Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cái thấy vô thường

23/06/201102:24(Xem: 2802)
Cái thấy vô thường

CÁI THẤY VÔ THƯỜNG
Thích Thái Hòa

Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại; và cái thấy vô ngã nơi vạn hữu ngay ở nơi tâm ý an tịnh của ta, và ý thức chính niệm có đủ năng lực rọi sâu xuống nơi tâm thức của ta, khiến cho những hạt giống vô minh, chấp ngã nơi tâm ta bị đốt cháy và bị quét sạch bởi tuệ, bấy giờ ta liền có tâm giải thoát.

giotsuongtrenlaCó nhiều vị thiền sư hiện đại cho rằng: “Giây phút hiện tại là giây phút quan trọng nhất và cần phải an trú ở nơi giây phút ấy”.Nhưng, ở trong kinh Bhaddekaratta của Pàli, tương đương với Thích trungthiền thất tôn kinh ở Hán tạng, thì đức Phật không dạy như thế.

Ở trong các kinh nầy Ngài dạy rằng: “Một vị tu tập giỏi, vị ấy tâm không có mắc kẹt đối với thân năm uẩn trong quá khứ; đối với thân năm uẩn trong tương lai và cũng như không mắc kẹt đối với thân năm uẩn trong hiện tại,…”. Và lời dạy nầy, cũng đã được kinh Kim cang nhấn mạnh lại rằng: “Tâm quá khứ không thể nắm bắt; tâm hiện tại không thể nắm bắt và tâm vị lai không thể nắm bắt”.

Điều quan trọng là ta có thấy rõ, tính chất vô thường ở nơi thân năm uẩn ấy không; ta có thấy rõ thân năm uẩn đang bị bức hại bởi tính chất vô thường ấy không; thấy rõ tính rỗng không ở nơi thân năm uẩn ấy không và quan trọng hơn hết là ta có thấy rõ thể tính của thân năm uẩn vốn tịch lặng, hoàn toàn không có tự ngã không.

Nếu không có cái thấy ấy, thì mọi cái thấy của ta đều là những cái thấy không có gì chính xác cả. Cái thấy không chính xác, không có khả năng giúp ta đặt mọi gánh nặng khổ đau trong đời sống ra khỏi thân tâm ta.

Trong đời sống tu tập, ta cần có cái thấy vô thường nơi vạn hữu, để buông bỏ mọi hạt giống chấp thủ đối với vạn hữu ở nơi tâm ta; ta cần có cái thấy vô thường, để thấy rõ mọi sự hiện hữu giữa thế gian đang bị vô thường bức hại, thanh toán và nuốt chững trong từng khoảnh khắc, khiến cho ta phải nỗ lực làm những gì cần làm, nói những gì cần nói; và không làm những gì không cần làm; không cần nói những gì không cần nói; nghĩ những gì cần nghĩ và không cần nghĩ đến những gì không cần nghĩ.

An tịnh thân, an tịnh ngữ, an tịnh ý, đó là những điều cần nghĩ và đó là những điều cần làm. Tại sao?

Vì nghĩ và làm những điều ấy, không những giúp cho ta đặt gánh nặng khổ đau sinh tử xuống, mà còn giúp cho ta thấy rõ được tính duyên khởi, tính chân như, tính vô ngã nơi ta và cả nơi vạn hữu nữa. Và đó là những điều cần làm, và phải làm ngay không do dự, vì hành động của thân an tịnh không làm cho môi trường sống bị ô nhiễm; không làm cho khí hậu củatrái đất nóng lên; không làm cho Bắc băng dương hay Nam băng dương chảyra thành nước biển và không làm cho Thái bình dương trở thành những điểm nóng tranh chấp.

Và an tịnh ngữ hành cần phải làm, vì tự thân nó chuyển tải ngôn ngữ của chân thật và tình thương; nó không biến thế giới con người trở thànhthế giới của chiến tranh miệng lưỡi; nó có khả năng tháo gỡ những quả khẩu lôi ra khỏi miệng lưỡi con người và đưa thế giới con người đi đến với thế giới âm thanh khoan hòa, từ ái.

