Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài kinh nghiệm tu tập thu nhận được từ bài “Thừa, Thiếu cần đáng quan tâm!“ của HT Thích Bảo Lạc

17/06/202016:39(Xem: 7123)
Vài kinh nghiệm tu tập thu nhận được từ bài “Thừa, Thiếu cần đáng quan tâm!“ của HT Thích Bảo Lạc

1.HT Bảo Lạc

Vài kinh nghiệm tu tập thu nhận được từ bài
“Thừa, Thiếu cần đáng quan tâm“  

của HT Thích Bảo Lạc

Tuy được duyên may tham dự khoá tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tổ chức tại thủ đô Canberra và Ngài Ôn Hội Chủ thường xuyên hiện diện với hội chúng, nhưng tôi chưa bao giờ có dịp đảnh lễ Ngài dù đã nhiều lần làm thơ xưng tán hoặc bày tỏ cảm nghĩ của mình khi đọc được tác phẩm được in thành sách hoặc trên các trang mạng Phật Giáo .
Và lạ thay, sau khi xem qua bài viết “Thừa thiếu cần đáng quan tâm ? “ được đăng tải trên trangnhaquangduc ngày 2/6/2020 trong đầu tôi bỗng vang vang lời khấn nguyện của Cố Ni Sư Thích Nữ Trí Hải ngày nào khi dâng lời kính lễ đến với Đức Thế Tôn “ Kính ngưỡng Đấng Thế Tôn kính xin Ngài gia bị cho tâm phàm con được chuyển thành Trí, sau khi tư duy và nghiên cứu những lời giảng của các bậc danh Tăng mà trên đường tu học con đã may mắn gặp được dù chưa một lần diện kiến và đảnh lễ .
Kính xin được tri ân các bậc tiền bối đã khai triển Thánh Pháp của Đức Phật siêu việt của chúng ta “
Phải chăng Ôn Hội Chủ đã có đầy đủ đặc điểm của một vị danh Tăng ( một vị Bồ Tát hiện đời) đã đem những gì mình sở đắc,  những gì Ngài lảnh thọ từ thánh pháp của Đức Thế Tôn ra chia sẻ cho mọi người cùng hưởng một cách bình đẳng?
Qua bài viết này tôi đã nhận ra được tính nhân bản và tình yêu thương chúng sinh của Ngài khi phân tích nguyên nhân gây ra Thừa Thiếu đều phát xuất từ nhân duyên nghiệp quả của mình tự tạo từ bao đời trước và hiện đời này được thể hiện qua Y Báo và Chánh báo.của mình .
Do vậy, người tạo nghiệp lành nhiều hơn mới thắng và áp đảo nghiệp ác để được chánh báo và y báo tương xứng. Sở dĩ có sự thiếu thăng bằng giữa thiếu hay thừa là do cái tâm tạo tác mà kết quả như vậy “
Trích đoạn trong bài viết “ Thừa thiếu cần đáng quan tâm
Nhưng với lòng từ bi Ngài có lẽ người đọc cũng sẽ cảm nhận rằng trong trái tim nhân ái của Ngài “ Yêu thương chúng sinh khổ đau trong cuộc đời là điều quan trọng hơn và cũng đừng tìm hiểu quá sâu xa nguyên nhân rồi đem phân tích , vì đôi khi nhìn người khác với thái độ quá khôn ngoan lịch lãm của tri thức sẽ nhận ra những ước mơ phù phiếm của họ ...

Mà hãy nhìn cuộc đời , nhìn mình cùng tất cả mọi sự mọi vật với niềm yêu thương, quý trọng thì có khi những mơ ước đó trở nên dễ hiểu và đáng để thương cho thân phận kiếp người khi chưa biết Phật Pháp và phải làm sao đem đến cho họ cái chìa khoá để sống hoà hợp trên thế gian này và gây thêm mầm thiện : “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, nghĩa là những gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác, “ vì luật nhân quả công minh chính xác không sai bao giờ .

