Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu trích từ số 1-10

16/03/201920:28(Xem: 3666)
Câu trích từ số 1-10

Phat_Thich_Ca_10

Những Viên Ngọc Trai của Andrew

Nguyên bản Anh Ngữ: 
Dharma Teacher Acharya Andrew Williams  

Việt dịch:

Quảng Tịnh Kim Phương

Câu trích từ số 1-10



Câu trích 1: Sự bất đồng không nhất thiết phải đưa tới tranh cãi

Người xưa có câu: "Đồng thuận với sự bất đồng". Khi chúng ta bất đồng với ý kiến của ai đó hay họ không đồng ý kiến với chúng ta, điều đó cũng bình thường, khi tất cả chúng ta nhận thức và hiểu mọi thứ đều khác nhau. Không cần thiết phải tranh luận sau những bất đồng.

Khá thông thường, chúng ta giữ chặt ý kiến của mình về những điều như thế hoặc không như thế, hoặc là những điều này đúng hay sai, và khi có ai bất đồng quan điểm với chúng ta thì chúng ta cảm thấy bị xúc phạm. Thậm chí chúng ta cảm thấy như bị tấn công,  rồi giận dữ và đánh trả lại. Điều này không lành mạnh và không có lợi ích gì để tạo nên sự hiểu biết và bình an.

Cũng vậy, chúng ta có thể nói có hai loại tranh luận (hay tranh cãi), 'tích cực' và 'tiêu cực'. Một cuộc tranh luận 'tích cực' dựa trên có chủ ý có lợi cho cả hai và giúp đỡ lẫn nhau để phát triển sự hiểu biết chân thật. Trong khi đó, tranh luận 'tiêu cực', dựa trên sự ích kỷ, và thường dẫn đến tranh cãi vì chúng ta cố thắng điều gì đó và cố giữ quan điểm của mình. Vì vậy một 'cuộc tranh luận tích cực' dẫn tới một kết quả tích cực và một 'cuộc tranh luận tiêu cực' dẫn đến một kết quả tiêu cực. Hãy tử tế, hãy kiên nhẫn. Các bạn hãy đặt quan điểm và ý kiến của mình dựa trên sự tử tế, từ bi và hiểu biết. Dựa trên những gì có lợi cho tất cả. Tất cả giống như một giấc mộng vậy.

 

Câu trích 2: Một nơi được gọi là hoàn hảo để thực hành Pháp được xác định bởi nhận thức của chúng ta

Nhiều tu viện, chùa và trung tâm tu học đã được xây dựng khắp thế giới, với nguyện vọng để cung cấp những nơi để học, thưc hành và chia sẻ Phật pháp, và cho phép hành giả tiếp cận những môi trường thích hợp và hỗ trợ để phát triển và thực hành giáo lý, thiền và trí tuệ, để đạt đến sự hoàn hảo Ba La Mật.

Tuy nhiên, thật cần thiết cho tất cả Phật tử nhận thức rằng chúng ta với hết khả năng của mình phải thực hành pháp một cách kiên trì và liên tục, bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào.

Thông qua việc hành trì miên mật, chúng ta sẽ nhận thức được rằng bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào cũng là thời gian và nơi chốn hoàn hảo để thực hành Pháp.

 

Câu trích 3: Mỗi học viên là một giáo viên tương lai

Một Phật tử học giáo lý Phật Đà và thực hành đúng những pháp môn này, nương tựa vào lời lời Phật dạy trong Tam Tạng Kinh, và lắng nghe, học hỏi, đối chiếu và hành thiền theo những lời dạy này, cũng như dẫn giải và giải thích những lời dạy của các thầy dạy giáo lý đáng tin cậy.

Nuôi dưỡng tâm thanh tịnh, học hỏi và hiểu biết rõ ràng những phương cách áp dụng và nổ lực tinh tấn thực hành, học viên sẽ thiết lập kiến thức sâu sắc.

Với việc học hỏi đều đặn và kiên định, tư duy và thực hành, học viên sẽ phát triển kiến thức gián tiếp và cuối cùng đến kiến thức trực tiếp và trải nghiệm. 

Khi kiến thức và thực hành Phật pháp của các học viên khá tốt, họ có thể truyền đạt qua hành động và lời nói của mình. Họ hoặc thông qua những buổi thuyết giảng và hướng dẫn Phật pháp chính quy, hay đơn giản sinh hoạt với những người khác theo phương cách có ý nghĩa, ân cần và hòa nhã. Nhờ vậy, những học viên nhiệt tâm sẽ trở thành giáo viên. Theo cách này hay cách khác tất cả chúng ta là học viên và cũng là giáo viên.


