Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sao mai, một sớm trời phương đông

01/01/201516:54(Xem: 3988)
Sao mai, một sớm trời phương đông



phatthanhdao
SAO MAI, MỘT SỚM TRỜI PHƯƠNG ĐÔNG

 

Vĩnh Hảo

 

(Kính dâng Đức Thế Tôn nhân Ngày Thành Đạo, đầu năm 2015)

 

 

 

Từng đợt lá thay nhau úa vàng, héo khô, lả tả rơi theo gió mùa.

Từng cơn mưa nặng hạt, rơi xuống những mảnh đất đã cằn khô, nứt nẻ.

Mưa tuyết rơi xuống làng mạc yên ngủ, phủ đầy những đồng cỏ hoang.

Máu lệ rơi trên xác thân người hiền, kẻ ác, người vô tội, kẻ vô minh.

Khổ đau đổ xuống những thân phận giàu-nghèo, sang-hèn, tự tôn hay tự ti.

Ngày tháng rớt theo những tờ lịch, ảo vọng vùi theo thời gian.

Thời gian tàn theo bóng nắng, và đời người phai theo phút giây.

Ý nghĩ rời, trôi trong dòng tâm lắng.

Dĩ vãng buồn lạc về giữa cơn mê.

Ôi thời gian, dằng dặc chuỗi dài mông lung không đầu mối, không chỗ cùng tận.

Bao nhiêu lầu đài thành quách đã xây bên bờ nước lấp lánh ánh triêu dương, lạ lùng chi, dưới bóng hoàng hôn hiu hắt, thoắt đã xiêu vẹo ngổn ngang trên bãi quạnh, điêu tàn.

Thảng thốt bao năm, trong giấc mộng vật vờ, chỉ để dựng nên một cái gì bền vững, dài lâu. Từng đêm, từng đêm, rồi nghìn đêm mờ mịt, không thấy đâu là ánh sáng. Chỉ có năng lực của ý chí tồn sinh là không ngừng đốt cháy, bập bùng hay lập lòa, suốt những đêm sâu. Dựng nên, rồi sụp đổ; sụp đổ, lại dựng nên. Con kiến bò quanh miệng chén. Dã tràng se cát bãi hoang. Chỉ là sự kiên trì của kẻ mê muội.

 

Cho đến một lần, trải cỏ bên sông, lặng lẽ ngồi xuống. Một thân lau sậy trụ vững như núi cao. Một mình điềm nhiên giữa rừng sâu u tịch. Đêm đêm thú dữ tru tréo, gầm thét. Ngày ngày gió chướng, mưa sa, nắng quái và sương mù. Có khi sấm sét ầm ì, xé rách màn trời, xẻ toang mặt sông dậy sóng. Lòng không nao núng. Niềm tịch lặng tỏa từ bên trong làm lắng cả đại thiên giới.

Rồi một sớm tinh mơ, khi vạn vật, và loài người, hãy còn chìm trong những giấc mộng u trầm huyễn ảo, vầng Sao Mai chợt hiện ở trời đông. Tuệ giác bừng khai, vén màn đêm nghìn đời tăm tối. Ẩn sĩ không nhà nở nụ cười an nhiên bất tuyệt. Không ai trên thế gian này có thể có được nụ cười như thế—nụ cười của kẻ bao năm hụp lặn nổi trôi để tìm kiếm, để xây dựng căn nhà, nay thấy rõ là không gì mất đi để phải tìm kiếm, và không cần phải xây nhà nữa. Kẻ không nhà đã từng từ bỏ vương quốc, vương quyền, nay tiếp tục vượt bỏ, không giữ lại gì, ngay cả ý tưởng về một tổ chức, giáo quyền; và ngay cả ảo tưởng là có một kẻ không nhà, muốn xây nhà, ngưng xây nhà. (*)

Không xây dựng nữa, nhưng tuệ giác của người vượt ngoài ba cõi, có thể mở ra cho trần thế con đường tự tại, thênh thang, lìa xa những khổ đau, ách nạn. Trời phương đông, Sao Mai tỏa ánh sáng của niềm tịch lặng. Đêm huyền bừng giấc. Muông chim cất tiếng hoan ca. Hương thơm của ngàn hoa nội cỏ như lan khắp cả rừng sâu, sông dài. Mặt sông dần ửng sáng theo ánh bình minh chỗi dậy từ phương đông. Lá rừng xanh biếc như ngọc, lấp lánh sương mai; mỗi giọt sương ảnh chiếu một mặt trời.