Và an tịnh tâm hành cần phải làm, vì tâm không an tịnh, ta khó có được hành động không gây thiệt hại mình và người, ta không thể nào có được những hành động bảo vệ người, vật và môi sinh một cách hợp lý; ta khó bỏ qua những gì sai lầm mà người khác đã gây ra cho ta và ta đã từnglầm lỡ đối với người khác ở trong quá khứ; không những vậy mà ta cũng khó có hạnh phúc trong hiện tại, để làm nền tảng hạnh phúc cho ta trong tương lai.

Không an tịnh tâm ý, ta không tài nào thiết lập được tịnh độ cho chính ta và cho những người ta thương yêu. An tịnh tâm ý là gốc rễ của tịnh độ và là nền tảng để thiết lập một quê hương xinh đẹp, xanh sạch vàtrang nghiêm nơi thế giới mà ta đang hiện hữu.

Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại; và cái thấy vô ngã nơi vạn hữu ngay ở nơi tâm ý an tịnh của ta, và ýthức chính niệm có đủ năng lực rọi sâu xuống nơi tâm thức của ta, khiếncho những hạt giống vô minh, chấp ngã nơi tâm ta bị đốt cháy và bị quétsạch bởi tuệ, bấy giờ ta liền có tâm giải thoát.

Tâm ấy đem lại sự an bình đích thực cho ta. Nên, lúc nào và ở đâu ta cũng có an lạc, chứ không phải chỉ có “ở đây và bây giờ”.

Bài liên quan:

ĐỪNG NGHĨ QÚA KHỨ, ĐỪNG NGHĨ TƯƠNG LAI - Cư Sĩ Nguyên Giác

Có Gì là Nhiệm Mầu Trong Giây Phút Hiện Tại?(PDF)

KINH NHẤT DẠ HIỀN GỈA- Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/05/2011(Xem: 3093)
Ngày nay, hiện tượng ăn xin và làm từ thiện không còn xa lạ gì đối với tất cả mọi người nữa. Ăn xin, được gọi bằng nhiều tên khác nhau và cũng được biểu lộ ra bằng vô số hình thức, đa dạng, phong phú, thiên biến vạn hóa, có tổ chức vàcóhệ thốngđàng hoàng. Ăn xin không còngiới hạn trong phạm vi hạn hẹp của một địa phương, của một quốc gia hay của một tổ chức nữa.Nó đã vượt rakhông gian và trở nên một hiện tượng toàn cầu.
09/05/2011(Xem: 11029)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
09/05/2011(Xem: 17559)
Bài giảng cuối cùng, Câu chuyện xúc động về Giáo sư Randy --Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.
11/04/2011(Xem: 17602)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
18/02/2011(Xem: 8690)
"Hạnh phúc là điều có thật." Hẳn sẽ có những độc giả cho rằng đây là một điều khá ngây ngô để nói lên, vì mỗi người trong chúng ta, có ai lại không một lần đã từng nếm trải cái gọi là "hạnh phúc"?
01/02/2011(Xem: 2483)
Mùa xuân tự tín là mùa xuân tự tin rằng, chính bản thân mình có khả năng tiếp nhận những cái không phải là mình, để tinh lọc và tạo ra được sức sống cho chính mình...
21/01/2011(Xem: 3372)
Không gian xanh mướt trong căn hộ 45 m2 ở Sài Gòn Chủ nhà bố trí gần 50 bình cây ở phòng khách, nơi làm việc, bàn ăn... để luôn được nhìn thấy màu xanh.
05/01/2011(Xem: 31905)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
28/11/2010(Xem: 2525)
Cách đây 26 thế kỷ, trưởng giả Cấp Cô Độc - nhà tỷ phú Ấn Độ, biết trọng đức mà khinh tài nên danh thơm của ông còn mãi với sử xanh.
29/10/2010(Xem: 3097)
Bước vào văn phòng một buổi sáng, liếc mắt nhìn trang báo thấy giá cổ phiếu mình mua tăng vọt, bạn bỗng cảm thấy khoan khoái. Nhẩm tính số tiền lời, bạn mơ màng nghĩ đến chuyến du lịch sắp tới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567