đã giết chết Ngài.

Sau đó, Mara[xxix] đã đến chỗ Đức Phật và thỉnh Ngài nhập tịch. Đức Phật không chấp nhận lời thỉnh này ngay lúc đó. Chỉ sau khi Ananda, thị giả của Ngài, không nhận ra Ngài gợi ý thỉnh Ngài trụ thế thì ngày mới diệt độ. Chi tiết này của câu chuyện, mặc dù khoác lên vẻ huyền thoại và siêu nhiên, nhưng đã cung cấp cho ta một số thông tin y học đáng kể. Khi bài kinh được soạn ra, tác giả của nó đã hướng theo quan điểm cho rằng cái chết của Đức Phật không phải do thức ăn gây ra mà là vì Ngài đã có một căn bệnh tiềm ẩn nghiêm trọng cấp tính và có cùng các triệu chứng với cơn bệnh cuối cùng giết chết Ngài[xxx].

Thời gian

Truyền thống của Phật giáo Theravada đã tôn trọng giả định rằng Đức Phật lịch sử qua đời trong đêm trăng tròn trong tháng âm lịch của Visakha (nhằm vào khoảng khoảng từ Tháng Năm đến Tháng Sáu). Tuy nhiên, thời gian này mâu thuẫn với thông tin được đưa ra trong bài kinh, trong đó nêu rõ rằng Đức Phật tịch ngay sau khi kỳ an cư mùa mưa, rất có thể trong thời gian giữa mùa thu hoặc mùa đông, có nghĩa là, từ Tháng Mười Một đến Tháng Một.

Trong bài kinh có mô tả về một hiện tượng kỳ diệu khi hai cây sālā trổ hoa trái mùa tràn đầy cành lá khi Đức Phật nằm giữa chúng[xxxi].

Tuy nhiên, mùa thu và mùa đông không phải là mùa thuận lợi cho sự phát triển của các loại nấm mà một số học giả tin là nguồn gốc của chất độc mà Đức Phật đã dùng trong bữa ăn cuối của mình.

Chẩn đoán

Bản kinh cho ta biết rằng Đức Phật cảm thấy bị bệnh ngay lập tức sau khi ăn món Sukaramaddava. Vì ta không biết bất cứ điều gì về bản chất của thực phẩm này, rất khó để gán nó thành nguyên nhân trực tiếp đến căn bệnh của Đức Phật. Nhưng từ mô tả trong bài kinh, sự khởi đầu của bệnh diễn ra rất nhanh chóng.

Trong khi ăn, Ngài cảm thấy có điều gì đó không ổn với thực phẩm và Ngài đề nghị chủ nhà đem thức ăn đi chôn. Không lâu sau đó, Ngài bị đau dạ dày trầm trọng và xuất huyết trực tràng[xxxii].

Ta có thể giả định một cách hợp lý rằng bệnh bắt đầu trong khi Ngài đã dùng bữa ăn của mình, làm cho Ngài nghĩ rằng có điều không ổn so với bình thường. Vì lòng từ bi với những người khác, Ngài đã yêu cầu chôn món ăn.

Có phải thực phẩm bị nhiễm độc là nguyên nhân của bệnh? Có vẻ như không phải vậy. Các triệu chứng được mô tả không chỉ ra đó là ngộ độc thực phẩm. Bệnh này tuy cấp tính nhưng khó có thể gây tiêu chảy ra máu.Thông thường, ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn gây ra không tự phát bệnh ngay lập tức, mà phải mất thời gian ủ bệnh từ 2 đến 12 giờ mới biểu hiện ra ngoài, thường là với triệu chứng tiêu chảy cấp và ói mửa, nhưng không có máu.

Một khả năng khác là ngộ độc hóa chất. Bệnh này cũng có tác động ngay tức thời nhưng nó là ngộ độc hóa chất thường không gây ra chảy máu đường ruột nghiêm trọng. Ngộ độc thực phẩm với chảy máu đường ruột ngay lập tức chỉ có thể được gây ra bởi các hóa chất ăn mòn như axit mạnh, có thể dễ dàng dẫn đến bệnh ngay lập tức. Tuy nhiên, hóa chất ăn mòn có thể đã gây ra chảy máu trong đường ruột trên, dẫn đến nôn ra máu. Không có các biểu hiện mạnh nào như vậy được đề cập trong bản kinh.

Bệnh loét dạ dày tá tràng cũng có thể được loại trừ khỏi danh sách các bệnh có thể có. Mặc dù thực tế là sự khởi đầu của bệnh này là ngay lập tức nhưng nó hiếm khi đi kèm với tiêu ra máu. Loét dạ dày với chảy máu đường ruột tạo ra phân đen khi vết loét ăn sâu vào các mạch máu. Một chứng loét cao hơn trong đường tiêu hóa sẽ có nhiều khả năng phát bệnh ra như là nôn ra máu, không phải là thải ra một lượng máu thông qua trực tràng.

