Bởi ngu si chấp ngã thấy thân này là “thật ta” nên muốn sự vật phải theo ý mình, chúng ta không biết tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian đều xảy ra theo luật nhân duyên quả. Đủ nhân và duyên thì cho ra kết quả, thiếu nhân và duyên thì quả không thể trổ.
HOẠ HAY PHÚC DO CON NGƯỜI TẠO LẤY
Lịch sử nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay chưa ai xác định rõ ràng trái đất và tất cả muôn loài, muôn vật có mặt tự bao giờ. Chúng ta chỉ biết khi con người dần dần phát triển thì bắt đầu dùng sức mạnh lấn áp và chiếm đoạt các tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho đời sống hiện tại, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, hoặc tàn nhẫn hơn nhân danh một đấng tối cao để giết hại nhiều người; ai theo thì được bảo tồn mạng sống và hưởng vinh hoa phú quý bên đấng tối cao, ai không theo thì bị đoạ địa ngục.
HOẠ HAY PHÚC DO CON NGƯỜI TẠO LẤY
Lịch sử nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay chưa ai xác định rõ ràng trái đất và tất cả muôn loài, muôn vật có mặt tự bao giờ. Chúng ta chỉ biết khi con người dần dần phát triển thì bắt đầu dùng sức mạnh lấn áp và chiếm đoạt các tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho đời sống hiện tại, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, hoặc tàn nhẫn hơn nhân danh một đấng tối cao để giết hại nhiều người; ai theo thì được bảo tồn mạng sống và hưởng vinh hoa phú quý bên đấng tối cao, ai không theo thì bị đoạ địa ngục.
Chính vì vậy mà một số người lợi dụng quyền năng đó để trục lợi cho riêng mình. Do đó có một người nói rằng “tôn giáo là thuốc phiện của nhân loại”, thế giới chiến tranh giết hại lẫn nhau cũng đã cho chúng ta thấy rõ ràng như vậy, biết bao cuộc tàn sát đẫm máu cũng vì nhân danh đấng tối cao. Ngày nay, thế giới loài người nhờ nghiên cứu, tìm tòi, quán chiếu nên đã biết được không ai có quyền ban phước giáng hoạ mà chính con người tự tạo ra hoạ hay phúc.
Tham lam hay ích kỷ là thói quen xấu đã ăn sâu trong tâm khảm của mỗi chúng sinh, ai cũng muốn nắm giữ về phần mình nên không dám đem ra chia sẻ cho người khác. Người tham lam luôn co rút lại vì tâm ích kỷ của chính mình, muốn chiếm hữu nên biểu lộ hành vi đê tiện, như trường hợp hai kẻ nghèo kia vì tham muốn quá đáng mà cuối cùng đều bị mất mạng.
BÀI HỌC NHỚ ĐỜI
Câu chuyện anh Bần và anh Cùng nêu trên là một bài học thiết thực trong cuộc đời về lòng tham quá đáng dù đó chỉ là của rơi lượm được, nói gì đến tiền bạc, của cải do chúng ta tạo ra. Con người vì lòng tham không đáy nên ham muốn đủ thứ, muốn được quyền cao chức trọng, muốn được giàu sang nhiều tài sản, muốn được vợ đẹp con ngoan, muốn được sống lâu để hưởng thụ, tất cả những cái muốn đó đều được thúc đẩy bởi tâm tham lam quá đáng.
RẮN ĐỘC HAY VÀNG
Một hôm trên đường đi hóa duyên, Phật và ngài A Nan đi qua cánh đồng ruộng bát ngát, cò bay thẳng cánh. Hai người đi đến bìa rừng gần chỗ bờ đất sạt lở, đức Phật dừng lại hỏi ngài A Nan, “con có thấy gì chăng?” “Dạ, con thấy có một hũ vàng”. Phật nói, “nó là con rắn độc.” “Vàng làm sao có thể là rắn độc, thưa thế tôn?” “Thật vậy, A Nan! Nó là loài rắn độc rất đáng kinh sợ, người đời vì không biết nên mới bị rắn độc cắn chết”. Có anh nông dân đang nhổ cỏ gần đó nghe nói nên lần mò tìm đến. “Ôi! Cả một hũ vàng chói cả mắt! Vàng quý giá thế này mà hai vị sa môn kia không biết dùng mà còn cho là rắn độc. Đúng là hai kẻ ngu si!” Anh ta mừng rỡ ôm trọn hũ vàng vừa đi vừa sung sướng mừng thầm, “gia đình mình giàu to rồi”. Sau khi đem hũ vàng về, anh tự nguyện sẽ mãi mãi để con rắn độc này cắn lấy gia đình anh.
Từ một gia đình nghèo khổ thiếu trước hụt sau, bây giờ vớ được hũ vàng nên anh hãnh diện muốn chứng tỏ đẳng cấp giàu sang. Anh cho xây nhà cửa khang trang, mua ruộng vườn đất đai, sắm sửa tôi tớ, trâu bò, ngựa xe cực kỳ sang trọng. Làng xóm ai cũng trố mắt trầm trồ, ngạc nhiên không biết vì sao anh giàu nhanh như vậy? Tiếng đồn đến tai vua A xà thế, vua cho người tìm hiểu nguyên nhân làm anh ấp úng nói Đông, nói Tây mà không dám nói sự thật.
Không phải khi không tự nhiên mà chúng ta được sinh ra và sống chung một đất nước để chịu chung một hoàn cảnh nào đó. Một người được làm vua hay là người lãnh đạo của một đất nước, tức đã tích luỹ quá nhiều phước báo nên đời này mới có nhân duyên với nhiều người. Lịch sử nhân loại từ thời xưa cho đến nay vì quan niệm có một đấng sáng tạo nên các vị vua theo thể chế phong kiến độc tôn tự xưng mình là thiên tử, con đấng tối cao để trị vì thiên hạ.
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm, mờ mịt, là một phương pháp giáo dục nhân cách sống đạo đức, từ bi và trí tuệ, giúp mọi người tự tin chính mình, làm chủ bản thân, không lệ thuộc vào một đấng thần linh thượng đế; có chăng chỉ là thượng đế của chính mình, mình làm lành được hưởng nhiều phước báo, mình làm ác phải chịu quả khổ đau từ sự thương yêu, luyến ái muốn bảo vệ quyền lợi riêng cho mình để hưởng thụ cảm giác khoái lạc.
Cha mẹ vì thương yêu con nên phải lo lắng đủ cách để đảm bảo đời sống hiện tại và tương lai của con, nếu sau này con cái bất hiếu sẽ làm cha mẹ thất vọng và buồn khổ vô cùng. Ai cũng biết đã làm người khi lớn lên cũng cần tình yêu thương, dẫn đến lập gia đình và bắt đầu phải gánh lấy nhiều trách nhiệm nặng nề từ đó, nếu không có phước sẽ chịu nhiều phiền muộn, khổ đau. Như chúng ta đã biết, khi có yêu thương thì có luyến ái muốn bảo vệ cho riêng mình, từ đó phát sinh lòng ham muốn và nó không giới hạn chỉ có tình yêu thương giữa hai người mà còn tham muốn nhiều thứ khác nữa.
Cha mẹ vì thương yêu con nên phải lo lắng đủ cách để đảm bảo đời sống hiện tại và tương lai của con, nếu sau này con cái bất hiếu sẽ làm cha mẹ thất vọng và buồn khổ vô cùng. Ai cũng biết đã làm người khi lớn lên cũng cần tình yêu thương, dẫn đến lập gia đình và bắt đầu phải gánh lấy nhiều trách nhiệm nặng nề từ đó, nếu không có phước sẽ chịu nhiều phiền muộn, khổ đau. Như chúng ta đã biết, khi có yêu thương thì có luyến ái muốn bảo vệ cho riêng mình, từ đó phát sinh lòng ham muốn và nó không giới hạn chỉ có tình yêu thương giữa hai người mà còn tham muốn nhiều thứ khác nữa.
Tất cả những thứ yêu thương, luyến ái đó đều phát xuất từ sự ham muốn khoái lạc cho chính mình. Hình như chúng ta chỉ yêu mến người nào đem lại hạnh phúc cho mình và sẽ oán hận người nào đem lại đau khổ cho bản thân. Tại sao có người chết làm chúng ta buồn khổ, bi thương; có người chết nhưng chúng ta dửng dưng như không có chuyện gì? Người nào ta từng thương mến thì mình mới buồn khổ, sầu muộn; ngược lại thì mình không buồn, không khổ.
Cũng vậy, người không tham quyền lực thì đâu cần địa vị cao. Người không ham giàu có thì nghèo đâu phải là nỗi khổ. Người không yêu thương luyến ái quá mức thì xa nhau có gì phải tiếc nuối, nhớ nhung. Người không có tâm ganh ghét, hận thù thì gần nhau có gì phải bực bội, phiền toái. Vì thấy thân này không thật, do nhân duyên hoà hợp giả có nên khi bị mạ nhục hoặc mất mát người thân không là nỗi khổ, niềm đau. Luyến ái chấp thân này là thật nên phát sinh tình ái, từ đó bám víu, ràng buộc lẫn nhau như tình yêu nam nữ vợ chồng, cha mẹ với con cái, anh chị em cùng chung huyết thống.
Các thứ tình yêu thương ấy dù có sâu sắc và đậm đà đến đâu vẫn không thể bền lâu và tồn tại mãi được. Sự sống chết, xa lìa là lẽ đương nhiên, ai cũng phải già-bệnh-chết, càng yêu thương luyến ái nhiều càng khổ đau nhiều chừng ấy, đó là một sự thật không thể chối cãi được. Xin mọi người hãy nên quán chiếu, soi sáng để không bị luyến ái tham đắm ràng buộc.
Nhưng làm người không yêu thương làm sao được, con người đâu phải là vật vô tri, vô giác như gỗ đá mà không có tình cảm. Đã có tình cảm thì phải có tình yêu lứa đôi và dẫn đến tình dục ở thân thể mỗi người và thêm phần khởi lên sự ham muốn của ý thức. Con người là một chúng hữu tình, tức là loài có tình cảm, vì có tình cảm nên con người mới luyến ái rồi sinh chấp thủ, từ đó phát sinh tư tưởng chiếm hữu muốn là của mình nên trở thành tình thương vị kỷ. Nhưng đi xa hơn có một thứ tình thương không vị kỷ, không giới hạn ở người thân mà vượt lên trên tất cả. Chính tình thương này làm cho nhân loại không còn thấy ai là kẻ thù, chỉ có người chưa thông cảm với nhau mà thôi.
Bởi thấy biết sai lầm tưởng thân tâm này là thật nên si mê chấp ngã, thấy mình là ta, là của ta, do đó sinh luyến ái yêu thích bám giữ, vì vậy sinh ra tham-sân-si rồi thành hung thần phiền não mà không hay biết. Một thứ tình thương đích thực thường cho đi nhiều hơn mà không cần suy xét, phân biệt; như có một kiếp Bồ tát thấy cọp mẹ đang đói khát nhiều ngày chuẩn bị ăn thịt cọp con, động lòng thương xót nên Người gieo mình xuống chỗ cọp mẹ nhằm làm thức ăn để cứu lấy cọp con. Bồ tát bố thí thân mạng vì lòng bi mẫn, thương xót chúng sinh. Đây gọi là bố thí Ba la mật vì không còn thấy mình thí, kẻ thọ thí và vật mình thí.
Bởi thấy biết sai lầm tưởng thân tâm này là thật nên si mê chấp ngã, thấy mình là ta, là của ta, do đó sinh luyến ái yêu thích bám giữ, vì vậy sinh ra tham-sân-si rồi thành hung thần phiền não mà không hay biết. Một thứ tình thương đích thực thường cho đi nhiều hơn mà không cần suy xét, phân biệt; như có một kiếp Bồ tát thấy cọp mẹ đang đói khát nhiều ngày chuẩn bị ăn thịt cọp con, động lòng thương xót nên Người gieo mình xuống chỗ cọp mẹ nhằm làm thức ăn để cứu lấy cọp con. Bồ tát bố thí thân mạng vì lòng bi mẫn, thương xót chúng sinh. Đây gọi là bố thí Ba la mật vì không còn thấy mình thí, kẻ thọ thí và vật mình thí.
Đó mới chính là tình thương đích thực không còn phân biệt ta, người hay chúng sinh. Đối với loài thú dữ mà Bồ tát vẫn sẵn sàng mở rộng lòng thương xót để chúng được sống còn mà nuôi con, do đó Bồ tát đối với con người nghĩa tình sâu sắc và mở rộng tấm lòng từ-bi-hỷ-xả nhiều hơn nữa. Tình thương này vượt lên trên tất cả mọi thứ tình trên thế gian, nó cao quý và không thể nghĩ bàn. Chính tình thương này giúp cho nhân loại mở sáng mắt ra, bao nhiêu sai lầm từ nghìn xưa đến nay chỉ vì bảo vệ bản ngã độc tôn mà con người đành lòng tàn sát, giết hại lẫn nhau.
Đến năm 1999, đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã sáng suốt công nhận đại lễ Phật đản với tên gọi “Vesak” là lễ hội văn hoá của loài người, mang tính quốc tế toàn cầu để tôn vinh các giá trị văn hoá, đạo đức, hiểu biết và yêu thương, cùng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần vô ngã, vị tha của đạo Phật. Đạo Phật đã mở ra trang sử mới, vén lên bức màn vô minh phá tan bao si mê tối tăm từ nhận thức sai lầm của con người với tinh thần từ bi và trí tuệ để chuyển hoá các phiền muộn, khổ đau do si mê chấp ngã mà ra.
Đôi lời bộc bạch chân thành mong được kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống cùng với các bạn gần xa để quay về cội nguồn xưa nay.
Phong Trần Trúc Giác
BA CON RẮN ĐỘC
Đã làm người trong trời đất ai cũng muốn mình được sung sướng và hạnh phúc, không ai muốn mình bị khổ đau. Thế gian này ai cũng muốn được hạnh phúc từ vua chúa, quan quyền cho đến kẻ bần cố nông hạ tiện. Ấy thế mà người đời lại mâu thuẫn, một mặt chứa chấp, muốn nuôi dưỡng phiền não; một mặt lại muốn tìm cầu an vui, hạnh phúc. Nhưng làm sao để có hạnh phúc thật sự đây? Hạnh phúc là sao, phiền não là gì? Hạnh phúc theo người thế gian là ăn ngủ và hưởng thụ cảm giác khoái lạc cho sướng cái thân, muốn vậy thì phải làm việc kiếm tiền để nuôi thân và gia đình.
Đôi lời bộc bạch chân thành mong được kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống cùng với các bạn gần xa để quay về cội nguồn xưa nay.
Phong Trần Trúc Giác
BA CON RẮN ĐỘC
Đã làm người trong trời đất ai cũng muốn mình được sung sướng và hạnh phúc, không ai muốn mình bị khổ đau. Thế gian này ai cũng muốn được hạnh phúc từ vua chúa, quan quyền cho đến kẻ bần cố nông hạ tiện. Ấy thế mà người đời lại mâu thuẫn, một mặt chứa chấp, muốn nuôi dưỡng phiền não; một mặt lại muốn tìm cầu an vui, hạnh phúc. Nhưng làm sao để có hạnh phúc thật sự đây? Hạnh phúc là sao, phiền não là gì? Hạnh phúc theo người thế gian là ăn ngủ và hưởng thụ cảm giác khoái lạc cho sướng cái thân, muốn vậy thì phải làm việc kiếm tiền để nuôi thân và gia đình.
Chính vì thế mà con người phải tham lam, ích kỷ, tìm cách gom góp, chất chứa về cho mình đủ thứ; tham được thì cố tình bảo thủ, gìn giữ; tham không được thì sinh ra phiền muộn, khổ đau; từ đó phát sinh phiền não mà chúng tôi tạm gọi là “hung thần phiền não”. Vậy hung thần phiền não là gì? Là nói đến sự ác độc của nó quá tàn bạo, ai thấy nghe cũng đều kinh tâm khiếp sợ bởi nó không từ bỏ một ai. Nó là nguồn đau khổ của tất cả chúng sinh, là cội rễ bất an của nhân loại.