Mới. Tất cả những gì hiện hữu đều mới lạ—dù rằng lối mòn của quá khứ, của lịch sử có thể được trùng lập vô hạn trong hiện tại và tương lai. Nhưng tuệ giác và cảm giác của người vào sớm tinh mơ ấy, khi Sao Mai vừa mọc trời phương đông, hoàn toàn mới mẻ, tinh khôi, trong ngần, không bao giờ có thể được lặp lại lần thứ hai.

 

 

_________________

 

 

(*) Diễn ý từ Kinh Pháp Cú (Dhammapada), câu 153-154; trích lại từ bản dịch của Phạm Kim Khánh, Đức Phật và Phật Pháp, trang 73: “Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, Như Lai thênh thang đi, đi mãi. Như Lai mãi đi tìm mà không gặp. Như Lai đi tìm người thợ cất cái nhà này. Lặp đi lặp lại đời sống quả thật là phiền muộn. Này hỡi người thợ làm nhà, Như Lai đã tìm được ngươi. Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy, cây đòn dông của ngươi dựng lên cũng bị phá tan. Như Lai đã chứng nghiệm Quả Vô Sanh Bất Diệt và Như Lai đã tận diệt mọi Ái Dục.” 


frontpagenew 38

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2013(Xem: 6657)
Theo sử sách, vừa mở mắt chào đời, thái tử Tất-đạt-đa (Siddhartha) đã đứng dậy, ngoảnh mặt nhìn bốn hướng, rồi đi bảy bước, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất, nói rằng: “Trên trời, dưới trời chỉ có Ta là chí tôn”. Xong Ngài nói tiếp: “Từ vô lượng kiếp đến nay, phen này là hết”. Hai lời tuyên bố đó có tính cách quyết định mục tiêu hành động của Ngài: đoạn trừ phiền não, quét sạch vô minh, giải thoát sanh tử, chứng đắc niết bàn, thanh tịnh an lạc.
28/07/2013(Xem: 5470)
Footprint of the Buddha (BBC 1977)
28/07/2013(Xem: 5505)
The mystery surrounding the bones of the Buddha dates back more than 100 years ago, when colonial estate manager William (Willie) Peppe and his workers began digging at a mysterious hill in Northern India. Peppe had no idea what they’d find just a little more than 20 feet down. They unearthed an astonishing discovery: a huge stone coffer, containing five reliquary jars, more than 1,000 separate jewels – carved semi-precious stones and gold and silver objects – and some ash and bone. One of the jars bore a Sanskrit inscription which, when translated, stated the jar contained the remains of the Buddha himself.
27/06/2013(Xem: 2657)
Một thời đức Phật ngự tại vườn trúc Ca Lan Đà thuộc thành La Duyệt nước Ma Kiệt. Bấy giờ trong thành có một Trưởng giả giàu có tên Thi Lợi Quật, ông chỉ gần gũi các Ni Kiền ngoại đạo, và không để ý đến Phật pháp.
01/06/2013(Xem: 6574)
Theo truyền thống Phật giáo Theravāda, Vesak là lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại gắn liền với cuộc đời Đức Phật: ngày Đức Phật Đản sinh, ngày Đức Phật Thành đạo, và ngày Đức Phật nhập Niết-bàn.
21/05/2013(Xem: 2597)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
18/05/2013(Xem: 5904)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
25/04/2013(Xem: 2783)
Mục đích của tâm lý trị liệu là để chữa trị, thoa dịu và làm vơi bớt nỗi khổ đau của những người đang bị dày vò bởi nhiều vấn đề nan giải trong cuộc sống, hay những người được chẩn đoán là đang mắc bệnh tâm thần. Về điểm này, một số câu hỏi sau đây vẫn chưa có sự đồng thuận: tâm lý trị liệu là gì, bệnh tâm thần là gì, kỹ thuật chữa trị ra sao, mục đích để làm gì, làm thế nào để chữa lành bệnh, hoặc phương pháp này hữu hiệu ra sao. Nói cách khác, bằng cách đặt những câu hỏi ấy, chúng ta đòi hỏi sự xác nhận vị trí của phương pháp này trong hệ thống tâm lý trị liệu của phương Tây.
22/04/2013(Xem: 7255)
Ròng rã bốn mươi chín năm đức Phật thuyết pháp, đều là tùy theo căn cơ, hay nói cho rõ hơn, tùy theo bệnh “chấp thật” sâu hoặc cạn của chúng sinh mà cho thuốc khác nhau. Vì thế, kinh Phật đã phân chia ra “Liễu nghĩa” và “Bất liễu nghĩa”.
10/04/2013(Xem: 7324)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567