Một chứng cứ khác chứng chống lại khả năng này là một bệnh nhân bị loét dạ dày lớn thường không có sự thèm ăn. Bằng cách chấp nhận lời mời ăn trưa với chủ nhà, chúng ta có thể giả định rằng Đức Phật cảm thấy khỏe cũng như bất cứ người đàn ông nào ở đầu độ tuổi 80 sẽ cảm thấy. Với độ tuổi tác của Ngài, ta không thể loại trừ khả năng Đức Phật có một bệnh mãn tính, chẳng hạn như ung thư hay lao phổi hoặc nhiễm trùng nhiệt đới như bệnh lỵ hoặc thương hàn, có thể đã khá phổ biến trong thời kỳ Đức Phật.

Các bệnh này có thể làm chảy máu của ruột dưới, tùy thuộc vào vị trí của chúng. Điều này cũng khớp với tiền sử bệnh trạng của Ngài trong kỳ an cư. Nhưng những khả năng bệnh này có thể được loại trừ, vì chúng thường đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như hôm mê, chán ăn, giảm cân, chướng bụng. Những triệu chứng này đã không được đề cập trong các bài kinh.

Một khối trĩ lớn có thể gây ra chảy máu trực tràng nghiêm trọng, nhưng không chắc rằng bệnh trĩ lại có thể gây ra đau bụng dữ dội, trừ khi nó bị chèn ép. Nhưng nếu vậy nó sẽ gây cản trở việc đi lại của Đức Phật để đến nhà thí chủ, và hiếm khi bệnh trĩ chảy máu bởi do bữa ăn.

Nhồi máu mạc treo

Một bệnh phù hợp với mô tả các triệu chứng như kèm theo đau bụng cấp, chảy máu, thường được thấy ở người cao tuổi, và bị gây ra bởi một bữa ăn là nhồi máu mạc treo gây ra bởi tắc nghẽn các mạch máu của mạc treo. Bệnh này có thể làm chết người. Thiếu máu mạc treo cấp tính (suy giảm cung cấp máu cho các mạc treo) là một tình trạng nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong cao.

Mạc treo là một phần của thành ruột liên kết với toàn bộ đường ruột với khoang bụng. Một cơn nhồi máu của các mạch của mạc treo thường gây chết các tế bào trong một vùng lớn của đường ruột, có thể dẫn đến kết quả là làm rách thành ruột.

Điều này thường tạo ra một cơn đau nặng ở bụng và gây chảy máu. Bệnh nhân thường chết vì mất máu cấp. Tình trạng này phù hợp với thông tin được đưa ra trong bài kinh. Nó cũng được xác nhận sau đó khi Đức Phật bảo A Nan lấy nước để uống[xxxiii]. Điều này cho thấy cơn khát rất mãnh liệt.

Như diễn tiến câu chuyện, Ananda từ chối vì ngài thấy có nguồn nước không được sạch. Ngài nói với Đức Phật rằng dòng suối gần đó đã bị khuấy đục bởi một đoàn xe lớn. Nhưng Đức Phật vẫn quyết bảo ngài đi lấy nước.

Một câu hỏi phát sinh tại chi tiết này: Tại sao Đức Phật không tự đi đến nguồn nước thay vì lệnh cho vị thị giả đang không muốn làm việc này? Câu trả lời thật là đơn giản. Đức Phật đã bị sốc do mất máu nặng. Ngài không còn có thể đi bộ, và từ đó đến nơi Ngài diệt độ, Ngài có thể đã được khiêng trên kiệu[xxxiv].

Nếu đây là tình hình thực sự, bài kinh vẫn im lặng về việc chuyến đi của Đức Phật đến nơi diệt độ mình, có thể do tác giả cảm thấy rằng chi tiết này không hay cho hình ảnh Đức Phật. Về mặt địa lý, chúng ta biết rằng khoảng cách giữa nơi được cho là ngôi nhà của Cunda và địa điểm nơi Đức Phật đã diệt độ là khoảng 15 đến 20 km[xxxv]. Một bệnh nhân bị bệnh nghiêm trọng không thể đi bộ một với khoảng cách xa như vậy.

Nhiều khả năng, những gì đã xảy ra là Đức Phật đã được các Tỷ Kheo kiệu đến Kusinārā (Kushinagara)[xxxvi].

Song vẫn còn là một điểm tranh luận nữa là liệu Đức Phật có thực sự quyết định diệt độ tại thành phố mà có lẽ là không lớn hơn nhiều so với một thị trấn như vầy chăng. Từ sự hướng đạo của cuộc hành trình của Đức Phật được đưa ra trong bài kinh, Ngài đã đi từ thành Rājagaha[xxxvii] hướng lên phía bắc[xxxviii]. Có thể Ngài không có ý định diệt độ ở đó, mà là sẽ đến thị trấn nơi Ngài sinh ra[xxxix]. Chuyến hành trình này có thể kéo dài đến ba tháng[xl].