“Hung” là hung ác, thô bạo và dữ tợn, có thái độ, hành vi hại người, hại vật một cách tàn nhẫn. Theo truyền thống đa thần giáo, có nhiều vị thần để quản lý trong phạm vi hoạt động của mình, ví dụ như thần Thiện, thần Ác, thần Tài, thần Đất, thần Núi, thần Sông v.v… Hung thần là vị thần hung ác, bạo tàn luôn hại người và vật. Theo từ ngữ Hán việt, “phiền” là lửa, lửa thì nóng, do đó làm cho thân thể khó chịu. Những gì làm ta nóng giận, bực bội, cau có, tức tối và không vừa lòng toại ý gọi là “phiền”. Não là sự phiền muộn về tinh thần. Nói chung phiền não là sự buồn phiền, sầu não, cảm thấy khó chịu, bực dọc, tức tối về thể xác lẫn tinh thần. Tóm lại, hung thần phiền não là ông thần hung dữ, ác độc luôn làm đau khổ tất cả chúng sinh từ đời này sang kiếp khác không có ngày thôi dứt.
Con người thật là oái oăm, lúc nào cũng muốn mình an vui, hạnh phúc nhưng lại thích làm cho người khác đau khổ. Trong kinh Phật dạy, “này các thầy Tỳ kheo, nếu trong thất các ông có 3 con rắn độc chui vào, lúc đó các ông có ngủ ngon được không?” “Kính bạch đức Thế tôn, chúng con ngủ không được ngon ạ.” Phật hỏi, “vậy làm sao các ông mới ngủ được ngon?” Cả hội chúng đồng thưa, “chừng nào chúng con đuổi được 3 con rắn độc ra khỏi nhà, chừng đó chúng con mới ngủ được ngon.” Phật nói, “đúng vậy, chừng nào quý thầy đuổi được 3 con rắn độc đó ra khỏi nhà thì mới ngủ được yên; nhưng 3 con rắn độc đó chưa độc bằng ba thứ độc tham lam, sân giận và si mê.
Con người thật là oái oăm, lúc nào cũng muốn mình an vui, hạnh phúc nhưng lại thích làm cho người khác đau khổ. Trong kinh Phật dạy, “này các thầy Tỳ kheo, nếu trong thất các ông có 3 con rắn độc chui vào, lúc đó các ông có ngủ ngon được không?” “Kính bạch đức Thế tôn, chúng con ngủ không được ngon ạ.” Phật hỏi, “vậy làm sao các ông mới ngủ được ngon?” Cả hội chúng đồng thưa, “chừng nào chúng con đuổi được 3 con rắn độc ra khỏi nhà, chừng đó chúng con mới ngủ được ngon.” Phật nói, “đúng vậy, chừng nào quý thầy đuổi được 3 con rắn độc đó ra khỏi nhà thì mới ngủ được yên; nhưng 3 con rắn độc đó chưa độc bằng ba thứ độc tham lam, sân giận và si mê.
Rắn độc chỉ cắn chết thân này, còn tham-sân-si tạo nghiệp luân hồi, chịu khổ trong vô số kiếp không biết khi nào thôi dứt”. Nên vì thế, người con Phật khi phát tâm tu hành trước nhất phải loại bỏ 3 thứ độc là tham-sân-si. Chúng ta tu hành là mong muốn chuyển hóa phiền não, khổ đau thành an vui, hạnh phúc mà lại tham-sân-si-mạn-nghi-ác kiến thì không thể được.
THAM MUỐN KHÁC MONG MUỐN
Có hai loại muốn mà ai cũng có thể bị nó chi phối là tham muốn và mong muốn. Tham muốn là sao? Là nhất quyết muốn cho bằng được, nếu không được thì bất mãn, tức tối, khó chịu; phiền muộn, giận dỗi phát sinh và tìm cách chiếm đoạt. Do đó, tham muốn càng nhiều thì càng phát sinh các thứ phiền não vì tham muốn mà không được như ý, nếu được thì tham càng thêm tham, nếu tham không được thì sinh ra giận hờn, khó chịu rồi tìm cách trả thù.
Như chúng ta đã biết, ít ai trong cuộc đời này sống không tham muốn. Có sự sống là có tham muốn, nhưng tham muốn nhiều hay ít là tùy theo sở thích của mỗi người mà thôi. Tham có nghĩa là tham lam, ích kỷ, nhỏ mọn, làm cái gì cũng muốn đem về cho riêng mình, dù có của dư thà để mục nát chứ không dám đem ra giúp đỡ một ai. Mong muốn có nghĩa là mong cầu, ước mơ, nếu có cũng được, không có cũng không sao.
THAM MUỐN KHÁC MONG MUỐN
Có hai loại muốn mà ai cũng có thể bị nó chi phối là tham muốn và mong muốn. Tham muốn là sao? Là nhất quyết muốn cho bằng được, nếu không được thì bất mãn, tức tối, khó chịu; phiền muộn, giận dỗi phát sinh và tìm cách chiếm đoạt. Do đó, tham muốn càng nhiều thì càng phát sinh các thứ phiền não vì tham muốn mà không được như ý, nếu được thì tham càng thêm tham, nếu tham không được thì sinh ra giận hờn, khó chịu rồi tìm cách trả thù.
Như chúng ta đã biết, ít ai trong cuộc đời này sống không tham muốn. Có sự sống là có tham muốn, nhưng tham muốn nhiều hay ít là tùy theo sở thích của mỗi người mà thôi. Tham có nghĩa là tham lam, ích kỷ, nhỏ mọn, làm cái gì cũng muốn đem về cho riêng mình, dù có của dư thà để mục nát chứ không dám đem ra giúp đỡ một ai. Mong muốn có nghĩa là mong cầu, ước mơ, nếu có cũng được, không có cũng không sao.
Tham muốn và mong muốn khác nhau ở chỗ đó, một đàng muốn cho bằng được, nếu không được thì nổi giận, oán hờn, tìm cách trả đũa và quyết tâm chiếm đoạt cho mình nên bất chấp luân thường đạo lý, có khi cũng phải giết người để thỏa mãn lòng tham muốn. Trong cuộc sống này chúng ta có quyền ước mơ, mong muốn chớ đừng nên tham muốn quá đáng mà làm khổ đau cho nhau.
KẺ THAM NÊN CHẾT TRONG SI DẠI
Có hai người bạn thân một anh tên Bần, một anh tên là Cùng, gia cảnh rất nghèo khó, túng thiếu. Một hôm hai anh nghe người ta đồn Bồ tát Quán Thế Âm đang về phương Nam rất linh ứng, ai cầu gì muốn gì cũng đều được toại nguyện. Hai anh mừng quá vì bấy lâu nay sống trong nghèo khổ, thiếu thốn, khó khăn, nay được Bồ tát về cứu độ nên vội vã thu xếp việc nhà rồi cùng nhau khăn gói lên đường.
KẺ THAM NÊN CHẾT TRONG SI DẠI
Có hai người bạn thân một anh tên Bần, một anh tên là Cùng, gia cảnh rất nghèo khó, túng thiếu. Một hôm hai anh nghe người ta đồn Bồ tát Quán Thế Âm đang về phương Nam rất linh ứng, ai cầu gì muốn gì cũng đều được toại nguyện. Hai anh mừng quá vì bấy lâu nay sống trong nghèo khổ, thiếu thốn, khó khăn, nay được Bồ tát về cứu độ nên vội vã thu xếp việc nhà rồi cùng nhau khăn gói lên đường.
Trên đường đi hai anh vô tình lượm được bọc hành lý của ai đánh rơi và liền mở ra xem. Thật hết sức bất ngờ, trong bọc hành lý toàn là vàng làm hai anh chói cả mắt, không ngờ Bồ tát quá linh ứng. Hai anh ghé lại một miếu hoang gần đó nghỉ ngơi và cùng bàn với nhau, “chúng ta lượm được vàng là nhờ Bồ tát linh ứng cho thấy, bây giờ chúng ta phải mua gì về để cúng tạ lễ, anh ở lại dọn dẹp miếu sạch sẽ, còn tôi ra chợ mua đồ. Anh Bần lãnh nhiệm vụ đi chợ mua đồ về cúng tạ lễ, anh Cùng ở lại dọn dẹp miếu sạch sẽ.
Trên đường đi ra chợ, anh Bần chợt khởi lên lòng tham muốn quá độ, tự nghĩ xưa nay gia đình quá nghèo khổ, nếu chia hai số vàng thì uổng biết chừng nào vì mất đi một nửa, nếu hưởng trọn số vàng thì có thể xây nhà cao cửa rộng để cho con cháu có chỗ ở đầy đủ, sau đó mở một công ty kinh doanh thì chắc chắn sẽ giàu to. Nghĩ vậy đắc ý nên anh liền mua một gói thuốc độc cho vào thức ăn rồi vui vẻ quay trở về miếu.
Không ngờ anh Cùng trong lúc quét dọn cũng nỗi lên lòng tham quá đáng muốn chiếm đoạt hết cả số vàng. Anh chủ động tìm một khúc cây lớn rồi núp phía sau miếu chờ anh Bần về đập chết. Anh Bần không biết tai họa sắp đến nên hý ha hý hửng mừng thầm trong bụng, vừa đi vừa hát nghêu ngao; vừa về tới miếu chưa kịp nói gì đã bị đập cho mấy hèo chết ngay liền tại chỗ. Số vàng bây giờ đã nằm hết trong tay anh Cùng, anh yên chí chén hết rượu thịt có sẵn rồi về nhà sau không muộn; nào ngờ rượu thịt có độc, vàng chưa lấy được đã hóa ra người thiên cổ.
Không ngờ anh Cùng trong lúc quét dọn cũng nỗi lên lòng tham quá đáng muốn chiếm đoạt hết cả số vàng. Anh chủ động tìm một khúc cây lớn rồi núp phía sau miếu chờ anh Bần về đập chết. Anh Bần không biết tai họa sắp đến nên hý ha hý hửng mừng thầm trong bụng, vừa đi vừa hát nghêu ngao; vừa về tới miếu chưa kịp nói gì đã bị đập cho mấy hèo chết ngay liền tại chỗ. Số vàng bây giờ đã nằm hết trong tay anh Cùng, anh yên chí chén hết rượu thịt có sẵn rồi về nhà sau không muộn; nào ngờ rượu thịt có độc, vàng chưa lấy được đã hóa ra người thiên cổ.
Hai người vì lòng tham muốn quá đáng mà cuối cùng phải chịu chết thê thảm. Thật đáng tiếc thay! Mạng người quá mong manh, vì chút vàng bạc mà ta đành lòng chôn vùi phẩm chất, nhân cách đạo đức của mình trong si mê, tối tăm; vì tham lam quá đáng mà hai người đành chết chung một chỗ, không đem theo được gì.
Từ những ý niệm suy nghĩ ban đầu mà ngay nơi đó ta biết cách làm chủ khi còn trong trứng nước, biết dừng ngay lúc đó thì làm gì có chuyện đáng tiếc xảy ra. Nếu biết an phận mỗi người một nửa cùng chia nhau sống để nuôi gia đình thì tốt đẹp biết bao, giờ cả hai vì lòng tham quá đáng mà mang theo nghiệp giết người, cướp của; một trong hai nếu còn sống thì nhẹ lắm cũng bị xử lý theo pháp luật từ 20 năm cho đến án tử hình. Rốt cuộc vàng đâu chẳng thấy, chỉ thấy xác hai người vùi sâu dưới đáy mộ tham tàn.
Từ những ý niệm suy nghĩ ban đầu mà ngay nơi đó ta biết cách làm chủ khi còn trong trứng nước, biết dừng ngay lúc đó thì làm gì có chuyện đáng tiếc xảy ra. Nếu biết an phận mỗi người một nửa cùng chia nhau sống để nuôi gia đình thì tốt đẹp biết bao, giờ cả hai vì lòng tham quá đáng mà mang theo nghiệp giết người, cướp của; một trong hai nếu còn sống thì nhẹ lắm cũng bị xử lý theo pháp luật từ 20 năm cho đến án tử hình. Rốt cuộc vàng đâu chẳng thấy, chỉ thấy xác hai người vùi sâu dưới đáy mộ tham tàn.
Nhưng đâu phải chết như vậy là hết, họ còn phải chịu nhiều kiếp bị giết hại trở lại. Nếu được làm người thì bị quả báo bệnh hoạn, chết yểu, cuộc sống sau này sẽ chịu thiếu thốn, bất hạnh, nghèo khổ vì làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, gia đình người thân bị mất mát và chịu nhiều thiệt thòi do không ai nuôi dưỡng. Nếu người chết là lao động chính trong gia đình phải nuôi vợ, nuôi con thì quả báo cho kẻ sát nhân là nhiều kiếp sinh ra bị bỏ rơi, lang thang, nghèo cùng, khốn khổ; hơn thế nữa, giết người là tước đoạt mạng sống làm sự nghiệp của họ bị phá hủy nên nhiều đời sau thủ phạm thường xuyên chịu thất bại.
Tham lam hay ích kỷ là thói quen xấu đã ăn sâu trong tâm khảm của mỗi chúng sinh, ai cũng muốn nắm giữ về phần mình nên không dám đem ra chia sẻ cho người khác. Người tham lam luôn co rút lại vì tâm ích kỷ của chính mình, muốn chiếm hữu nên biểu lộ hành vi đê tiện, như trường hợp hai kẻ nghèo kia vì tham muốn quá đáng mà cuối cùng đều bị mất mạng.
BÀI HỌC NHỚ ĐỜI
Câu chuyện anh Bần và anh Cùng nêu trên là một bài học thiết thực trong cuộc đời về lòng tham quá đáng dù đó chỉ là của rơi lượm được, nói gì đến tiền bạc, của cải do chúng ta tạo ra. Con người vì lòng tham không đáy nên ham muốn đủ thứ, muốn được quyền cao chức trọng, muốn được giàu sang nhiều tài sản, muốn được vợ đẹp con ngoan, muốn được sống lâu để hưởng thụ, tất cả những cái muốn đó đều được thúc đẩy bởi tâm tham lam quá đáng.
Chúng ta không biết rằng, muốn được nhiều tài sản, của cải thì phải biết bố thí, cúng dường hoặc giúp đỡ, chia sẻ khi gặp người bất hạnh, khó khăn; không được gian tham trộm cướp, lường gạt của người khác; phải tinh cần siêng năng làm việc, phải biết tiết kiệm tiêu xài đúng chỗ. Đó là những nguyên nhân dẫn đến giàu có trong hiện tại và mai sau. Nhiều người không muốn gieo nhân tốt mà đòi gặt quả tốt, thử hỏi làm sao được.
Khi mong muốn được thỏa mãn thì lòng tham lại càng thêm tăng trưởng, sự kiêu căng hãnh diện càng cao, có một muốn mười, có mười muốn trăm, ít ai chịu muốn ít biết đủ; khi có rồi lại sợ mất mát nên cố gắng tìm cách cất giữ, do đó luôn sống trong lo âu, sợ hãi; khi tham muốn không được như ý thì sanh tâm tức giận, phiền não, trách móc đủ thứ, dẫn đến không làm chủ bản thân nên hành động xấu ác, mắng chửi, đánh đập, tìm cách mưu hại người làm trái ý mình rồi cuối cùng mang họa vào thân.
Thế giới ngày nay sở dĩ lúc nào cũng xảy ra chiến tranh, binh đao tàn sát lẫn nhau là bởi nhân trộm cướp, giết hại mà ra. Con người chiếm đoạt tài nguyên để phục vụ lợi ích bản thân, chiếm không được thì tìm cách sát phạt, triệt tiêu nhau bằng nhiều hình thức, cuối cùng gây thù chuốc oán không có ngày thôi dứt. Bởi ngu si chấp ngã thấy thân này là “thật ta” nên muốn sự vật phải theo ý mình, chúng ta không biết tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian đều xảy ra theo luật nhân duyên quả.
Thế giới ngày nay sở dĩ lúc nào cũng xảy ra chiến tranh, binh đao tàn sát lẫn nhau là bởi nhân trộm cướp, giết hại mà ra. Con người chiếm đoạt tài nguyên để phục vụ lợi ích bản thân, chiếm không được thì tìm cách sát phạt, triệt tiêu nhau bằng nhiều hình thức, cuối cùng gây thù chuốc oán không có ngày thôi dứt. Bởi ngu si chấp ngã thấy thân này là “thật ta” nên muốn sự vật phải theo ý mình, chúng ta không biết tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian đều xảy ra theo luật nhân duyên quả.
