Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiếng hát giữa Rừng Thiền

30/09/201310:03(Xem: 14284)
Tiếng hát giữa Rừng Thiền

Thien_Vien_Thuong_Chieu


TIẾNG HÁT GIỮA RỪNG THIỀN

Thân tặng Thiền viện Thường Chiếu, Long Thành, Đồng Nai

TỊNH MINH




Nhân chuyến tham quan của trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam cơ sở II năm 1990, chúng tôi được hân hạnh cùng trường viếng thăm Thiền viện Thường Chiếu, được Hòa thượng Viện chủ và các Thiền sinh đón tiếp rất nồng ấm, đặc biệt là các tiết mục văn nghệ “tương chao” với những lời ca điệu nhạc do các Thiền sinh tự biên tự diễn đã để lại trong chúng tôi nhiều ấn tượng đậm đà, thiền vị.

Mở đầu chương trình là hai bản đơn ca: “Chăn trâu I và chăn trâu II”. Nhịp ca trầm lắng, trang nghiêm, nói lên thái độ canh phòng nghiêm mật của các mục tử: không để trâu ăn phá lúa mạ, khoai bắp của người; bắt trâu ăn cỏ thuần túy và phải đi theo đường ngay lối thẳng. Phải chăng các Thiền sinh muốn nói đã là Sa môn thì cuộc đời tu hành cũng thế: Chăn trâu bằng roi thì chế tâm bằng giới, không để cho vọng tâm hiện khởi, lục căn buông lung, vì buông lung phóng dật thì phiền não nhiễm ô, nhiếp tâm chánh niệm thì đạo nghiệp tăng trưởng.

“Tinh cần là đường sanh,

Buông lung là ngõ tử,

Tinh cần thì bất tử,

Buông lung như thây ma!”

(PC. 21)

Ngộ được lẽ ấy nên Thế Tôn thường khuyên các thầy Tỳ kheo phải luôn luôn tỉnh giác và an trú trong chánh niệm.

“Tự thân luôn tỉnh giác,

Đệ tử Gô-ta-ma,

Bất luận ngày hay đêm,

Vui trong cảnh thiền na.”

(PC. 301)

Ta thấy chăn trâu vất vả nhưng hàng phục vọng tâm còn vất vả hơn. Vì sao? Vì tâm ý vô hình vô ảnh, lang thang cô độc, sanh diệt tương tục và chạy nhảy theo trần cảnh như hằng hà sa số lượng sóng trên mặt biển khơi “Nhứt ba tài động vạn ba tùy:

“Tâm tế vi, khó thấy,

Vun vút theo dục trần,

Người trí phòng hộ tâm,

Phòng tâm thì an lạc.”

(PC. 36)

Đúng vậy! Người nào hàng phục được vọng tâm, người ấy có được nhịp thở an lạc.

Sau đó là hợp ca: “Thiền đoàn lao động hành khúc”. Lời ca điệu nhạc duyên dáng, vui tươi và lẫm liệt hẳn lên, thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, tự lực tự cường theo truyền thống Bách Trượng Thiền sư:

“Một ngày không làm là một ngày không ăn,

Dắt trâu ra đồng vừa làm vừa chăn,

Theo chân người xưa quản gì gian khó,

Sống chết ta không màng miễn được là Tăng.”

Hùng tráng thay! Cao đẹp thay! Chính nhờ tinh thần tri túc, ý chí vượt khó và lý tưởng chăn trâu mà rừng hoang u tịch trở thành chùa tháp nguy nga, cây cỏ hoang vu biến thành hoa hương ngào ngạt. Đúng là:

“Giữa đống rác bẩn thỉu,

Vất bỏ bên đường hoang,

Hoa sen thơm ngào ngạt,

Đẹp lòng khách qua đàng.”

(PC. 58)

Có lẽ các Thiền sinh đang sống trọn vẹn với tinh thần “Nội vô sở đắc, ngoại vô sở cầu” nên rất tự tại trong lao động và an lạc trong thiền môn.

“Một ngày không làm là một ngày không ăn,

Có đâu chỉ ngồi mới thiệt là Tăng,

Trâu đen rồi đây sẽ thành trâu trắng,

Chẳng phí đi kiếp người mới thật là Tăng.”

Trâu đen rồi đây sẽ thành trâu trắng, vọng tâm điên đảo rồi đây sẽ thành cứu cánh Niết bàn. Nếu được thế thì thật là:

“Tỳ kheo tuy trẻ tuổi,

Chuyên tu pháp Phật Đà,

Như trăng thoát mây chắn,

Soi sáng trần gian ta.”

(PC. 382)

Lời ca được Ni chúng Viên Chiếu nối tiếp với hai bài hợp xướng: “Viên Xuân và Huơng khói Tào Khê” rất sinh động, thanh thoát; nội dung ca ngợi nếp sống thiền môn đạm bạc nhưng nồng thắm ân đức Tôn Sư và hương sắc mùa xuân. Ánh mắt của Hòa thượng hiệu trưởng và Hòa thượng Viện chủ hiện rõ nét hoan hỷ “niêm hoa vi tiếu”. Nhà thơ Tống Anh Nghị thì mát ruột đến nỗi đôi chân cứ nhịp theo lời hát để rồi ứng khẩu:

“Chẳng nhớ về đây được mấy lần,

Mỗi lần chỉ nhớ một thâm ân,

Thiền môn quyến luyến như thân quyến,

Dẫu chẳng còn xuân vẫn thấy xuân.”

Đã ngoài cái tuổi “cổ lai hy” nhưng nhà thơ vẫn thấy trong lòng rộn rã ánh xuân và đượm tình ân đức.