Từ bài kinh, nó là rõ ràng rằng đức Phật được không dự đoán bị bệnh đột ngột của mình[xli], nếu không Ngài ắt là sẽ không chấp nhận lời mời của thí chủ. Kusinārā có lẽ là thị trấn gần nhất, nơi Ngài có thể tìm một y sĩ để chăm sóc bệnh tình cho mình. Không khó để suy diễn rằng chúng Tỷ Kheo vội vàng kiệu Đức Phật trên một cái kiệu đến thị trấn gần nhất để tìm cách cứu chữa.

Trước khi qua đời, Đức Phật nói với A Nan rằng không nên đổ lỗi cho Cunda là cái chết của Ngài đã không bị gây ra bởi món ăn Sūkaramaddava. Tuyên bố này rất đáng chú ý. Bữa ăn không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của Ngài. Đức Phật biết rằng các triệu chứng này đang lặp lại theo kinh nghiệm như của mình có vài tháng trước đó trong một lần phái bệnh đã gần như đã giết chết Ngài.

Sūkaramaddava, bất kể thành phần hay cách chế biến, không phải là nguyên nhân trực tiếp cho cơn bệnh đột ngột của Ngài.

Diễn tiến của bệnh

Nhồi máu mạc treo là một bệnh thường được tìm thấy ở những người cao tuổi, bị gây ra bởi sự tắc nghẽn của động mạch chính cung cấp máu cho đoạn giữa của ruột, phần ruột non. Nguyên nhân phổ biến nhất của tắc nghẽn là do thoái hóa của các thành của các mạch máu, tức là động mạch mạc treo ruột trên, gây ra đau bụng nghiêm trọng, còn được gọi là đau thắt ngực thể bụng.

Thông thường, cơn đau được gây ra bởi một bữa ăn lớn, đòi hỏi một lượng máu nhiều hơn đến đường tiêu hóa. Khi tắc nghẽn vẫn còn hiện diện, ruột bị mất nguồn cung cấp máu cho nó. Điều này sau đó dẫn đến nhồi máu hoặc hoại tử, một phần của đường ruột. Kết quả có thể dẫn đến rách của thành ruột làm máu chảy nhiều vào đường ruột và dẫn đến tiêu chảy ra máu.

Bệnh sẽ tồi tệ hơn khi dịch và những thứ chứa trong ruột đổ ra khoang phúc mạc, gây viêm phúc mạc hoặc viêm thành bụng. Điều này có thể dẫn đến tử vong cho bệnh nhân. Các bệnh nhân này thường chết do mất máu và mất các dịch khác. Nếu nó không được phẫu thuật chữa trị, bệnh thường tiến triển đến sốc nhiễm trùng do độc tố vi khuẩn xâm nhập vào máu.

Phân tích lại câu chuyện

Từ chẩn đoán được đưa ra ở trên, chúng ta có thể khá chắc chắn rằng Đức Phật bị nhồi máu mạc treo gây ra bởi việc tắc động mạch mạc treo tràng trên. Đây là nguyên nhân của cơn đau mà hầu như đã giết Ngài vài tháng trước đó trong kỳ an cư mùa mưa cuối cùng.

Với sự tiến triển của bệnh, một số lớp màng niêm mạc ruột của Ngài bị tróc ra, và điều này trở thành nguyên nhân của việc chảy máu. Bệnh xơ cứng động mạch, nghĩa là xơ cứng thành mạch gây ra bởi tuổi tác, là nguyên nhân gây ra tắc động mạch. Một tắc nghẽn nhỏ sẽ không dẫn đến tiêu chảy ra máu, nhưng có thể gây ra triệu chứng đau thắt ngực bụng như ta đã biết.

Cơn bệnh thứ hai của Ngài đến trong khi Ngài dùng Sukaramaddava. Cơn đau có thể không mãnh liệt ngay từ đầu, nhưng làm Ngài cảm thấy không ổn. Nghi ngờ căn bệnh có thể do thực phẩm, Ngài đã yêu cầu thí chủ chôn chúng để không làm hại đến những người khác.

Ngay sau đó, Đức Phật nhận ra rằng căn bệnh trở nên nghiêm trọng, biểu hiện qua việc chảy máu và đau nặng ở bụng. Ngài đã bị shock do mất máu. Mức độ mất nước rất nghiêm trọng đến nỗi Ngài không thể chịu thêm được nữa nên Ngài đã nghỉ tại một cái cây trên đường đi[xlii].