Đủ nhân và duyên thì cho ra kết quả, thiếu nhân và duyên thì quả không thể trổ. Hiện nay, đa số người nghèo vì khó khăn, túng thiếu nên mong muốn được giàu có mà ham mua vé số, đánh đề, cờ bạc, mong được làm giàu; nhưng rốt cuộc nghèo càng nghèo thêm, vì giàu đâu chẳng thấy, chỉ thấy nợ nần càng thêm chồng chất, cuối cùng túng quẫn làm chuyện không tốt mà rơi vào cảnh tan nhà nát cửa dẫn đến tù tội. Hiện tại nghèo khó do nhiều đời trước không biết gieo nhân bố thí, cúng dường hoặc không giúp đỡ, chia sẻ khi gặp người thiếu thốn, khó khăn, bất hạnh.
Chúng ta không gieo nhân giàu có mà muốn được nhiều tiền của là chuyện không thể được trong hiện tại và mai sau. Nhưng tại sao có nhiều người đang nghèo khổ, túng thiếu mà vẫn trúng số độc đắc và trở nên giàu có. Vậy có phải do thần linh, thượng đế ban cho hay không? Theo luật nhân quả, hiện tại ai giàu có là do nhiều đời trước đã từng gieo trồng phước đức như bố thí, cúng dường hoặc giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Quả tốt và xấu chúng ta đã gieo thì dù trăm kiếp nghìn đời vẫn không bao giờ bị mất, khi hội đủ điều kiện sẽ cho ra kết quả tùy theo duyên đến sớm hay muộn mà thôi. Ai đời này làm gì cũng được như ý mà ít bị thất bại là do nhân tốt của quá khứ chiêu cảm, khi hội đủ nhân duyên quả báo hoàn tự hiện.
Đời sống của chúng ta là một dòng luân hồi vô tận, không phải chết là hết mà chỉ là thay hình đổi dạng tùy theo nghiệp nhân tốt xấu của mỗi người. Sự thay hình đổi dạng này diễn ra liên tục, chằng chịt từ quá khứ và sẽ tiếp tục tái diễn trong tương lai. Tham-sân-si được xem là 3 thứ phiền não lớn nhất của một con người, vì vậy chúng ta cần phải tu tập để chuyển hóa thành an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Rắn độc chỉ cắn chết một thân này, tham-sân-si làm con người mãi chịu trầm luân trong biển khổ sông mê không có ngày thôi dứt. Chúng tôi kính cẩn khuyên nhủ mọi người hãy nên chín chắn suy tư, quán chiếu để thấy rõ tác hại của tham-sân-si mà cố gắng tu tập nhằm chuyển hóa phiền muộn khổ đau, thành an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
RẮN ĐỘC HAY VÀNG
Một hôm trên đường đi hóa duyên, Phật và ngài A Nan đi qua cánh đồng ruộng bát ngát, cò bay thẳng cánh. Hai người đi đến bìa rừng gần chỗ bờ đất sạt lở, đức Phật dừng lại hỏi ngài A Nan, “con có thấy gì chăng?” “Dạ, con thấy có một hũ vàng”. Phật nói, “nó là con rắn độc.” “Vàng làm sao có thể là rắn độc, thưa thế tôn?” “Thật vậy, A Nan! Nó là loài rắn độc rất đáng kinh sợ, người đời vì không biết nên mới bị rắn độc cắn chết”. Có anh nông dân đang nhổ cỏ gần đó nghe nói nên lần mò tìm đến. “Ôi! Cả một hũ vàng chói cả mắt! Vàng quý giá thế này mà hai vị sa môn kia không biết dùng mà còn cho là rắn độc. Đúng là hai kẻ ngu si!” Anh ta mừng rỡ ôm trọn hũ vàng vừa đi vừa sung sướng mừng thầm, “gia đình mình giàu to rồi”. Sau khi đem hũ vàng về, anh tự nguyện sẽ mãi mãi để con rắn độc này cắn lấy gia đình anh.
Từ một gia đình nghèo khổ thiếu trước hụt sau, bây giờ vớ được hũ vàng nên anh hãnh diện muốn chứng tỏ đẳng cấp giàu sang. Anh cho xây nhà cửa khang trang, mua ruộng vườn đất đai, sắm sửa tôi tớ, trâu bò, ngựa xe cực kỳ sang trọng. Làng xóm ai cũng trố mắt trầm trồ, ngạc nhiên không biết vì sao anh giàu nhanh như vậy? Tiếng đồn đến tai vua A xà thế, vua cho người tìm hiểu nguyên nhân làm anh ấp úng nói Đông, nói Tây mà không dám nói sự thật.
Vua cho là người gian nên truyền lệnh tịch thâu hết gia sản, sau đó bắt hết gia đình chờ ngày hành quyết. Trong khi bị giam trong ngục thất, anh buồn bã khóc lóc, kêu than, “ngài A Nan ơi, đúng là rắn độc rồi!” Chủ ngục nghe nói vậy liền trình sự việc lên vua, vua mới cho người điều tra trở lại, lúc này anh mới thú nhận lượm được hũ vàng bên bìa rừng khi nghe hai vị sa môn gọi là rắn độc.
NHÀ VUA PHẬT TỬ
Vua A xà thế trước kia chưa quy y đầu Phật đã từng bắt tay với Đề bà đạt đa cướp ngôi, giết cha để thống trị thiên hạ và âm mưu hại Phật nhưng không thành. Sau nhờ y sĩ Kỳ bà là cận thần thân tín khuyên nhủ, động viên vua đến gặp Phật thiết tha cầu sám hối và được Phật chỉ dạy tường tận nhân quả công bằng. Vua phát nguyện quy y Tam bảo, hộ trì Phật pháp, giúp dân chúng an cư lạc nghiệp theo tinh thần lánh ác làm lành. Nhờ vậy ông đã cho thả hết gia đình anh nông dân và khuyên họ làm phước cúng dường, tu theo lời Phật dạy.
Câu chuyện này có ẩn ý bên trong, người có tu có học mới thấy hết giá trị lời dạy của đức Phật. Tại sao khi thấy hũ vàng đức Phật lại chỉ cho ngài A nan biết đó là rắn độc, đâu phải bỗng nhiên khi không Ngài lại nói thế; vì Phật biết được chuyện sắp xảy ra đối với người nông dân và cũng phương tiện khéo léo để chuyển hóa lòng tham của con người. Chúng tôi giả sử nếu chúng ta bắt gặp hũ vàng đó, nếu là Phật tử chân chánh thì dù không tham cho riêng mình cũng lấy về để giúp đỡ người khác. Như vậy đâu có tội tình gì? Của rơi không chủ mình lượm được chớ đâu có ăn cắp của ai?
NHÀ VUA PHẬT TỬ
Vua A xà thế trước kia chưa quy y đầu Phật đã từng bắt tay với Đề bà đạt đa cướp ngôi, giết cha để thống trị thiên hạ và âm mưu hại Phật nhưng không thành. Sau nhờ y sĩ Kỳ bà là cận thần thân tín khuyên nhủ, động viên vua đến gặp Phật thiết tha cầu sám hối và được Phật chỉ dạy tường tận nhân quả công bằng. Vua phát nguyện quy y Tam bảo, hộ trì Phật pháp, giúp dân chúng an cư lạc nghiệp theo tinh thần lánh ác làm lành. Nhờ vậy ông đã cho thả hết gia đình anh nông dân và khuyên họ làm phước cúng dường, tu theo lời Phật dạy.
Câu chuyện này có ẩn ý bên trong, người có tu có học mới thấy hết giá trị lời dạy của đức Phật. Tại sao khi thấy hũ vàng đức Phật lại chỉ cho ngài A nan biết đó là rắn độc, đâu phải bỗng nhiên khi không Ngài lại nói thế; vì Phật biết được chuyện sắp xảy ra đối với người nông dân và cũng phương tiện khéo léo để chuyển hóa lòng tham của con người. Chúng tôi giả sử nếu chúng ta bắt gặp hũ vàng đó, nếu là Phật tử chân chánh thì dù không tham cho riêng mình cũng lấy về để giúp đỡ người khác. Như vậy đâu có tội tình gì? Của rơi không chủ mình lượm được chớ đâu có ăn cắp của ai?
Đó cũng là phước báo nhiều đời đã gieo trồng nên ngày nay đủ nhân duyên mới được hưởng. Ông Chú Hỏa ngày xưa nghèo rớt mồng tơi, đi mua ve chai dạo mà mua nhằm sợi dây xích vàng mấy chục ký nên trở thành triệu phú. Những việc may mắn như vậy đâu phải không có nguyên nhân, vì ông nhiều đời từng làm phước giúp đỡ, từng gieo nhân tốt nên được quả tốt, nó chỉ đến sớm hay muộn mà thôi. Tiền bạc, vàng ròng là phương tiện để con người sinh sống, nếu chúng ta biết xử dụng đúng pháp sẽ đem lại lợi ích cho nhiều người, bằng ngược sẽ làm tổn hại cho chính mình hoặc người khác.
Gia đình anh nông dân kia từ xưa nay nghèo xơ nghèo xác, thiếu trước hụt sau, đùng một cái nhà cao cửa rộng, ruộng vườn, tôi tớ, trâu bò đầy nhà thì làm sao vua không nghi? May mà nhà vua đã quy y đầu Phật, đã biết được đạo lý làm người nên dễ dàng thông cảm và tha thứ. Nếu gặp ông vua tham tàn, bạo ngược thì gia đình anh nông dân đã gặp họa chết người như chơi.
Người xuất gia theo quan niệm ngày xưa chỉ được sử dụng ba y một bát, không được ở lâu một chỗ vì sợ dính mắc, đắm nhiễm và không được cất giữ tiền bạc. Do đó tiền bạc đối với người xuất gia cũng như loài rắn độc, chính nhờ vậy mà người tu ngày xưa tu hành mau có kết quả. Nếu ta thường xuyên quán chiếu về sự chết để thấy không ai mang theo được gì, vậy mình tham đắm, dính mắc làm chi để dẫn đến phiền muộn, khổ đau. Sống giữa cuộc đời ai cũng cần tiền bạc để bảo đảm nhu cầu sự sống, nhưng đồng tiền làm ra phải chân chánh bằng mồ hôi, nước mắt của mình.
Người xuất gia theo quan niệm ngày xưa chỉ được sử dụng ba y một bát, không được ở lâu một chỗ vì sợ dính mắc, đắm nhiễm và không được cất giữ tiền bạc. Do đó tiền bạc đối với người xuất gia cũng như loài rắn độc, chính nhờ vậy mà người tu ngày xưa tu hành mau có kết quả. Nếu ta thường xuyên quán chiếu về sự chết để thấy không ai mang theo được gì, vậy mình tham đắm, dính mắc làm chi để dẫn đến phiền muộn, khổ đau. Sống giữa cuộc đời ai cũng cần tiền bạc để bảo đảm nhu cầu sự sống, nhưng đồng tiền làm ra phải chân chánh bằng mồ hôi, nước mắt của mình.
Từ một gia đình thiếu trước hụt sau bỗng dưng giàu có thì làm sao không bị nghi ngờ, thay vì khôn khéo gầy dựng từ từ, đằng này vì muốn chứng tỏ đẳng cấp nên gặp tai họa. Anh và gia đình thoát tội chết là nhờ nhà vua đã quy y Tam bảo, đã có niềm tin không thối chuyển với Phật pháp. Một điều chúng ta cần học hỏi ở đây là sau khi tha tội chết cho gia đình anh nông dân và trả lại hết gia sản, nhà vua còn khuyên nhủ gia đình quy y Tam bảo, hướng về Phật pháp, phát nguyện gìn giữ 5 điều đạo đức, khích lệ cúng dường người tu hành chân chánh và thường xuyên giúp đỡ người nghèo khổ, bất hạnh.
Ngày nay có nhiều trẻ em chưa làm ra tiền đã được thừa hưởng cả gia tài kết sù. Đâu có chuyện gì bỗng nhiên khi không hoặc do đấng tối cao nào ban cho. Chính chúng ta đã gieo trồng phước đức trong nhiều kiếp về trước nên bây giờ được thừa hưởng mà không cần phải làm lụng nhọc nhằn, vất vả. Nhân quả rất công bằng và bình đẳng khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện. Biết vậy, người con Phật cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc làm phước, cúng dường hoặc mở rộng tấm lòng tùy hỷ giúp đỡ người khó khăn, bất hạnh tùy theo khả năng của chính mình.
Ngày nay có nhiều trẻ em chưa làm ra tiền đã được thừa hưởng cả gia tài kết sù. Đâu có chuyện gì bỗng nhiên khi không hoặc do đấng tối cao nào ban cho. Chính chúng ta đã gieo trồng phước đức trong nhiều kiếp về trước nên bây giờ được thừa hưởng mà không cần phải làm lụng nhọc nhằn, vất vả. Nhân quả rất công bằng và bình đẳng khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện. Biết vậy, người con Phật cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc làm phước, cúng dường hoặc mở rộng tấm lòng tùy hỷ giúp đỡ người khó khăn, bất hạnh tùy theo khả năng của chính mình.
Tuy nhiên, có phước thì đời sống vật chất sung túc, đầy đủ, nhưng thiếu tu trí tuệ thì tham lam, sân giận, si mê mà phải chịu nhiều phiền muộn, khổ đau. Khổ vì người thương yêu mất mát nên phải chịu xa lìa, khổ vì không ưa thích mà phải gặp nhau hoài, khổ vì mong cầu mà không được như ý và còn rất nhiều nỗi khổ niềm đau khác nếu ta không biết tu tập, hành trì.
Người Phật tử tại gia muốn quân bình phước huệ song tu không phải chuyện đơn giản, dễ dàng; vì còn phải có bổn phận, trách nhiệm đối với gia đình, vuông tròn mọi việc trong xã hội và còn phải làm hậu cần để hộ trì Tam bảo; quả thật là điều rất khó khăn! Phải là những vị Bồ tát luôn mở rộng tấm lòng từ bi rộng lớn với tinh thần vô ngã, vị tha, biết bao dung và độ lượng, biết cảm thông và tha thứ mới có thể dung hòa mọi việc được vuông tròn một cách tốt đẹp.
Thật ra, trong cuộc sống này không có việc gì chúng ta không thể làm được, chỉ sợ mình không đủ ý chí, nghị lực dũng mãnh để vươn lên làm mới chính mình, làm đẹp cuộc đời mà thôi. Tóm lại, câu chuyện trên đức Phật dạy chúng ta một bài học thiết thực trong cuộc đời qua mấy ý sau:
_ Đối với người xuất gia trong thời Phật tại thế, xã hội lúc đó chỉ chấp nhận người tu phải lìa bỏ tất cả mọi phương tiện vật chất, chỉ sống tùy duyên nhờ đàn na tín thí cúng dường, không được ở một chỗ quá 3 ngày vì sợ đắm nhiễm, dính mắc nên Phật dạy người tu giữ tiền bạc như nuôi rắn độc trong nhà, có ngày sẽ bị rắn cắn. Người tu cũng vậy, nếu cất giữ tiền bạc sẽ khó buông xả tâm tham, do đó không đạt được sự giác ngộ, giải thoát. Đây là nói theo quan niệm khi xưa, còn bây giờ thì sao? Người tu sĩ thời nay phải ở chùa thọ nhận sự cúng dường và cần có tiền đi học, ngoài ra còn phải phát triển, mở mang hoằng pháp, làm từ thiện để cùng gánh vác và chia sẻ với xã hội phần vật chất lẫn tinh thần nhằm đem tình thương đến với mọi người, sẵn sàng san sẻ, giúp đỡ người thiếu may mắn để góp phần làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh. Do đó, người tu sĩ trong thời hiện đại sau khi thọ giới Tỳ kheo, đồng thời thọ giới Bồ tát, trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh, cũng cần phải có phước báu mới có thể giúp được nhiều người.
_ Đối với mọi người trên thế gian, Phật khuyên nhủ phải biết sử dụng đồng tiền đúng cách, không quá phung phí, xa xỉ. Sở dĩ đời này chúng ta giàu sang, nhiều tài sản, tiền bạc là do nhiều đời biết làm phước giúp đỡ nhiều người. Làm phước thì được phước, hưởng phước thì hết phước, người khôn ngoan hãy sáng suốt chọn lựa để được phước mãi mãi. Bên cạnh đó, Phật dạy tất cả mọi người cũng không nên quá tham lam, ích kỷ, bỏn sẻn, keo kiệt mà chất chứa về phần mình quá nhiều mà không giúp đỡ được gì cho ai, vô tình làm cho người giàu và người nghèo càng thêm xa cách.
