Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình và Tưởng

19/11/201705:55(Xem: 7007)
Tình và Tưởng



Duc The Ton 9
TÌNH  VÀ TƯỞNG

 

Đức Hạnh

 

Tình, Tưởng. Cả hai đều thuộc về phạm trù của Tâm con người, không có ở trong các loài súc sinh, mặc dù súc sinh có cái biết bằng Giác (giác hồn, sinh hồn) nhưng, không tinh khôn bằng loài người, do Phật tánh bị chìm sâu bởi thú tính cao vời. Chỉ có loài người, Phật tánh được hiện hữu ở ba cấp thượng, trung, hạ, cho nên loài người là linh vật, chúa tể của muôn loài có khả năng dời núi, lấp sông do bởi cái tâm có tánh giác  tinh anh Phật, Bồ Tát, Thánh, Phàm. Nói khác hơn, con người chỉ có một tâm nhưng, nó tự chia ra hai phần : Chủ tể và phụ tể. Nói theo Duy Thức Học; là Tâm vương, Tâm sở. Vai trò của Tâm vương là chủ động tạo tác ra vô số lời nói, hành động thiện, ác. Vai trò Tâm sở là duy trì, bảo vệ những thành quả (sở hữu) mà cũng chính nó tức tâm vương đã sáng tạo ra. Nghĩa là cái Tâm con người, nó vừa tạo tác ra các nghiệp, lại vừa đóng vai bảo thủ, cất giữ các nghiệp thiện, ác trong kho tàng sâu kín.

   Tâm con người, không những ở ngôi vị Chủ (tâm vương) và Tớ (tâm sở), mà còn có nhiều vai trò khác nữa, đó là liên đới với năm thức trước bên ngoài thân. Năm thức (5 cái biết): Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, và Thân (chân, tay). Liên đới 5 thức trước để sinh hoạt đa năng, đa diện ở nhiều việc cho bản thể. Nếu không nói là bản thể con người có nhiều nhu cầu về tinh thần, vật chất… Do vì liên đới để sinh hoạt trong nhiều việc lợi lộc cho bản thể. Vì thế cho nên, Tâm con người tự nó có đến tám Thức (8 cái biết) sau đây : Năm cái biết ở bản thân: Biết của mắt, biết của tai, biết của mũi, biết của lưỡi, biết của tay chân. Trong khi trên vận hành liên đới, Tâm vương nó tự có ra 3 thứ : Đó là Ý (thức thứ 6). Mạt na thức (thức thứ 7)  và A-lai-da thức (thức thứ 8). Nói là 3, thực sự chỉ có một, đó là Tâm hay Ý, cũng gọi là Tâm vương hay A-lại-da-thức, giống như một người thợ  trong công xưỡng phụ trách một lúc 4 việc. Vai trò của Ý là nhận thức, phân biệt ngon, dở, tốt, xấu, thiện, ác… Vai trò của Mạt Na là chấp mọi thứ ngã. Vai trò của A-lại-da thức  tức tâm vương, nó vừa tạo tác các nghiệp thiện, ác  lại vừa chứa đựng, gìn giữ và biến hiện. Qua đây, cho quý vị thấy con người đúng là Linh vật. Con người ác, ác cao  như  thái sơn. Thiện, thiện bao la như biển cả. Thánh thiện có trong tâm người và Phật cũng có trong tâm con người. Đức Phật đã gom lại Tám thức (8 tâm biết) ấy chỉ còn lại hai : Tình và Tưởng. Như đã nói Tình và Tưởng thuộc phạm trù của Tâm được thấy rõ lời Phật nói với Tôn Giả A NAN  trong kinh Lăng Nghiêm về cái Tâm con người. Vận hành sinh hoạt của con người trong mọi giới tất cả được thu gọn ở hai Tâm : Tình và Tưởng.

   Tâm tình và Tâm tưởng, hay chỉ nói một từ : TÌNH, TƯỞNG.  

A-TÌNH. Tình được cắt nghĩa là lối sống Vọng, và Tỉnh thức của con người. Bốn lãnh vực: 1- Tình của kẻ phàm trần, gọi là Thường tình của thế gian. 2- Tình nhân bản ( gia đình ruột thịt ). 3- Tình xã hội. 4-Tình thánh thiện cao thượng.  Cả bốn thứ tình trên đều xuất phát từ nội tâm bên trong bản thân con người. Tình thường xuất hiện ở lời nói, hành động Thiện, Ác  được nghe, thấy qua ngôn ngữ, trạng thái hành xử đối đãi với nhau giữa người với người.

