Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cái thấy vô thường

23/06/201102:24(Xem: 3002)
Cái thấy vô thường

CÁI THẤY VÔ THƯỜNG
Thích Thái Hòa

Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại; và cái thấy vô ngã nơi vạn hữu ngay ở nơi tâm ý an tịnh của ta, và ý thức chính niệm có đủ năng lực rọi sâu xuống nơi tâm thức của ta, khiến cho những hạt giống vô minh, chấp ngã nơi tâm ta bị đốt cháy và bị quét sạch bởi tuệ, bấy giờ ta liền có tâm giải thoát.

giotsuongtrenlaCó nhiều vị thiền sư hiện đại cho rằng: “Giây phút hiện tại là giây phút quan trọng nhất và cần phải an trú ở nơi giây phút ấy”.Nhưng, ở trong kinh Bhaddekaratta của Pàli, tương đương với Thích trungthiền thất tôn kinh ở Hán tạng, thì đức Phật không dạy như thế.

Ở trong các kinh nầy Ngài dạy rằng: “Một vị tu tập giỏi, vị ấy tâm không có mắc kẹt đối với thân năm uẩn trong quá khứ; đối với thân năm uẩn trong tương lai và cũng như không mắc kẹt đối với thân năm uẩn trong hiện tại,…”. Và lời dạy nầy, cũng đã được kinh Kim cang nhấn mạnh lại rằng: “Tâm quá khứ không thể nắm bắt; tâm hiện tại không thể nắm bắt và tâm vị lai không thể nắm bắt”.

Điều quan trọng là ta có thấy rõ, tính chất vô thường ở nơi thân năm uẩn ấy không; ta có thấy rõ thân năm uẩn đang bị bức hại bởi tính chất vô thường ấy không; thấy rõ tính rỗng không ở nơi thân năm uẩn ấy không và quan trọng hơn hết là ta có thấy rõ thể tính của thân năm uẩn vốn tịch lặng, hoàn toàn không có tự ngã không.

Nếu không có cái thấy ấy, thì mọi cái thấy của ta đều là những cái thấy không có gì chính xác cả. Cái thấy không chính xác, không có khả năng giúp ta đặt mọi gánh nặng khổ đau trong đời sống ra khỏi thân tâm ta.

Trong đời sống tu tập, ta cần có cái thấy vô thường nơi vạn hữu, để buông bỏ mọi hạt giống chấp thủ đối với vạn hữu ở nơi tâm ta; ta cần có cái thấy vô thường, để thấy rõ mọi sự hiện hữu giữa thế gian đang bị vô thường bức hại, thanh toán và nuốt chững trong từng khoảnh khắc, khiến cho ta phải nỗ lực làm những gì cần làm, nói những gì cần nói; và không làm những gì không cần làm; không cần nói những gì không cần nói; nghĩ những gì cần nghĩ và không cần nghĩ đến những gì không cần nghĩ.

An tịnh thân, an tịnh ngữ, an tịnh ý, đó là những điều cần nghĩ và đó là những điều cần làm. Tại sao?

Vì nghĩ và làm những điều ấy, không những giúp cho ta đặt gánh nặng khổ đau sinh tử xuống, mà còn giúp cho ta thấy rõ được tính duyên khởi, tính chân như, tính vô ngã nơi ta và cả nơi vạn hữu nữa. Và đó là những điều cần làm, và phải làm ngay không do dự, vì hành động của thân an tịnh không làm cho môi trường sống bị ô nhiễm; không làm cho khí hậu củatrái đất nóng lên; không làm cho Bắc băng dương hay Nam băng dương chảyra thành nước biển và không làm cho Thái bình dương trở thành những điểm nóng tranh chấp.

Và an tịnh ngữ hành cần phải làm, vì tự thân nó chuyển tải ngôn ngữ của chân thật và tình thương; nó không biến thế giới con người trở thànhthế giới của chiến tranh miệng lưỡi; nó có khả năng tháo gỡ những quả khẩu lôi ra khỏi miệng lưỡi con người và đưa thế giới con người đi đến với thế giới âm thanh khoan hòa, từ ái.