_ Người nông dân kia không phải bỗng dưng vô cớ mà lượm được vàng, nếu nhiều đời không gieo nhân giúp người cứu vật thì làm sao được may mắn như thế; nhưng do sĩ diện bản ngã muốn khoe khoang đẳng cấp của mình mà cả gia đình phải gặp nạn như thế. Nếu thật sự gia đình anh không gieo nhân làm phước nhiều đời thì cả nhà chắc đã bị hành hình, vì luật nhân quả rất công bằng và bình đẳng; nhờ cộng duyên tốt gặp vua là đệ tử Phật và nhờ phước quá khứ nhiều đời biết gieo nhân tốt nên không bị vua quan tước đoạt. Chính vì vậy người có phước có phần không cần phải lo, luật nhân quả luôn âm thầm tác động, chi phối mọi điều khi hội đủ nhân duyên. Ngược lại, của cải không do mồ hôi nước mắt tạo ra dù muốn gìn giữ cách mấy cũng không thể được, nó sẽ từ từ đội nón ra đi bằng nhiều hình thức, đó là sự thật không thể chối cãi được.
Phật dạy sự sống của muôn loài muôn vật trên thế gian này đều phải nương nhờ lẫn nhau, không có sự vật nào đứng riêng một mình mà có thể tồn tại. Ai cực nhọc cày sâu cuốc bẩm để cho ta có chén cơm ăn? Ai ra công dệt vải, giết hại loài tằm để chúng ta có quần áo mặc? Và còn nhiều thứ khác nối kết, đan xen lẫn nhau để cùng nhau duy trì sự sống. Do đó, Phật dạy đã làm người trên thế gian này chúng ta phải sống có trách nhiệm, bổn phận giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần biết ơn và đền ơn. Ai có suy nghĩ và thường xuyên quán chiếu như vậy rồi đem áp dụng trong đời sống hằng ngày mới là người Phật tử chân chính. Ơn cha mẹ, ơn thầy tổ, ơn đất nước, ơn tất cả chúng sinh và mọi vật thể trong bầu vũ trụ bao la này, chúng ta cần phải có trách nhiệm, bổn phận thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần bao dung và độ lượng bằng tình người trong cuộc sống.
THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI TRONG KINH DOANH
Có một bài pháp Phật nói trong kinh do ngài Xá lợi phất thưa hỏi, “nguyên nhân nào dẫn đến một người mua bán thành công và thất bại?” Phật dạy, “này Xá lợi phất, ông nên biết có người cư sĩ đi đến chỗ các thầy Tỳ kheo và hứa hẹn như sau: Dạ thưa các thầy, các thầy còn thiếu nhu cầu gì con sẽ đóng góp, ủng hộ cho. Sau khi hứa hẹn người này không làm như lời đã hứa. Do nhân duyên đó người ấy về sau có mua bán, làm ăn gì cũng đều thất bại. Nếu người ấy đóng góp, ủng hộ như đã hứa, sau này nếu có mua bán, làm ăn gì cũng đều thành công như ý muốn. Nếu người ấy đóng góp, ủng hộ nhiều hơn những gì đã hứa, nếu mua bán, làm ăn gì cũng đều thành công ngoài sức tưởng tượng.”
Thật ra, trong cuộc sống này không có việc gì chúng ta không thể làm được, chỉ sợ mình không đủ ý chí, nghị lực dũng mãnh để vươn lên làm mới chính mình, làm đẹp cuộc đời mà thôi. Tóm lại, câu chuyện trên đức Phật dạy chúng ta một bài học thiết thực trong cuộc đời qua mấy ý sau:
_ Đối với người xuất gia trong thời Phật tại thế, xã hội lúc đó chỉ chấp nhận người tu phải lìa bỏ tất cả mọi phương tiện vật chất, chỉ sống tùy duyên nhờ đàn na tín thí cúng dường, không được ở một chỗ quá 3 ngày vì sợ đắm nhiễm, dính mắc nên Phật dạy người tu giữ tiền bạc như nuôi rắn độc trong nhà, có ngày sẽ bị rắn cắn. Người tu cũng vậy, nếu cất giữ tiền bạc sẽ khó buông xả tâm tham, do đó không đạt được sự giác ngộ, giải thoát. Đây là nói theo quan niệm khi xưa, còn bây giờ thì sao? Người tu sĩ thời nay phải ở chùa thọ nhận sự cúng dường và cần có tiền đi học, ngoài ra còn phải phát triển, mở mang hoằng pháp, làm từ thiện để cùng gánh vác và chia sẻ với xã hội phần vật chất lẫn tinh thần nhằm đem tình thương đến với mọi người, sẵn sàng san sẻ, giúp đỡ người thiếu may mắn để góp phần làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh. Do đó, người tu sĩ trong thời hiện đại sau khi thọ giới Tỳ kheo, đồng thời thọ giới Bồ tát, trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh, cũng cần phải có phước báu mới có thể giúp được nhiều người.
_ Đối với mọi người trên thế gian, Phật khuyên nhủ phải biết sử dụng đồng tiền đúng cách, không quá phung phí, xa xỉ. Sở dĩ đời này chúng ta giàu sang, nhiều tài sản, tiền bạc là do nhiều đời biết làm phước giúp đỡ nhiều người. Làm phước thì được phước, hưởng phước thì hết phước, người khôn ngoan hãy sáng suốt chọn lựa để được phước mãi mãi. Bên cạnh đó, Phật dạy tất cả mọi người cũng không nên quá tham lam, ích kỷ, bỏn sẻn, keo kiệt mà chất chứa về phần mình quá nhiều mà không giúp đỡ được gì cho ai, vô tình làm cho người giàu và người nghèo càng thêm xa cách.
_ Người nông dân kia không phải bỗng dưng vô cớ mà lượm được vàng, nếu nhiều đời không gieo nhân giúp người cứu vật thì làm sao được may mắn như thế; nhưng do sĩ diện bản ngã muốn khoe khoang đẳng cấp của mình mà cả gia đình phải gặp nạn như thế. Nếu thật sự gia đình anh không gieo nhân làm phước nhiều đời thì cả nhà chắc đã bị hành hình, vì luật nhân quả rất công bằng và bình đẳng; nhờ cộng duyên tốt gặp vua là đệ tử Phật và nhờ phước quá khứ nhiều đời biết gieo nhân tốt nên không bị vua quan tước đoạt. Chính vì vậy người có phước có phần không cần phải lo, luật nhân quả luôn âm thầm tác động, chi phối mọi điều khi hội đủ nhân duyên. Ngược lại, của cải không do mồ hôi nước mắt tạo ra dù muốn gìn giữ cách mấy cũng không thể được, nó sẽ từ từ đội nón ra đi bằng nhiều hình thức, đó là sự thật không thể chối cãi được.
Phật dạy sự sống của muôn loài muôn vật trên thế gian này đều phải nương nhờ lẫn nhau, không có sự vật nào đứng riêng một mình mà có thể tồn tại. Ai cực nhọc cày sâu cuốc bẩm để cho ta có chén cơm ăn? Ai ra công dệt vải, giết hại loài tằm để chúng ta có quần áo mặc? Và còn nhiều thứ khác nối kết, đan xen lẫn nhau để cùng nhau duy trì sự sống. Do đó, Phật dạy đã làm người trên thế gian này chúng ta phải sống có trách nhiệm, bổn phận giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần biết ơn và đền ơn. Ai có suy nghĩ và thường xuyên quán chiếu như vậy rồi đem áp dụng trong đời sống hằng ngày mới là người Phật tử chân chính. Ơn cha mẹ, ơn thầy tổ, ơn đất nước, ơn tất cả chúng sinh và mọi vật thể trong bầu vũ trụ bao la này, chúng ta cần phải có trách nhiệm, bổn phận thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần bao dung và độ lượng bằng tình người trong cuộc sống.
THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI TRONG KINH DOANH
Có một bài pháp Phật nói trong kinh do ngài Xá lợi phất thưa hỏi, “nguyên nhân nào dẫn đến một người mua bán thành công và thất bại?” Phật dạy, “này Xá lợi phất, ông nên biết có người cư sĩ đi đến chỗ các thầy Tỳ kheo và hứa hẹn như sau: Dạ thưa các thầy, các thầy còn thiếu nhu cầu gì con sẽ đóng góp, ủng hộ cho. Sau khi hứa hẹn người này không làm như lời đã hứa. Do nhân duyên đó người ấy về sau có mua bán, làm ăn gì cũng đều thất bại. Nếu người ấy đóng góp, ủng hộ như đã hứa, sau này nếu có mua bán, làm ăn gì cũng đều thành công như ý muốn. Nếu người ấy đóng góp, ủng hộ nhiều hơn những gì đã hứa, nếu mua bán, làm ăn gì cũng đều thành công ngoài sức tưởng tượng.”
Khi ai đó được hứa hẹn giúp đỡ một điều gì, họ sẽ hy vọng, trông chờ ân nhân của mình như một vị cứu tinh. Bao nhiêu niềm tin họ mong đợi, khắc khoải, nhất là những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn, họ mong mỏi mừng thầm và cảm thấy rất hạnh phúc; nhưng người hứa lại nuốt lời khiến họ phải chờ đợi rồi thất vọng, buồn bã, khổ đau. Con người ở đời sống có nghĩa tình với nhau thường không bao giờ thất hứa với ai dù chỉ là việc nhỏ. Sự hứa hẹn là điều tự nguyện không ai bắt buộc, vì thế mỗi người hãy nên tập thói quen giữ đúng lời hứa. Không ai bắt buộc chúng ta hứa hẹn hay giúp đỡ ai vấn đề nào đó, nếu đã hứa thì phải cố gắng làm cho vuông tròn; bởi người được hứa họ đang hy vọng, mong mỏi, trông chờ và sẽ trở nên tuyệt vọng khi bị người hứa hẹn không thực hiện đúng.
Trong cuộc sống đôi khi có những chuyện rất vô lý, nhiều người làm chơi mà ăn thiệt, họ không phải nhọc nhằn ra công tốn sức mà hiệu quả thu về rất cao. Nhiều người cứ nghĩ có sự bất công trong xã hội, thực tế mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân sâu xa của nó, không có chuyện ngẫu nhiên hoặc một đấng quyền năng nào sắp đặt. Tất cả đều do luật nhân quả tác động và âm thầm chi phối bởi hành vi giúp đỡ người khác trong quá khứ quá nhiều. Hiện tại chúng ta không biết bố thí, cúng dường, làm những điều thiện ích để giúp đỡ nhân loại tuỳ theo khả năng thì bất hạnh, khổ đau sẽ luôn có mặt trong hiện tại và mai sau.
Trong cuộc sống đôi khi có những chuyện rất vô lý, nhiều người làm chơi mà ăn thiệt, họ không phải nhọc nhằn ra công tốn sức mà hiệu quả thu về rất cao. Nhiều người cứ nghĩ có sự bất công trong xã hội, thực tế mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân sâu xa của nó, không có chuyện ngẫu nhiên hoặc một đấng quyền năng nào sắp đặt. Tất cả đều do luật nhân quả tác động và âm thầm chi phối bởi hành vi giúp đỡ người khác trong quá khứ quá nhiều. Hiện tại chúng ta không biết bố thí, cúng dường, làm những điều thiện ích để giúp đỡ nhân loại tuỳ theo khả năng thì bất hạnh, khổ đau sẽ luôn có mặt trong hiện tại và mai sau.
Những ai tin sâu nhân quả sẽ sống đạo đức hơn, mở rộng tấm lòng từ bi hơn, họ sống đơn giản hơn, giảm bớt các nhu cầu không cần thiết để có đủ điều kiện san sẻ nhiều hơn. Một người hàng xóm vừa bị tai nạn cháy nhà đang sống cảnh màn trời chiếu đất, vì động lòng thương xót nên ta đã hứa sẽ đem số tiền tích lũy bấy lâu để giúp người ấy có mái nhà che mưa che nắng. Cả gia đình họ sẽ trông chờ, hy vọng vào ta như con trẻ chờ mẹ đi chợ về cho quà ăn, bao nhiêu niềm tin họ trông vào đấy, nếu mình thất hứa sẽ làm họ đau khổ nhiều hơn. Cho nên, trước khi hứa hẹn với ai điều gì, chúng ta hãy nên xem xét kỹ lưỡng coi mình có đủ khả năng thực hiện lời hứa ấy hay không? Đừng hứa giựt le trước mặt mọi người làm như vẻ ta đây giàu có mà làm người được hứa thất vọng. Chính lời hứa suông đó sẽ làm họ mất niềm tin, đau khổ, tuyệt vọng, do đó trong hiện tại và mai sau chúng ta mua bán, làm ăn gì cũng đều bị thất bại.
CHỮ TÍN TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY
Ngược lại, hứa giúp người khác như đã hứa hoặc giúp nhiều hơn như đã hứa sẽ làm người được hứa vui mừng, hạnh phúc; nhờ vậy sau này họ sẽ biết ơn và đền ơn người hứa bằng cách sẵn sàng giúp đỡ, san sẻ khi họ gặp hoạn nạn, khó khăn. Do việc làm tốt đẹp đó nên hiện đời làm ăn, mua bán gì cũng đều thành công ngoài sức tưởng tượng hay làm chơi mà ăn thiệt. Nếu chúng ta hiện tại hay bố thí, cúng dường hoặc thường xuyên giúp đỡ tài vật cho người bất hạnh để họ có cái ăn cái mặc, san sẻ những hiểu biết về chân lý cuộc đời giúp họ tin sâu nhân quả; trong tương lai người này thường xuyên gặp nhiều may mắn một cách kỳ lạ mà không phải hao hơi tốn sức nhiều như trúng số, kinh doanh làm ăn gì cũng đều thuận lợi cả và có thể kế thừa gia tài của người khác.
CHỮ TÍN TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY
Ngược lại, hứa giúp người khác như đã hứa hoặc giúp nhiều hơn như đã hứa sẽ làm người được hứa vui mừng, hạnh phúc; nhờ vậy sau này họ sẽ biết ơn và đền ơn người hứa bằng cách sẵn sàng giúp đỡ, san sẻ khi họ gặp hoạn nạn, khó khăn. Do việc làm tốt đẹp đó nên hiện đời làm ăn, mua bán gì cũng đều thành công ngoài sức tưởng tượng hay làm chơi mà ăn thiệt. Nếu chúng ta hiện tại hay bố thí, cúng dường hoặc thường xuyên giúp đỡ tài vật cho người bất hạnh để họ có cái ăn cái mặc, san sẻ những hiểu biết về chân lý cuộc đời giúp họ tin sâu nhân quả; trong tương lai người này thường xuyên gặp nhiều may mắn một cách kỳ lạ mà không phải hao hơi tốn sức nhiều như trúng số, kinh doanh làm ăn gì cũng đều thuận lợi cả và có thể kế thừa gia tài của người khác.
Vô số trường hợp đặc biệt không làm mà vẫn hưởng các chế độ ưu đãi là nhờ quả báo của việc biết gieo trồng phước đức, giúp đỡ nhiều cho nhân loại trong quá khứ. Số đông mọi người đều phải làm việc nhọc nhằn, lao nhọc mới có cái ăn cái mặc, nhưng chưa hẳn đã được cơm no áo ấm. Người thời nay sở dĩ thành công ngoài khả năng và dự tính không phải bỗng dưng khi không mà có, tất cả đều có nguyên nhân sâu xa, làm phước được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, nhân quả tốt xấu khi đã gieo chỉ đến sớm hay muộn mà thôi khi hội đủ nhân duyên. Cúng dường hay giúp đỡ, chia sẻ là một việc làm thánh thiện, chỉ có những ai có tấm lòng từ bi cao cả mới dám làm những việc lợi ích như thế.
Tóm lại, bài kinh này Phật nhắc nhở và khuyên nhủ mọi người “chữ tín” rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Con người vì tham đắm, mê muội nên mới tìm cách gian dối, lường gạt để đem về lợi dưỡng cho mình, đó là tâm niệm của đa số chúng sinh. Chúng ta là người Phật tử chân chính, khi đã hứa hẹn giúp đỡ ai điều gì thì phải phát xuất từ lòng từ bi, đâu có ai bắt buộc mình phải làm vậy nên khi đã hứa thì phải giữ lời, đừng để người hy vọng, mong mỏi rồi thất vọng, nhất là những người có hoàn cảnh bất hạnh, khó khăn. Như gia đình anh Hai vừa bị hỏa hoạn thiêu rụi hết căn nhà, mọi người đều đang sống cảnh màn trời chiếu đất.