Cảm thấy rất khát nước và kiệt sức, Ngài yêu cầu Ananda lấy nước uống dù biết rằng nước đã được vẫn đục. Đó là nơi Ngài kiệt sức cho đến khi đoàn tùy tùng của Ngài mang Ngài đến thị trấn gần nhất là Kusinārā, nơi có thể sẽ tìm được một y sĩ hoặc nhà nghỉ cho Ngài phục hồi sức khỏe.

Có thể sự thật là Đức Phật đã cảm thấy khỏe hơn sau khi uống bù nước và nghỉ ngơi trên kiệu. Kinh nghiệm với các triệu chứng cho Ngài biết rằng cơn bệnh đột ngột của Ngài là lần xuất hiện thứ hai của một căn bệnh hiện có. Ngài nói với A Nan rằng bữa ăn không phải là nguyên nhân gây ra bệnh của mình, và rằng Cunda không có lỗi.

Một bệnh nhân bị sốc, mất máu và mất nước nhiều thường cảm thấy rất lạnh. Đây là lý do tại sao Ngài bảo thị giả của mình chuẩn bị nơi nghỉ bằng cách gấp y Sanghàti[xliii] làm tư[xliv]. Theo luật của tu sĩ Phật giáo, Sanghàti một chiếc y choàng, tức là phần áo choàng thêm vào có kích thước rất lớn như kích thước của tấm drap trải giường. Y này được Đức Phật cho phép tăng ni mặc vào mùa đông.

Thông tin này phản ánh rằng Đức Phật cảm thấy lạnh vì mất máu. Theo lâm sàng, một bệnh nhân ở trong tình trạng bị shock, đau bụng dữ dội, nhiều khả năng viêm phúc mạc, biểu hiện xanh tái và lạnh run như vậy thì khó lòng có thể cấp cứu được.

Đức Phật đã rất có thể đưa vào một nhà nghỉ ở Kusinārā, nơi Ngài được chăm sóc và giữ ấm. Quan điểm này cũng được khẳng định qua mô tả Ananda khóc lóc[xlv] mà bắm vào cánh cửa nơi nhà nghỉ của Ngài khi biết rằng Đức Phật là sắp diệt độ[xlvi].

Thông thường, một bệnh nhân bị nhồi máu mạc treo có thể sống từ 10 đến 20 giờ. Từ bài kinh chúng ta biết rằng Đức Phật đã diệt độ trong khoảng 15 đến 18 giờ sau cơn bệnh[xlvii]. Trong thời gian đó, thị giả của Ngài sẽ cố gắng hết sức mình để chăm sóc, như là làm ấm phòng Ngài nghỉ, hoặc bằng cách tiếp nước để làm dịu cơn khát kéo dài của Ngài, hoặc bằng cách cho Ngài một số thứ uống thảo dược. Nhưng nhiều khả năng là điều một bệnh nhân đang lên cơn run cần không phải là quạt cho Ngài như được mô tả trong các bài kinh[xlviii].

Cơn bệnh chập chờn, Ngài có thể đã phục hồi sau lần kiệt sức. Điều này cho phép Ngài tiếp tục các cuộc đối thoại với một vài người. Hầu hết những lời cuối cùng của Ngài có thể là đúng, và các lời này đã được các thế hệ của các nhà sư ghi nhớ cho đến khi chép ra văn bản. Nhưng cuối cùng, vào đêm khuya, Đức Phật đã mất trong lần shock thứ hai nhiễm trùng. Bệnh của Ngài bắt nguồn từ các nguyên nhân tự nhiên kết hợp với tuổi tác như là ở những người khác.

Kết luận

Giả thuyết được nêu trên đây giải thích một đoạn trong mạch chuyện của bài kinh, cụ thể là việc lệnh cho Ananda lấy nước, yêu cầu gấp tư chiếc y choàng để làm giường ngủ cho Đức Phật, yêu cầu chôn món ăn, và nhiều chi tiết khác nữa.

Phân tích cũng cho thấy một khả năng thực tế về các phương tiện đưa Đức Phật đến Câu Thi Na và vị trí nơi Ngài nằm diệt độ. Món sukaramaddava, cho dù là gì đi nữa, không phải là nguyên nhân trực tiếp của bệnh tật của Ngài. Đức Phật không mất do ngộ độc thực phẩm. Thực ra, đó là do lượng thức ăn tương đối quá lớn đối với đường tiêu hóa đang gặp bị bệnh. Điều này gây ra cơn phát bệnh thứ hai của chứng nhồi máu mạc treo ruột đã kết thúc cuộc sống của Ngài. /.

Tiến sĩ Tỳ kheo Mettanando là một bác sĩ trước khi xuất gia. Ông hiện đang ở tại Wat Raja Orasaram, Thái Lan.