Câu trích 4: Nuôi dưỡng nhân hạnh phúc, từ bỏ nhân khổ đau

Tất cả chúng ta đều ước mơ có hạnh phúc và tránh được khổ đau. nhưng thông thường chúng ta lại sống ngược lại với những mong ước này. Chúng ta tham đắm chạy theo hạnh phúc như thể đó là điều mà chúng ta có thể nắm bắt được và cảm thấy tức giận khi chúng ta trải nghiệm nỗi khổ đau nào đó.

Chúng ta cần thay đổi cách chúng ta suy nghĩ và hành xử. Chúng ta cần học hỏi, tư duy và thấu hiểu Luật Nhân Quả của vũ trụ, của  nguyên nhân và kết quả. Nếu chúng ta muốn hạnh phúc và không phiền não, chúng ta phải giữ tâm thoát khỏi ảo giác, tham lam và sân si, giữ cho tâm sáng suốt, bao dung và từ bi. Cầu nguyện cho tất cả chúng sanh được an lạc và hạnh phúc.

 

Câu trích 5: Sân hận hủy diệt sự bình yên

Bản chất tự nhiên của sân hận có nguồn gốc từ ba độc tố của vô minh, cố chấp và ganh ghét. Sự an lành có được nhờ loại bỏ vô minh, không dính mắc và không ác cảm. Người sân hận gieo nghiệp không tốt cho chính mình, củng cố và gia tăng thói quen suy nghĩ, hành động và nói năng đầy sân hận. Cũng vậy, điều đó sẽ ắt hẳn là trải nghiệm không an lành với chủ ý sân hận của mình.

 

Câu trích 6: Tất cả chúng sanh đều mong cầu hạnh phúc và tránh khổ đau. Khi chúng ta nhận thức rằng chúng ta đều có liên hệ lẫn nhau, tất cả chúng sanh đều là cha mẹ trong vô lượng kiếp trước, điều này hiển nhiên rằng chúng ta nên phát triển và thực hành lòng yêu thương chân thật, lòng biết ơn và lòng tôn kính đối với tất cả, làm bất cứ điều gì mà chúng ta có thể làm được để giúp mang lại hạnh phúc.

Chúng ta nên phát triển và thực hành ý niệm độc nhất, phi thường và vị tha được gọi là Bồ Đề Tâm (còn gọi là: tâm giác ngộ), lòng từ bi bao la rộng lớn, ước muốn đạt được giác ngộ vô thượng để đem đến lợi lạc cho chúng sinh, và dẫn dắt chúng sanh đạt được giác ngộ vô thượng. Chúng ta nên phát triển và thực hành Bồ Đề tâm trong mọi khát vọng và hành động của chúng ta.

Nhận thức chúng sanh như là người mẹ của một người, và với ý định cương quyết, quan tâm đến sự tử tế phi thường của họ, ước nguyện hồi đáp lòng tốt của họ với tình thương và lòng bi mẫn bao la, dựa trên niềm tin thanh tịnh vào kết quả của việc thực hành này.

Chúng ta hãy giữ cho tâm bình thản vượt qua những định kiến, tâm từ bi để khắc phục sự tàn ác, tình thương để khắc phục cơn giận và niềm vui đồng cảm để vượt qua sự căm ghét, để lợi lạc chúng sanh.

 

Câu trích 7: Tất cả hiện tượng có điều kiện, cả về thể xác lẫn tinh thần, làm phát sinh và ngừng lại lệ thuộc vào nhân quả. Không có hiện tượng có điều kiện thoát khỏi nhân quả.

Tất cả các hiện tượng đều phụ thuộc vào nhân quả, và vì vậy là tác động của nhân. Chẳng hạn, bất cứ lúc nào một ý nghĩ hay cảm giác trong tâm ta phát sinh, nó phát sinh phụ thuộc vào những ý nghĩ và cảm giác trước đó.

 

Cũng vậy, hiện tượng thể xác như cơ thể của chúng ta và tự nhiên đều phát sinh dựa trên nhân và điều kiện. Lấy ví dụ như một bông hoa, nó phát triển phụ thuộc vào hạt giống, bụi cây hay cây, và cành, cùng với sự cân bằng của những yếu tố nước, đất, sức nóng và chuyển vận.

 

Không có các hiện tượng nào về thể xác và tinh thần phát sinh đơn độc. Vì vậy tất cả các pháp trên đời này luôn ở dưới dạng tánh không duyên khởi.