Và an tịnh tâm hành cần phải làm, vì tâm không an tịnh, ta khó có được hành động không gây thiệt hại mình và người, ta không thể nào có được những hành động bảo vệ người, vật và môi sinh một cách hợp lý; ta khó bỏ qua những gì sai lầm mà người khác đã gây ra cho ta và ta đã từnglầm lỡ đối với người khác ở trong quá khứ; không những vậy mà ta cũng khó có hạnh phúc trong hiện tại, để làm nền tảng hạnh phúc cho ta trong tương lai.

Không an tịnh tâm ý, ta không tài nào thiết lập được tịnh độ cho chính ta và cho những người ta thương yêu. An tịnh tâm ý là gốc rễ của tịnh độ và là nền tảng để thiết lập một quê hương xinh đẹp, xanh sạch vàtrang nghiêm nơi thế giới mà ta đang hiện hữu.

Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại; và cái thấy vô ngã nơi vạn hữu ngay ở nơi tâm ý an tịnh của ta, và ýthức chính niệm có đủ năng lực rọi sâu xuống nơi tâm thức của ta, khiếncho những hạt giống vô minh, chấp ngã nơi tâm ta bị đốt cháy và bị quétsạch bởi tuệ, bấy giờ ta liền có tâm giải thoát.

Tâm ấy đem lại sự an bình đích thực cho ta. Nên, lúc nào và ở đâu ta cũng có an lạc, chứ không phải chỉ có “ở đây và bây giờ”.

Bài liên quan:

ĐỪNG NGHĨ QÚA KHỨ, ĐỪNG NGHĨ TƯƠNG LAI - Cư Sĩ Nguyên Giác

Có Gì là Nhiệm Mầu Trong Giây Phút Hiện Tại?(PDF)