   1-Tình phàm trần. Tình này gồm có : Tình ích kỷ (keo kiệt, chỉ có thu vào, không bỏ ra). Tình lãng mạn (tình yêu giữa nam nữ, người dưng khác họ đem lòng nhớ thương).  Được thấy qua lời thơ : Chàng về ta chẳng cho về. Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ. Câu thơ ba chữ rành rành. Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình là ba. Chữ Trung thì để phần cha. Chữ Hiếu phần mẹ đôi ta chữ Tình.

 Tình bảo thủ cái ta (nhân ngã, ngã kiến…). Tình này  toàn là Tình ác được thấy ở các hành động gian manh, mưu mô tước đoạt, sát hại mà có cả  ở lãnh vực mang tính nặng nề về tham vọng chức tước quyền hành, hung hãn, say sưa thịt rượu, cướp của giết người, chuyên hành động lợi lộc riêng tư cho mình, đem cái khổ cho tha nhân… Theo tâm lý thường tình của nhân loại, cái gì mà thuộc về Ta (ngã sở) thì có Tình trân quý, tử tế, từ lời nói đến hành động thật êm ái. Còn ngoài Ta, thì vô Tình bằng lời nói miệt thị, vu khống, chụp mũ, gian trá để cướp đoạt của cải.

   2-Tình nhân bản. Tình này trong phạm vi gia đình, quyến thuộc nội, ngoại. Vì là ruột thịt, quyến thuộc, cho nên đa số đều có lời ái ngữ mang âm thanh thương yêu nhau thật là ngọt ngào, cùng với hành động tha thứ, bao che lỗi lầm cho nhau,  giúp đở vật chất, bảo vệ quyền lợi. Người trên thường bang vui cho con cháu bằng những món quà : Cái nón, đôi giày, cái áo…dù cho con cháu không yêu cầu nhưng, người trên phải có tình bổn phận. Con người được có tình đạo đức hay không, là do từ trong gia đình họ hàng có tình giáo dục hay không.

   3- Tình quốc gia xã hội. Tình này gồm có tình hàng xóm, đồng hương, đồng đội, đồng môn, đồng sở, đồng bạn, đồng trường, đồng lớp, đồng cảnh ngộ, đồng đạo, đồng bào.

     Tình đồng… thì nhiều lắm. Ba thứ Tình sau đây có tầm quan trọng, ta nên nói đến.

  Tình hàng xóm. Các gia đình Việt Nam, cũng như trên thế giới, đa số không có bà con, con, cháu ở gần với nhau. Do vậy gặp phải chuyện không hay, đều nhờ hàng xóm giúp đỡ. Cho nên mới có câu ngạn ngữ : “Bà con xa, không bằng xóm láng giềng gần”.

  Tình đồng hương. Tình này cũng không kém phần quan trọng đối con người tha hương, xa xứ vì hoàn cảnh nào đó (mai này tôi bỏ quê tôi, bỏ non, bỏ nước chao ôi bỏ Chùa. Đích thực, con người ra đi xa xứ, ai cũng mang theo hình ảnh quê hương. Cho nên đang ở đâu đó, dù cho tại đất nước mình, mà bắt gặp người cùng xứ, ai cũng vui mừng lắm. Huống là đang định cư ở xứ người bên trời tây, gặp người đồng hương, thì quá ư vui mừng, cảm thấy ấm tình dân tộc.

   Tình đồng bào. Tình này rất quan trọng đối với loài người ở mỗi quốc gia trên thế giới. Ở đâu, con người đều ra sức kiến quốc và giữ nước. Cũng như luôn có tình thương người cùng bổn xứ, tổ quốc, dân tộc đúng với câu ngạn nhữ Việt Nam “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước  phải thương nhau cùng”. Dù cho ở các lãnh vực chính trị khác nhau nhưng, không bị đánh mất Tình đồng bào. Tâm hồn không đánh mất “Tình đồng bào”, được thấy qua câu chuyện “Hai người lính Bắc Nam cho nhau nước uống và lương khô”. Chuyện này do Trung Úy Hảo thuộc Liên Đoàn Biệt Động Quân tại Biển Hồ Pleiku kể cho một số Giáo Sư Trung Học Bồ Đề Pleiku nghe trong ngày tựu trường vào Tháng Chín, năm 1972,  sau Mùa Hè Đỏ Lửa, trong đó có tác giả được nghe, nay viết lại.