* * *

ht-thanh-tu

Ta thấy xưa nay giới luật nhà Phật không cho phép Tăng Ni vũ ca xướng hát hay cố ý đi xem nghe: “Bất ca vũ xướng kỵ cập cố vãng quan thính”, nhưng Hòa thượng Viện chủ Thiền viện Thường Chiếu lại cho phép các Thiền sinh thoải mái thể hiện sở đắc của mình qua lời ca tiếng nhạc. Đây là điểm rất mới trong cửa thiền. Phải chăng các Thiền sinh đã qua được các giai đoạn tìm trâu, thấy dấu, thấy trâu, được trâu, chăn trâu và giờ đây đang cưỡi trâu về nhà với tiếng sáo tiếng đàn hòa vang theo gió. Hy vọng rồi đây họ sẽ quên trâu, quên người, tự tại vô ngại: “Vào rừng không khua lá, vào nước không quậy sóng”, thõng tay vào chợ như vào cõi vô dư niết bàn. Thảo nào người xưa có câu:

“Nếu không là nghệ sĩ thì không là tu sĩ,

Nếu không là thi sĩ thì không là Thiền sư.”

Hy vọng rồi đây những khúc nhạc Thiền thắm tình đời đạo sẽ được chân thành hợp xướng trong các khóa lễ thiền môn.

(Đã đăng trong tuần báo Giác Ngộ, mùa Vu Lan 1990)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2013(Xem: 9910)
Kiêu mạn (Màna) hay tâm lý kiêu căng tự mãn thường xem nhẹ người khác là một chứng bệnh của những con người nông nổi, ham thích danh vọng, nặng về cái tôi, ít rung cảm hay đồng cảm trước những cảm nhận khó khăn của người khác.
18/05/2013(Xem: 6213)
Hồi học trung học, tôi có nhiều sinh hoạt tại cô nhi viện Diệu Quang ở Phú Lâm, ngoại ô Sài Gòn. Khi đó, Phú Lâm còn hoang vắng, phần lớn là đồng ruộng. Ở đó có lò hỏa táng An Dưỡng Địa. Bên cạnh, tọa lạc một ngôi chùa nhỏ. Lúc đầu là chùa, lần hồi cất thêm một dẫy nhà cho các trẻ mồ côi, sau thì chùa thành cô nhi viện. Phong cảnh ở đây thật thơ mộng, cỏ cây xanh tươi dưới bóng mát một vài cây cổ thụ.
22/04/2013(Xem: 10598)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết. Một người phụ nữ khi bước ra khỏi nhà thì nhìn thấy 3 ông già đang ngồi phía trước hành lang của nhà mình. Người phụ nữ liền cung kính chào 3 cụ già và niềm nở mời các cụ vào nhà nghỉ để dùng trà nước. Một trong 3 cụ lên tiếng hỏi: “Có ông chủ ở nhà không thưa cô?” - “Dạ thưa không, chồng con đi làm chưa về.” - “Thế thì chúng tôi không thể vào nhà của cô lúc này được.”
09/04/2013(Xem: 19332)
Borobudur là một bảo tháp hùng vĩ và lớn nhất của PG thế giới và được xem là một trong 70 kỳ quan của thế giới được Tổ chức Unesco ghi nhận là một Thánh tích quan trọng và đã tài trợ để trùng tu vào năm 1973.
09/04/2013(Xem: 5787)
(Pháp Thoại TT Thích Thái Hòa giảng cho hơn 300 trại sinh ngành nữ GĐPT Thừa Thiên, nhân ngày Hạnh 19/6/Giáp Thân, tức ngày 04/8/2004, tại Thiền Đường Trăng Rằm, Chùa Từ Hiếu Huế, do đệ tử Nhuận Hạnh Châu và Mãn Tuệ kính phiên tả).
08/04/2013(Xem: 7037)
Trong bài thuyết pháp đầu tiên của Bụt tại Vườn Nai có nói tới Tứ Đế và Bát Chánh Đạo. Tứ Đế và Bát Chánh Đạo là giáo lý căn bản. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng mình đã hiểu được giáo lý Bốn Sự Thật và Tám Phép Hành Trì Chân Chính, nhưng càng hành trì thì cái hiểu của chúng ta càng sâu hơn. Mình đừng bao giờ cho rằng mình đã hiểu đầy đủ.
10/12/2012(Xem: 11538)
Nhạc phẩm “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn không phải từ đầu đến cuối đều có chất “Đạo nhập thế” được lồng ghép trong nhạc. Có câu, có đoạn, ý tưởng triết lý đạo Phật hiện rõ.
17/11/2012(Xem: 2885)
Một sáng đẹp trời, ngồi vào bàn làm việc, bật máy vi tính nối mạng và mở hộp thư điện tử ra xem, bỗng thấy email từ một người có cái tên lạ hoắc chưa hề nghe, tiến sĩ Massu Abas Obioha. Cái email mang tựa đề cũng khá bí mật như cái tên người gửi là “Confidential Business Proposal”. Thông thường thì bạn đã xóa ngay những thư quảng cáo, tuy nhiên hôm nay bạn tò mò muốn tìm hiểu xem cái anh chàng này muốn gì, lòng dặn lòng chỉ mở thư ra xem chứ sẽ không nhắp con chuột vào bất cứ hồ sơ nào có chữ .exe nên chắc chắn là sẽ không bị virus lạ tấn công.
08/11/2012(Xem: 9655)
Cách đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?”của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.
10/10/2012(Xem: 11209)
Không hiểu tại sao người ta gọi con vật ấy là chó. Cái tên này không gây nên một ấn tượng đẹp theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là đối với tôi, một người không mấy ưa loài động vật này. Lý do, có lẻ từ một kỷ niệm thuở mới lớn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]