Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu trích từ số 1-10

16/03/201920:28(Xem: 3667)
Câu trích từ số 1-10

Phat_Thich_Ca_10

Những Viên Ngọc Trai của Andrew

Nguyên bản Anh Ngữ: 
Dharma Teacher Acharya Andrew Williams  

Việt dịch:

Quảng Tịnh Kim Phương

Câu trích từ số 1-10



Câu trích 1: Sự bất đồng không nhất thiết phải đưa tới tranh cãi

Người xưa có câu: "Đồng thuận với sự bất đồng". Khi chúng ta bất đồng với ý kiến của ai đó hay họ không đồng ý kiến với chúng ta, điều đó cũng bình thường, khi tất cả chúng ta nhận thức và hiểu mọi thứ đều khác nhau. Không cần thiết phải tranh luận sau những bất đồng.

Khá thông thường, chúng ta giữ chặt ý kiến của mình về những điều như thế hoặc không như thế, hoặc là những điều này đúng hay sai, và khi có ai bất đồng quan điểm với chúng ta thì chúng ta cảm thấy bị xúc phạm. Thậm chí chúng ta cảm thấy như bị tấn công,  rồi giận dữ và đánh trả lại. Điều này không lành mạnh và không có lợi ích gì để tạo nên sự hiểu biết và bình an.

Cũng vậy, chúng ta có thể nói có hai loại tranh luận (hay tranh cãi), 'tích cực' và 'tiêu cực'. Một cuộc tranh luận 'tích cực' dựa trên có chủ ý có lợi cho cả hai và giúp đỡ lẫn nhau để phát triển sự hiểu biết chân thật. Trong khi đó, tranh luận 'tiêu cực', dựa trên sự ích kỷ, và thường dẫn đến tranh cãi vì chúng ta cố thắng điều gì đó và cố giữ quan điểm của mình. Vì vậy một 'cuộc tranh luận tích cực' dẫn tới một kết quả tích cực và một 'cuộc tranh luận tiêu cực' dẫn đến một kết quả tiêu cực. Hãy tử tế, hãy kiên nhẫn. Các bạn hãy đặt quan điểm và ý kiến của mình dựa trên sự tử tế, từ bi và hiểu biết. Dựa trên những gì có lợi cho tất cả. Tất cả giống như một giấc mộng vậy.

 

Câu trích 2: Một nơi được gọi là hoàn hảo để thực hành Pháp được xác định bởi nhận thức của chúng ta

Nhiều tu viện, chùa và trung tâm tu học đã được xây dựng khắp thế giới, với nguyện vọng để cung cấp những nơi để học, thưc hành và chia sẻ Phật pháp, và cho phép hành giả tiếp cận những môi trường thích hợp và hỗ trợ để phát triển và thực hành giáo lý, thiền và trí tuệ, để đạt đến sự hoàn hảo Ba La Mật.

Tuy nhiên, thật cần thiết cho tất cả Phật tử nhận thức rằng chúng ta với hết khả năng của mình phải thực hành pháp một cách kiên trì và liên tục, bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào.

Thông qua việc hành trì miên mật, chúng ta sẽ nhận thức được rằng bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào cũng là thời gian và nơi chốn hoàn hảo để thực hành Pháp.

 

Câu trích 3: Mỗi học viên là một giáo viên tương lai

Một Phật tử học giáo lý Phật Đà và thực hành đúng những pháp môn này, nương tựa vào lời lời Phật dạy trong Tam Tạng Kinh, và lắng nghe, học hỏi, đối chiếu và hành thiền theo những lời dạy này, cũng như dẫn giải và giải thích những lời dạy của các thầy dạy giáo lý đáng tin cậy.

Nuôi dưỡng tâm thanh tịnh, học hỏi và hiểu biết rõ ràng những phương cách áp dụng và nổ lực tinh tấn thực hành, học viên sẽ thiết lập kiến thức sâu sắc.

Với việc học hỏi đều đặn và kiên định, tư duy và thực hành, học viên sẽ phát triển kiến thức gián tiếp và cuối cùng đến kiến thức trực tiếp và trải nghiệm. 