   Trung Úy Hảo kể rằng: “ Thượng tuần tháng bảy, 1972 vừa rồi. Đơn vị BĐQ của tôi bao vây  quân Bắc Việt tại rừng núi Dakto. Sau đó quân Bắc Việt bao vây BĐQ của tôi. Chẳng bao lâu, quân Bắc Việt bị đơn vị lữ đoàn Một DÙ bao vây. Cả hai quân Bắc Nam biết sau lưng mình có địch nhưng, không bên nào nổ súng, cứ nằm im trong tư thế cài răng lược có khoảng cách nửa cây số được xem là gần. Nằm như vậy đã 6 ngày. Không biết phía quân Bắc có ăn, uống gì hay không. Chứ bên ta chỉ có một “Bi Đong” nước ! Đến đêm thứ 7, thì phía Bắc Việt nổ súng mở đường máu rút quân. Bên ta cũng vậy nhưng, khó mà thấy đường để bò, chạy trong bóng đêm thêm cây rừng xanh biếc càng tối đen như mực. Đến gần sáng, Hảo tôi mệt quá hết đi nổi, đến dựa lưng vào gốc cây, nhỏ bằng cây cột nhà. Đang gật gù thở, thì một chú lính Bắc Việt xuất  hiện ngay trước mặt tôi. Tôi vừa thấy, chú bộ đội liền cất tiếng : “Bác ơi, bác có nước cho cháu xin  hớp.” Tôi mở Bi đong nước, đưa cho. Chú Bộ đội uống lấy, uống để vài hớp, rồi trả lại. Sau đó chú ấy tự đưa cho tôi một miếng lương khô cùng lời nói “cháu biếu Bác. Nói luôn, à bác ơi ! Bác đừng đi về phía tây bắc nhé, vì lực lượng của cháu đang ở đó. Bác hãy đi về phía Đông Nam”. Quả thật, sau khi ăn miếng lương khô, uống hết nước, Hảo tôi mới tĩnh lại người, đi ra hướng Đông Nam, gặp phe ta, mừng quá”. Tình đồng bào là ở chỗ đó.

   4- Tình cao thượng đối với nhân loại và muôn loài vật.

 Trong Nho giáo, được thấy Đức Khổng Tử dạy con người phải có lời nói, hành động : “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín với nhau”. Phật giáo thì hơn nữa. Đức Phật dạy con người Phật tử các giới : “Trong đời sống hằng này, đừng có Tình vọng, hãy luôn tỉnh thức, không nói lời ác, không hành động sát hại nhân loại, con người dù bất cứ ở đâu. Hãy có tình thương  muôn loài vật, đừng sát hại sinh mạng chúng. Hãy làm thiện, giữ tâm hồn luôn thanh tịnh suốt cả đời sống là năng lực siêu lên các cõi Phật”.

     B-TƯỞNG. Danh từ đơn Tưởng, cũng là tên của Tâm nhưng, trong vai trò tâm sở (tác dụng của tâm). Tưởng, mặc dù nó thuộc tâm, nhưng phần việc của nó nằm ngoài hành lang của Tâm. Tưởng là một trong 5 Uẩn : Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Theo Duy thức học, Tưởng là một trong 5 biến hành, mà Gốc rễ sở y của Tưởng được thấy ở 6 thức : Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý bên trong mà nảy sinh ra mọi thứ tâm Tưởng do mắt tiếp xúc với 6 cảnh trần. Tưởng cũng chính là Tâm. Đối cảnh vô tâm, làm sao nảy sinh ra Tưởng. Đằng này kẻ phàm phu đối cảnh hữu Tâm nhiều thứ : Tham dục Tưởng tâm, Sân Tưởng tâm, Si mê Tưởng tâm,v.v... Những Tưởng trên gọi là Tưởng bất thiện hay Ác tưởng. Những Tưởng trên được tựu chung ở ba bậc : Đại Tưởng, Tiểu Tưởng và Vô Lượng Tưởng, tương đương với ba loại phiền não Tưởng. Ngược lại với Ba loại Phiền não Tưởng, là :  Xuất ly tưởng, Bất Khuể tưởng và Bất hại tưởng, gọi là 3 Thiện tưởng. Nếu không nói là Quán tưởng : Quán thân bất tịnh, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã của các hành giả quyết tâm tu tập Phật pháp để tiêu diệt các vọng tưởng bất tịnh.