Tóm lại, bài kinh này Phật nhắc nhở và khuyên nhủ mọi người “chữ tín” rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Con người vì tham đắm, mê muội nên mới tìm cách gian dối, lường gạt để đem về lợi dưỡng cho mình, đó là tâm niệm của đa số chúng sinh. Chúng ta là người Phật tử chân chính, khi đã hứa hẹn giúp đỡ ai điều gì thì phải phát xuất từ lòng từ bi, đâu có ai bắt buộc mình phải làm vậy nên khi đã hứa thì phải giữ lời, đừng để người hy vọng, mong mỏi rồi thất vọng, nhất là những người có hoàn cảnh bất hạnh, khó khăn. Như gia đình anh Hai vừa bị hỏa hoạn thiêu rụi hết căn nhà, mọi người đều đang sống cảnh màn trời chiếu đất.
Chúng ta vì lòng thương xót muốn giúp đỡ nên đã hứa cho anh mượn tiền để xây lại căn nhà rồi thất lời, không giúp như đã hứa. Vì ta hứa suông chỉ để giựt le mà làm cho gia đình anh thất vọng, buồn phiền, khổ đau. Đó là nhân dẫn đến mai sau nếu có mua bán, làm ăn gì cũng đều thất bại. Ngược lại, nếu chúng ta giúp như đã hứa hay giúp nhiều hơn lời hứa làm mọi người được an vui, hạnh phúc thì sau này chúng ta làm chơi mà ăn thiệt. Nhân quả rất công bằng là một sự thật, làm phước thì được phước, hưởng lộc thì hết lộc. Người khôn ngoan phải biết gieo trồng, tích lũy phước đức mãi mãi, giống như người có tiền gửi ngân hàng, khi cần thì rút ra xài lúc nào cũng được.
VUA VÀ CON NGƯỜI
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có nhân cách đạo đức, phẩm chất cao thượng và nhiều tình thương nhất. Tình thương là nền tảng lâu dài, là sự duy trì nòi giống của con người. Tất cả sự phát triển đổi mới đều nhằm phục vụ nhân loại chuyển hoá, thăng hoa đời sống vật chất và tinh thần. Chùa chiền, trường học, các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề nghiệp cũng chỉ để phục vụ cho con người nâng cao hiểu biết, nâng cao đời sống vật chất nhằm đạt được an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
VUA VÀ CON NGƯỜI
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có nhân cách đạo đức, phẩm chất cao thượng và nhiều tình thương nhất. Tình thương là nền tảng lâu dài, là sự duy trì nòi giống của con người. Tất cả sự phát triển đổi mới đều nhằm phục vụ nhân loại chuyển hoá, thăng hoa đời sống vật chất và tinh thần. Chùa chiền, trường học, các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề nghiệp cũng chỉ để phục vụ cho con người nâng cao hiểu biết, nâng cao đời sống vật chất nhằm đạt được an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Phát triển quá nhanh trong khi con người chưa đủ khả năng nhận thức sáng suốt để theo kịp đà tiến hoá của xã hội sẽ dễ phát sinh nhiều tệ nạn phi pháp. Mục đích giáo dục, sản xuất kinh doanh nhằm để đóng góp và phục vụ con người, nhưng không khéo sẽ khiến con người bị nô lệ vật chất. Chính vì thế con người ta phải làm quần quật suốt ngày lẫn đêm để được hưởng thụ những nhu cầu vật chất, cuối cùng phải lệ thuộc vào chúng mà ngày càng làm mất đi tình yêu thương nhân loại. Ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, gia đình người thân không có cơ hội để ngồi lại bên nhau cùng tâm tình, cùng trao đổi, cùng sẻ chia, cùng yêu thương, cùng hiểu biết, cùng cảm thông những nỗi khổ, niềm vui. Chính vì vậy mà tình người, tình nhân loại, tình chúng sinh càng ngày càng xa cách, cả ba thế hệ ông bà, cha mẹ và con cái không còn là sợi dây thiêng liêng để thật sự kết nối yêu thương bằng trái tim hiểu biết.
Phát triển chậm, chắc, bền theo căn cơ, nhận thức của con người và biết kết hợp thêm đời sống tâm linh giúp con người sống có tình thương nhiều hơn, con người sẽ cạnh tranh về trách nhiệm giáo dục với mục đích nâng cao trình độ hiểu biết chân chánh để giúp mọi người hoàn thiện chính mình về nhân cách, phẩm chất đạo đức. Kinh Phật dạy: Một vị lãnh đạo đất nước nếu không có nhân cách đạo đức tốt và tất cả những người phụ tá cũng lại như thế; những người dân sống ở thành thị, phố xá và các làng quê xa xôi, hẻo lánh luôn gieo các nghiệp xấu ác; thì bắt đầu mặt trời, mặt trăng đi sai quỹ đạo làm thời tiết thay đổi bất thường, do đó làm xáo trộn đời sống an sinh xã hội, việc gieo trồng, mùa màng thất bát, không đạt hiệu quả, có khi bị mất trắng do hạn hán kéo dài, hoặc bị mưa gió, bão bùng, lũ lụt cuốn trôi.
Phát triển chậm, chắc, bền theo căn cơ, nhận thức của con người và biết kết hợp thêm đời sống tâm linh giúp con người sống có tình thương nhiều hơn, con người sẽ cạnh tranh về trách nhiệm giáo dục với mục đích nâng cao trình độ hiểu biết chân chánh để giúp mọi người hoàn thiện chính mình về nhân cách, phẩm chất đạo đức. Kinh Phật dạy: Một vị lãnh đạo đất nước nếu không có nhân cách đạo đức tốt và tất cả những người phụ tá cũng lại như thế; những người dân sống ở thành thị, phố xá và các làng quê xa xôi, hẻo lánh luôn gieo các nghiệp xấu ác; thì bắt đầu mặt trời, mặt trăng đi sai quỹ đạo làm thời tiết thay đổi bất thường, do đó làm xáo trộn đời sống an sinh xã hội, việc gieo trồng, mùa màng thất bát, không đạt hiệu quả, có khi bị mất trắng do hạn hán kéo dài, hoặc bị mưa gió, bão bùng, lũ lụt cuốn trôi.
Khi ấy con người phải dùng những phương tiện thiện xảo để tăng nâng suất mới đủ sức phục vụ cho nhân loại. Chính vì vậy con người càng ngày tuổi thọ càng ngắn, dung mạo xấu xí, sức khoẻ giảm sút và thêm nhiều bệnh tật. Ngược lại, một vị lãnh đạo cùng với tất cả mọi người có ý thức, hiểu biết đúng đắn, luôn sống có nhân cách đạo đức, luôn sống có tình thương với người và vật, sống đơn giản và muốn ít biết đủ thì tuổi thọ con người sẽ được dài lâu, hình tướng đẹp đẽ, trang nghiêm, có sức mạnh, sức khoẻ tốt, ít phiền não, ít bệnh tật”.
Không phải khi không tự nhiên mà chúng ta được sinh ra và sống chung một đất nước để chịu chung một hoàn cảnh nào đó. Một người được làm vua hay là người lãnh đạo của một đất nước, tức đã tích luỹ quá nhiều phước báo nên đời này mới có nhân duyên với nhiều người. Lịch sử nhân loại từ thời xưa cho đến nay vì quan niệm có một đấng sáng tạo nên các vị vua theo thể chế phong kiến độc tôn tự xưng mình là thiên tử, con đấng tối cao để trị vì thiên hạ.
Đa số các vị vua đều là hôn quân vô đạo, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều vị minh quân chính trực. Một đất nước có an lạc, thái bình hay không đều chịu ảnh hưởng bởi cách thức làm việc của vua. Vua hay người lãnh đạo rất quan trọng, họ có thể làm cho đất nước thịnh vượng hay suy tàn. Một ông vua chỉ biết vui chơi, hưởng thụ cho riêng mình thì suốt ngày chỉ đam mê tửu sắc, giao hết quyền hành cho quan lại, không kiểm tra mà để chúng mặc tình thao túng, muốn làm gì thì làm. Người có quyền lực thì ăn trên ngồi trước, thê thiếp đầy nhà, sống một đời vương giả.
Vua quan đã vậy thì dân chúng cũng bắt chước làm theo, luật pháp lỏng lẽo, con người tha hóa, suy đồi nhân cách, giết hại vô cớ, phá hủy thiên nhiên, sống với nhau không có tình yêu thương chân thật, không biết kính trên nhường dưới, không biết san sẻ, giúp đỡ một ai. Trên thì vơ vét, bóc lột cho mình; dưới thì mặc tình thao túng, kích thích lòng dân vui chơi sa đọa, phá hủy thiên nhiên, làm cho đất nước bị cạn kiệt tài nguyên một cách vô lý; do đó thời tiết thay đổi bất thường làm xáo trộn đời sống an sinh xã hội. Từ vua chúa, quan quyền cho đến các thứ dân bần cùng đều vui chơi hưởng thụ, đây là nghiệp chung của sự suy đồi nhân cách, hỏi làm sao chẳng tan thành mất nước. Do cộng nghiệp xấu này mà cả nước phải chịu nhiều bất hạnh, khổ đau.
Mọi hiện tượng, sự vật trong bầu vũ trụ bao la này được kết hợp hài hòa do nhiều yếu tố hợp thành theo nguyên lý duyên khởi “cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không”. Do loài người phát triển ngày càng đông mà việc khai thác phá hủy tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi để phục vụ nhu cầu sự sống của nhân loại. Chính vì thế mà thời tiết thay đổi làm ảnh hưởng xấu đến việc gieo trồng lúa và các loại hoa màu, nguồn lương thực chính để cung cấp cho con người.
Mọi hiện tượng, sự vật trong bầu vũ trụ bao la này được kết hợp hài hòa do nhiều yếu tố hợp thành theo nguyên lý duyên khởi “cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không”. Do loài người phát triển ngày càng đông mà việc khai thác phá hủy tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi để phục vụ nhu cầu sự sống của nhân loại. Chính vì thế mà thời tiết thay đổi làm ảnh hưởng xấu đến việc gieo trồng lúa và các loại hoa màu, nguồn lương thực chính để cung cấp cho con người.
Sự cuồng nộ của thiên nhiên làm hạn hán kéo dài, tình trạng mưa gió bão bùng dẫn đến lũ lụt cuốn trôi, tàn phá xóm làng, nhà cửa, làm thiệt hại con người và hoa màu các loại. Người không hiểu, không biết thì cho rằng ông trời đang trừng phạt con người, ông trời ở đây là chỉ cho luật nhân quả luôn âm thầm chi phối, tác động do nạn phá hủy rừng bừa bãi làm thời tiết thay đổi bất thường. Con người vì lòng tham quá đáng nên đã tìm đủ mọi cách nâng cao đời sống mà vô tình hủy diệt muôn loài, muôn vật.
Tóm lại, một đất nước được coi là văn minh, tiến bộ thì con người phải có tình yêu thương chân thật, biết san sẻ và giúp đỡ lẫn nhau tùy theo khả năng, hạn chế tối đa việc giết hại, không trộm cướp, lường gạt của nhau, không phá hủy hạnh phúc gia đình người khác, không nói dối hại người, không nói lời ác độc và không uống rượu say sưa hoặc dùng các chất kích thích như xì ke ma túy làm hại mình, hại người, không khai thác phá hủy thiên nhiên một cách quá mức, bừa bãi mà làm tổn hại cho muôn loài.
Tóm lại, một đất nước được coi là văn minh, tiến bộ thì con người phải có tình yêu thương chân thật, biết san sẻ và giúp đỡ lẫn nhau tùy theo khả năng, hạn chế tối đa việc giết hại, không trộm cướp, lường gạt của nhau, không phá hủy hạnh phúc gia đình người khác, không nói dối hại người, không nói lời ác độc và không uống rượu say sưa hoặc dùng các chất kích thích như xì ke ma túy làm hại mình, hại người, không khai thác phá hủy thiên nhiên một cách quá mức, bừa bãi mà làm tổn hại cho muôn loài.
Một người lãnh đạo cần phải là một người dẫn đường luôn sáng suốt, thật sự có tình thương đích thực mới đủ năng lực điều hành xã hội. Chính vì thế, mỗi ngày chúng ta cần phải mở rộng tấm lòng từ bi, rải tâm tình thương và thường xuyên quán chiếu nơi thân-khẩu-ý của mình để mọi người sống với nhau có hiểu biết và thương yêu hơn, sống với nhau bằng tình người trong cuộc sống.
NGU SI CHẤP THÂN LÀM NGÃ
Do vô minh che lấp nên ngu si, mê muội chấp thân này làm ta, chấp tâm suy tư, nghĩ tưởng là mình, từ đó thấy biết sai lầm mà gieo tạo các nghiệp thiện ác. Chấp thân này làm ta là bệnh thông thường của tất cả mọi người trên thế gian. Chấp tâm này làm ta là các vị tu hành theo quan niệm thần ngã, thấy có một vị chủ tể cố định ban phước, giáng họa như đa thần giáo. Tất cả phàm phu đều chấp thân này làm ngã nên thấy nó thật, nó lâu dài, nó cao quý rồi đam mê, đắm say, tham lam vì nó, nhất là những người có quyền cao chức trọng; từ đó thấy mình là ta, là của ta, thấy mình là trung tâm của vũ trụ nên làm cái gì cũng vơ vét về cho mình và của mình, ai làm trái ý thì sinh thù hận, tìm cách hủy diệt, triệt tiêu.
NGU SI CHẤP THÂN LÀM NGÃ
Do vô minh che lấp nên ngu si, mê muội chấp thân này làm ta, chấp tâm suy tư, nghĩ tưởng là mình, từ đó thấy biết sai lầm mà gieo tạo các nghiệp thiện ác. Chấp thân này làm ta là bệnh thông thường của tất cả mọi người trên thế gian. Chấp tâm này làm ta là các vị tu hành theo quan niệm thần ngã, thấy có một vị chủ tể cố định ban phước, giáng họa như đa thần giáo. Tất cả phàm phu đều chấp thân này làm ngã nên thấy nó thật, nó lâu dài, nó cao quý rồi đam mê, đắm say, tham lam vì nó, nhất là những người có quyền cao chức trọng; từ đó thấy mình là ta, là của ta, thấy mình là trung tâm của vũ trụ nên làm cái gì cũng vơ vét về cho mình và của mình, ai làm trái ý thì sinh thù hận, tìm cách hủy diệt, triệt tiêu.
Thế giới Ta bà từ khi con người có mặt do lầm chấp thân này là thật nên đã nhẫn tâm tranh giành, giết hại lẫn nhau để giành quyền lợi. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rõ ràng như thế. Trái đất này không của riêng ai mà là cộng nghiệp chung của tất cả chúng sinh, con người vì thế cần phải ngồi lại bên nhau để tìm ra biện pháp tốt đẹp nhất nhằm giúp nhân loại đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần vô ngã, vị tha.
Nếu mỗi con người thường xuyên quán niệm về thân để biết rõ được bản chất thực hư của nó thì thế giới sẽ không bao giờ xảy ra khủng bố, chiến tranh, binh đao, sóng thần, động đất gây đau thương, tang tóc cho nhiều người. Theo triết học Phật giáo, tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian đều không có một chủ thể cố định, chỉ có cái này như thế này thì cái kia như thế kia, chúng nương tựa vào nhau theo nguyên lý duyên khởi mà thành-trụ-hoại-không, hoặc sinh-trụ-dị-diệt. Vậy thân này có thật là ta không?