Khi kiến thức và thực hành Phật pháp của các học viên khá tốt, họ có thể truyền đạt qua hành động và lời nói của mình. Họ hoặc thông qua những buổi thuyết giảng và hướng dẫn Phật pháp chính quy, hay đơn giản sinh hoạt với những người khác theo phương cách có ý nghĩa, ân cần và hòa nhã. Nhờ vậy, những học viên nhiệt tâm sẽ trở thành giáo viên. Theo cách này hay cách khác tất cả chúng ta là học viên và cũng là giáo viên.


Câu trích 4: Nuôi dưỡng nhân hạnh phúc, từ bỏ nhân khổ đau

Tất cả chúng ta đều ước mơ có hạnh phúc và tránh được khổ đau. nhưng thông thường chúng ta lại sống ngược lại với những mong ước này. Chúng ta tham đắm chạy theo hạnh phúc như thể đó là điều mà chúng ta có thể nắm bắt được và cảm thấy tức giận khi chúng ta trải nghiệm nỗi khổ đau nào đó.

Chúng ta cần thay đổi cách chúng ta suy nghĩ và hành xử. Chúng ta cần học hỏi, tư duy và thấu hiểu Luật Nhân Quả của vũ trụ, của  nguyên nhân và kết quả. Nếu chúng ta muốn hạnh phúc và không phiền não, chúng ta phải giữ tâm thoát khỏi ảo giác, tham lam và sân si, giữ cho tâm sáng suốt, bao dung và từ bi. Cầu nguyện cho tất cả chúng sanh được an lạc và hạnh phúc.

 

Câu trích 5: Sân hận hủy diệt sự bình yên

Bản chất tự nhiên của sân hận có nguồn gốc từ ba độc tố của vô minh, cố chấp và ganh ghét. Sự an lành có được nhờ loại bỏ vô minh, không dính mắc và không ác cảm. Người sân hận gieo nghiệp không tốt cho chính mình, củng cố và gia tăng thói quen suy nghĩ, hành động và nói năng đầy sân hận. Cũng vậy, điều đó sẽ ắt hẳn là trải nghiệm không an lành với chủ ý sân hận của mình.

 

Câu trích 6: Tất cả chúng sanh đều mong cầu hạnh phúc và tránh khổ đau. Khi chúng ta nhận thức rằng chúng ta đều có liên hệ lẫn nhau, tất cả chúng sanh đều là cha mẹ trong vô lượng kiếp trước, điều này hiển nhiên rằng chúng ta nên phát triển và thực hành lòng yêu thương chân thật, lòng biết ơn và lòng tôn kính đối với tất cả, làm bất cứ điều gì mà chúng ta có thể làm được để giúp mang lại hạnh phúc.

Chúng ta nên phát triển và thực hành ý niệm độc nhất, phi thường và vị tha được gọi là Bồ Đề Tâm (còn gọi là: tâm giác ngộ), lòng từ bi bao la rộng lớn, ước muốn đạt được giác ngộ vô thượng để đem đến lợi lạc cho chúng sinh, và dẫn dắt chúng sanh đạt được giác ngộ vô thượng. Chúng ta nên phát triển và thực hành Bồ Đề tâm trong mọi khát vọng và hành động của chúng ta.

Nhận thức chúng sanh như là người mẹ của một người, và với ý định cương quyết, quan tâm đến sự tử tế phi thường của họ, ước nguyện hồi đáp lòng tốt của họ với tình thương và lòng bi mẫn bao la, dựa trên niềm tin thanh tịnh vào kết quả của việc thực hành này.

Chúng ta hãy giữ cho tâm bình thản vượt qua những định kiến, tâm từ bi để khắc phục sự tàn ác, tình thương để khắc phục cơn giận và niềm vui đồng cảm để vượt qua sự căm ghét, để lợi lạc chúng sanh.

 

Câu trích 7: Tất cả hiện tượng có điều kiện, cả về thể xác lẫn tinh thần, làm phát sinh và ngừng lại lệ thuộc vào nhân quả. Không có hiện tượng có điều kiện thoát khỏi nhân quả.

Tất cả các hiện tượng đều phụ thuộc vào nhân quả, và vì vậy là tác động của nhân. Chẳng hạn, bất cứ lúc nào một ý nghĩ hay cảm giác trong tâm ta phát sinh, nó phát sinh phụ thuộc vào những ý nghĩ và cảm giác trước đó.