Tài liệu tham khảo chính lúc dịch:
-Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ Kinh 1, Hòa Thượng Minh Châu dịch Việt.
-Milindapañhāpāḷi và Milinda Vấn Đạo – Tam Tạng Pāḷi-Việt tập 45.
-Sự tích Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni – Minh-Thiện Trần-Hữu-Danh, 2005
-Wikipedia tiếng Anh và Việt.
 

How the Buddha died

Venerable Dr Mettanando Bhikkhu

Bangkok Post, May 15, 2001

During Wesak Day, we are informed that it is also the day Buddha attained Parinibbana. But not many know how the Buddha died. Ancient texts weave two stories about the Lord Buddha's death. Was it planned and willed by the Buddha, or was it food poisoning, or something else altogether? Here's an account

-ooOoo-

The Mahaparinibbana Sutta, from the Long Discourse of Pali Tipitaka, is without doubt the most reliable source for details on the death of Siddhattha Gotama (BCE 563-483), the Lord Buddha. It is composed in a narrative style that allows readers to follow the story of the last days of the Buddha, beginning a few months before he died.

To understand what really happened to the Buddha is not a simple matter, though. The sutta, or discourse, paints two conflicting personalities of the Buddha, one overriding the other.

The first personality was that of a miracle worker who beamed himself and his entourage of monks across the Ganges River (D II, 89), who had a divine vision of the settlement of gods on earth (D II, 87), who could live until the end of the world on condition that someone invite him to do so (D II, 103), who determined the time of his own death (D II, 105), and whose death was glorified by the shower of heavenly flowers and sandal powder and divine music (D II, 138).

The other personality was that of an aged being who was failing in health (D II, 120), who almost lost his life because of a severe painduring his last retreat at Vesali (D II, 100), and who was forced to come to terms with his unexpected illness and death after consuming a special cuisine offered by his generous host.

These two personalities take turns emerging in different parts of the narrative. Moreover, there also appear to be two explanations of the Buddha's cause of death: One is that the Buddha died because his attendant, Ananda, failed to invite him to live on to the age of the world or even longer (D II, 117). The other is that he died by a sudden illness which began after he ate what is known as "Sukaramaddava" (D II, 127-157).

The former story was probably a legend, or the result of a political struggle within the Buddhist community during a stage of transition, whereas the latter sounds more realistic and accurate in describing a real life situation that happened in the Buddha's last days.

A number of studies have focused on the nature of the special cuisine that the Buddha ate during his last meal as being the agent of his death. However, there is also another approach based on the description of the symptoms and signs given in the sutta, which modern medical knowledge can shed light on.

In another mural paintingat Wat Ratchasittharam, the Lord Buddha is approaching death, but he still takes time to answer questions put forth by the ascetic Subhadda, his last convert who, after being admitted to the Buddhist Order, became an arahant (enlightened monk).

What we know

In the Mahaparinibbana Sutta, we are told that the Buddha became ill suddenly after he ate a special delicacy, Sukaramaddava, literally translated as "soft pork", which had been prepared by his generous host, Cunda Kammaraputta. The name of the cuisine has attracted the attention of many scholars, and it has been the focus of academicresearch on the nature of the meal or ingredients used in the cooking of this special dish.

The sutta itself provides details concerning the signs and symptoms of his illness in addition to some reliable information about his circumstances over the previous four months, and these details are also medically significant.

The sutta begins with King Ajatasattus' plot to conquer a rival state, Vajji. The Buddha had journeyed to Vajji to enter his last rainy-season retreat. It was during this retreat that he fell ill. The symptoms of the illness were sudden, severe pain.

However, the sutta provides no description of the location and character of his pain. It mentions his illness briefly, and says that the pain was intense, and almost killed him.

Subsequently, the Buddha was visited by Mara, the God of Death, who invited him to pass away. The Buddha did not accept the invitation right away. It was only after Ananda, his attendant, failed to recognise his hint for an invitation to remain that he died. This piece of the message, though tied up with myth and supernaturalism, gives us some medically significant information. When the sutta was composed, its author was under the impression that the Buddha died, not because of the food he ate, but because he already had an underlying illness that was serious and acute-and had the same symptoms of the disease that finally killed him.

The Timing

Theravada Buddhist tradition has adhered to the assumption that the historical Buddha passed away during the night of the full moon in the lunar month of Visakha (which falls sometime in May to June). But the timing contradicts information given in the sutta, which states clearly that the Buddha died soon after the rainy-season retreat, most likely during the autumn or mid-winter, that is, November to January.

A description of the miracle of the unseasonal blooming of leaves and flowers on the sala trees, when the Buddha was laid down between them, indicates the time frame given in the sutta.

Autumn and winter, however, are seasons that are not favourable for the growth of mushrooms, which some scholars believe to be the source of the poison that the Buddha ate during his last meal.