KINH NHẤT DẠ HIỀN GỈA- Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/06/2023(Xem: 1816)
1/ Tao khổ bất xả: gặp khổ không bỏ 2/ Bần tiện bất khinh: nghèo hèn không khinh rẻ 3/ Mật sự tương cáo: việc kín nói cho nhau biết 4/ Đệ tương phú tàng: che giấu cho nhau 5/ Nan tác năng tác: Làm được việc khó làm 6/ Nan dữ năng dữ: cho được những gì khó cho 7/ Nan nhẫn năng nhẫn: chịu đựng được những điều khó chịu đựng
29/03/2022(Xem: 4600)
Tôi thích nhất lời chú giải trong bài kinh Trung bộ thứ 12 “ DẠI KINH SƯ TỬ HỐNG “Đạo Phật là đạo của trí tuệ và từ bi, đạo của giác ngộ giải thoát. Tất cả pháp môn của Phật dạy đều phải trở về chỗ chân thật của mình bằng chính định lực và trí tuệ của mình. Trở về được chỗ chân thật là an vui hạnh phúc, chấm dứt mầm mống của mọi sự khổ đau. Lúc đó, chúng ta mới có thể thông cảm, tha thứ, thương yêu và giúp đỡ đồng loại như chính bản thân mình. Cho nên chúng ta cứ cầu giải thoát, mà không biết giải thoát ra sao, muốn được hạnh phúc mà không biết thế nào là hạnh phúc? Thật ra hạnh phúc chân thật trong đạo Phật chính là giác ngộ giải thoát. Mà giải thoát là biết cái hư giả của thân và tâm này, nên không còn lệ thuộc vào nó, không chạy theo nó, không còn tạo nghiệp nữa. Không còn tạo nghiệp tức là không còn khổ đau. Không còn khổ đau tức là hạnh phúc.
09/11/2021(Xem: 5186)
Gần đây, tôi đã nhận lời mời của đài truyền hình trực tuyến quốc nội "thử niệm" (此念) để chia sẻ về Triết lý Giáo dục “tăng trưởng cuộc sống" (生命成長), trong hàng loạt bài Triết lý Giáo dục của Tôi. Sau đây là nội dung của cuộc phỏng vấn.
15/01/2019(Xem: 8697)
Con xin chia sẻ với cả nhà về cuốn sách con đã đọc suốt 2 tháng vừa qua. Đó là cuốn “Nhà máy sản xuất niềm vui”. Đấy cũng chính là cuốn sách con được TS Nguyễn Mạnh Hùng, tác giả cuốn sách, tặng vào ngày cuối cùng của năm cũ 30/12/2018 trong khuôn khổ Tết Thiền tại chùa Thôn Me, Thái Bình. Con đã thích cuốn sách ngay từ chính tựa đề, bởi con có biệt danh là Vui và lại có cả 1 nhà máy sản xuất niềm ‘Vui’ ở trong cuốn sách thì ‘Vui’ còn gì bằng.
15/12/2018(Xem: 12078)
Lời giới thiệu của người chuyển ngữ Quyển sách "365 Lời khuyên Tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma - Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay" (365 Méditations quotidiennes du Dalai-Lama pour éclairer votre vie) của Đức Đạt-lai Lạt-ma cùng nhà sư Matthieu Ricard, đã được nhà xuất bản Presses de la Renaissance tại Paris ấn hành lần đầu tiên năm 2001, và sau đó đã được tái bản nhiều lần và cũng đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Quyển sách này cũng có nhiều ấn bản khác nhau, mang nhiều tựa khác nhau, trong số này có nhiều ấn bản đã được tóm lược. Một trong số các ấn bản rút ngắn này - gồm 53 câu thay vì 365 câu - cũng đã được dịch sang tiếng Việt và đã được Nhà Xuất Bản Tôn Giáo ấn hành tại Việt Nam năm 2009, và sau đó cũng đã được Nhà Xuất Bản Phương Đông tái bản năm 2011 ("Những lời khuyên tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma", Hoang Phong chuyển ngữ, nguyên bản tiếng Pháp là "Dalai Lama - Conseils du coeur", Pocket, 2003). Lần tái bản bằng tiếng Pháp gần đây nhất và cũng đầy đủ n
19/11/2018(Xem: 4281)
Khi Thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng Có hạt bụi nào vương trên tóc Thầy... Tuổi học trò - Cái tuổi hồn nhiên, trong sáng với biết bao những kỉ niệm vui buồn, những sự ngỗ nghịch đáng yêu và cả những niềm hạnh phúc. Mỗi con người khi đã lớn lên có lẽ đều để lại những dấu ấn riêng cho mình về khoảng thời gian đẹp nhất trong đời ấy. Tuổi học trò với những mộng mơ, những lo âu bất chợt, những ý tưởng chợt đến rồi chợt đi. Tất cả đều được vun đắp và lớn lên dưới mái trường – nơi ta luôn có bạn bè và thầy cô bên cạnh sẻ chia những vui buồn cùng ta.
15/12/2017(Xem: 132650)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
14/07/2015(Xem: 18153)
Nam Mô A Di Đà Phật, thưa quý Phật tử gần xa, sáng sớm nay 6-1-2015, mái ngói chánh điện Tu Viện Quảng Đức đã được nhóm thợ Úc bắt tay tháo gỡ bỏ ngói cũ, trải lớp giấy chóng nước, đóng gỗ mè và lợp ngói mới, công việc sẽ kéo dài khoảng 3 tuần sẽ xong. Cầu Phật gia hộ cho công trình trùng tu sớm thành tựu viên mãn. Kèm đây là hình ảnh ghi nhận ngày hôm này. Nam Mô A Di Đà Phật
17/11/2014(Xem: 17517)
Trên chuyến bay từ Paris đến Reykjavik, thủ đô Iceland, tôi không khỏi mỉm cười khi thấy trên màn hình giới thiệu du lịch có những từ “mindfulness” (chánh niệm), “meditation” (thiền), “here and now” (bây giờ và ở đây). Hôm trước cũng nghe một thiền sinh ở Làng Mai (LM) chia sẻ rằng cô thích thú khi nghe một nữ tiếp viên hàng không nói với khách: “Please have mindfulness to bring your luggage down…” (xin chánh niệm khi đưa hành lý xuống…). Thiền tập đã đi vào đời sống người châu Âu đến vậy, có phần ảnh hưởng khá lớn của LM.
27/05/2014(Xem: 16567)
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số bài võ cổ truyền Bình Định tại võ đường Chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) để các bạn tham khảo, nghiên cứu và học tập...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com