    Tưởng, như đã nói nó thuộc Tâm. Với người Phật tử có học Phật và tu tập, thường dùng Tưởng trong các nghi lễ, để tưởng niệm, nhớ đến các bậc đạo  sư tiền bối đã có công xây dựng đạo pháp. Các cấp lãnh đạo đất nước trên thế giới cũng sử dụng Tưởng trong các buổi lễ truy điệu, tưởng niệm đến các bậc anh tài tiền bối trong công cuộc dựng nước, giữ nước. Những Tâm tưởng trên là Tưởng chân chánh thuộc nếp sống văn hóa. Bởi vì do tâm tưởng, chứ không nằm trong nhóm Tưởng uẩn mang tính tích tụ hữu ngã (tham, sân, si...). Con người phàm tục thường dùng Tưởng uẩn để tưởng tượng các loại tình cảm tưởng tượng của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Cũng như chấp thủ hình tượng làm thể, như chấp thủ các tướng nam, nữ, oán thân, khổ, sướng, v.v…

    Để được biết rõ thêm về bản chất của Tình, Tưởng qua lời Phật dạy Tôn giả A-Nan sau đây

      Phật dạy đại đức  A NAN :

Câu hỏi của thầy thật sâu sắc, khiến cho chúng sanh không rơi vào tà kiến, Như Lai sẽ giải bầy sau đây, thầy hãy lắng nghe !

    Này A NAN ! Tất cả chúng sanh  vốn thật chân tịnh, nhân vì vọng kiến mà có tập khí hư vọng phát sinh; rồi lại nhân đó mà phân chia ra có trong phận và ngoài phận.

    Này A Nan ! Trong phận tức là ở bên trong  thân phận con người. Nhân vì ái nhiễm mà phát khởi vọng tình; tình tích chứa mãi không ngừng mà tụ thành dòng nước tham ái. Vì thế, hễ tâm nhớ tới thức ăn ngon thì trong miệng chảy nước miếng; tâm nhớ đến người xưa, hoặc thương hoặc giận, thì nước mắt trào tuôn; tham cầu của báu thì nước dãi thèm khát tiết ra, toàn thân trơn sáng; tâm nghĩ tới sự hành dâm thì hai căn nam nữ tự nhiên tiết ra dịch khí.

    Này A Nan !   Tâm ái tuy là khác nhau ở sáu căn, nhưng sự lưu xuất ra ngoài hay kết tụ

bên trong thì giống nhau, đều đồng một tánh nhuận ướt. Nhuận ướt thì không thể chảy lên, tự nhiên phải theo chỗ thấp mà chảy xuống. Đó gọi là trong phận.

   Này A Nan ! Ngoài phận tức là ở bên ngoài thân phận con người. Do tâm khát ngưỡng mong cầu mà phát sinh các niệm tưởng thanh hư, tưởng tích chứa mãi không ngừng thì sinh ra khí lực thù thắng. Vì thế chúng sanh, hễ tâm giữ giới hạnh thì toàn thân thanh nhẹ nhàng; tâm trì ấn chú thì mắt ngó sáng ngời nghị lực; tâm muốn sanh lên cõi trời thì trong chiêm bao thấy mình bay bổng nhẹ nhàng; tâm hướng về cõi Phật thì thánh cảnh kín đáo hiện bày; tâm phụng sự thiện tri thức thì coi nhẹ thân mạng mình. Này A Nan ! Các loại niệm tưởng tuy khác nhau, nhưng sự nhẹ nhàng và cất bổng lên thì giống nhau, đều đồng một tánh bay lên. Bay lên thì không chìm xuống, tự nhiên phải vượt lên cao. Đó gọi là ngoài phận.

   Này A Nan ! Tất cả thế gian, sống chết nối tiếp nhau không dứt. Sống thì thuận theo tập khí mà tạo nghiệp; chết thì theo dòng biến đổi mà thọ báo. Lúc gần mạng chung, chỉ còn chút hơi ấm mong manh, bao nhiêu việc thiện, việc ác đã làm trong suốt một đời, đều vụt hiện ra; trốn chết và cầu sống, hai tập khí ấy cùng lúc tranh giành. Nếu thuần là tưởng thì bay lên, ắt sanh lên cõi Trời. Nếu trong cái tâm bay lên đó mà có bao gồm phước đức, trí tuệ và chí nguyện thanh tịnh, thì tự nhiên tâm được sáng suốt, thấy được tất cả cõi Phật thanh tịnh khắp mười phương, rồi tùy ý nguyện muốn về cõi nào thì được vãng sanh về cõi đó.