Diagnosis

The sutta tells us that the Buddha felt ill immediately after eating the Sukaramaddava. Since we do not know anything about the nature of this food, it is difficult to name it as the direct cause of the Buddha's illness. But from the descriptions given, the onset of the illness was quick.

While eating, he felt there was something wrong with the food and he suggested his host have the food buried. Soon afterward, he suffered severe stomach pain and passed blood from his rectum.

We can reasonably assume that the illness started while he was having his meal, making him think there was something wrong with the unfamiliar delicacy. Out of his compassion for others, he had it buried.

Was food poisoning the cause of the illness? It seems unlikely. The symptoms described do not indicate food poisoning, which can be very acute, but would hardly cause diarrhoea with blood. Usually, food poisoning caused by bacteria does not manifest itself immediately, but takes an incubation period of two to 12 hours to manifest itself, normally with acute diarrhoea and vomiting, but not the passage of blood.

Another possibility is chemical poisoning, which also has an immediate effect, but it is unusual for chemical poisoning to cause severe intestinal bleeding. Food poisoning with immediate intestinal bleeding could only have been caused by corrosive chemicals such as strong acids, which can easily lead to immediate illness. But corrosive chemicals should have caused bleeding in the upper intestinal tract, leading to vomiting blood. None of these severe signs are mentioned in the text.

Peptic ulcer diseases can be excluded from the list of possible illnesses as well. In spite of the fact that their onset is immediate, they are seldom accompanied by bloody stool. A gastric ulcer with intestinal bleeding produces black stool when the ulcer penetrates a blood vessel. An ulcer higher up in the digestive tract would be more likely to manifest itself as bloody vomiting, not a passage of blood through the rectum.

Other evidence against this possibility is that a patient with a large gastric ulcer usually does not have an appetite. By accepting the invitation for lunch with the host, we can assume that the Buddha felt as healthy as any man in his early 80s would feel. Given his age we cannot rule out that the Buddha did not have a chronic disease, such as cancer or tuberculosis or a tropical infection such as dysentery or typhoid, which could have been quite common in the Buddha's time.

These diseases could produce bleeding of the lower intestine, depending on their location. They also agree with the history of his earlier illness during the retreat. But they can be ruled out, since they are usually accompanied by other symptoms, such as lethargy, loss of appetite, weight loss, growth or mass in the abdomen. None of these symptoms were mentioned in the sutta.

A large haemorrhoid can cause severe rectal bleeding, but it is unlikely that a haemorrhoid could cause severe abdominal pain unless it is strangulated. But then it would have greatly disturbed the walking of the Buddha to the house of his host, and rarely is haemorrhoid bleeding triggered by a meal.

Mesenteric infarction

A disease that matches the described symptoms-accompanied by acute abdominal pain and the passage of blood, commonly found among elderly people, and triggered by a meal-is mesenteric infarction, caused by an obstruction of the blood vessels of the mesentery. It is lethal. Acute mesenteric ischaemia (a reduction in the blood supply to the mesentery) is a grave condition with a high rate of mortality.

The mesentery is a part of the intestinal wall that binds the whole intestinal tract to the abdominal cavity. An infarction of the vessels of the mesentery normally causes the death of the tissue in a large section of the intestinal tract, which results in a laceration of the intestinal wall.

This normally produces severe pain in the abdomen and the passage of blood. The patient usually dies of acute blood loss. This condition matches the information given in the sutta. It is also confirmed later when the Buddha asked Ananda to fetch some water for him to drink, indicating intense thirst.

As the story goes, Ananda refused, as he saw no source for clean water. He argued with the Buddha that the nearby stream had been muddied by a large caravan of carts. But the Buddha insisted he fetch water anyway.

A question arises at this point: Why did the Buddha not go to the water himself, instead of pressing his unwilling attendant to do so? The answer is simple. The Buddha was suffering from shock caused by severe blood loss. He could no longer walk, and from then to his death bed he was most likely carried on a stretcher.

If this was indeed the situation, the sutta remains silent about the Buddha's travelling to his deathbed, possibly because the author felt that it would be an embarrassment for the Buddha. Geographically, we know that the distance between the place believed to be the house of Cunda and the place where the Buddha died was about 15 to 20 kilometres. It is not possible for a patient with such a grave illness to walk such a distance.

More likely, what happened was that the Buddha was carried on a stretcher by a group of monks to Kusinara (Kushinagara).

It remains a point of debate whether the Buddha really determined to pass away at this city, presumably not much larger than a town. From the direction of the Buddha's journey, given in the sutta, he was moving north from Rajagaha. It is possible that he did not intend to die there, but in the town where he was born, which would have taken a period of three months to reach.

From the sutta, it is clear that the Buddha was not anticipating his sudden illness, or else he would not have accepted the invitation of his host. Kusinara was probably the nearest town where he could find a doctor to take care of him. It is not difficult to see a group of monks hurriedly carrying the Buddha on a stretcher to the nearest town to save his life.