 

Cũng vậy, hiện tượng thể xác như cơ thể của chúng ta và tự nhiên đều phát sinh dựa trên nhân và điều kiện. Lấy ví dụ như một bông hoa, nó phát triển phụ thuộc vào hạt giống, bụi cây hay cây, và cành, cùng với sự cân bằng của những yếu tố nước, đất, sức nóng và chuyển vận.

 

Không có các hiện tượng nào về thể xác và tinh thần phát sinh đơn độc. Vì vậy tất cả các pháp trên đời này luôn ở dưới dạng tánh không duyên khởi.

Câu trích 8: Tất cả các hiện tượng đều phụ thuộc vào những điều kiện nhân quả

 

Tất cả các hiện tượng có điều kiện, cả về thể xác lẫn tinh thần, đều phát sinh và ngừng phụ thuộc vào nguyên nhân, điều kiện và tác động. Không có các hiện tượng có điều kiện thoát khỏi nhân quả

 

Câu trích 9: Tất cả những truyền thống triết lý và tôn giáo đều dạy đạo đức và con đường đưa đến bình an cho cá nhân và tập thể, nếu chúng ta sống ngược lại với những lời dạy này thì sự bình an sẽ không bao giờ có được đối với cá nhân hay tập thể.

 

Mặc dù nền tảng những lời dạy, niềm tin, mục đích, phương pháp và tương tự thay đổi giữa những truyền thống triết lý và tôn giáo khác nhau, theo cách này hay cách khác, chúng đều khuyến khích các hành giả sống đạo đức và phát triển bình an và thấu hiểu cho cá nhân và tập thể.

 

Nhưng nếu các hành giả không hìểu những lời dạy và phương pháp này, và không áp dụng vào thực tế thì những mục tiêu mong muốn sẽ không bao giờ đạt được. Chẳng hạn như nếu chúng ta có trong tâm một nơi mà chúng ta muốn đến, kế đến cần có một người chỉ đường hay một bản đồ tốt để biết đường đến đó, và kế đó không nghiên cứu bản đồ hay theo người dẫn đường, và hoặc hay không bao giờ nổ lực dấn thân vào cuộc hành trình, chúng ta sẽ không bao giờ đến nơi mà mình mong muốn. Chúng ta thậm chí có lẽ đi rất nhanh theo phương hướng sai lầm.

Cũng vậy, điều quan trọng để lưu ý rằng thật là vô lý để trông chờ những kết quả tốt nếu chúng ta chất chứa những suy nghĩ, hành động và lời nói gây tại hại và vô đạo đức. Vì vậy hãy suy nghĩ, hành động và nói có đạo đức, vì đạo đức giống như nền móng của một ngôi nhà. Không có nền móng vững chắc và kiêng cố, những bức tường và mái nhà sẽ sụp đổ.

Câu trích 10: Thật sự tất cả chúng ta cần để tồn tại là không khí để thở, nước để uống, thực phẩm để ăn và chỗ để nghỉ ngơi và bảo vệ chúng ta khỏi những yếu tố này. Việc nghỉ ngơi không phải là chuyện của chúng ta, chúng ta chỉ chọn để khiến nó là chuyện của mình.

Con người chúng ta có khuynh hướng tự gây cho chính mình quá nhiều căng thẳng và lo âu không cần thiết, điều đó dẫn đến chúng ta dễ bị trầm cảm và chán nản, liên tục đi tìm hạnh phúc và giảm bớt đau khổ.

Chúng ta thường cảm thấy hối tiếc và than van có liên quan đến những gì chúng ta nghĩ chúng ta đáng lẽ ra nên, có thể nên và sẽ làm trong quá khứ, và những gì chúng ta nghĩ chúng ta đáng lẽ ra không nên làm, có thể không làm và sẽ không làm trong quá khứ. Điều này dẫn dắt chúng ta suy nghĩ về tương lai, hơn là đơn giản trải nghiệm cuộc sống quý giá này, trong chốc lát, ở đây và bây giờ, chấp nhận, tha thứ và hài lòng.