Nếu tưởng nhiều mà tình ít, thì cũng bay lên được, nhưng không xa, thành các loài như tiên, đại lực quỷ vương, quỷ dạ xoa bay lên hư không, quỷ la sát đi trên mặt đất; họ có thể đi khắp cõi Trời Tứ- vương không gặp trở ngại. Trong số đó, nếu có ai có thiện tâm và phát nguyện lành, hộ trì Phật pháp, hoặc hộ trì giới cấm và bảo vệ người trì giới, hoặc hộ trì thần chú và bảo vệ người trì chú, hoặc hộ trì người tu thiền định, giữ yên pháp nhẫn, thì những vị ấy, chính mình được ở dưới pháp tòa Như Lai.

   Nếu tưởng tình bằng nhau không bay lên cũng không đọa xuống, mà sinh vào cõi nhân gian; vì có tưởng nên có phần thông minh và vì có tình nên cũng lẫn phần ngu độn. Nếu tình nhiều tưởng ít thì sinh vào cõi bàng sinh, thân thể nặng nề thì vào các giống thú có lông mao, thân thể nhẹ nhàng thì vào các loài cầm thú lông vũ. Bảy phần tình, ba phần tưởng thì chìm dưới thủy luân, sinh nơi mé hỏa luân, chịu hơi nóng của lửa mạnh, làm thân ngạ quỷ thường bị thiêu đốt; thấy nước thì thành lửa, cháy hại mình, nên trải trăm ngàn kiếp không ăn uống được. Chín phần tình một phần tưởng thì sa xuống suốt tầng hỏa luân, đến tận vùng ranh giới giữa hỏa luân và phong luân; nhẹ thì sanh vào hữu gián, nặng thì sanh vào vô gián, đó là hai loại địa ngục.  Thuần là tình thì sa vào địa ngục  A-tì. Nếu có thêm tâm hủy báng đại thừa, phá hoại cấm giới của Phật, nói pháp cuồng vọng để tham cầu của tín thí, lạm nhận sự cung kính, hoặc  phạm các tội ngũ nghịch, thập ác, thì sẽ bị luân chuyển đọa vào từ địa ngục A-tì này sang địa ngục A-tì khác khắp mười phương. Tùy theo ác nghiệp đã tạo mà mỗi chúng sinh tự chịu lấy quả báo riêng mình. Tuy nhiên, vì chúng sinh tạo ác nghiệp có giống nhau, nên cùng chịu quả báo địa ngục giống nhau, tuồng như địa ngục vốn có chỗ nơi nhất định sẵn. Này A Nan! Tất cả các quả báo như thế đều do nghiệp của mỗi chúng sinh chiêu cảm; vì tạo mười tập- nhân bất thiện mà nhận chịu sáu giao báo đau khổ. (Trích Kinh “Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm”. Hạnh Cơ dịch. Trang 790 -798).

 

  