Before passing away, the Buddha told Ananda that Cunda was not to be blamed and that his death was not caused by eating Sukaramaddava. The statement is significant. The meal was not the direct cause of his death. The Buddha knew that the symptom was a repeat of an experience he'd had a few months earlier, the one which had almost killed him.

Sukaramaddava, no matter the ingredients or how it was cooked, was not the direct cause of his sudden illness.

Progression of the disease

Mesenteric infarction is a disease commonly found among elderly people, caused by the obstruction of the main artery that supplies the middle section of the bowel-the small intestine-with blood. The most common cause of the obstruction is the degeneration of the wall of the blood vessel, the superior mesenteric artery, causing severe abdominal pain, also known as abdominal angina.

Normally, the pain is triggered by a large meal, which requires a higher flow of blood to the digestive tract. As the obstruction persists, the bowel is deprived of its blood supply, which subsequently leads to an infarction, or gangrene, of a section of the intestinal tract. This in turn results in a laceration of the intestinal wall, profuse bleeding into the intestinal tract, and then bloody diarrhoea.

The disease gets worse as the liquid and content of the intestine oozes out into the peritoneal cavity, causing peritonitis or inflammation of the abdominal walls. This is already a lethal condition for the patient, who often dies due to the loss of blood and other fluid. If it is not corrected by surgery, the disease often progresses to septic shock due to bacterial toxins infiltrating the blood stream.

Retrospective analysis

From the diagnosis given above, we can be rather certain that the Buddha suffered from mesenteric infarction caused by an occlusion of the superior mesenteric artery. This was the cause of the pain that almost killed him a few months earlier during his last rainy-season retreat.

With the progress of the illness, some of the mucosal lining of his intestine sloughed off, and this site became the origin of the bleeding. Arteriosclerosis, the hardening of the vessel wall caused by ageing, was the cause of the arterial occlusion, a small blockage that did not result in bloody diarrhoea, but is a symptom, also known to us as abdominal angina.

He had his second attack while he was eating the Sukaramaddava. The pain was probably not intense in the beginning, but made him feel that there was something wrong. Suspicious about the nature of the food, he asked his host to have it all buried, so that others might not suffer from it.

Soon, the Buddha realised that the illness was serious, with the passage of blood and more severe pain in his abdomen. Due to the loss of blood, he went into shock. The degree of dehydration was so severe that he could not maintain himself any longer and he had to take shelter at a tree along the way.

Feeling very thirsty and exhausted, he got Ananda to collect water for him to drink, even though he knew that the water was muddied. It was there that he collapsed until his entourage carried him to the nearest town, Kusinara, where there would have been a chance of finding a doctor or lodging for him to recover in.

It was probably true that the Buddha got better after drinking to replace his fluid loss, and resting on the stretcher. The experience with the symptoms told him that his sudden illness was the second attack of an existing disease. He told Ananda that the meal was not the cause of his illness, and that Cunda was not to blame.

A patient with shock, dehydration and profuse blood loss usually feels very cold. This was the reason why he told his attendant to prepare a bed using four sheets of ifsanghati nf. According to Buddhist monastic discipline, a ifsanghati nfis a cloak, or extra piece of robe, very large, the size of a bed sheet, which the Budd ha allowed monks and nuns to wear in winter.

This information reflects how cold the Buddha felt because of his loss of blood. Clinically, it is not possible for a patient who is in a state of shock with severe abdominal pain, most likely peritonitis, pale and shivering, to be ambulatory.

The Buddha was most likely put into a lodging, where he was nursed and warmed, located in the city of Kusinara. This view is also confirmed with the description of Ananda who, weeping, swoons and holds onto the door of his lodge after learning that the Buddha was about to pass away.

Normally, a patient with mesenteric infarction could live 10 to 20 hours. From the sutta we learn that the Buddha died about 15 to 18 hours after the attack. During that time, his attendants would have tried their best to comfort him, for example, by warming the room where he was resting, or by dripping some water into his mouth to quench his lingering thirst, or by giving him some herbal drinks. But it would be highly unlikely that a shivering patient would need someone to fan him as is described in the sutta.

Off and on, he may have recovered from a state of exhaustion, allowing him to continue his dialogues with a few people. Most of his last words could have been true, and they were memorised by generations of monks until they were transcribed. But finally, late into the night, the Buddha died during a second wave of septic shock. His illness stemmed from natural causes coupled with his age, just as it would for anyone else.

Conclusion

The hypothesis outlined above explains several scenes in the narrative of the sutta, namely, the pressuring of Ananda to fetch water, the Buddha's request for a fourfold cloak for his bed, the ordering of the meal to be buried, and so on.