Chúng ta liên tục đuổi theo lợi, danh, lời khen và vui thích và cố gắng tránh thất bại, xấu hổ, chỉ trích và nỗi đau. Không nhận thức được rằng những điều kiện này là vô thường và không vững chắc.

Vì vậy, chúng ta nên nổ lực hết mình để tự thoát ra khỏi dính mắt đối với những cơn gió thế giới này dập tắt con đường chúng ta đi đến giải thoát. Chúng ta hãy tự thoát ra khỏi những dính mắt muốn cái này và không muốn cái kia. Chúng ta hãy chỉ để các thứ như chính chúng vậy và chúng ta có lẽ chỉ nhận thức được rằng chúng ta cũng tốt theo cách của chúng ta.

 








 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/11/2014(Xem: 5657)
Vô minh có nghĩa là không sáng, không sáng không có nghĩa là không có ánh sáng mà vì ta không nhận ra ánh sáng đó. Cũng vậy hằng ngày chúng ta sống trong ánh sáng mặt trời mà ta không nhận ra gì hết, còn các nhà khoa học thì nhận ra được. Chẳng những nhận ra mà còn đo được tốc độ di chuyển của nó và phân biệt được nó chuyển động bằng sóng hay bằng hạt.
16/11/2014(Xem: 15298)
Lý thuyết nòng cốt của Phật giáo về sự cấu tạo con người và vũ trụ là năm uẩn. Uẩn có nghĩa là sự chứa nhóm, tích tụ: 5 uẩn là 5 nhóm tạo thành con người. Sở dĩ gọi “nhóm” là vì: 1) Tâm vật không rời nhau, tạo thành một nhóm gọi là uẩn. 2) Gồm nhiều thứ khác nhau họp lại, như sắc uẩn là nhóm vật chất gồm 4 đại địa thủy hỏa phong (chất cứng, chất lỏng, hơi nóng, chuyển động) và những vật do 4 đại tạo thành. 3) Mỗi một nhóm trong 5 uẩn có đặc tính lôi kéo nhóm khác, như sắc uẩn kéo theo thọ, thọ kéo theo tưởng, tưởng kéo theo hành... 4) và cuối cùng ý nghĩa thâm thúy nhất của uẩn như kinh Bát nhã nói, là: “kết tụ sự đau khổ”.
04/11/2014(Xem: 4922)
Phật giáo không công nhận có một Đấng Thượng Đế Sáng Tạo, tiếng Anh là The Creator God và thường gọi tắt là God. Các tôn giáo độc thần tin rằng vũ trụ và nhân loại sinh ra từ một Đấng Sáng Tạo, một thời xưa cổ được hình dung như là một ông già tóc bạc râu dài đã sanh ra con người theo mô hình Thượng Đế. Khi khoa học cho biết không thể có một vị như thế, các lý thuyết gia độc thần mới xóa hình ảnh râu dài tóc bạc và diễn giải Thượng Đế Sáng Tạo như một định luật đã sanh ra loài người và quan phòng cho khắp thế giới. Một số tôn giáo Tây phương còn đồng nhất khái niệm Phật Tánh (Buddha-nature) với Đấng Sáng Tạo trong khi chiêu dụ Phật tử cải đạo. Thực ra, Phật Tánh không hề sanh ra gì hết, vì không hề có một nguyên lý duy nhất bao giờ, và tất cả những gì chúng ta nhìn thấy chỉ là các pháp sanh khởi theo luật Duyên Khởi; hễ đủ duyên thì sanh, hết duyên thì biến mất. Bởi vậy, mới nói Phật Tánh vốn thực là Vô Tự Tánh.
15/10/2014(Xem: 5431)
Có lắm người xuất gia cũng như tại gia cho rằng, chúng ta tu không thể nào giác ngộ thành Phật. Vì đức Phật ra đời có những nhân duyên kỳ đặc, bản chất Ngài đã thánh sẵn rồi; còn chúng ta nào là ham mê dục lạc, nào là tội lỗi đầy đầu, nào là sanh nhằm thời mạt pháp căn cơ yếu kém ngu độn v.v... làm sao tu thành Phật được? Ở đây chúng ta hãy nhìn Thái tử là một con người, thật là người để lấy làm mẫu mực hướng theo tu hành.
08/10/2014(Xem: 5507)