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2014(Xem: 5338)
Nhiều người , do chỉ nhìn sơ lược bên ngoài, nói đạo Phật là “sắc sắc không không” một cách mơ hồ. Điều này dễ dẫn đến nhìn đạo Phật như là một lối sống bi quan, yếm thế. Từ khi có thêm lối suy nghĩ của văn hóa Tây phương vào đầu thế kỉ 20, chữ Không và Giải thoát càng thêm bị hiểu lầm.
11/12/2014(Xem: 4147)
Khi bậc Thế Tôn Đại Giác nói rằng: "Vì một đại sự nhân duyên của chúng sanh ở thế gian Ta bà mà Như Lai xuất hiện ra đời." Vậy từ khi Chánh Giác Thế Tôn xuất hiện đến bây giờ chúng ta những người con của đấng Đạo Sư nhận được những sự lợi lạc gì trong đại sự nhân duyên đó. Lời của đấng Chánh Biến Tri là chân thật ngữ.
11/12/2014(Xem: 4377)
Thế giới ngày nay sở dĩ lúc nào cũng xảy ra chiến tranh, binh đao tàn sát lẫn nhau là bởi nhân trộm cướp, giết hại mà ra. Con người chiếm đoạt tài nguyên để phục vụ lợi ích bản thân, chiếm không được thì tìm cách sát phạt, triệt tiêu nhau bằng nhiều hình thức, cuối cùng gây thù chuốc oán không có ngày thôi dứt.
08/12/2014(Xem: 4603)
Trên trang trực tuyến của CNN vào tháng Tư 2014, có một bản tin kèm theo hình ảnh, mang tựa đề “The images tell a story of anguish and forgiveness” (Những hình ảnh thuật lại một câu chuyện về lòng tha thứ và hỷ xả) do hai phóng viên của CNN tường thuật đã gây ra nhiều xúc động. Bộ ảnh này của một nhiếp ảnh gia của một hãng tin chụp được tại một cuộc xử tử bằng cách treo cổ vừa diễn ra lúc bình minh vào vài ngày trước tại thành phố Noor, tỉnh Maznadaran, miền Bắc nước Ba Tư (Iran). Hình thức trừng phạt này vẫn còn được chấp nhận và rất phổ thông ở đây.
23/11/2014(Xem: 8047)
Theo giáo lý nhà Phật, thì con người là do 5 uẫn kết hợp lại mà thành, đó chính là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Và nếu 5 uẫn này rời ra thì con người không còn nữa. Hay nói ngắn gọn hơn đó chính là Danh và Sắc. Là thân xác và tinh thần của con người chúng ta.
22/11/2014(Xem: 23445)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
19/11/2014(Xem: 5297)
Vô minh có nghĩa là không sáng, không sáng không có nghĩa là không có ánh sáng mà vì ta không nhận ra ánh sáng đó. Cũng vậy hằng ngày chúng ta sống trong ánh sáng mặt trời mà ta không nhận ra gì hết, còn các nhà khoa học thì nhận ra được. Chẳng những nhận ra mà còn đo được tốc độ di chuyển của nó và phân biệt được nó chuyển động bằng sóng hay bằng hạt.
16/11/2014(Xem: 13569)
Lý thuyết nòng cốt của Phật giáo về sự cấu tạo con người và vũ trụ là năm uẩn. Uẩn có nghĩa là sự chứa nhóm, tích tụ: 5 uẩn là 5 nhóm tạo thành con người. Sở dĩ gọi “nhóm” là vì: 1) Tâm vật không rời nhau, tạo thành một nhóm gọi là uẩn. 2) Gồm nhiều thứ khác nhau họp lại, như sắc uẩn là nhóm vật chất gồm 4 đại địa thủy hỏa phong (chất cứng, chất lỏng, hơi nóng, chuyển động) và những vật do 4 đại tạo thành. 3) Mỗi một nhóm trong 5 uẩn có đặc tính lôi kéo nhóm khác, như sắc uẩn kéo theo thọ, thọ kéo theo tưởng, tưởng kéo theo hành... 4) và cuối cùng ý nghĩa thâm thúy nhất của uẩn như kinh Bát nhã nói, là: “kết tụ sự đau khổ”.
04/11/2014(Xem: 4467)
Phật giáo không công nhận có một Đấng Thượng Đế Sáng Tạo, tiếng Anh là The Creator God và thường gọi tắt là God. Các tôn giáo độc thần tin rằng vũ trụ và nhân loại sinh ra từ một Đấng Sáng Tạo, một thời xưa cổ được hình dung như là một ông già tóc bạc râu dài đã sanh ra con người theo mô hình Thượng Đế. Khi khoa học cho biết không thể có một vị như thế, các lý thuyết gia độc thần mới xóa hình ảnh râu dài tóc bạc và diễn giải Thượng Đế Sáng Tạo như một định luật đã sanh ra loài người và quan phòng cho khắp thế giới. Một số tôn giáo Tây phương còn đồng nhất khái niệm Phật Tánh (Buddha-nature) với Đấng Sáng Tạo trong khi chiêu dụ Phật tử cải đạo. Thực ra, Phật Tánh không hề sanh ra gì hết, vì không hề có một nguyên lý duy nhất bao giờ, và tất cả những gì chúng ta nhìn thấy chỉ là các pháp sanh khởi theo luật Duyên Khởi; hễ đủ duyên thì sanh, hết duyên thì biến mất. Bởi vậy, mới nói Phật Tánh vốn thực là Vô Tự Tánh.
15/10/2014(Xem: 4979)
Có lắm người xuất gia cũng như tại gia cho rằng, chúng ta tu không thể nào giác ngộ thành Phật. Vì đức Phật ra đời có những nhân duyên kỳ đặc, bản chất Ngài đã thánh sẵn rồi; còn chúng ta nào là ham mê dục lạc, nào là tội lỗi đầy đầu, nào là sanh nhằm thời mạt pháp căn cơ yếu kém ngu độn v.v... làm sao tu thành Phật được? Ở đây chúng ta hãy nhìn Thái tử là một con người, thật là người để lấy làm mẫu mực hướng theo tu hành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567