It also reveals another possibility of the actual means of transportation of the Buddha to Kusinara and the site of his death bed. Sukaramaddava, whatever its nature, was unlikely to have been the direct cause of his illness. The Buddha did not die by food poisoning. Rather, it was the size of the meal, relatively too large for his already troubled digestive tract, that triggered the second attack of mesenteric infarction that brought an end to his life./.

Dr Mettanando Bhikkhu was a physician before entering the monkhood. He is currently based at Wat Raja Orasaram, Thailand.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2013(Xem: 15685)
Đây là tác phẩm điện ảnh quy mô với mức đầu tư hàng triệu dollar. Bộ phim đã có sự góp mặt của dàn diễn viên Bollywood Ấn Độ. Đoàn làm phim đã tham khảo về nội dung cuộc đời Đức Phật từ nhiều sử gia, nhà khảo cổ, nhà văn hóa, nhà xã hội học và các nhà Phật học nổi tiếng tại Ấn Độ và Nepal. Qua đó, cuộc đời Đức Phật lịch sử được tái hiện một cách chân thật, gần gủi mà các bộ phim trước chưa thể hiện được.
11/09/2013(Xem: 19871)
Nam mô Từ phụ Thích Ca Vì thương sanh chúng hiện ra trên đời Bạch Ngà báo mộng tuyệt vời Giáng sanh con quý ra đời Thích Ca
30/08/2013(Xem: 6663)
Theo quan niệm dân gian, đôi mắt mỗi người được coi là cửa sổ của tâm hồn. Thế thì ai ai cũng có hai cửa sổ. Cửa sổ rộng rãi thì nhà được sáng sủa, thoáng mát; cửa sổ chật hẹp thì nhà bị u tối, nóng bức.
30/08/2013(Xem: 3308)
Nghệ sĩ tính là tính nghệ sĩ được thể hiện qua cung cách tư duy, diễn đạt, minh họa, ứng xử với tha nhân trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi người.
29/08/2013(Xem: 3165)
Đệ tử Đức Phật Thích Ca được phân thành bảy chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-ma (giai đoạn 2 năm thử thách, phấn đấu dành cho Sa-di-ni trườc khi thọ giới cụ túc),
29/08/2013(Xem: 4200)
Năm ấy (1994) sau ngày lễ mãn hạ An Cư tại Hạ Trường Thiên Bửu Tháp (chùa Thiên Thai) thuộc huyện Đất Đỏ, Thị Xã Bà Rịa, thầy chánh đại diện bấy giờ là Thượng Tọa Thích Tịnh Trí có nhã ý mời tôi tham quan khu di tích căn cứ núi Minh Đạm, nơi đó có chùa Sơn Châu, rồi sau đó ghé qua khu vực Phước Hải để thăm ngôi chùa cổ Sắc Tứ Vạn An. Thời tiết đã chuyển sang thu, nhưng trông dáng núi vẫn thẳm một màu xanh biếc nghiêng bóng với biển trời bát ngát, sau những cây mưa đầu mùa khá to làm cho muôn hoa cỏ thêm phần sung mãn và không khí tỏa ra một cảm giác tươi mát khinh an giữa muôn vật và cho người vãng cảnh.
16/08/2013(Xem: 6240)
Đây là món quà vô giá, hết sức đơn giản bạn có thể tặng con. Những chủng tử nụ cười, thanh tịnh, từ bi của Phật sẽ từ từ gieo vào tàng thức, chuyển hóa con thành người thánh thiện có khuôn mặt tươi vui, hiền hòa rất tự nhiên. Bạn sẽ thấy con dễ mến vô cùng và thương kính gần gũi cha mẹ hơn bao giờ hết.
14/08/2013(Xem: 2498)
Đức Phật thị hiện là một con người như mọi người, điều này khẳng định cho chúng ta biết ngài không phải là thần linh, thị hiện ở núi non kỳ dị. Ngài là một con người lịch sử, có cha có mẹ như chúng ta. Lớn lên ngài cũng lập gia đình, nhưng do túc duyên đặc biệt ngài tìm đường giải thoát, cởi bỏ những ràng buộc của thế gian.
11/08/2013(Xem: 7672)
Theo sử sách, vừa mở mắt chào đời, thái tử Tất-đạt-đa (Siddhartha) đã đứng dậy, ngoảnh mặt nhìn bốn hướng, rồi đi bảy bước, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất, nói rằng: “Trên trời, dưới trời chỉ có Ta là chí tôn”. Xong Ngài nói tiếp: “Từ vô lượng kiếp đến nay, phen này là hết”. Hai lời tuyên bố đó có tính cách quyết định mục tiêu hành động của Ngài: đoạn trừ phiền não, quét sạch vô minh, giải thoát sanh tử, chứng đắc niết bàn, thanh tịnh an lạc.
28/07/2013(Xem: 6686)
Footprint of the Buddha (BBC 1977)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]