Ngài cũng nhắc đến những thửa ruộng có năng lực sinh ra phước đức : kính điền, ân điền, bi điền cũng như lòng hiếu thảo của con đối với ân nghĩa sinh thành của cha mẹ dù có phải bố thí sinh mệnh mình như câu chuyện kể tiền thân Đức Phật trong kinh Đại phương Tiện Phật báo ân quyển 3 .
Tôi cũng rất thích bảng so sánh đối chiếu tục đế và chân đế để nghiệm quả suy nhân, và bài thơ vừa khôi hài vừa làm người đọc thích thú để đồng ý cho cô gái chọn phu quân là anh chàng Chân và làm anh chàng Tục lỡ duyên phận.

Và cũng với đề tài này Ôn muốn nhắn gửi đến mọi người phải tìm cách cân bằng lại đời sống hiện nay qua đại dịch Coronavirus bằng cách bảo vệ môi trường sinh thái. 


“Chúng ta phí phạm quá nhiều nguyên liệu và nhiên liệu làm ảnh hưởng đến thiên nhiên như nguồn nước, núi rừng, thảo nguyên, sông ngòi, biển cả, hầm mõ, địa cầu, vũ trụ, không gian, mặt trời… hầu như sắp khánh tận. Đây là vấn đề huyết mạch sinh tồn nêu lên để mọi người ý thức và cùng nhau bảo vệ môi trường sinh thái cho chính ta và con cháu chúng ta có nơi nương tựa sinh sống “

Thêm vào đó ai cũng phải chấp nhận rằng chúng ta đang có đời sống hiện tại vật chất hầu như không thiếu, nhưng về mặt tinh thần hay tâm linh mọi người đang thiếu hụt và đây là lời tạm kết của Ôn nhưng là bài học mà mọi người đều nhận được sau đại dịch kinh hoàng này:
 
1) Con người quá tự hào tài năng, trí huệ của mình nên coi thường quy luật sinh tồn, do không tự lượng sức nên đã đưa nhân loại vào đại thảm họa chết người khiến bảy tỉ người lâm cảnh điêu linh, kinh hoàng hoảng sợ Bà Dịch Cô tấn công bất thần.

2) Đấy là sức mạnh tâm linh hay chính là hậu quả tất yếu của những việc làm thô bạo lâu nay của con người trực hay gián tiếp khai thác tài nguyên thiên nhiên, thỏa mãn nhu cầu đã vô tình làm kinh động huyệt não kho tài nguyên dự trữ.

3)  Bài học đắt giá chúng ta phải trả hôm nay và con cháu chúng ta vẫn phải tiếp tục trả may ra tránh khỏi những sai lầm nghiêm trọng mà Cha Ông của chúng đã tạo nên trong quá khứ (tk 21) khó phai mờ trong tâm thức.

4) Sau trận đại dịch Corona này, nhân loại mới bừng tĩnh nhìn lại mình kỹ hơn để áp dụng tâm từ vào đời sống bằng cả hùng lực và nguyện lực, tái cấu trúc lại đời sống nhân bản làm cho cảnh quan chung quanh thêm xinh tươi, sáng đẹp, và đáng yêu.

Kính xin phép Ôn được rating 5 sao***** như mỗi lần tán thán điều
gì sau buổi học .

Và kính dâng vài câu thơ tán dương Ôn
“Khó giải nghĩa thế nào thừa thiếu ?
Người giàu cũng khóc giữa đại dịch này .
Nghèo vật chất nhờ thiện quả đổi thay ,
Thiếu sức mạnh tâm linh mới cần tăng bồi dưỡng !

 
Nguyên tắc sống đời hiện tại hân hưởng !
Nắm chìa khoá “không gây hại cho ai “.
Hiểu nhân quả tạo nên luật trả vay ,
Mẹ thiên nhiên đang cần cấu trúc lại .
Kính đa tạ lời Ôn từ bi chỉ dạy!