Theo lời Phật dạy, phải hội đủ ba yếu tố mới có thân này. Thứ nhất là tinh cha, thứ hai là huyết mẹ, thứ ba là thần thức của một chúng sinh. Ba yếu tố này đồng thời gặp nhau cùng một lúc, khi đủ nhân duyên sẽ tạo ra một thân mới. Khi người cha giao hợp với người mẹ, tinh trùng của người cha xuất ra (dương) và hòa hợp với noãn bào của người mẹ (âm). Do âm dương hiệp nhau cùng với thần thức của một chúng sinh tạo thành sức mạnh tác động đến chu kỳ thọ thai của người mẹ mà tạo ra thân mới. Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi ngày càng lớn dần nhờ thức ăn uống do người mẹ đưa vào, cho đến khi đủ chín tháng mười ngày thì đến kỳ sinh nở. Đứa bé mở mắt chào đời sống được là nhờ bầu vú mẹ cho dòng sữa ngọt, đến khi biết lật, biết trường, biết bò, biết đòi ăn, biết nói bập bẹ, biết đi, rồi biết kêu “cha”, “mẹ” từng tiếng đều là vay mượn và huân tập từ bên ngoài. Đã là vay mượn thì làm gì có chủ thể cố định, cái gì là thật thì trước sau như một không thay đổi, biến dạng theo thời gian. Vậy mà ai cũng lầm chấp thân này là ta, là của ta, từ đó sinh ra tranh chấp hơn thua, giành phần thắng về mình.
Thân này được sống còn là do tứ đại bên trong hòa hợp với tứ đại bên ngoài để cùng nhau nuôi dưỡng. Tứ đại gồm có đất-nước-gió-lửa, chất cứng trong người gọi là đất, chất lỏng gọi là nước, sự hoạt động của cơ thể gọi là gió và nhiệt độ nóng trong người gọi là lửa; rồi hằng ngày phải vay mượn thức ăn, thức uống đưa vào, sáng đem vô chiều đưa ra, cứ như thế từ ngày này qua tháng nọ. Chúng ta chỉ làm một việc vay mượn liên tục, hết đưa vô lại trả ra, nhưng nếu lỡ đưa vô mà không trả ra thì sao, thì phải tìm cách uống thuốc để tiêu hóa, bằng không thì phải giải phẫu.
Nếu mỗi con người thường xuyên quán niệm về thân để biết rõ được bản chất thực hư của nó thì thế giới sẽ không bao giờ xảy ra khủng bố, chiến tranh, binh đao, sóng thần, động đất gây đau thương, tang tóc cho nhiều người. Theo triết học Phật giáo, tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian đều không có một chủ thể cố định, chỉ có cái này như thế này thì cái kia như thế kia, chúng nương tựa vào nhau theo nguyên lý duyên khởi mà thành-trụ-hoại-không, hoặc sinh-trụ-dị-diệt. Vậy thân này có thật là ta không?
Theo lời Phật dạy, phải hội đủ ba yếu tố mới có thân này. Thứ nhất là tinh cha, thứ hai là huyết mẹ, thứ ba là thần thức của một chúng sinh. Ba yếu tố này đồng thời gặp nhau cùng một lúc, khi đủ nhân duyên sẽ tạo ra một thân mới. Khi người cha giao hợp với người mẹ, tinh trùng của người cha xuất ra (dương) và hòa hợp với noãn bào của người mẹ (âm). Do âm dương hiệp nhau cùng với thần thức của một chúng sinh tạo thành sức mạnh tác động đến chu kỳ thọ thai của người mẹ mà tạo ra thân mới. Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi ngày càng lớn dần nhờ thức ăn uống do người mẹ đưa vào, cho đến khi đủ chín tháng mười ngày thì đến kỳ sinh nở. Đứa bé mở mắt chào đời sống được là nhờ bầu vú mẹ cho dòng sữa ngọt, đến khi biết lật, biết trường, biết bò, biết đòi ăn, biết nói bập bẹ, biết đi, rồi biết kêu “cha”, “mẹ” từng tiếng đều là vay mượn và huân tập từ bên ngoài. Đã là vay mượn thì làm gì có chủ thể cố định, cái gì là thật thì trước sau như một không thay đổi, biến dạng theo thời gian. Vậy mà ai cũng lầm chấp thân này là ta, là của ta, từ đó sinh ra tranh chấp hơn thua, giành phần thắng về mình.
Thân này được sống còn là do tứ đại bên trong hòa hợp với tứ đại bên ngoài để cùng nhau nuôi dưỡng. Tứ đại gồm có đất-nước-gió-lửa, chất cứng trong người gọi là đất, chất lỏng gọi là nước, sự hoạt động của cơ thể gọi là gió và nhiệt độ nóng trong người gọi là lửa; rồi hằng ngày phải vay mượn thức ăn, thức uống đưa vào, sáng đem vô chiều đưa ra, cứ như thế từ ngày này qua tháng nọ. Chúng ta chỉ làm một việc vay mượn liên tục, hết đưa vô lại trả ra, nhưng nếu lỡ đưa vô mà không trả ra thì sao, thì phải tìm cách uống thuốc để tiêu hóa, bằng không thì phải giải phẫu.
Thân này sống được là nhờ bốn chất tứ đại bên ngoài, hằng ngày cơ thể phải nạp vào rồi trả ra, nếu không sẽ làm tứ đại bất an, sinh ra đủ chứng bệnh. Người hay bị cảm lạnh sẽ sinh đau nhức do trong người chất gió quá mạnh, gió thổi thì đất phải rung rinh. Người hay nóng sốt là trong người nhiều lửa nên phải kiếm cái gì mát đưa vào để quân bình lại. Cứ như thế chúng ta cứ mãi điều hòa thân tứ đại này cho nó quân bình thì không bệnh, đến khi trong người không còn thân nhiệt và sự hoạt động của gió thì tứ đại sẽ tan rã, còn gọi là chết; nhưng chết không phải là hết, chết chỉ là sự thay hình đổi dạng tùy theo việc làm trong hiện tại tốt hay xấu mà có thân mới tương xứng như vậy.
Phật dạy có thân thì phải sinh-già-bệnh-chết, con người muốn sống lâu phải luyện trường sinh bất tử để duy trì đời sống được dài thêm, nhưng cuối cùng ai rồi cũng phải chết, từ xưa tới nay chưa ai có thân mà không chết bao giờ. Chính Phật Thích ca cũng phải xả bỏ thân này năm 80 tuổi. Cái gì thật thì trước sau như một không biến đổi theo thời gian, dù trái đất này có hoại nhưng cái đó không hoại. Thân này do nhân duyên hòa hợp nên vô thường bại hoại, khi đủ duyên thì có thân này, khi hết duyên thì chuyển sang đời khác.
Phật dạy có thân thì phải sinh-già-bệnh-chết, con người muốn sống lâu phải luyện trường sinh bất tử để duy trì đời sống được dài thêm, nhưng cuối cùng ai rồi cũng phải chết, từ xưa tới nay chưa ai có thân mà không chết bao giờ. Chính Phật Thích ca cũng phải xả bỏ thân này năm 80 tuổi. Cái gì thật thì trước sau như một không biến đổi theo thời gian, dù trái đất này có hoại nhưng cái đó không hoại. Thân này do nhân duyên hòa hợp nên vô thường bại hoại, khi đủ duyên thì có thân này, khi hết duyên thì chuyển sang đời khác.
Chúng ta thường xuyên quán chiếu thân này như thế để không cố chấp, dính mắc vào cái thấy sai lầm mà làm tổn hại tất cả chúng sinh. Cái lầm thứ nhất của phàm phu là cho thân này là thật, trong khi thân này là hòa hợp vay mượn, không có chủ thể cố định. Cái lầm thứ hai là thân này vay mượn hơi thở hằng ngày, miệng thở ra mà không thở vào coi như chết ngay trong tích tắc, vậy mà ai cũng lầm chấp rằng mình sẽ sống lâu. Bởi hai cái lầm này mà con người phải chịu khổ đau luân hồi vô số kiếp không có ngày cùng.
Có ông già kia đã trên 80 tuổi đang cất nhà, Phật biết được nhân duyên tuổi thọ của ông sẽ mãn phần trong chiều hôm đó nên thương xót mà cho ông biết và tìm cách khuyên nhủ để ông thức tỉnh hồi đầu, ông không lắng nghe mà cứ mải mê chỉ dẫn đám thợ. Ông nói, “hôm nay lão bận quá, phiền Ngài nói tóm lại bằng bài kệ để khi nào lão không còn bận bịu công việc nhà nữa sẽ đem ra thực hành”. Đức Phật nói về bài kệ vô thường để nhắc nhở ông lão tỉnh giác. Ông lão miệng tuy khen bài kệ rất hay nhưng hẹn Phật dịp khác rảnh rỗi sẽ tham khảo. Sau đó Phật trở về tịnh xá. Vào buổi chiều, một số tịnh nhân cư sĩ đến báo với Phật ông lão đã bị cây kèo đập vào đầu chết liền tại chỗ.
Bởi do lầm chấp thân này sống lâu nên các phàm phu tục tử cứ mãi bận rộn hết chuyện này đến việc kia mà chẳng lo tu tập để chuyển hóa các phiền não, khổ đau từ chỗ lầm chấp thân này là ta, là của ta. Như ông già đó Phật đã biết trước nhân duyên nên đến khuyên nhủ, tìm cách giúp ông thức tỉnh hồi đầu nhưng ông chẳng chịu nghe, cuối cùng ông bị cây đập đầu chết trong nỗi tiếc nuối khi công việc dang dở.
Bởi do lầm chấp thân này sống lâu nên các phàm phu tục tử cứ mãi bận rộn hết chuyện này đến việc kia mà chẳng lo tu tập để chuyển hóa các phiền não, khổ đau từ chỗ lầm chấp thân này là ta, là của ta. Như ông già đó Phật đã biết trước nhân duyên nên đến khuyên nhủ, tìm cách giúp ông thức tỉnh hồi đầu nhưng ông chẳng chịu nghe, cuối cùng ông bị cây đập đầu chết trong nỗi tiếc nuối khi công việc dang dở.
Trường hợp của ông sẽ rất khó đầu thai, nhiều khi thần thức phải vất vơ vất vưởng, quanh quẩn đâu đó vì tiếc nuối việc làm chưa xong. Phật đã biết trước việc sắp xảy ra nhưng vẫn không cứu được ông lão, như vậy là Phật quá dở hay sao? Chúng ta nên biết, Phật chỉ là vị thầy hướng dẫn, làm được hay không do bản thân ta quyết định. Phật không phải là người ban phước giáng họa, chúng ta cần phải thấu đáo chỗ này kẻo nhầm lẫn với các học thuyết thần ngã. Thân vô thường bại hoại mà chúng ta cứ lầm chấp thân này là ta, là của ta rồi tạo nghiệp thọ khổ làm hại cho nhau.
Tất cả mọi người hầu như đều tự xưng là tôi, là ta, là mình, nhưng chẳng ai biết rõ ràng cái gì là tôi, là ta, là mình ở đâu. Nếu nói cái thân năm bảy chục ký lô này là tôi, là ta, là mình, nhưng xét cho cùng nó sống nhiều lắm 100 năm cũng phải chết. Vậy khi đó thân xác thúi này là tôi phải không? Là tôi làm sao phải được, bởi thân này do nhân duyên hoà hợp nên nó vô thường bại hoại, đủ duyên thì có thân này, hết duyên thì thay hình đổi dạng chuyển sang đời khác. Chính vì thế nên nó sinh-già-bệnh-chết, vậy mà ai cũng lầm chấp thân này là ta, là tôi, là mình rồi làm tổn hại cho nhau.
NGU SI CHẤP TÂM LÀM NGÃ
Chấp tâm làm ngã là căn bệnh thâm căn cố đế của mọi người nên ai cũng thừa nhận cái hay suy tư, nghĩ tưởng, phân biệt, nhận thức, cảm thọ làm tâm mình. Có người nói “tôi suy nghĩ nên tôi hiện hữu”, vậy những lúc không suy nghĩ là ai, chẳng lẽ mất mình hay sao? Cái hay suy tư, nghĩ tưởng có cả trăm ngàn thứ, buồn-thương-giận-ghét, phải-quấy-tốt-xấu, hơn-thua-đúng-sai, thiện-ác-lành-dữ; có lúc hiền như Phật, có khi dữ như cọp, tâm niệm luôn dời đổi liên tục không lúc nào dừng nghỉ. Khi nghĩ thiện là tôi, vậy khi nghĩ ác là ai, không lẽ cái tôi có nhiều thứ như vậy? Mới vừa buồn giận được người xin lỗi lại hoá ra vui, vừa ghét người đó rồi được năn nỉ lại hoá ra thương. Tâm niệm luôn thay đổi triền miên không lúc nào dừng nghỉ, nhưng chung quy cũng nằm trong hai tâm niệm thiện và ác.
Từ đó suy ra, tâm niệm luôn thường xuyên thay đổi theo thói quen huân tập hằng ngày. Sở dĩ con người tranh đấu, giết hại lẫn nhau là do ngu si, chấp ngã mà ra. Ai cũng muốn mình hơn thiên hạ và tham lam bắt mọi người phải phục vụ cho mình, con người phục vụ cho con người vì có giai cấp chủ và tớ. Theo quan niệm của đấng sáng tạo, mọi thứ đều cố định không thể nào thay đổi, loài vật dùng để cúng tế thần linh và đáp ứng cái ăn cho con người. Ai theo truyền thống này sẽ cám ơn thượng đế đã ban tặng cho họ sự sống. Mọi cái, mọi thứ đều do đấng tối cao sắp đặt. Phụ nữ thì có nhiệm vụ sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường, lo mọi việc trong nhà, không được làm việc hay quan hệ bên ngoài. Giai cấp quý tộc thì được quyền ăn trên ngồi trước, bóc lột kẻ cùng đinh, hạ tiện để phục vụ cho mình cũng từ sự phân biệt, tính toán khôn ngoan của ý thức con người.
GIA ĐÌNH NGU SI
Có một câu chuyện ngụ ngôn nói về sự si mê không thể tưởng tượng nỗi. Một gia đình gồm ba người, ông nội, con và cháu. Ông nội ở nhà trông chừng cháu, đứa con làm ruộng nuôi gia đình, cuộc sống của họ cũng tạm đủ sống qua ngày qua tháng. Hôm đó, ông nội bận việc nên nhờ đứa cháu đi mua đồ dùm, ông đưa cho cháu hai đồng và hai cái tô rồi bảo, “cháu mua dùm ông một đồng tương, một đồng chao, cháu nhớ chưa?” “Dạ nhớ!” Đứa cháu cầm tiền và tô đi một lúc rồi quay về hỏi, “dạ thưa ông, đồng nào mua tương, đồng nào mua chao ạ?” “Đồng nào mua cũng được, sao cháu kém thông minh thế”. Lần này nó đi nhanh hơn, nhưng đi được một đỗi lại quay về hỏi, “dạ thưa ông, có hai cái tô, cái nào đựng chao, cái nào đựng tương ạ?”
NGU SI CHẤP TÂM LÀM NGÃ
Chấp tâm làm ngã là căn bệnh thâm căn cố đế của mọi người nên ai cũng thừa nhận cái hay suy tư, nghĩ tưởng, phân biệt, nhận thức, cảm thọ làm tâm mình. Có người nói “tôi suy nghĩ nên tôi hiện hữu”, vậy những lúc không suy nghĩ là ai, chẳng lẽ mất mình hay sao? Cái hay suy tư, nghĩ tưởng có cả trăm ngàn thứ, buồn-thương-giận-ghét, phải-quấy-tốt-xấu, hơn-thua-đúng-sai, thiện-ác-lành-dữ; có lúc hiền như Phật, có khi dữ như cọp, tâm niệm luôn dời đổi liên tục không lúc nào dừng nghỉ. Khi nghĩ thiện là tôi, vậy khi nghĩ ác là ai, không lẽ cái tôi có nhiều thứ như vậy? Mới vừa buồn giận được người xin lỗi lại hoá ra vui, vừa ghét người đó rồi được năn nỉ lại hoá ra thương. Tâm niệm luôn thay đổi triền miên không lúc nào dừng nghỉ, nhưng chung quy cũng nằm trong hai tâm niệm thiện và ác.
Từ đó suy ra, tâm niệm luôn thường xuyên thay đổi theo thói quen huân tập hằng ngày. Sở dĩ con người tranh đấu, giết hại lẫn nhau là do ngu si, chấp ngã mà ra. Ai cũng muốn mình hơn thiên hạ và tham lam bắt mọi người phải phục vụ cho mình, con người phục vụ cho con người vì có giai cấp chủ và tớ. Theo quan niệm của đấng sáng tạo, mọi thứ đều cố định không thể nào thay đổi, loài vật dùng để cúng tế thần linh và đáp ứng cái ăn cho con người. Ai theo truyền thống này sẽ cám ơn thượng đế đã ban tặng cho họ sự sống. Mọi cái, mọi thứ đều do đấng tối cao sắp đặt. Phụ nữ thì có nhiệm vụ sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường, lo mọi việc trong nhà, không được làm việc hay quan hệ bên ngoài. Giai cấp quý tộc thì được quyền ăn trên ngồi trước, bóc lột kẻ cùng đinh, hạ tiện để phục vụ cho mình cũng từ sự phân biệt, tính toán khôn ngoan của ý thức con người.