Một số cư sĩ Phật giáo Nam tông thường hỏi tôi về tư tưởng Tánh Không trong kinh điển Theravāda. Có khi tôi trả lời: “Các pháp do duyên khởi nên vô ngã tính, vì vô ngã tính nên không. Không này chính là Không Tánh chứ có gì lạ đâu!” Một lần khác nữa, tôi lại nói: “Cứ đọc cho thật kỹ kinh Tiểu Không, kinh Đại Không, kinh Đại Duyên là sẽ hiểu rõ toàn bộ về tư tưởng Tánh Không thời Phật”. Tuy nhiên, trả lời gì cũng không giải toả được sự tồn nghi, thắc mắc của chư cư sĩ ấy.
06/10/2014(Xem: 5377)
Các kinh nghiệm, quan điểm, phương pháp, hệ thống, lý thuyết, chủ thuyết… là các công cụ để định hướng cho đời sống cá nhân và xã hội. Nó giống như những cái thuyền, bè giúp chúng ta đi qua dòng sông thực tiễn.
06/10/2014(Xem: 6100)
Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi. Đối với ngươi Đông phương, từ mấy ngàn năm nay, Cái Tôi được các nhà hiền triết Ấn Độ, Trung Hoa khám phá và theo dõi rất kỹ lưỡng và sâu sắc; đến nỗi họ mới lập nên một nền triết học về Bản Ngã, về Cái Tôi của con người; với chủ trương: muốn hạnh phúc thì phải giải thoát bản thân khỏi những ràng buộc của Cái Tôi, hoặc chuyển hóa “Cái Tôi Rác Rưỡi” trở thành Cái Tôi thanh khiết, chân thiện. Đặc biệt, đạo Phật dạy phải nỗ lực diệt trừ “lòng chấp ngã” và luôn luôn đề cao tinh thần Vô Ngã như là một trong Tam Pháp Ấn.
02/10/2014(Xem: 4948)
Kinh có ghi lại một cuộc đối thoại giữa du sĩ khổ hạnh Vacchagotta với đức Thế Tôn, và cuộc đối thoại này rất thiền. Vacchagotta tới thăm Bụt. Ông hỏi: - Này sa môn Gautama, có một linh hồn hay không? Bụt im lặng không trả lời. Lát sau Vacchagotta hỏi: - Như vậy là không có linh hồn phải không? Bụt cũng ngồi im lặng. Sau đó Vacchagotta đứng dậy chào và đi ra. Sau khi Vacchagotta đi rồi, Thầy A Nan hỏi Bụt: - Tại sao Thầy không trả lời cho Vacchagotta? Và Bụt bắt đầu cắt nghĩa…
30/09/2014(Xem: 4804)
Ánh hào quang Phật giáo Việt-nam ở cuối triều đại nhà Nguyễn (Khải Định, Bảo Đại) dần dần ẩn mình trong ốc đảo Tịnh Độ, chùa chiền và cá nhân phật tử không còn được sinh hoạt rộng rãi ra xã hội như trước, do bởi tấm chắn của hai bạo lực thực dân Pháp và Thiên-chúa giáo, ngăn chặn và đàn áp bằng Đạo Dụ số 10, không cho thành lập giáo hội, chỉ được lập hội như các hội thể thao, từ thiện… Do đó mà mọi sinh hoạt phật sự đều bị thu gọn trong chùa từ 1932.
23/09/2014(Xem: 15853)
“Đường về” là một tuyển tập gồm một số bài tiểu luận về Phật pháp do cố Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải thực hiện. Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lý và pháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa mà tác giả đã có nhân duyên được học tập, thực hành và mong muốn chia sẻ với người khác. Được học tập và thực hành lời Phật dạy là một may mắn lớn của đời người. Người con Phật nhận chân được điều này và do đó luôn luôn mang tâm nguyện chia sẻ với người khác những gì mình đã được học tập và cảm nghiệm ở trong Phật pháp. Chính nhờ tinh thần cao quý này mà đạo Phật không ngừng được phổ biến rộng rãi, và nay những ai yêu quý Ni trưởng Trí Hải vẫn cảm thấy như được chia sẻ lớn từ một người có tâm nguyện mong được chia sẻ nhiều hơn cho cuộc đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]