 
Kính mong những điều HH thọ nhận qua bài viết của Ôn Hội Chủ HT Thích Bảo Lạc cũng là những điều các bạn đạo tìm thấy và lãnh hội như HH . Trân trọng lắm 

Huệ Hương
17/6/2020

***************

Thừa Thiếu cần đáng quan tâm? (bài viết mới nhất của HT Thích Bảo Lạc)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2016(Xem: 7671)
Sanh tử tử sanh chẳng chút ngừng Tiếp diễn muôn đời mãi không ngưng Nhìn dòng nước chảy luôn bất tận Cùng gió mây trời bổng nhẹ tưng
20/08/2016(Xem: 4262)
Hoặc trên trời dưới biển Hay trốn vào động núi Không chỗ nào trên đời Trốn được quả ác nghiệp. (1)
20/08/2016(Xem: 4186)
Đạo Phật thường được xem là Đạo Giải Thoát. Chính đức Phật Thích Ca đã từng tuyên bố : « Ví như này các tỳ kheo, biển lớn chỉ có một vị là vị mặn. Cũng vậy, này các tỳ kheo, Pháp này cũng chỉ có một vị là vị Giải Thoát » (1)
20/08/2016(Xem: 4276)
Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1)
28/05/2016(Xem: 11965)
Phật Tánh đó là Tánh Giác Ngộ, Tánh Phật, Bổn Tánh Lành, Mầm Lương Thiện trong mọi loài chúng sinh. Cũng gọi là Như Lai Tánh, đối nghĩa với chúng sanh tánh. Kinh Phạm võng: Tất cả chúnh sanh đều có sẵn Tánh Giác Ngộ nơi mình (Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh). Nhờ có Tánh Giác Ngộ ấy, bổn tánh lành ấy chúng sanh công nhận và thấu đạt lý nhân quả, hiểu cái thể tự nhiên của mình đồng với Phật. Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện. Mỗi loài đều có nơi mình Phật Tánh, dầu cho loài nào có thấp hèn tới đâu cũng có khả năng thành Phật. Không trừ loài nào, không một ai mà không có khả năng thành Phật.
30/04/2016(Xem: 15796)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 31896)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
29/02/2016(Xem: 9825)
Khi trình bày tổng quát về Phật pháp theo cách tu tập của người Tây Tạng, tôi thường chỉ rõ rằng đạo Phật áp dụng ở Tây Tạng là một hình thức kết hợp các giáo lý thuộc Tiểu thừa, Bồ Tát thừa và Mật thừa, bao gồm cả những pháp môn như là Đại Thủ Ấn. Vì có khá nhiều người [hiện diện ở đây] đã nhận lễ quán đảnh và thọ học giáo pháp v.v... nên việc giảng giải về một cấu trúc hoàn chỉnh [của Phật giáo Tây Tạng] có thể sẽ hữu ích.
28/02/2016(Xem: 7270)
Một thuyết giảng ở Luân Đôn, Anh quốc, 1988. Được chuyển dịch sang Anh ngữ bởi Geshe Thupten Jinpa và hiệu đính bởi Jeremy Russell. Được xuất bản lần đầu tiên trong Cho-Yang (No.5), là một tạp chí được phát hành bởi Bộ Tôn Giáo và Văn Hóa thuộc chính quyền Trung Ương Tây Tạng ở Dharamsala. Copyright His Holliness the Dalai Lama 14 (Bản quyền thuộc về Thánh đức Dalai Lama thứ 14) Quyền cho phép phổ biến Việt ngữ miễn phí với sự chuẩn thuận của ngài Rajiv Mehrotra, đại diện Foundation For Universal Responsibility of HH The Dalai Lama (www.furhhdl.org)
11/02/2016(Xem: 9149)
Nguyên văn đoạn kinh trong phẩm Phật-đà, Tương ưng bộ, như sau: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý duyên khởi? Này các Tỳ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567