GIA ĐÌNH NGU SI
Có một câu chuyện ngụ ngôn nói về sự si mê không thể tưởng tượng nỗi. Một gia đình gồm ba người, ông nội, con và cháu. Ông nội ở nhà trông chừng cháu, đứa con làm ruộng nuôi gia đình, cuộc sống của họ cũng tạm đủ sống qua ngày qua tháng. Hôm đó, ông nội bận việc nên nhờ đứa cháu đi mua đồ dùm, ông đưa cho cháu hai đồng và hai cái tô rồi bảo, “cháu mua dùm ông một đồng tương, một đồng chao, cháu nhớ chưa?” “Dạ nhớ!” Đứa cháu cầm tiền và tô đi một lúc rồi quay về hỏi, “dạ thưa ông, đồng nào mua tương, đồng nào mua chao ạ?” “Đồng nào mua cũng được, sao cháu kém thông minh thế”. Lần này nó đi nhanh hơn, nhưng đi được một đỗi lại quay về hỏi, “dạ thưa ông, có hai cái tô, cái nào đựng chao, cái nào đựng tương ạ?”
Ông nội tức quá lớn tiếng nói, “sao cháu ngu quá vậy?” Đứa cháu nghe ông chửi mình ngu si nên bực bội chửi lầm thầm trong miệng. Ông nội thấy vậy giận quá mới tát cho nó mấy tát tay đau điếng làm nó đau, khóc hù hụ. Đúng lúc đó cha nó đi làm về, thấy con mình bị ông già đánh khóc bù lu bù loa nên điên tiết nổi cáu, “ông giỏi đánh con tôi, tôi sẽ đánh con ông, cho ông biết thân ông”. Nói xong người con liền cầm roi quất lên mình túi bụi, vừa đánh vừa nói, “ông đánh con tôi, tôi đánh con ông, coi ai ngu thì biết”. Ông già thấy con trai ngu si, đần độn tự đánh mình nên bực tức nói, “mày đánh con của tao, tao treo cổ cha mày, cho mày biết tay tao”. Nói xong ông liền lấy vòng tự treo cổ mình. Đúng là gia đình ngu si chưa từng thấy trên thế gian này.
Đứa cháu vì còn quá nhỏ nên ngu đã đành, người cha lại càng ngu hơn và ngược lại ông nội lại còn ngu hơn nữa. Ngu nói cho dễ hiểu là ngu si, mê muội nên không nhận định được đúng-sai, phải-quấy, tốt-xấu, lành-dữ, hay còn gọi là vô minh, không sáng suốt, u mê, tối tăm. Vì không thấy lẽ thật nên chúng ta si mê chấp thân và tâm suy tư, nghĩ tưởng là vĩnh hằng nên mặc tình gây tạo tội lỗi làm tổn hại cho nhau. Đúng là gia đình đại ngu si, đây không phải là chuyện thật mà là câu chuyện ngụ ngôn nói về sự ngu si quá đỗi của một số chúng sinh.
Đứa cháu vì còn quá nhỏ nên ngu đã đành, người cha lại càng ngu hơn và ngược lại ông nội lại còn ngu hơn nữa. Ngu nói cho dễ hiểu là ngu si, mê muội nên không nhận định được đúng-sai, phải-quấy, tốt-xấu, lành-dữ, hay còn gọi là vô minh, không sáng suốt, u mê, tối tăm. Vì không thấy lẽ thật nên chúng ta si mê chấp thân và tâm suy tư, nghĩ tưởng là vĩnh hằng nên mặc tình gây tạo tội lỗi làm tổn hại cho nhau. Đúng là gia đình đại ngu si, đây không phải là chuyện thật mà là câu chuyện ngụ ngôn nói về sự ngu si quá đỗi của một số chúng sinh.
Chúng ta chắc có lẽ cũng ngu si, mê muội gần như vậy. Nếu không si mê, dại dột thì làm gì có những hành động quá khờ khạo đến thế. Si mê còn có từ khác gọi là vô minh, không hiểu biết đúng sự thật. Câu chuyện là một ẩn dụ cho sự vô minh, mê muội của tất cả chúng sinh, giúp chúng ta nhận ra chân lý thực tiễn của cuộc đời. Triết lý Phật giáo chứa đựng, dung thông và bao hàm cả một thế giới quan về mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này. Nhìn vào rừng kinh điển Phật giáo chúng ta dễ lạc vào ngõ cụt vì không có sự quán chiếu và trải nghiệm nên dễ dẫn đến nhẹ dạ cả tin, không cần có sự tìm hiểu kỹ càng.
Có một bà già đã hơn 80 tuổi nhưng chỉ có đứa cháu nội duy nhất, bà vì thương cháu nên dành phần chăm sóc đứa bé, không cho con dâu nuôi dưỡng. Bà hằng ngày mớm cơm cho cháu ăn nên chỉ một thời gian đứa bé bị bệnh và chết đột ngột. Bà lão tức tối và gào thét đổ thừa con dâu không biết chăm sóc con chu đáo nên mới xãy ra cớ sự như thế. Các bác sĩ đã làm xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và cuối cùng phát hiện nó chết vì bị lây nhiễm bệnh lao phổi từ bà nội.
Có một bà già đã hơn 80 tuổi nhưng chỉ có đứa cháu nội duy nhất, bà vì thương cháu nên dành phần chăm sóc đứa bé, không cho con dâu nuôi dưỡng. Bà hằng ngày mớm cơm cho cháu ăn nên chỉ một thời gian đứa bé bị bệnh và chết đột ngột. Bà lão tức tối và gào thét đổ thừa con dâu không biết chăm sóc con chu đáo nên mới xãy ra cớ sự như thế. Các bác sĩ đã làm xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và cuối cùng phát hiện nó chết vì bị lây nhiễm bệnh lao phổi từ bà nội.
Bà lão sau khi biết được lý do nên buồn khổ quá mà thắt cổ tự vẫn. Cô con dâu vì quá bi thương nên bị quẫn trí điên cuồng. Vô minh là mờ tối, là mê lầm chấp thân này là thật ngã và lầm chấp tâm suy tư, nghĩ tưởng là mình. Chấp thân này làm tôi là căn bệnh thâm căn cố đế của tất cả mọi người. Bởi chấp thân này là ta nên thấy nó thật, nó lâu dài, nó cao cả và quý báu rồi đam mê, đắm say, tham lam vì nó. Bởi do si mê chấp thân làm ngã nên sanh tham lam, dính mắc, chấp trước vào mọi thứ khi có ai đụng chạm đến thân này. Đã thấy thân này quý trọng nên quý luôn những vật thuộc về sở hữu như vợ ta, con ta, tài sản của ta.
Đó là nguyên nhân dẫn đến con người tàn sát, giết hại lẫn nhau, tham được thì càng thêm tham, tham không được thì sinh ra thù hằn, do đó tạo nghiệp ân oán vay trả không có ngày cùng. Đã quý thân nên nỗi lo sợ lớn nhất của con người là ham sống sợ chết, không ai dám dùng tiếng chết vì coi đó như điều cấm kỵ tuyệt đối.
Tóm lại, si mê chấp thân làm ngã là căn bệnh muôn đời của tất cả chúng sinh, do đó tạo nhiều thói quen không tốt làm tổn hại cho nhau. Chấp tâm làm ngã cũng là bệnh thông thường của tất cả mọi người. Từ đó sinh ra bảo thủ, chấp trước ý kiến của mình là đúng nên tranh chấp, đấu tranh, biến yêu thương thành thù hận, gây đau thương, tang tóc cho nhiều người. Người con Phật mục đích tu là để xả bỏ tâm tham-sân-si. Sở dĩ chúng ta khổ là do tham lam quá đáng, hễ nhìn thấy người và vật mà vừa lòng thích ý thì muốn chiếm đoạt cho mình, muốn mà không được thì sinh tâm oán hờn, buồn khổ. Thường thì cuộc sống thế gian khó có ai muốn ít biết đủ nên tâm tham muốn không bao giờ thỏa mãn, do đó tham nhiều thì càng khổ nhiều.
CHẤP LÀ NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
Có người cầm cục gạch chọi con chó, con chó bị trúng gạch đau điếng nên tức quá quay sang cục gạch sủa tới tấp. Nó không biết ai là thủ phạm mà chỉ biết cục gạch làm nó đau. Cũng vậy, cái làm cho chúng ta đau khổ không phải do bên ngoài mà chính là sự ngu si, mê muội chấp trước của mình tạo ra. Vô minh hay còn gọi là si mê, muốn định nghĩa cho mọi người thấu đáo rõ ràng không phải là chuyện dễ, chỉ khi nào chúng ta thật sự trải nghiệm trong đau khổ mới cảm nhận được thực tướng của nó. Vô minh theo triết học Phật giáo là không thấu rõ luật nhân quả, lý nhân duyên và nguyên nhân của sự khổ và cách thức diệt khổ, không thấy được thực tánh của các pháp, không thấy được sự thật của cuộc đời, không nhận ra ông chủ hay Phật tính nơi mỗi con người và là cái thấy không sáng suốt bị tối tăm che phủ. Vô minh là cái thấy sai lầm về thân và tâm suy tư, nghĩ tưởng là thật.
Tóm lại, si mê chấp thân làm ngã là căn bệnh muôn đời của tất cả chúng sinh, do đó tạo nhiều thói quen không tốt làm tổn hại cho nhau. Chấp tâm làm ngã cũng là bệnh thông thường của tất cả mọi người. Từ đó sinh ra bảo thủ, chấp trước ý kiến của mình là đúng nên tranh chấp, đấu tranh, biến yêu thương thành thù hận, gây đau thương, tang tóc cho nhiều người. Người con Phật mục đích tu là để xả bỏ tâm tham-sân-si. Sở dĩ chúng ta khổ là do tham lam quá đáng, hễ nhìn thấy người và vật mà vừa lòng thích ý thì muốn chiếm đoạt cho mình, muốn mà không được thì sinh tâm oán hờn, buồn khổ. Thường thì cuộc sống thế gian khó có ai muốn ít biết đủ nên tâm tham muốn không bao giờ thỏa mãn, do đó tham nhiều thì càng khổ nhiều.
CHẤP LÀ NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ
Có người cầm cục gạch chọi con chó, con chó bị trúng gạch đau điếng nên tức quá quay sang cục gạch sủa tới tấp. Nó không biết ai là thủ phạm mà chỉ biết cục gạch làm nó đau. Cũng vậy, cái làm cho chúng ta đau khổ không phải do bên ngoài mà chính là sự ngu si, mê muội chấp trước của mình tạo ra. Vô minh hay còn gọi là si mê, muốn định nghĩa cho mọi người thấu đáo rõ ràng không phải là chuyện dễ, chỉ khi nào chúng ta thật sự trải nghiệm trong đau khổ mới cảm nhận được thực tướng của nó. Vô minh theo triết học Phật giáo là không thấu rõ luật nhân quả, lý nhân duyên và nguyên nhân của sự khổ và cách thức diệt khổ, không thấy được thực tánh của các pháp, không thấy được sự thật của cuộc đời, không nhận ra ông chủ hay Phật tính nơi mỗi con người và là cái thấy không sáng suốt bị tối tăm che phủ. Vô minh là cái thấy sai lầm về thân và tâm suy tư, nghĩ tưởng là thật.
Nhân quả rất công bằng, sòng phẳng, khi đã gieo nhân thiện hoặc ác dù trăm kiếp ngàn đời vẫn không mất, chỉ đến sớm hay muộn mà thôi. Người thấu rõ nhân quả sẽ không bao giờ dám làm các điều xấu ác mà ngược lại hay làm các việc thiện lành tốt đẹp.
Do si mê, tham đắm chấp thân-tâm làm ngã, từ đó muốn chiếm hữu về mình nên suy nghĩ, hành động sai lầm, thấy có ta, người và muôn loài, muôn vật nên bám chấp vào đó. Ý là đầu dây mối nhợ của phiền não, nó thường hay suy tư, nghĩ ngợi nên gọi là ý nghĩ; nó hay nhớ nghĩ về quá khứ hoặc hiện tại gọi là ý niệm; nó hay tưởng tượng, mơ mộng hão huyền nên gọi là ý tưởng và nó có công năng phân biệt, hiểu biết nên gọi là ý thức. Do phân biệt, hiểu biết sai lầm nên ý thức không rõ được thực tướng của các pháp là vô ngã, không chủ thể cố định, từ đó sinh ra thấy biết sai lầm mà chấp ta, người, chúng sinh.
Do si mê, tham đắm chấp thân-tâm làm ngã, từ đó muốn chiếm hữu về mình nên suy nghĩ, hành động sai lầm, thấy có ta, người và muôn loài, muôn vật nên bám chấp vào đó. Ý là đầu dây mối nhợ của phiền não, nó thường hay suy tư, nghĩ ngợi nên gọi là ý nghĩ; nó hay nhớ nghĩ về quá khứ hoặc hiện tại gọi là ý niệm; nó hay tưởng tượng, mơ mộng hão huyền nên gọi là ý tưởng và nó có công năng phân biệt, hiểu biết nên gọi là ý thức. Do phân biệt, hiểu biết sai lầm nên ý thức không rõ được thực tướng của các pháp là vô ngã, không chủ thể cố định, từ đó sinh ra thấy biết sai lầm mà chấp ta, người, chúng sinh.
Sự bám víu vào “cái ta” rồi đến “cái của ta” như vợ ta, con ta, nhà ta, tài sản của ta, đất nước của ta. Dưới cái nhìn của người thế gian như thế đâu có gì sai quấy, thế gian này nếu không bám víu vào “cái ta” và “của ta” thì con người sẽ sống ra sao? Vì cuộc sống này như vậy nên chúng ta không thể làm khác được, còn sự sống là còn có tham muốn, nhưng ta phải tham muốn thế nào cho phải lẽ. Ở đây Phật vì lòng từ bi chỉ cho ta biết thân-tâm này không thật ngã để mọi người bớt luyến ái, chấp trước mà làm khổ cho nhau. Thật ra, đã làm người khó có ai muốn ít biết đủ, chỉ một bề mong cầu được nhiều mà không bao giờ nhàm chán. Tham muốn càng nhiều thì tội lỗi càng phát sinh, càng gây ân oán, hận thù cho nhau không có ngày thôi dứt.
Người Phật tử chân chánh thường muốn ít biết đủ để sống cuộc đời thanh nhàn, không phải lao tâm nhọc trí và luôn lấy trí tuệ làm gốc để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc. Tiền của, vật chất, danh lợi, sắc đẹp chỉ là phương tiện để chúng ta vui sống mà dấn thân phục vụ. Bồ tát biết được tác hại của nó nên không say mê, đắm nhiễm, do đó cùng mọi người đồng hành để giúp họ vượt lên chính mình.
Người Phật tử chân chánh thường muốn ít biết đủ để sống cuộc đời thanh nhàn, không phải lao tâm nhọc trí và luôn lấy trí tuệ làm gốc để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc. Tiền của, vật chất, danh lợi, sắc đẹp chỉ là phương tiện để chúng ta vui sống mà dấn thân phục vụ. Bồ tát biết được tác hại của nó nên không say mê, đắm nhiễm, do đó cùng mọi người đồng hành để giúp họ vượt lên chính mình.
Thế giới chúng ta đang sống hiện giờ là cõi dục, là cõi mà lòng tham muốn của con người không bến bờ nhất định như giếng sâu không đáy. Người nghèo khổ thiếu trước hụt sau luôn tham cầu có nhiều tiền của thì không chuyện gì đáng nói; bằng ngược lại, người giàu có bao nhiêu cũng không thấy vừa lòng nên cứ làm cả ngày lẫn đêm không khi nào biết đủ. Người muốn ít biết đủ dù có thiếu một chút cũng không sao, vì cuộc sống lúc nào cũng an vui, hạnh phúc. Người nhiều tham muốn thì phải chịu khổ triền miên không có ngày dừng, khi chưa được thì tham cầu, mong muốn cho bằng được nên phải khổ; khi được rồi thì sợ mất mát nên cố gắng giữ, do đó càng khổ; giữ không được nên bị mất mát, lại càng khổ hơn; rốt cuộc khổ, khổ, khổ, có khi khổ rồi không muốn sống nữa.