Câu trích 8: Tất cả các hiện tượng đều phụ thuộc vào những điều kiện nhân quả

 

Tất cả các hiện tượng có điều kiện, cả về thể xác lẫn tinh thần, đều phát sinh và ngừng phụ thuộc vào nguyên nhân, điều kiện và tác động. Không có các hiện tượng có điều kiện thoát khỏi nhân quả

 

Câu trích 9: Tất cả những truyền thống triết lý và tôn giáo đều dạy đạo đức và con đường đưa đến bình an cho cá nhân và tập thể, nếu chúng ta sống ngược lại với những lời dạy này thì sự bình an sẽ không bao giờ có được đối với cá nhân hay tập thể.

 

Mặc dù nền tảng những lời dạy, niềm tin, mục đích, phương pháp và tương tự thay đổi giữa những truyền thống triết lý và tôn giáo khác nhau, theo cách này hay cách khác, chúng đều khuyến khích các hành giả sống đạo đức và phát triển bình an và thấu hiểu cho cá nhân và tập thể.

 

Nhưng nếu các hành giả không hìểu những lời dạy và phương pháp này, và không áp dụng vào thực tế thì những mục tiêu mong muốn sẽ không bao giờ đạt được. Chẳng hạn như nếu chúng ta có trong tâm một nơi mà chúng ta muốn đến, kế đến cần có một người chỉ đường hay một bản đồ tốt để biết đường đến đó, và kế đó không nghiên cứu bản đồ hay theo người dẫn đường, và hoặc hay không bao giờ nổ lực dấn thân vào cuộc hành trình, chúng ta sẽ không bao giờ đến nơi mà mình mong muốn. Chúng ta thậm chí có lẽ đi rất nhanh theo phương hướng sai lầm.

Cũng vậy, điều quan trọng để lưu ý rằng thật là vô lý để trông chờ những kết quả tốt nếu chúng ta chất chứa những suy nghĩ, hành động và lời nói gây tại hại và vô đạo đức. Vì vậy hãy suy nghĩ, hành động và nói có đạo đức, vì đạo đức giống như nền móng của một ngôi nhà. Không có nền móng vững chắc và kiêng cố, những bức tường và mái nhà sẽ sụp đổ.

Câu trích 10: Thật sự tất cả chúng ta cần để tồn tại là không khí để thở, nước để uống, thực phẩm để ăn và chỗ để nghỉ ngơi và bảo vệ chúng ta khỏi những yếu tố này. Việc nghỉ ngơi không phải là chuyện của chúng ta, chúng ta chỉ chọn để khiến nó là chuyện của mình.

Con người chúng ta có khuynh hướng tự gây cho chính mình quá nhiều căng thẳng và lo âu không cần thiết, điều đó dẫn đến chúng ta dễ bị trầm cảm và chán nản, liên tục đi tìm hạnh phúc và giảm bớt đau khổ.

Chúng ta thường cảm thấy hối tiếc và than van có liên quan đến những gì chúng ta nghĩ chúng ta đáng lẽ ra nên, có thể nên và sẽ làm trong quá khứ, và những gì chúng ta nghĩ chúng ta đáng lẽ ra không nên làm, có thể không làm và sẽ không làm trong quá khứ. Điều này dẫn dắt chúng ta suy nghĩ về tương lai, hơn là đơn giản trải nghiệm cuộc sống quý giá này, trong chốc lát, ở đây và bây giờ, chấp nhận, tha thứ và hài lòng.

Chúng ta liên tục đuổi theo lợi, danh, lời khen và vui thích và cố gắng tránh thất bại, xấu hổ, chỉ trích và nỗi đau. Không nhận thức được rằng những điều kiện này là vô thường và không vững chắc.

Vì vậy, chúng ta nên nổ lực hết mình để tự thoát ra khỏi dính mắt đối với những cơn gió thế giới này dập tắt con đường chúng ta đi đến giải thoát. Chúng ta hãy tự thoát ra khỏi những dính mắt muốn cái này và không muốn cái kia. Chúng ta hãy chỉ để các thứ như chính chúng vậy và chúng ta có lẽ chỉ nhận thức được rằng chúng ta cũng tốt theo cách của chúng ta.