Vậy khổ là do ai? Có ai buộc mình khổ không? Chỉ có mình làm khổ mình thôi. Biết được như vậy rồi chúng ta có nên tham muốn quá đáng hay không? Đa số người thế gian hay bám vào tiền bạc, của cải, vật chất mà quên đi phần tâm linh nên sẵn sàng giết hại lẫn nhau dù đó là người thân. Từ những năm 90 trở về trước khi đất nước chúng ta chưa phát triển, đất đai còn quá rẻ nên cuộc sống nhiều người rất ấm êm, hạnh phúc, ít ai nghĩ đến phần lợi nhuận.
Vậy khổ là do ai? Có ai buộc mình khổ không? Chỉ có mình làm khổ mình thôi. Biết được như vậy rồi chúng ta có nên tham muốn quá đáng hay không? Đa số người thế gian hay bám vào tiền bạc, của cải, vật chất mà quên đi phần tâm linh nên sẵn sàng giết hại lẫn nhau dù đó là người thân. Từ những năm 90 trở về trước khi đất nước chúng ta chưa phát triển, đất đai còn quá rẻ nên cuộc sống nhiều người rất ấm êm, hạnh phúc, ít ai nghĩ đến phần lợi nhuận.
Đất nước về sau dần chuyển mình theo năm tháng, đất đai bắt đầu có giá, nhiều gia đình tiền mất tật mang vì tranh chấp, kiện tụng nên người thân hóa kẻ thù; cuối cùng hai bên đều trắng tay và tình nghĩa anh chị em, cha con, chồng vợ, cháu chắt trở nên xa lạ. Kẻ chết, người ngồi tù, con thưa cha mẹ chỉ vì bờ ranh đất. Gia đình anh Tám và chị Bảy từ xưa nay sống với nhau rất thâm tình, con cháu vui vẻ “tay bắt mặt mừng”. Hai chị em có căn nhà chung tường, đất vách lá được cha mẹ để lại. Chị Bảy vì phải nuôi mẹ nên được hưởng căn nhà đó. Anh Tám có vợ và nhà riêng nên đời sống khấm khá hơn. Đùng một cái đất đai nhà cửa bắt đầu có giá, căn nhà chị Bảy nay lên đến bạc tỉ.
Trước kia anh Tám nói chị Bảy nuôi mẹ cực khổ nên ưu tiên hưởng căn nhà đó, lúc đó căn nhà giá chỉ hai ba chục triệu. Anh nói có vẻ tình nghĩa lắm, bây giờ nhà lên tiền tỉ anh lại đòi cưa đôi. Chị Bảy phân trần, “em cũng biết chị nuôi mẹ gần 20 năm nay nên mới được hưởng căn nhà, em bây giờ đã có nhà riêng, cuộc sống đâu thiếu thốn gì, đợi chị bán nhà rồi mua lại căn khác rẻ hơn để có chỗ cho các cháu ở, còn lại hơn 300 triệu chị gởi lại cho em. Anh Tám nghe chị nói thế không chịu, đòi phải chia hai. Chị Bảy năn nỉ nhiều lần nhưng rốt cuộc phải chờ tòa xử lý. Không biết anh Tám chạy chọt thế nào mà tòa xử chia đôi theo tổng giá trị căn nhà là một tỉ hai, mỗi bên được 600 triệu, coi như phần thắng đã nằm chắc trong tay anh Tám.
Căn nhà khi xưa chỉ là nhà lá, chỉ Bảy nuôi mẹ gần 20 chục năm, sau con chị Bảy sửa thành nhà tường mới có đủ chỗ con cháu cùng ở. Tất cả bà con lối xóm ai cũng biết rõ như thế nên xúi chị làm đơn khiếu nại và họ sẽ làm chứng. Đợt xử lần hai chị Bảy thắng kiện và chỉ chia cho anh Tám 1/5 giá trị tiền, khoảng 240 triệu. Anh Tám bây giờ trở nên điên cuồng không làm chủ được bản thân, dẫn đến hận thù gia đình chị Bảy. Tình nghĩa chị em ruột thịt bao nhiêu năm tháng sống với nhau giờ biến thành kẻ thù không đội trời chung. Anh phát đơn khiếu nại lần ba và đợt này anh thắng, nhưng trên thực tế phần đúng phải thuộc về gia đình chị Bảy, anh Tám chỉ hưởng 1/5 là đúng.
Căn nhà khi xưa chỉ là nhà lá, chỉ Bảy nuôi mẹ gần 20 chục năm, sau con chị Bảy sửa thành nhà tường mới có đủ chỗ con cháu cùng ở. Tất cả bà con lối xóm ai cũng biết rõ như thế nên xúi chị làm đơn khiếu nại và họ sẽ làm chứng. Đợt xử lần hai chị Bảy thắng kiện và chỉ chia cho anh Tám 1/5 giá trị tiền, khoảng 240 triệu. Anh Tám bây giờ trở nên điên cuồng không làm chủ được bản thân, dẫn đến hận thù gia đình chị Bảy. Tình nghĩa chị em ruột thịt bao nhiêu năm tháng sống với nhau giờ biến thành kẻ thù không đội trời chung. Anh phát đơn khiếu nại lần ba và đợt này anh thắng, nhưng trên thực tế phần đúng phải thuộc về gia đình chị Bảy, anh Tám chỉ hưởng 1/5 là đúng.
Lần này tất cả bà con lối xóm cùng họ hàng thân thuộc đồng làm đơn khiếu nại để bảo vệ chân lý cho gia đình chị Bảy, cuối cùng phần thắng vẫn là gia đình chị Bảy. Tuy nhiên, qua bốn lần kiện tụng kéo dài những mấy năm, cuối cùng tiền mất tật mang, anh Tám phải chi hơn số tiền được hưởng. Điều đau lòng nhất là hai gia đình giờ thành ra thù địch.
Người nắm cán cân công lý khi muốn xét xử và giải quyết vấn đề gì hãy nên căn cứ trên lý và xét trên tình để giúp người dân không bị mất mát, thiệt hại. Đây là câu chuyện có thật trong gia đình của một người bạn, chúng tôi kể ra đây để mọi người cùng tham khảo và học hỏi. Con người ta vì lòng tham muốn quá đáng nên bất chấp luân thường đạo lý mà làm tổn hại cho nhau.
Người nắm cán cân công lý khi muốn xét xử và giải quyết vấn đề gì hãy nên căn cứ trên lý và xét trên tình để giúp người dân không bị mất mát, thiệt hại. Đây là câu chuyện có thật trong gia đình của một người bạn, chúng tôi kể ra đây để mọi người cùng tham khảo và học hỏi. Con người ta vì lòng tham muốn quá đáng nên bất chấp luân thường đạo lý mà làm tổn hại cho nhau.
Chúng tôi còn nhớ rất rõ những thập niên 78 hoặc 79 khi kinh tế nước nhà còn khó khăn, hàng hóa không được lưu thông các tỉnh, tôi lúc đó đang làm kiểm soát tổng hợp ở trạm Phú Cường, Dốc Mơ, đã thấy rõ ràng con kiến chui qua không lọt mà con voi khổng lồ vẫn hiên ngang đi qua. Tất cả mọi dối trá, gian lận chung quy cũng từ lòng tham không đáy của con người mà ra, từ sự chấp trước, bám víu vào bản ngã và muốn chiếm hữu mà nhân loại đành lòng giết hại, triệt tiêu, hủy diệt lẫn nhau.
SI MÊ TÌNH ÁI NÊN MẸ HẠI CON
Vì si mê tình trẻ nên người mẹ ấy đành lòng bắt con bán dâm để lấy tiền nuôi trai, hưởng thụ. Hơn 10 năm trước, chị Lâm Tiên là một phụ nữ hiền lành, chất phát chuyên bán hàng tạp hóa ở chợ. Chị có một mái ấm gia đình hạnh phúc cùng người chồng hiền lành chạy xe ôm và đứa con gái vô cùng xinh xắn. Những tưởng hạnh phúc lâu dài, nào ngờ chồng chị bị tai nạn giao thông rồi qua đời sớm, chị trở thành góa phụ khi tuổi mới ba mươi, cuộc đời từ đó trở nên hụt hẫng, bi quan và chán nản. Sau hơn hai năm chịu đựng trong nỗi cô đơn, buồn chán gần như tuyệt vọng, chị gặp được người tình trẻ hơn mình sáu tuổi.
SI MÊ TÌNH ÁI NÊN MẸ HẠI CON
Vì si mê tình trẻ nên người mẹ ấy đành lòng bắt con bán dâm để lấy tiền nuôi trai, hưởng thụ. Hơn 10 năm trước, chị Lâm Tiên là một phụ nữ hiền lành, chất phát chuyên bán hàng tạp hóa ở chợ. Chị có một mái ấm gia đình hạnh phúc cùng người chồng hiền lành chạy xe ôm và đứa con gái vô cùng xinh xắn. Những tưởng hạnh phúc lâu dài, nào ngờ chồng chị bị tai nạn giao thông rồi qua đời sớm, chị trở thành góa phụ khi tuổi mới ba mươi, cuộc đời từ đó trở nên hụt hẫng, bi quan và chán nản. Sau hơn hai năm chịu đựng trong nỗi cô đơn, buồn chán gần như tuyệt vọng, chị gặp được người tình trẻ hơn mình sáu tuổi.
Đời chị tưởng chừng héo tàn mà giờ đây hạnh phúc thật bất ngờ, từ người góa phụ cô đơn nay gặp được trai tơ, được hạnh phúc như không gì hơn thế. Vì muốn chiều lòng người tình mà chị sẵn sàng làm tất cả dù là tội ác tày trời, yêu thương, chiều chuộng hết mức từ cuộc sống cho đến mọi nhu cầu cần thiết. Do ham lợi nhuận cao nên chị nghe hắn xúi bảo mở dịch vụ gái gọi cao cấp và nạn nhân đầu tiên là đứa con tội nghiệp. Người phụ nữ ấy giờ đây đang trong trại giam đã hơn 10 năm vẫn không thoát khỏi nỗi ám ảnh đau thương vì những lỗi lầm quá khứ.
Xưa nay hổ dữ đâu nỡ ăn thịt con, ấy thế mà chị vì si mê luyến ái đã bán rẻ con mình làm gái mại dâm để lấy tiền hưởng thụ. Đứa con cuối cùng bị mắc bệnh sida, quá buồn khổ nên nhảy sông tự tử. Cô đã ra đi vĩnh viễn trong tủi phận, ưu phiền vì người mẹ tàn nhẫn, vô lương tâm. Giờ đây nhà cửa không còn, đứa con chết đi không biết về đâu, đã siêu thoát hay lang thang vất vưởng. Riêng chị bây giờ phải ngậm đắng nuốt cay ngồi tù bóc lịch, đối diện với lao tù cùng tòa án lương tâm. Người con vì thương mẹ mà chấp nhận đắng cay để tấm thân ngọc ngà bị vùi dập theo năm tháng, cô chưa một lần được nếm trải tình yêu, chưa có cơ hội để con tim rung động; vậy mà ngặt nghèo mắc phải căn bệnh Aids, đành trầm mình xuống sông còn hơn sống bị người đời bêu rếu. Thế gian nếu nói những chuyện đau lòng thì hằng hà sa số, nhưng chuyện người mẹ bán đứng con gái thì không gì đau khổ, xót xa hơn.
Tình mẹ thương con bao la như trời biển, trong các thứ tình không có tình nào thiêng liêng, cao cả bằng tình mẹ thương con; vậy nên sách sử bao giờ cũng truyền tụng, ca ngợi người mẹ như vị cứu tinh luôn đem niềm vui chan rải khắp muôn loài, sẵn sàng chia sẻ nỗi khổ, niềm đau làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh.
Tình mẹ thương con bao la như trời biển, trong các thứ tình không có tình nào thiêng liêng, cao cả bằng tình mẹ thương con; vậy nên sách sử bao giờ cũng truyền tụng, ca ngợi người mẹ như vị cứu tinh luôn đem niềm vui chan rải khắp muôn loài, sẵn sàng chia sẻ nỗi khổ, niềm đau làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh.
Ngày xưa có một chú bé ham chơi, ngỗ nghịch, lại bướng bĩnh, khó dạy. Chú ta nhiều lần bị mẹ rầy la nhưng vẫn chứng nào tật nấy. Một hôm chú hái trộm trái cây nhà hàng xóm, bị mẹ mắng cho một trận rồi giận quá, chú bỏ nhà đi. Người mẹ vô cùng đau khổ, vì thương nhớ, lo lắng cho con mà quên ăn quên uống, cứ ngồi nhìn ra trước cửa trông ngóng mỏi mòn dẫn đến kiệt sức, chết đi hoá thành cây xanh mọc trước nhà. Đứa bé vì còn quá nhỏ, chưa đủ sức chống chọi với đời nên bị nhiều người bắt nạt. Chú bỗng nhớ tới mẹ nên quay trở về nhà, nhưng mẹ chú giờ đây còn đâu nữa, cảnh vật vẫn vậy nhưng mẹ hiền sao không thấy. Chú chạy tìm mẹ khóc đến khàn cả cổ, đói đến lã người rồi ngã quỵ dưới gốc cây.
Kỳ diệu thay, cây bắt đầu run rẩy chuyển động rồi ra hoa, kết trái rớt ngay vào lòng chú. Trong lúc còn bàng hoàng, môi chú chạm vào trái ấy liền thấy một dòng sữa trắng trào ra như bầu vú mẹ cho con dòng sữa ngọt. Nhờ dòng sữa ấy mà chú hồi tỉnh, nhìn lên tàn lá xum xuê chú thấy trái ấy có hai mặt; một mặt xanh bóng như tấm lòng người mẹ luôn thương yêu, bao dung và che chở cho con; một mặt màu đỏ thắm như mắt mẹ khóc vì nhớ thương con trẻ. Đứa bé bây giờ chỉ biết khóc một mình.
Câu chuyện trên là sự tích cây vú sữa trong truyện cổ dân gian mà tôi được nghe từ khi còn nhỏ. Tình mẹ thương con như biển rộng sông dài mà con nào hay biết, đến khi lầm lạc, khổ đau mới nghĩ đến mẹ nhưng đã quá muộn màng. Từ xưa nay chỉ có con bỏ cha mẹ chớ cha mẹ nào bỏ con, vì thương con nên mới rầy la, dạy dỗ để mong con sống tốt, nên người, mai sau lớn lên trở thành người có ích.
Câu chuyện trên là sự tích cây vú sữa trong truyện cổ dân gian mà tôi được nghe từ khi còn nhỏ. Tình mẹ thương con như biển rộng sông dài mà con nào hay biết, đến khi lầm lạc, khổ đau mới nghĩ đến mẹ nhưng đã quá muộn màng. Từ xưa nay chỉ có con bỏ cha mẹ chớ cha mẹ nào bỏ con, vì thương con nên mới rầy la, dạy dỗ để mong con sống tốt, nên người, mai sau lớn lên trở thành người có ích.
Xưa có người mẹ vì muốn nuôi dạy con khôn lớn nên đã thay đổi chổ ở đến ba lần, sẵn sàng chấp nhận mọi gian nan, vất vả. Mạnh Tử ngày xưa nhà gần nghĩa địa nên ngày nào cũng thấy người đào-chôn-khóc lóc, bi thương, sầu khổ rồi bắt chước làm theo. Mẹ ông thấy vậy liền dọn nhà ra gần chợ, Mạnh Tử thấy người mua bán gian dối, lọc lừa nên về nhà cũng bắt chước y như thế. Mẹ ông sợ con lớn lên lừa lọc nên bèn dọn đến gần trường học. Mạnh Tử từ đó thấy ai cũng nô nức thi đua học tập, lễ phép cung kính thầy cô rồi về nhà cũng bắt chước làm theo.
Bấy giờ mẹ ông mới hài lòng, yên chí nghĩ rằng, “chỗ này mới đúng là chỗ ở của con ta”. Việc nuôi dạy con như bà thật là hình ảnh hiếm có trên cuộc đời này, có nhiều bà mẹ vì thương con mà sẵn sàng làm điều ác độc, thương con như vậy vô tình hại con lẫn hại mình.
Gửi ý kiến của bạn