 








 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2015(Xem: 9243)
Vì luôn khế hợp với chân lý của cuộc đời, nên giáo pháp của Đức Phật cũng như một bánh xe có thể chuyển vận hướng về phía trước, di chuyển, lan tỏa đến nhiều xứ sở...
26/12/2014(Xem: 7319)
Đức Phật dạy rằng nếu đem Đạo Pháp của Ngài đặt vào con tim của một người bình dị thì nhất định là nó sẽ bị biến dạng (saddhamma-patirupa; sad có nghĩa là đúng đắn, dhamma có nghĩa là Đạo Pháp, patipura có nghĩa là lệch lạc, do đó có thể hiểu các chữ saddhamman-patirupa là "Đạo Pháp đúng đắn không bị lệch lạc" hay bóp méo). Trái lại nếu đặt nó vào con tim của một Người Cao Quý (Kalyanamitta) (Kalyanamitta là một từ ghép; kalyana: đạo đức, nhân ái; mitta: bạn hữu, do đó có thể hiểu từ ghép này là "một người bạn đạo hạnh" hay một "người đồng hành đạo đức". Kinh sách bằng các ngôn ngữ Tây Phương thường dịch là Être Noble/Noble One. Kinh sách gốc Hán ngữ dịch là thiện trí thức/shàn zhīshì 善知識, thiết nghĩ cách dịch này không được thích nghi lắm bởi vì ngày nay rất khó hình dung ra những người "thiện trí thức" là những thành phần nào trong xã hội) thì nó sẽ trở nên tinh khiết, và sẽ không bao giờ phai mờ hay u tối.
11/12/2014(Xem: 6172)
Một thời là chữ bắt đầu của kinh Phật: “Một thời Phật tại nước Xá-vệ..”, “Một thời Phật tại thành Vương Xá, trong núi Kỳ-xà-quật…” (tạng Hán Bắc tông). “Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường…”, “Một thời Thế Tôn đang ở thành…”(tạng Pali Nam tông).
11/12/2014(Xem: 9872)
Ngày nay, nhân loại đã tiến bộ rất xa về mặt khoa học, kỹ thuật, đã làm thay đổi bộ mặt thế giới từng ngày, từng giờ và thậm chí từng phút, từng giây, nên đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội v.v… đều được nâng cao một cách đáng kể.
11/12/2014(Xem: 5728)
Nhiều người , do chỉ nhìn sơ lược bên ngoài, nói đạo Phật là “sắc sắc không không” một cách mơ hồ. Điều này dễ dẫn đến nhìn đạo Phật như là một lối sống bi quan, yếm thế. Từ khi có thêm lối suy nghĩ của văn hóa Tây phương vào đầu thế kỉ 20, chữ Không và Giải thoát càng thêm bị hiểu lầm.
11/12/2014(Xem: 4546)
Khi bậc Thế Tôn Đại Giác nói rằng: "Vì một đại sự nhân duyên của chúng sanh ở thế gian Ta bà mà Như Lai xuất hiện ra đời." Vậy từ khi Chánh Giác Thế Tôn xuất hiện đến bây giờ chúng ta những người con của đấng Đạo Sư nhận được những sự lợi lạc gì trong đại sự nhân duyên đó. Lời của đấng Chánh Biến Tri là chân thật ngữ.
11/12/2014(Xem: 4754)
Thế giới ngày nay sở dĩ lúc nào cũng xảy ra chiến tranh, binh đao tàn sát lẫn nhau là bởi nhân trộm cướp, giết hại mà ra. Con người chiếm đoạt tài nguyên để phục vụ lợi ích bản thân, chiếm không được thì tìm cách sát phạt, triệt tiêu nhau bằng nhiều hình thức, cuối cùng gây thù chuốc oán không có ngày thôi dứt.
08/12/2014(Xem: 4952)
Trên trang trực tuyến của CNN vào tháng Tư 2014, có một bản tin kèm theo hình ảnh, mang tựa đề “The images tell a story of anguish and forgiveness” (Những hình ảnh thuật lại một câu chuyện về lòng tha thứ và hỷ xả) do hai phóng viên của CNN tường thuật đã gây ra nhiều xúc động. Bộ ảnh này của một nhiếp ảnh gia của một hãng tin chụp được tại một cuộc xử tử bằng cách treo cổ vừa diễn ra lúc bình minh vào vài ngày trước tại thành phố Noor, tỉnh Maznadaran, miền Bắc nước Ba Tư (Iran). Hình thức trừng phạt này vẫn còn được chấp nhận và rất phổ thông ở đây.
23/11/2014(Xem: 8691)
Theo giáo lý nhà Phật, thì con người là do 5 uẫn kết hợp lại mà thành, đó chính là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Và nếu 5 uẫn này rời ra thì con người không còn nữa. Hay nói ngắn gọn hơn đó chính là Danh và Sắc. Là thân xác và tinh thần của con người chúng ta.
22/11/2014(Xem: 28201)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]